Pháp luật về giám sát tài chính đối với chi đầu tư công của ngân sách địa phương và thực tiễn áp dụng tại thành phố Hải Phòng

88 510 2
Pháp luật về giám sát tài chính đối với chi đầu tư công của ngân sách địa phương và thực tiễn áp dụng tại thành phố Hải Phòng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM CÔNG LƯU PHÁP LUẬT VỀ GIÁM SÁT TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CHI ĐẦU TƯ CÔNG CỦA NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2012 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM CÔNG LƯU PHÁP LUẬT VỀ GIÁM SÁT TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CHI ĐẦU TƯ CÔNG CỦA NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Chuyên ngành : Luật Kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đinh Dũng Sỹ Hà Nội – 2012 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Phạm Công Lưu 4 MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Mục lục Danh mục biểu đồ MỞ ĐẦU 01 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT GIÁM SÁT TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CHI ĐẦU TƯ CÔNG CỦA NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG. 1.1. Một số vấn đề lý luận về đầu tư công và ngân sách địa phương 05 1.1.1. Khái niệm và phạm vi của đầu tư công 05 1.1.2. Nội dung của đầu tư công 10 1.1.3 Khái niệm về ngân sách địa phương trong hệ thống ngân sách nhà nước 17 1.1.4 Ngân sách địa phương với nhiệm vụ chi đầu tư công 21 1.2. Pháp luật giám sát tài chính đối với chi đầu tư công của ngân sách địa phương 24 1.2.1 Mục đích của giám sát tài chính đối với chi đầu tư công 24 1.2.2 Khái niệm pháp luật về giám sát tài chính đối với chi đầu tư công 28 1.2.3. Nội dung pháp luật giám sát tài chính đối với chi đầu tư công của ngân sách địa phương 30 Chương 2 : THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIÁM SÁT TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CHI ĐẦU TƯ CÔNG CỦA NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 5 2.1. Thực trạng pháp luật về giám sát tài chính đối với chi đầu tư công của ngân sách địa phương 34 2.1.1. Thực trạng đầu tư công 34 2.1.2. Thực trạng pháp luật 38 2.1.3. Hạn chế của pháp luật 50 2.2. Thực tiễn áp dụng tại thành phố Hải Phòng 53 2.2.1 Một vài nét về kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng 53 2.2.2. Thực tế hoạt động giám sát tài chính đối với chi đầu tư công tại Hải phòng 57 2.2.3. Hạn chế và nguyên nhân 64 Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIÁM SÁT TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CHI ĐẦU TƯ CÔNG CỦA NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG 3.1. Một số định hướng 68 3.2. Một số kiến nghị 71 3.2.1. Kiến nghị chung 71 3.2.2. Một số kiến nghị với thành phố Hải Phòng 73 KẾT LUẬN 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79 6 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Số hiệu biểu đồ Tên biểu đồ Trang 1.1 Vốn đầu tư của nhà nước 22 1.2 Vốn đầu tư nhà nước theo phân cấp quản lý 23 2.1 Vốn đầu tư trong toàn xã hội theo thành phần kinh tế 35 2.2 Vốn đầu tư theo ngành 37 2.3 Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn thành phố Hải Phòng 56 7 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong dự toán chi ngân sách quốc gia, chi cho đầu tư phát triển luôn chiếm một tỷ lệ lớn. Số tiền dự toán chi cho đầu tư từ ngân sách nhà nước (bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương) ở Việt Nam năm 2010 là 125.500 tỷ đồng trong đó ngân sách trung ương chi 69.300 tỷ đồng, ngân sách địa phương chi 56.200 tỷ đồng, đến năm 2011 thì con số này là 152.000 tỷ đồng trong đó ngân sách trung ương chi 78.800 tỷ đồng, ngân sách địa phương chi 73.200 tỷ đồng. Như vậy bên cạnh tổng chi đầu tư từ ngân sách trung ương là rất lớn thì tổng chi đầu tư từ ngân sách địa phương cũng là không nhỏ. Với số tiền lớn như vậy nó sẽ tác động rất nhiều tới nền tài chính của quốc gia, do đó việc quản lý giám sát tài chính đối với các khoản chi cho đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước nói chung và khoản chi cho đầu tư phát triển từ ngân sách địa phương nói riêng càng trở nên quan trọng. Chi đầu tư công là một trong những khoản chi tiêu công cho đầu tư, phát triển. Chi đầu tư công rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, tuy nhiên hiện nay ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam, việc chi tiêu công quá mức hay không hợp lý đang được coi là một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát và bất ổn nền kinh tế. Những giải pháp để cứu vớt thị trường tài chính cũng như nền kinh tế đã được đưa ra. Nhưng đó chỉ là những giải pháp mang tính nhất thời, vấn đề về quản lý và giám sát hiệu quả việc chi tiêu công trong đó có đầu tư công mới là vấn đề mang tính cốt lõi, lâu dài. Pháp luật đầu tư công ở Việt nam hiện tại như thế nào? Hành lang pháp lý cho việc giám sát tài chính đối với chi đầu tư công từ ngân sách địa phương ở Việt Nam hiện nay ra sao? Trên cơ sở những câu hỏi đó tác giả đã lựa chọn đề tài “Pháp luật về giám sát tài chính 8 đối với chi đầu tư công của ngân sách địa phương và thực tiễn áp dụng tại thành phố Hải Phòng” 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Đề tài này nhằm hướng tới mục tiêu nhìn nhận rõ thực trạng và đánh giá về hệ thống pháp lý cho việc giám sát tài chính đối với chi đầu tư công từ ngân sách địa phương, chỉ ra những cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý và giám sát tài chính đối với các khoản chi đầu tư công của ngân sách địa phương đồng thời đưa ra những quan điểm, nhận định về việc giám sát đó và hướng hoàn thiện hệ thống pháp lý cho hoạt động giám sát tài chính. Ở đây đề tài không đưa ra những vấn đề pháp lý cho việc giám sát tài chính mang tính kỹ thuật (kế toán, kiểm toán các khoản chi tiêu cho đầu tư công). 2.2. Mục tiêu cụ thể - Chỉ ra được những quy định pháp luật về việc giám sát tài chính đối với các khoản đầu tư công từ ngân sách địa phương được giao cho cơ quan nào, thẩm quyền của cơ quan đó ra sao? Việc giao thẩm quyền cho cơ quan đó có hợp lý hay không? - Cách thức giám sát tài chính đối với các khoản chi đầu tư công, phương thức giám sát như vậy có phù hợp và hiệu quả không? - Đưa ra một số giải pháp cho việc hoàn thiện hệ thống pháp lý về giám sát tài chính. - Đánh giá thực trạng áp dụng quy định về giám sát tài chính đối với chi đầu tư công tại thành phố Hải Phòng. 3. Tính mới và những đóng góp của đề tài Các đề tài có chung vấn đề liên quan đến đầu tư công, thường được xem xét, nhìn nhận, đánh giá ở góc độ chuyên ngành quản lý kinh tế còn giám sát tài chính về đầu tư công lại thường được nhìn nhận ở góc độ kỹ 9 thuật mang tính kế toán. Đối với đề tài này thì nó được xem xét dưới góc độ pháp lý về giám sát tài chính đối với chi đầu tư công. Cùng chung lĩnh vực pháp lý về ngân sách, các đề tài đi trước hướng tới hoạt động thu chi ngân sách của ngân sách nhà nước hoặc ngân sách địa phương thì đề tài này hướng tới việc giám sát tài chính đối với các khoản chi, mà cụ thể là chi cho đầu tư công. Đóng góp của đề tài: - Đề tài sẽ là một nguồn tham khảo cho sự hình thành hành lang pháp lý về đầu tư công trong đó có giám sát tài chính đối với chi đầu tư công từ ngân sách nhà nước nói chung và ngân sách địa phương nói riêng. - Đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành về công việc giám sát tài chính đối với chi đầu tư công từ ngân sách địa phương ở Việt Nam và đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật. - Đối với bản thân tác giả sẽ giúp tác giả tìm hiểu rõ hơn về lĩnh vực đầu tư công, giám sát tài chính đầu tư công trợ giúp cho công việc giải quyết các vụ án về kinh tế, chức vụ và tham nhũng phát sinh từ lĩnh vực đầu tư công. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định pháp luật hiện hành về hoạt động giám sát tài chính đối với chi đầu tư công của ngân sách địa phương ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại Hải Phòng. Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ xét trong lĩnh vực chi đầu tư công của ngân sách địa phương ở Việt Nam từ năm 2009 - 2012 5. Nội dung, địa điểm và phương pháp nghiên cứu 5.1. Nội dung nghiên cứu Nội dung nghiên cứu của đề tài là Lý luận và thực tiễn việc giám sát tài chính đối với chi đầu tư công của ngân sách địa phương ở Việt Nam. 10 Nội dung sẽ đi sâu vào vấn về thực trạng pháp luật về giám sát tài chính đối với chi đầu tư công của ngân sách địa phương và thực tiễn áp dụng những quy định đó tại thành phố Hải Phòng. 5.2 Phương pháp nghiên cứu Cơ sở phương pháp luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng về chính sách quản lý và giám sát tài chính về đầu tư công qua các thời kỳ. Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp hệ thống, lịch sử, lôgíc, phân tích, so sánh, tổng hợp. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn gồm có 3 chương được kết cấu như sau: Chương 1. Một số vấn đề lý luận về pháp luật giám sát tài chính đối với chi đầu tư công của ngân sách địa phương. Chương 2. Thực trạng pháp luật về giám sát tài chính đối với chi đầu tư công của ngân sách địa phương và thực tiễn áp dụng tại thành phố Hải Phòng. Chương 3 . Định hướng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về giám sát tài chính đối với chi đầu tư công của ngân sách địa phương. [...]... tài chính đối với chi đầu tư công của ngân sách địa phương Nội dung pháp luật giám sát tài chính đối với chi đầu tư công của ngân sách địa phương bao gồm: Quy phạm quy định về chủ thể giám sát; Quy phạm quy định về đối tư ng giám sát; Quy phạm quy định về hình thức giám sát Khi đánh giá thực trạng pháp luật ở phần sau tác giả sẽ làm rõ thực trạng pháp luật từ nội dung của pháp luật, tức là pháp luật. .. động giám sát tài chính đối với các khoản chi đầu tư công và vai trò của pháp luật về giám sát tài chính đối với các khoản chi đầu tư công chỉ được đảm bảo khi mà các quy phạm của nó cụ thể, thống nhất, đồng bộ, kịp thời xử lý và khắc phục được những vi phạm pháp luật Pháp luật về giám sát tài chính với chi đầu tư công không phải là một đạo luật riêng biệt, nó là tổng hợp các quy định pháp luật mà các... văn bản luật khác nhau Pháp luật về giám sát tài chính đối với các khoản chi đầu tư công liên quan tới nhiều ngành luật khác nhau như luật ngân sách, luật thuế, luật đầu tư, luật hành chính Bên cạnh 35 các văn bản luật, nguồn chủ yếu của các quy phạm pháp luật về giám sát tài chính đối với các khoản chi đầu tư công vẫn là các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật Đây là một thực tế đã tồn tại nhiều... LUẬN VỀ PHÁP LUẬT GIÁM SÁT TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CHI ĐẦU TƯ CÔNG CỦA NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG 1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ CÔNG VÀ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG 1.1.1 Khái niệm và phạm vi của đầu tư công Hiện nay quan điểm về đầu tư công còn chưa có sự thống nhất trong các tài liệu văn bản và các quy định pháp luật hiện hành Có rất nhiều quan điểm được đưa ra dựa trên các góc độ tiếp cận khác nhau về đầu tư công. .. phạm pháp luật về giám sát tài chính đối với các khoản chi đầu tư công xác định chủ thể giám sát, đối tư ng chịu sự giám sát, hình thức, trình tự thủ tục hoạt động giám sát, trách nhiệm pháp lý của các cá nhân, tổ chức đối với hoạt động giám sát Đây là đặc trưng điển hình của các quy phạm pháp luật về giám sát, thể hiện ở tính cụ thể và tính xác định chặt chẽ của nó 1.2.3 Nội dung pháp luật giám sát tài. .. sát tài chính với các khoản chi đầu tư công Việc giám sát tài chính tốt đối với các khoản chi đảm bảo cho hoạt động quản lý đầu tư có hiệu quả, việc giám sát tốt tài chính trong chi đầu tư công sẽ tác động tích cực tới các hoạt động và giai đoạn khác trong quá trình quản lý đầu tư, nhằm đảm bảo cho mục đích của đầu tư công 1.2.2 Khái niệm pháp luật về giám sát tài chính đối với chi đầu tư công 34 Như... để thi công công trình Nội dung nữa trong ngân sách địa phương là các khoản chi của ngân sách địa phương Các khoản chi của ngân sách địa phương cũng gồm nhiều loại và được chia thành các nhóm chính sau: chi đầu tư phát triển; chi thường xuyên, chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền huy động cho đầu tư xây dựng của địa phương; chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh và chi bổ sung cho ngân sách cấp... điểm giám sát tài chính ở trên đưa ra không phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài này vì đối tư ng của quan điểm trên là hướng tới các định chế tài chính và thị trường tài chính Với vai trò quan trọng của đầu tư công trong việc phát triển kinh tế-xã hội của quốc gia, việc quản lý giám sát đầu tư công mà đặc biệt là giám sát tài chính đối với đầu tư công càng trở nên cần thiết Việc giám sát tài chính. .. của địa phương đó mà nó còn đóng góp vào cho các dự án đầu tư công của quốc gia, góp phần phát triển kinh tế xã hội của vùng Những con số đưa ra ở trên cũng khẳng định rõ vai trò của ngân sách địa phương trong hoạt động đầu tư công ở Việt Nam và nó ảnh hưởng rất lớn tới quá trình hình thành, thực hiện các chương trình, dự án đầu tư 1.2 PHÁP LUẬT VỀ GIÁM SÁT TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CHI ĐẦU TƯ CỦA NGÂN SÁCH ĐỊA... chính đối với các khoản chi đầu tư công là việc giám sát sự vận động của tiền tệ trong quá trình tạo lập hay sử dụng các quỹ tiền tệ cùng các mối quan hệ kinh tế trong phân phối các nguồn lực tài chính trong chi đầu tư công Quản lý đầu tư công bao gồm rất nhiều các hoạt động khác nhau và giám sát tài chính đối với các khoản chi đầu tư công là một trong những hoạt động quản lý đầu tư công Mục đích của giám . ĐẦU TƯ CÔNG CỦA NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 5 2.1. Thực trạng pháp luật về giám sát tài chính đối với chi đầu tư công của ngân sách địa phương. tài chính đối với chi đầu tư công của ngân sách địa phương 24 1.2.1 Mục đích của giám sát tài chính đối với chi đầu tư công 24 1.2.2 Khái niệm pháp luật về giám sát tài chính đối với chi đầu. đầu tư công của ngân sách địa phương. Chương 2. Thực trạng pháp luật về giám sát tài chính đối với chi đầu tư công của ngân sách địa phương và thực tiễn áp dụng tại thành phố Hải Phòng. Chương

Ngày đăng: 10/07/2015, 08:53

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC BIỂU ĐỒ

  • MỞ ĐẦU

  • Chương 1MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT GIÁM SÁT TÀI CHÍNHĐỐI VỚI CHI ĐẦU TƯ CÔNG CỦA NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG.

  • 1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ CÔNG VÀ NGÂN SÁCH ĐỊAPHƯƠNG.

  • 1.1.1 Khái niệm và phạm vi của đầu tư công

  • 1.1.2 Nội dung của đầu tư công

  • 1.1.3 Khái niệm về ngân sách địa phương trong hệ thống ngân sáchnhà nước

  • 1.1.4 Ngân sách địa phương với nhiệm vụ chi đầu tư công

  • 1.2 PHÁP LUẬT VỀ GIÁM SÁT TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CHI ĐẦU TƯ CỦANGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

  • 1.2.1 Mục đích của giám sát tài chính đối với chi đầu tư công

  • 1.2.2 Khái niệm pháp luật về giám sát tài chính đối với chi đầu tưcông

  • 1.2.3 Nội dung pháp luật giám sát tài chính đối với chi đầu tư côngcủa ngân sách địa phương

  • Chương 2THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIÁM SÁT TÀI CHÍNH ĐỐI VỚICHI ĐẦU TƯ CÔNG CỦA NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG VÀ THỰCTIỄN ÁP DỤNG TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

  • 2.1 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIÁM SÁT TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CHIĐẦU TƯ CÔNG CỦA NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

  • 2.1.1 Thực trạng đầu tư công

  • 2.1.2 Thực trạng pháp luật

  • 2.1.3 Hạn chế của pháp luật.

  • 2.2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI HẢI PHÒNG

  • 2.2.1 Một số nét về kinh tế - xã hội của Thành phố Hải Phòng

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan