Định đoạt phần vốn góp của thành viên trong công ty TNHH theo pháp luật Việt Nam

78 1.4K 1
Định đoạt phần vốn góp của thành viên trong công ty TNHH theo pháp luật Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

2 MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Mở đầu 5 Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận về định đoạt phần vốn góp của thành viên trong công ty TNHH 1.1 Khái niệm và bản chất pháp lý của phần vốn góp của thành viên trong công ty TNHH 8 1.1.1 Khái niệm phần vốn góp của thành viên trong công ty TNHH 8 1.1.2 Bản chất pháp lý phần vốn góp của các thành viên trong công ty TNHH 11 1.2 Phân loại các hình thức định đoạt phần vốn góp 12 1.2.1 Chuyển nhượng 12 1.2.2 Các hình thức khác 13 1.3 Các điều kiện đối với việc định đoạt phần vốn góp 17 1.3.1 Cơ sở pháp lý tạo thành các điều kiện 17 1.3.2 Nội dung các điều kiện 21 1.4 Nội dung và hiệu lực của định đoạt phần vốn góp 22 1.4.1 Nội dung 22 1.4.2 Hiệu lực 24 1.4.2.1 Hiệu lực đối với các thành viên 24 1.4.2.2 Hiệu lực đối với công ty 26 1.5 Tranh chấp và giải quyết tranh chấp về định đoạt phần vốn 27 3 góp 1.5.1 Các dạng tranh chấp 27 1.5.2 Hình thức giải quyết tranh chấp 40 Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về định đoạt phần vốn góp của thành viên trong công ty TNHH 2.1 Cấu trúc và sự phát triển của pháp luật Việt Nam về định đoạt phần vốn góp của thành viên trong công ty TNHH 43 2.2 Quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về định đoạt phần vốn góp của thành viên trong công ty TNHH 50 2.3 Nguyên nhân của những khiếm khuyết của pháp luật Việt Nam về định đoạt phần vốn góp của thành viên trong công ty TNHH 58 Chƣơng 3: Những kiến nghị chủ yếu nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về định đoạt phần vốn góp của thành viên trong công ty TNHH 3.1 Nhu cầu hoàn thiện 64 3.2 Phương hướng hoàn thiện 66 3.3 Kiến nghị các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện 69 3.3.1 Xây dựng hệ thống văn bản pháp luật hoàn chỉnh về công ty 69 3.3.2 Hoàn thiện các quy định của Luật Thương mại 70 3.3.3 Cải cách thủ tục hành chính 72 3.3.4 Công khai và minh bạch chính sách 73 3.3.5 Tạo điều kiện tốt hơn nữa cho hoạt động của công ty 73 3.3.6 Hoàn thiện quy định về chuyển nhượng phần vốn góp 74 3.3.7 Sửa đổi quy định về thừa kế phần vốn góp 74 Kết luận 75 Tài liệu tham khảo 77 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TNHH Trách nhiệm hữu hạn SHTT Sở hữu trí tuệ VCCI Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam 5 MỞ ĐẦU 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập mạnh mẽ với các nước trong khu vực và quốc tế vì vậy nền kinh tế của nước ta có những thay đổi hết sức căn bản để đáp ứng được với nhu cầu hội nhập. Sự phát triển nhanh chóng của khu vực kinh tế tư nhân và sự cải cách mạnh mẽ của khu vực kinh tế nhà nước đã thúc đẩy việc cải cách pháp luật công ty ở Việt Nam. Quốc hội đã ban hành Luật Doanh nghiệp 2005 để tạo ra sân chơi bình đẳng cho các thành phần kinh tế. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm số lượng rất lớn. Do vậy loại hình công ty TNHH chiếm vị trí quan trọng, luôn là sự lựa chọn của người đầu tư. Việc nhượng bán phần vốn góp trong công ty TNHH là một vấn đề pháp lý và kinh tế có ý nghĩa lớn hiện nay, bởi nó là một tài sản kinh doanh phụ thuộc nhà đầu tư và nhà đầu tư rất linh động khi sử dụng quyền này để tiến hành hoạt động kinh doanh. Trong khi đó pháp luật Việt Nam hiện nay còn khá nhiều bất cập liên quan. Vì vậy tôi lựa chọn đề tài “Định đoạt phần vốn góp của thành viên trong công ty TNHH theo pháp luật Việt Nam” làm đề tài cho Luận văn thạc sỹ luật học của mình. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Hiện nay ở nước ta, ngoài một số bài viết đề cập hoặc nghiên cứu một số khía cạnh của vấn đề định đoạt phần vốn góp trong công ty TNHH, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách sâu sắc, hệ thống và đầy đủ về vấn đề: định đoạt phần vốn góp trong công ty TNHH. Trong xu thế phát triển và hội nhập hiện nay, có nhiều vấn đề đặt ra trong việc định đoạt phần vốn 6 góp trong công ty TNHH, nó đòi hỏi sự hoàn thiện các quy định của pháp luật nhằm đảm bảo sự an toàn về mặt pháp lý cho các thành viên trong công ty TNHH. Những kiến nghị của đề tài hy vọng sẽ đem lại những kết quả thiết thực cho việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về định đoạt phần vốn góp trong công ty TNHH. 3. MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Luận văn hướng tới các mục tiên nghiên cứu: (1) Các vấn đề lý luận về phần vốn góp trong công ty TNHH; (2) Các hình thức định đoạt phần vốn góp, thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam về định đoạt phần vốn góp trong công ty TNHH; (3) Những hạn chế và phương hướng hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về định đoạt phần vốn góp trong công ty TNHH. Luận văn chỉ nghiên cứu các vấn đề định đoạt phần vốn góp trong công ty TNHH theo pháp luật Việt Nam hiện hành và đưa ra các kiến giải liên quan. 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn được thực hiện trên nền tảng các nguyên tắc và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, và những quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam. Trên cơ sở đó, Luận văn kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích, đối chiếu, so sánh, tổng hợp, thống kê, khái quát hoá để giải quyết nội dung khoa học của đề tài. 5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN Luận văn được chia làm ba chương như sau: Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH ĐOẠT PHẦN VỐN GÓP CỦA THÀNH VIÊN TRONG CÔNG TY TNHH 1.1 Khái niệm và bản chất pháp lý của phần vốn góp của thành viên trong công ty TNHH 1.2 Phân loại các hình thức định đoạt phần vốn góp 7 1.3 Các điều kiện đối với việc định đoạt phần vốn góp 1.4 Nội dung và hiệu lực của định đoạt phần vốn góp 1.5 Các dạng tranh chấp Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐỊNH ĐOẠT PHẦN VỐN GÓP CỦA THÀNH VIÊN TRONG CÔNG TY TNHH. 2.1 Cấu trúc và sự phát triển của pháp luật Việt Nam về định đoạt phần vốn góp của thành viên trong công ty TNHH 2.2 Quy định của pháp luật Việt Nam về định đoạt phần vốn góp của thành viên trong công ty TNHH 2.3 Nguyên nhân của những khiếm khuyết trong quy định của pháp luật Việt Nam về định đoạt phần vốn góp của thành viên trong công ty TNHH Chương 3. NHỮNG KIẾN NGHỊ CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐỊNH ĐOẠT PHẦN VỐN GÓP CỦA THÀNH VIÊN TRONG CÔNG TY TNHH 3.1 Nhu cầu hoàn thiện 3.2 Phương hướng hoàn thiện 3.3 Những kiến nghị chủ yếu nhằm hoàn thiện pháp luật về định đoạt phần vốn góp của thành viên trong công ty TNHH 8 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH ĐOẠT PHẦN VỐN GÓP CỦA THÀNH VIÊN TRONG CÔNG TY TNHH 1.1 Khái niệm và bản chất pháp lý của phần vốn góp trong công ty TNHH 1.1.1 Khái niệm về phần vốn góp của thành viên trong công ty TNHH Công ty ra đời, tồn tại và phát triển trong những điều kiện kinh tế – xã hội và lịch sử nhất định. Lịch sử phát triển của công ty gắn liền với lịch sử phát triển của hoạt động thương mại và sự phát triển của lực lượng sản xuất với những tiến bộ về kỹ thuật và công nghệ ngày càng hiện đại. Sự ra đời của công ty là kết quả của quá trình phát triển kinh tế hàng hoá. Theo quan niệm chung có thể hiểu: Công ty kinh doanh là một thực thể kinh doanh được tạo lập trên cơ sở vốn góp của một hay nhiều người. Thông thường Công ty được chia làm 2 loại chính là Công ty đối nhân và Công ty đối vốn. Loại thứ nhất, Công ty đối nhân là những công ty mà việc thành lập dựa trên sự liên kết chặt chẽ bởi độ tin cậy về nhân thân của các thàn viên tham gia, sự hùn vốn là yếu tố thứ yếu. Công ty đối nhân thường tồn tại dưới hai dạng cơ bản là công ty hợp danh và công ty hợp vốn đơn giản. Công ty hợp danh là loại hình công ty trong đó các thành viên cùng nhau tiến hành hoạt động thương mại dưới một hãng chung và cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của công ty [25, tr.115]. Còn đối với công ty hợp vốn đơn giản là loại công ty có ít nhất một thành viên chịu trách nhiệm vô hạn (thành viên nhận vốn), còn những thành viên khác chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong số vốn đã góp vào công ty (thành viên góp vốn). 9 Loại thứ hai, Công ty đối vốn là loại công ty mà những thành viên tham gia phải góp một phần vốn xác định tạo nên vốn, tài sản riêng của Công ty trong quá trình hoạt động kinh doanh. Ở Công ty đối vốn yếu tố nhân thân của người góp vốn thường ít được quan tâm mà vấn đề vốn góp được đề cao. Các thành viên Công ty đối vốn chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của Công ty nghĩa là họ chỉ chịu trách nhiệm về mọi khoản nợ của Công ty trong phạm vi phần vốn mà họ góp vào công ty. Các công ty đối vốn thông thường có công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp vốn cổ phần. Khác với các loại hình công ty, công ty trách nhiệm hữu hạn là sản phẩm của hoạt động lập pháp. Các loại công ty khác do các thương gia lập ra, pháp luât thừa nhận và hoàn thiện nó. Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại công ty trung gian giữa Công ty đối nhân và Công ty đối vốn, nó vừa có tính chất của một Công ty đối nhân là các thành viên quen biết nhau; việc thành lập, quản lý công ty đơn giản hơn công ty cổ phần. Nó có tính chất của công ty đối vốn vì các thành viên chỉ chịu trách nhiệm về mọi khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn họ đã góp vào công ty. Vì những lý do đó công ty trách nhiệm hữu hạn có những đặc trưng cơ bản sau: - Công ty trách nhiện hữu hạn là một pháp nhân độc lập, địa vị pháp lý này quyết định chế độ trách nhiệm của công ty. - Thành viên công ty không nhiều và thường là những người quen biết nhau. - Vốn điều lệ chia thành từng phần, mỗi thành viên có thể góp nhiều, ít khác nhau và bắt buộc phải góp đủ khi công ty thành lập, công ty phải bảo toàn vốn ban đầu. - Phần vốn góp không thể hiện dưới hình thức cổ phiếu và rất khó chuyển nhượng ra bên ngoài. 10 - Trong quá trình hoạt động, không được phép công khai huy động vốn trong công chúng (không được phát hành cổ phiếu). Có thể nói công ty TNHH là mô hình lý tưởng để kinh doanh ở quy mô vừa và nhỏ. Chính sự phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam nên mô hình công ty TNHH rất phổ biến ở nước ta. Khi đưa ra khái niệm “trách nhiệm hữu hạn” thì luật pháp cũng phải đưa ra một khái niệm khác, vừa để làm nền tảng vừa để làm cho khái niệm mới hợp lý. Vì vậy trên cơ sở để phù hợp với khái niệm “trách nhiệm hữu hạn” luật đã tách biệt người bỏ vốn ra khỏi cái cơ ngơi họ thành lập. Cơ ngơi người bỏ vốn ra để thành lập gọi là “pháp nhân”. “Pháp nhân được hiểu là một tổ chức thống nhất, độc lập có tài sản riêng và chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập” [26, tr.90]. Pháp nhân là chủ thể khi tham gia các quan hệ trong xã hội. Vậy nếu pháp nhân gây nợ thì nó phải lấy hết tiền của nó ra mà trả, còn chủ bỏ vốn ra chỉ mất số tiền mà họ đã góp vào để thành lập ra pháp nhân. Từ sự phân tích ở trên ta thấy được rằng có sự tách bạch giữa tài sản của người góp vốn và tài sản của công ty TNHH. Tài sản của người góp vốn sau khi góp vào để thành lập công ty thì tài sản đó thuộc quyền sở hữu của công ty TNHH chứ không còn thuộc quyền sở hữu của người góp vốn. Những người đã góp vốn thành lập công ty trở thành đồng chủ sở hữu công ty. Mỗi người trong số họ chiếm một phần trong tổng số vốn góp của công ty và được gọi là phần vốn góp của người góp vốn. Vậy phần vốn góp là gì? Theo khoản 5 điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005 “Phần vốn góp là tỷ lệ vốn mà chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu chung của công ty góp vào vốn điều lệ” . Qua các phân tích ở trên có thể hiểu theo nghĩa chung nhất, phần vốn góp là danh từ dùng cho công ty TNHH, nói về giá trị về tài sản, dưới hình 11 thức tiền mặt hay tài sản vô hình hoặc hữu hình, mà người góp vốn vào công ty TNHH để có những quyền và nghĩa vụ khi công ty được thành lập, hoạt động và giải thể. 1.1.2 Bản chất pháp lý của phần vốn góp. Công ty thường được xem xét trên hai phương diện: kinh tế và pháp lý. Trên phương diện kinh tế, công ty được xem là một doanh nghiệp hay một thực thể kinh doanh. Và trên phương diện pháp lý, công ty được xem là hành vi pháp lý hay hành vi thương mại. Do đó phần vốn góp cũng được hiểu theo nghĩa kinh tế và nghĩa pháp lý, có nghĩa là cần xem xét khái niệm phần vốn góp từ phương diện kinh tế và từ phương diện pháp lý. Nếu như xét từ phương diện kinh tế, phần vốn góp là sản nghiệp của người đã góp vốn vào công ty. Phần vốn góp không phải được hình thành từ thế giới vật chất như các tài sản hữu hình, cũng không phải được hình thành từ con tim và khối óc như các đối tượng của sở hữu trí tụê mà phần vốn góp là sự phân thân về giá trị của tài sản góp vốn vào công ty. Khi người góp vốn góp vốn vào công ty thì tài sản đó thuộc sở hữu của công ty TNHH đổi lại người góp vốn trở thành trái quyền đối với phần vốn góp. Tuy người góp vốn là trái quyền đối với phần vốn góp nhưng do công ty TNHH là loại hình công ty vừa mang tính đối nhân vừa mang tính đối vốn nên việc thực hiện các quyền năng của trái quyền có một số hạn chế nhất định. Xét về phương diện pháp lý thì phần vốn góp là tỷ lệ vốn mà người góp vốn đã góp vào công ty. Trong công ty thường có nhiều thành viên cùng tham gia góp vốn để thành lập công ty. Nhưng không phải lúc nào các thành viên góp vốn cũng góp một số vốn như nhau. Khi góp vốn vào công ty thì tài sản góp vốn trở thành tài sản của công ty. Các thành viên góp vốn là chủ sở hữu công ty. Lúc đó vấn đề phát sinh nếu không có sự phân biệt giữa về số vốn góp vào công ty thì sẽ không có sự khác nhau về quyền và nghĩa vụ của các [...].. .thành viên góp vốn Vì vậy khái niệm phần vốn góp là để phân biệt được tỷ lệ góp vốn vào công ty của các thành viên góp vốn Phần vốn góp của các thành viên góp vốn tỷ lệ thuận với số vốn mà họ đã góp vào công ty Dựa trên phần vốn góp mà ta cũng có thể xác định được quyền hạn và nghĩa vụ của các thành viên góp vốn Trong công ty có nhiều thành viên nên việc điều hành, quản lý, quyết định những... chính là phần vốn góp của thành viên trong công ty TNHH 23 + Số lượng phần vốn góp được định đoạt dựa trên tỷ lệ giá trị phần vốn góp trên tổng số vốn điều lệ của công ty Đây là những nội dung bắt buộc phải có trong việc định đoạt phần vốn góp Ngoài ra trong việc định đoạt phần vốn góp còn có các nội dung khác tuỳ thuộc vào hình thức định đoạt phần vốn góp - Định đoạt phần vốn góp thông qua hình thức... chủ yếu theo quy định của Luật Doanh nghiệp, phải có chữ ký của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty Điều lệ Công ty TNHH Lửa Việt quy định người đại diện theo pháp luật của Công ty là Chủ tịch Hội đồng thành viên (là Hùng) Do vậy, tờ phiếu thu của Vương xuất trình trong đó Vương tự xác nhận cho việc góp vốn của mình là hoàn toàn không hợp pháp Theo quy định tại điều 39 của Luật. .. được coi như thành viên đã chưa góp vốn hoặc góp vốn chưa đầy đủ; số vốn chưa góp được coi là nợ của thành viên đó đối với công ty, mỗi thành viên phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do không góp đủ và đúng hạn phần vốn đã cam kết của mình + Về thủ tục chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty TNHH Theo quy định tại điều 44 của Luật Doanh nghiệp 2005, thành viên công ty TNHH có quyền... công ty TNHH có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác sau khi đã chào bán phần vốn góp đó cho tất cả các thành viên trong công ty theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty cùng điều kiện Các thành viên trong công ty chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết Như vậy,... sở để ấn định tỷ lệ vốn góp mà chính Điều lệ của công ty mới ấn định điều đó - Dựa trên những lập luận đó, Hội đồng xét xử quyết định: Công nhận phần vốn góp trong Công ty TNHH Thái Bình Dương bằng giấy nhận nợ giá 1,2 tỷ đồng của Thành Bác bỏ yêu cầu Thành phải bồi thường cho Công ty TNHH Thái Bình Dương về khoản nợ không đòi được của Công ty Thành Mỹ Buộc Trung và các thành viên Công ty TNHH Thái... góp vốn, tổng giá trị các tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty, ngày giao nhận, chữ ký của người góp vốn hoặc người đại diện theo uỷ quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty  Theo quy định tại điểm c khoản 1 điều 29 Luật Doanh nghiệp thì phần phần vốn góp bằng các tài sản không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi,... góp của Thành đối với Công ty TNHH Thái Bình Dương, được Thành chuyển nhượng cho Công ty TNHH Thái Bình Dương theo đúng quy định của pháp luật và đã được ghi vào Điều lệ Công ty Thái Bình Dương Do vậy khoản nợ này là phần vốn góp hoàn toàn phù hợp của Thành cho Công ty Thái Bình Dương Việc Công ty Thái Bình Dương không đòi hết được số nợ của Công ty Thành Mỹ không làm phát sinh trách nhiệm của Thành. .. quy định tại điều 39 của Luật Doanh nghiệp, các thành viên trong công ty TNHH phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn như đã cam kết” Theo thoả thuận góp vốn lúc thành lập công ty, Hải cam kết góp vốn 1,5 tỷ đồng, lúc đầu góp 500 triệu đồng, 1 tỷ còn lại các thành viên thoả thuận Hải sẽ góp tiếp khi công ty cần Như vậy ở đây, thoả thuận góp vốn không ấn định một thời gian cụ thể mà Hải phải tiến hành góp vốn, ... lệ công ty Khoản 4 điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định: “Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá 29 trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ Công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của Công ty Khoản nợ của Công ty Thành Mỹ được các thành viên nhất trí thoả thuận là phần vốn góp của . pháp luật Việt Nam về định đoạt phần vốn góp của thành viên trong công ty TNHH 2.1 Cấu trúc và sự phát triển của pháp luật Việt Nam về định đoạt phần vốn góp của thành viên trong công ty. ĐỊNH ĐOẠT PHẦN VỐN GÓP CỦA THÀNH VIÊN TRONG CÔNG TY TNHH. 2.1 Cấu trúc và sự phát triển của pháp luật Việt Nam về định đoạt phần vốn góp của thành viên trong công ty TNHH 2.2 Quy định của pháp. pháp luật Việt Nam về định đoạt phần vốn góp của thành viên trong công ty TNHH 2.3 Nguyên nhân của những khiếm khuyết trong quy định của pháp luật Việt Nam về định đoạt phần vốn góp của thành

Ngày đăng: 10/07/2015, 09:12

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

  • MỞ ĐẦU

  • 1.1.2 Bản chất pháp lý của phần vốn góp.

  • 1.2 Phân loại các hình thức định đoạt phần vốn góp

  • 1.2.1 Chuyển nhuợng

  • 1.2.2 Các hình thức khác.

  • 1.3 Các điều kiện đối với việc định đoạt phần vốn góp

  • 1.3.1 Cơ sở pháp lý tạo thành các điều kiện

  • 1.3.2 Nội dung các điều kiện

  • 1.4 Nội dung và hiệu lực của định đoạt phần vốn góp

  • 1.4.1 Nội dung của định đoạt phần vốn góp

  • 1.4.2 Hiệu lực của định đoạt phần vốn góp

  • 1.5 Tranh chấp và giải quyết tranh chấp về phần vốn góp

  • 1.5.1 Các dạng tranh chấp

  • 3.3.2 Hoàn thiện các quy định của Luật Thuơng mại

  • 3.3.3 Cải cách thủ tục hành chính

  • 3.3.4 Công khai và minh bạch chính sách

  • 3.3.5 Tạo điều kiện tốt hơn nữa cho hoạt động của công ty

  • 3.3.6 Hoàn thiện quy định về chuyển nhƣợng phần vốn góp

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan