Pháp luật về hạn chế cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp các công trình sử dụng vốn nhà nước

107 427 1
Pháp luật về hạn chế cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp các công trình sử dụng vốn nhà nước

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Khoa Luật Trần Huy Cường Pháp luật về hạn chế cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp các công trình sử dụng vốn nhà nước LUẬN VĂN THẠC SĨ Mã số: 60 38 50 HÀ NỘI – 2007 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Từ khi Đảng và Nhà nước ta khởi xướng, lãnh đạo thực hiện việc chuyển đổi và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên, khi chuyển đổi nền kinh tế sang vận hành theo cơ chế thị trường, Việt Nam phải thừa nhận những quy luật, thuộc tính vốn có và nguyên tắc hoạt động của nó. Trong đó, cạnh tranh là một quy luật, là thuộc tính của kinh tế thị trường. Xét ở mặt tích cực, cạnh tranh là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Song ở phương diện khác, chính cạnh tranh tự do là yếu tố đưa đến những hậu quả tiêu cực về kinh tế, đặc biệt là khi cơ chế pháp luật để điều tiết sự tự do đó còn chưa được chặt chẽ thì tất yếu sẽ dẫn tới các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hạn chế cạnh tranh xuất hiện. Các hành vi này nảy sinh do các chủ thể cạnh tranh nhận thấy có thể đem lại lợi nhuận lớn trong kinh doanh, thậm chí là siêu lợi nhuận do có thể khống chế, loại bỏ đối thủ, vi phạm quyền lợi của khách hàng Do vậy, các hành vi đó vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển. Xây dựng là một hoạt động phổ biến đối với bất kỳ một xã hội nào. Xã hội không ngừng phát triển kéo theo nhu cầu về xây dựng cũng phát triển theo. Sản phẩm của hoạt động xây dựng - với tư cách là cơ sở vật chất phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của đời sống, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thời gian sử dụng lâu dài, luôn gắn với những nguồn vốn đầu tư lớn của Nhà nước. Để hình thành một dự án đầu tư xây dựng công trình và đưa vào sử dụng, phải tuân thủ quá trình đầu tư xây dựng bao gồm nhiều công đoạn khác nhau. Trong đó có công đoạn lựa chọn nhà thầu để thực hiện công trình xây dựng. Thông thường một dự án sẽ được chia thành nhiều gói thầu nhỏ và tổ chức đầu thầu. Việc lựa chọn nhà thầu là một giai đoạn quan trọng và có ý nghĩa rất lớn đến hiệu quả của quá trình đầu tư. 2 Ở Việt nam, đầu thầu tuy là một lĩnh vực còn mới mẻ nhưng đã được áp dụng phổ biến do sự ưu việt của nó mang lại. Mặc dù phát triển nhanh chóng, song trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những sai lầm, có những vi phạm xuất hiện ngày càng đa dạng, tinh vi mà pháp luật về đấu thầu không đủ sức ngăn ngừa, khống chế gây nên những thất thoát lớn về ngân sách cho Nhà nước. Các văn bản pháp lý về đấu thầu đã được Nhà nước ban hành và điều chỉnh nhưng trong suốt một thời gian dài cũng chỉ dừng lại ở các văn bản dưới luật. Các văn bản này cũng được sửa đổi, bổ sung nhiều lần cho phù hợp với thực tế cuộc sống nhưng thường được tiến hành trong một thời gian ngắn, mang tính chắp vá nên chưa đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn đặt ra. Vì vậy mà thực tế việc lựa chọn nhà thầu trong những năm qua cho thấy công tác đấu thầu mới chỉ là hình thức, các hiện tượng bán thầu, đấu thầu giả (làm bộ hồ sơ đấu thầu giả), thông thầu, hối lộ, móc ngoặc, phá giá bỏ thầu, phân biệt đối xử giữa nhà thầu là doanh nghiệp nhà nước với nhà thầu là doanh nghiệp tư nhân, thiên vị trong xem xét, đánh giá hồ sơ dự thầu… Điều đó làm cho đấu thầu trở nên méo mó đi, làm mất tính cạnh tranh giữa các nhà thầu do đó chưa đem lại hiệu quả thực sự như sự chờ đợi của những nhà lập pháp. Luật Đấu thầu được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/4/2006. Đến ngày 29/9/2006 mới có Nghị định hướng dẫn thi hành, thế nên việc áp dụng luật vào cuộc sống cũng chỉ mới bắt đầu, chưa thể có nhiều đánh giá về tính thực tiễn của nó. Xuất phát từ những vấn đề mang tính chất cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn trên, tôi đã lựa chọn đề tài "Pháp luật về hạn chế cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp các công trình sử dụng vốn nhà nước" để làm luận văn thạc sĩ của mình. Đề tài được thực hiện với mong muốn đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm ngăn ngừa những hành vi hạn chế cạnh tranh nói chung và trong đấu thầu xây lắp nói riêng. 3 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Pháp luật về hạn chế cạnh tranh trong đấu thầu không phải là vấn đề quá mới mẻ ở Việt Nam. Đã có nhiều bài báo cũng như những công trình nghiên cứu về vấn đề này nhưng chủ yếu đề cập đến các hành vi hạn chế cạnh tranh nói chung, cũng có bài viết về một số hiện tượng tiêu cực trong đấu thầu xây lắp, nhưng chưa có một công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu về hạn chế cạnh tranh trong đấu thầu nói chung hay đấu thầu xây lắp nói riêng. Các giáo trình, sách chuyên khảo về hạn chế cạnh tranh trong đấu thầu hầu như không có, mà chỉ có xuất bản tập hợp các văn bản pháp quy về xây dựng, sách về quản lý đầu thầu… Cho đến nay, đây là đề tài thạc sĩ đầu tiên nghiên cứu "Pháp luật về hạn chế cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp các công trình sử dụng vốn nhà nước". Để hoàn thành đề tài này, tôi đã sưu tầm nhiều sách, bài báo của nước ngoài cũng như trong nước, các thông tin trên mạng Internet… 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài * Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là nghiên cứu về thực trạng và đặc trưng của các hành vi hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực đấu thầu xây lắp các công trình sử dụng vốn nhà nước, kinh nghiệm đấu thầu của một số tổ chức và quốc gia trên thế giới, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực đấu thầu, giảm thiểu thất thoát vốn cho Nhà nước. Đề tài muốn đưa đến một số thông tin về thực trạng đấu thầu xây lắp ở Việt Nam, sự cần thiết của pháp luật điều chỉnh đối với cách thức đấu thầu đang được sử dụng phổ biến song còn thiếu một cơ chế quản lý chặt chẽ đồng bộ. Tác giả mong muốn sẽ giúp cho độc giả, các doanh nghiệp, tổ chức…quan tâm đến đấu thầu có thêm sự hiểu biết, tham khảo khi tham gia những phiên đấu thầu và muốn góp một phần nhỏ bé vào tiến trình xây dựng và hoàn thiện cơ chế pháp luật về đấu thầu, nhất là pháp luật về cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp ở Việt Nam. 4 * Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Với mục đích trên, luận văn thực hiện một số nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp các công trình sử dụng vốn nhà nước để làm cơ sở nghiên cứu các phần tiếp theo của luận văn. Để thực hiện được nhiệm vụ này, luận văn đã xây dựng các khái niệm khoa học về cạnh tranh, đấu thầu, đấu thầu xây lắp, hành vi hạn chế cạnh tranh… Qua đó phân tích những đặc điểm và tìm ra mối liên hệ giữa chúng. - Nghiên cứu thực trạng công tác đấu thầu xây lắp các công trình sử dụng vốn nhà nước ở Việt Nam và các quy định của pháp luật về hành vi làm hạn chế cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp. Với nhiệm vụ này, luận văn phân tích các quy định của Luật Cạnh tranh, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng về hạn chế cạnh tranh trong đấu thầu, đánh giá những quy định này trên cơ sở đó tìm ra những điểm bất cập, hạn chế đồng thời đưa ra những phương hướng hoàn thiện những quy định này. - Đưa ra một số nguyên nhân cơ bản và giải pháp nhằm ngăn ngừa hạn chế cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp để phần nào đó giúp ích cho việc hoàn thiện hơn pháp luật về đấu thầu nói chung và đấu thầu xây lắp nói riêng. 4. Phạm vi nghiên cứu Đấu thầu bao gồm bốn lĩnh vực cơ bản là đấu thầu tuyển chọn tư vấn, đấu thầu xây lắp, đấu thầu mua sắm hạng hóa và đấu thầu lựa chọn đối tác thực hiện dự án. Những hành vi hạn chế cạnh tranh đều có thể xảy ra ở cả bốn lĩnh vực trên. Tuy nhiên, đấu thầu xây lắp được thực hiện đối với các gói thầu từ trung ương tới địa phương, tính phổ biến của nó rộng rãi hơn và sự vi phạm trong đấu thầu xây lắp cũng nhiều hơn, hình thức vi phạm đa dạng hơn so với đấu thầu tư vấn và mua sắm hàng hóa. Phạm vi của đề tài này chỉ giới hạn trong lĩnh vực đấu thầu xây lắp các công trình sử dụng vốn nhà nước. 5 5. Phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận nền tảng của thực tiễn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Mọi vấn đề nghiên cứu luôn phải xem xét trong trạng thái vận động biến đổi không ngừng, luôn đặt trong quan hệ tổng thể tác động qua lại giữa hiện tượng nghiên cứu với các hiện tượng khác. Các hiện tượng luôn được xem xét trong cả quá trình từ sự hình thành đến sự phát triển qua các giai đoạn khác nhau. Một số phương pháp tiếp cận cụ thể được áp dụng như: So sánh, phân tích, tổng hợp… 6. Kết cấn của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung của pháp luật liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp các công trình sử dụng vốn nhà nước. Chương 2: Thực trạng công tác đấu thầu xây lắp các công trình sử dụng vốn nhà nước ở Việt Nam và hành vi hạn chế cạnh tranh phổ biến trong đấu thầu xây lắp. Chương 3: Một số nguyên nhân cơ bản và giải pháp ngăn ngừa hạn chế cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp các công trình sử dụng vốn nhà nước. 6 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY LẮP CÁC CÔNG TRÌNH SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC 1.1. KHÁI QUÁT VỀ CẠNH TRANH 1.1.1. Khái niệm cạnh tranh Cạnh tranh, về mặt thuật ngữ được hiểu là sự cố gắng giành phần hơn về phía mình giữa những người, những tổ chức hoạt động có mục tiêu và lợi ích giống nhau. Trong kinh doanh cạnh tranh được định nghĩa là sự đua tranh giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm giành ưu thế trên cùng một loại tài nguyên, sản phẩm hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình. Cạnh tranh là đặc trưng cơ bản của cơ chế thị trường. Không có cạnh tranh thì không có nền kinh tế thị trường theo đúng nghĩa của nó. Nền kinh tế thị trường khi vận hành phải tuân thủ theo những quy luật khách quan riêng của mình, trong đó có quy luật cạnh tranh. Cạnh tranh vừa là môi trường, vừa là động lực nội tại thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Dưới góc độ pháp lý, cạnh tranh được sự quan tâm nghiên cứu ở nhiều quốc gia và do vậy, cũng có nhiều khái niệm khác nhau xung quanh vấn đề này, cụ thể: Theo Từ điển kinh doanh của Vương quốc Anh xuất bản năm 1992, cạnh tranh được định nghĩa như sau: Cạnh tranh là sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình. Như vậy định nghĩa trên nêu rõ cạnh tranh chỉ có trong nền kinh tế thị trường, dưới giác độ là một quy luật kinh tế. Từ điển tiếng Việt cũng giải thích cạnh tranh theo nghĩa kinh tế, triết học: Cạnh tranh là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, 7 giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất. Theo Từ điển Cornu của Pháp, cạnh tranh được hiểu là: Chạy đua trong kinh tế; hành vi của các doanh nghiệp độc lập với nhau và là đối thủ của nhau cung ứng hàng hóa, dịch vụ, nhằm làm thỏa mãn nhu cầu giống nhau với sự may rủi của mỗi bên, thể hiện qua việc lôi kéo được hoặc để mất đi một lượng khách hàng thường xuyên. Chạy đua trên thị trường mà cấu trúc và sự vận hành của thị trường đó đáp ứng các điều kiện của quy luật cung cầu, giữa một bên là nhà cung cấp với bên kia là những người sử dụng hoặc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ; các hàng hóa và dịch vụ này được tự do tiếp cận trong điều kiện các quyết định kinh doanh không phải là hệ quả của áp lực hoặc những ưu đãi do pháp luật mang lại. Qua xem xét một số định nghĩa cạnh tranh như trên, có thể thấy mặc dù được nghiên cứu, đề cập ở nhiều góc độ khác nhau, định nghĩa có thể khái quát hay cụ thể đi nữa thì các định nghĩa này cũng đều thể hiện được những đặc trưng riêng của cạnh tranh: Là sự ganh đua, sự giành quyền lợi, ảnh hưởng; chủ thể là các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh trong cùng một thị trường liên quan; các chủ thể cạnh tranh đều có chung một mục đích sinh lợi. Như vậy, có thể thấy yếu tố cấu thành cạnh tranh bao gồm: - Khách hàng thường xuyên hay người tiêu dùng, người sử dụng; - Các bên tham gia cạnh tranh: Có ít nhất hai doanh nghiệp trở lên là đối thủ của nhau; - Môi trường chính trị, pháp lý thuận lợi cho cạnh tranh, đó chính là nền kinh tế thị trường; - Thị trường liên quan được xác định thông qua thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan. 8 Theo các cách giải thích trên, cạnh tranh được coi là hành vi của các chủ thể trong khi tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh ở nền kinh tế thị trường, nhằm mục đích tạo lập cho mình một ưu thế có lợi nhất để thu lợi nhuận cao nhất. Trong môi trường hoạt động tồn tại quy luật cạnh tranh, cạnh tranh có thể đưa lại lợi ích cho người này và thiệt hại cho người khác, song xét dưới góc độ lợi ích toàn xã hội, cạnh tranh một cách lành mạnh luôn có những tác động tích cực và đem lại hiệu quả to lớn cho nền kinh tế. Cạnh tranh buộc các đối thủ phải tự hoàn thiện bản thân mình và trang bị cho mình những điều kiện tốt nhất để nhập cuộc, kết quả sẽ đem lại cho toàn xã hội những lợi ích đáng kể, chẳng hạn như cạnh tranh sẽ làm cho chất lượng hàng hóa, dịch vụ tốt hơn; giá phải chăng, hợp lý hơn. Nhìn nhận dưới góc độ khoa học, khó có thể đưa ra một khái niệm chuẩn chung cho hiện tượng cạnh tranh. Vì vậy, chỉ có thể giải thích phù hợp với bản chất vận động của nó. Trước hết, để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế thì cạnh tranh luôn là mục tiêu được nuôi dưỡng và bảo vệ bởi chính sách và pháp luật cạnh tranh. Về phần mình, cạnh tranh được giải thích là một hoạt động mang tính hiệu quả với đặc điểm được tạo bởi chuỗi những hành động thúc đẩy có tính chủ định của một chủ thể kinh doanh trong một thị trường cụ thể. Để thỏa mãn với những lợi ích của riêng mình, phù hợp với các quy định của pháp luật, các chủ thể kinh doanh cố gắng đạt được những điều khoản ưu đãi bằng việc sử dụng những thông số cạnh tranh như giá cả, chất lượng, dịch vụ bán hàng, điều kiện vận chuyển, quảng cáo, tiếp thị… nhằm tạo ra lợi thế trong kinh doanh. Theo Adam Smith, cạnh tranh là tiền đề để bảo vệ sự tự do đối với những quyết định và hành động vì lợi ích của nhà kinh doanh, song rộng hơn là nhằm bảo vệ sự hoàn hảo về kinh tế, trật tự thị trường và công bằng xã hội. Tuy nhiên, để đạt được điều này thì bản thân quá trình cạnh tranh phải được diễn ra trong trật tự và khuôn khổ nhất định, phải được nuôi dưỡng và bảo vệ bởi chính sách và pháp luật về cạnh tranh. 9 1.1.2. Đặc trưng của cạnh tranh Khi nghiên cứu cạnh tranh dưới góc độ kinh tế học, xã hội học và khoa học pháp lý cần thấy rõ mặt tích cực, đồng thời cũng phải thừa nhận những mặt tiêu cực của nó. Hai mặt này song song tồn tại khi cạnh tranh thực hiện các chức năng của nó trong điều kiện kinh tế thị trường. Mặt tích cực của cạnh tranh: Cạnh tranh là động lực thúc đẩy nền kinh tế, thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển, mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. Không có cạnh tranh thì không có tính năng động và sáng tạo trong nền kinh tế. Một vấn đề ai cũng thừa nhận là kinh doanh phải tính đến lợi nhuận, thế nhưng lợi nhuận đó nếu có được trên cơ sở sáng tạo, ứng dụng khoa học - công nghệ tiến bộ để đem đến cho người tiêu dùng những sản phẩm hàng hóa dịch vụ tốt nhất, giá cả hợp lý, thì đó là biểu hiện của những hành vi kinh doanh lành mạnh, cạnh tranh công bằng. Cạnh tranh bằng những ưu thế vượt trội về phương thức và tư duy kinh doanh, bằng khoa học, công nghệ chứ không phải dựa vào các thủ pháp gian dối, lừa đảo để vượt qua đối thủ cạnh tranh, gây ra sự lãng phí của cải và các nguồn lực trong xã hội. Trong môi trường kinh doanh, cạnh tranh diễn ra như một quy luật của nền kinh tế thị trường, nó vận hành tương ứng với các quy luật kinh tế khác như quy luật cung cầu, quy luật giá trị…và tôn vinh quyền lựa chọn của người tiêu dùng. Do tính chất khốc liệt của thị trường, sự tồn tại hay diệt vong của doanh nghiệp này hay doanh nghiệp khác là một kết quả tất yếu của cạnh tranh. Song xét dưới góc độ lợi ích xã hội, cạnh tranh luôn mang lại những tác động tích cực. Do đó, các nước có nền kinh tế thị trường phát triển đều khuyến khích cạnh tranh với mong muốn cạnh tranh có thể đem lại một số lợi ích sau: - Bảo đảm và đáp ứng sở thích của người tiêu dùng. Nghĩa là sản phẩm hàng hóa thỏa mãn được yêu cầu của người tiêu dùng về giá cả hợp lý, chất lượng, mẫu mã. [...]... của các nhà thầu tham gia vào đấu thầu xây lắp được chia thành đấu thầu trong nước và đấu thầu quốc tế - Theo khoản 2, khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/1999/NĐ-CP: "Đấu thầu trong nước chỉ có nhà thầu trong nước tham dự" còn "Đấu thầu quốc tế là cuộc đấu thầu có các nhà thầu trong nước và ngoài nước tham gia" [4] - Theo khoản 5, khoản 6 Điều 4 Luật Đấu thầu: "Đấu thầu trong nước là quá trình lựa chọn nhà thầu. .. những công việc thuộc quá trình xây dựng và lắp đặt thiết bị các công trình, hạng mục công trình" [4] Theo khoản 36 Điều 4 Luật Đấu thầu "Xây lắp gồm những công việc thuộc quá trình xây dựng và lắp đặt thiết bị các công trình, hạng mục công trình, cải tạo, sửa chữa lớn" [10] Nhà thầu được lựa chọn trong đấu thầu xây lắp là nhà xây dựng phải có đủ tư cách hợp lệ theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 Luật Đấu. .. thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu với sự tham gia của các nhà thầu trong nước" [10]; còn "đấu thầu quốc tế là quá trình lực chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu với sự tham gia của các nhà thầu nước ngoài và các nhà thầu trong nước" [10] 1.3 MỤC ĐÍCH CỦA ĐẤU THẦU VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU XÂY LẮP Ở VIỆT NAM 1.3.1 Mục đích của đấu thầu 23 Đấu thầu là một phương pháp quản... tính hướng dẫn cho các chủ thể trong quan hệ về đấu thầu 1.4 PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY LẮP CÁC CÔNG TRÌNH SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC 1.4.1 Khái niệm hành vi hạn chế cạnh tranh Cạnh tranh là quy luật, là động lực để đổi mới và phát triển các doanh nghiệp ở Việt Nam nói riêng và của các nước có nền kinh tế thị trường nói chung Môi trường kinh doanh đầu tư của nước ta hiện nay... đấu thầu nghĩa cơ bản, đó là đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế Trong hai hình thức này thì chỉ có đấu thầu rộng rãi mới thể hiện sự cạnh tranh tối đa, thực sự giữa các nhà thầu, tất cả các nhà thầu đều có thể tham gia cạnh tranh bình đẳng với nhau để giành được hợp đồng Hình thức đấu thầu hạn chế, tuy vẫn còn giữ được tính cạnh tranh, nhưng sự 21 cạnh tranh này chỉ giới hạn trong phạm vi một số nhà. .. sử dụng ngân sách, các công trình được xây dựng kém chất lượng Pháp luật điều chỉnh đối với hoạt động xây dựng được thể hiện trên các góc độ: Lập quy hoạch xây dựng, lập dự án xây dựng công trình, khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát, quản lý dự án đầu tư xây dựng, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng 25 1.3.2 Vai trò của pháp luật về đấu thầu xây lắp Vai trò của pháp luật về đầu thầu xây lắp. .. chọn nhà thầu phải tuân theo những quy trình bắt buộc gọi là quy trình đấu thầu Quy trình đấu thầu quy định các bước thực hiện để lựa chọn nhà thầu Quy trình đấu thầu được tổ chức khác nhau phụ thuộc vào từng loại đấu thầu Chẳng hạn như, quy trình đấu thầu đối với phương thức đấu thầu rộng rãi hay hạn chế là khác nhau; quy trình đấu thầu theo hình thức đấu thầu là 1 túi hồ sơ, 2 túi hồ sơ hay đấu thầu. .. tư xây dựng công trình; Nhà thầu chính trong hoạt động xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư xây dựng công trình để thực hiện phần việc chính của một loại công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình; nhà thầu phụ trong hoạt động xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng với nhà thầu chính hoặc tổng thầu xây dựng để thực hiện một phần công việc của nhà thầu chính hoặc tổng thầu xây. .. áp dụng với hình thức đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC Nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu Việc mở thầu được tiến hành một lần Các hình thức đấu thầu nói chung bao gồm đấu thầu hai giai đoạn và đấu thầu một giai đoạn Trong đấu thầu một giai đoạn lại chia ra thành đấu thầu. .. lý các dự án đầu tư xây dựng và qua đó lựa chọn được nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu Từ những góc độ trên có thể thấy thực chất của đấu thầu thể hiện ở các khía cạnh sau: - Thứ nhất: Đấu thầu là việc tổ chức hoạt động cạnh tranh trên hai góc độ: + Cạnh tranh giữa bên mời thầu (chủ đầu tư…) và nhà thầu (các đơn vị xây lắp) + Cạnh tranh giữa các . của pháp luật liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp các công trình sử dụng vốn nhà nước. Chương 2: Thực trạng công tác đấu thầu xây lắp các công trình sử dụng vốn nhà. cứu thực trạng công tác đấu thầu xây lắp các công trình sử dụng vốn nhà nước ở Việt Nam và các quy định của pháp luật về hành vi làm hạn chế cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp. Với nhiệm vụ này,. các công trình sử dụng vốn nhà nước. 6 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY LẮP CÁC CÔNG TRÌNH SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC

Ngày đăng: 09/07/2015, 21:14

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

  • Chương 1NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY LẮP CÁC CÔNG TRÌNH SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC

  • 1.1. KHÁI QUÁT VỀ CẠNH TRANH

  • 1.1.1. Khái niệm cạnh tranh

  • 1.1.2. Đặc trưng của cạnh tranh

  • 1.2. KHÁI QUÁT VỀ ĐẤU THẦU

  • 1.2.1. Khái niệm đấu thầu

  • 1.2.2. Khái niệm đấu thầu xây lắp

  • 1.2.3. Phân loại đấu thầu xây lắp

  • 1.3. MỤC ĐÍCH CỦA ĐẤU THẦU VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT VỀĐẤU THẦU XÂY LẮP Ở VIỆT NAM

  • 1.3.1. Mục đích của đấu thầu

  • 1.3.2. Vai trò của pháp luật về đấu thầu xây lắp

  • 1.4. PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG ĐẤUTHẦU XÂY LẮP CÁC CÔNG TRÌNH SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC

  • 1.4.1. Khái niệm hành vi hạn chế cạnh tranh

  • 1.4.2. Các hành vi hạn chế cạnh tranh nói chung

  • 1.4.3. Hành vi hạn chế cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp

  • KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

  • Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU THẦU XÂY LẮP CÁC CÔNG TRÌNH SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM VÀ HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH TRANH PHỔ BIẾN TRONG ĐẤU THẦU XÂY LẮP

  • 2.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU THẦU XÂY LẮP CÁC CÔNG TRÌNHSỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM

  • 2.1.1. Cơ chế đấu thầu ở Việt Nam

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan