Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng ở Việt Nam hiện nay

98 1.7K 2
Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng ở Việt Nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM THỊ THU TRANG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM THỊ THU TRANG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Võ Đình Toàn Hà Nội - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Phạm Thị Thu Trang MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN 1 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT 2 DANH MỤC BIỂU ĐỒ 5 LỜI MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Phạm vi nghiên cứu 3 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 3 5. Tình hình nghiên cứu và tính mới của kết quả luận văn 3 6. Bố cục của đề tài 4 CHƢƠNG 1- MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN CỦA TỐ CHỨC TÍN DỤNG 5 1.1. Những vấn đề chung về bao thanh toán 5 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm 5 1.1.2. Lợi ích của các bên khi sử dụng bao thanh toán 12 1.1.3. Các loại hình bao thanh toán 20 1.2. Sự cần thiết và nhận diện mô hình pháp luật điều chỉnh quanhệ bao thanh toán 25 1.2.1. Sự cần thiết về pháp luật điều chỉnh quan hệ bao thanh toán 25 1.2.2. Nhận diện mô hình hoạt động bao thanh toán ở một số nước trên thế giới và khái niệm pháp luật bao thanh toán 27 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 32 CHƢƠNG 2- THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG VỀ BAO THANH TOÁN CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM 33 2.1. Thực trạng pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng ở Việt Nam 33 2.1.1. Cơ sở pháp lý, các nguyên tắc, phân loại và phương thức bao thanh toán theo pháp luật Việt Nam 33 2.1.2. Chủ thể của quan hệ bao thanh toán 36 2.1.3. Đối tượng của quan hệ bao thanh toán 39 2.1.4. Hợp đồng bao thanh toán 41 2.1.5. Quyền và nghĩa vụ của các bên 48 2.1.6. Quy trình hoạt động bao thanh toán 52 2.1.7. Phí dịch vụ bao thanh toán 54 2.2. Đánh giá thực trạng hoạt động Bao thanh toán ở nƣớc ta hiện nay . 56 2.3. Một số khó khăn vƣớng mắc trong pháp luật, nghiệp vụ bao thanh toán của tổ chức tín dụng ở Việt Nam 59 2.3.1. Một số bất cập trong Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN và Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN 59 2.3.2. Nhận thức về bao thanh toán còn tương đối mới mẻ 61 2.3.3. Chi phí bao thanh toán khá cao gây e ngại cho các doanh nghiệp 61 2.3.4. Sản phẩm bao thanh toán chưa có sức hấp dẫn đối với khách hàng 61 2.3.5. Hạn chế của trình độ hiểu biết về luật pháp, điều ước và tập quán quốc tế 62 2.3.6. Quan hệ với thị trường nước ngoài còn hạn chế 63 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 64 CHƢƠNG 3 - GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN, NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁP LUẬT VÀ NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM 65 3.1. Đánh giá những thuận lợi để phát triển hoạt động bao thanh toán ở Việt Nam hiện nay 65 3.1.1. Bao thanh toán nội địa 65 3.1.2. Bao thanh toán quốc tế 66 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động bao thanh toán ở nƣớc ta 68 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật 68 3. 2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nghiệp vụ bao thanh toán 74 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 87 KẾT LUẬN CHUNG 88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT BTT : Bao thanh toán (Factoring) CIC : Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng nhà nước D/A : Document against Acceptance (Nhờ thu trả chậm) DN : Doanh nghiệp D/P : Document against Payment (Nhờ thu) ĐVBTT : Đơn vị bao thanh toán FCI : Factors Chain International (Mạng lưới Bao thanh toán quốc tế). HĐ : Hợp đồng KH : Khách hàng KPT : Khoản phải thu L/C : Letter of Credit (Thư tín dụng) NH : Ngân hàng NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần NK : Nhập khẩu TSBĐ : Tài sản bảo đảm T/T : Telegraphic Transfer (Chuyển tiền bằng điện) XK : Xuất Khẩu DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Doanh thu của BTT nước ta từ năm 2005 đến năm 2012 (đơn vị Triệu EUR)…………………………………………………………60 Biểu đồ 2.2. Doanh thu BTT nội địa và BTT quốc tế từ năm 2005 đến năm 2012 (đơn vị Triệu EUR)…………………………………………… 61 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Đây là con đường đầy gian nan và khó khăn, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hoá thì cơ hội và thách thức càng lớn. Đứng trước những đòi hỏi của nền kinh tế năng động là sự đòi hỏi một cơ chế hoạt động nhạy bén và chuẩn mực. Do đó, Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung cần đưa ra những chính sách hợp lý và khả thi. Nhất là phải theo kịp các nước phát triển về công nghệ và dịch vụ. Đồng thời, với việc mở rộng các mối quan hệ quốc tế song phương và đa phương, tham gia các tổ chức quốc tế tạo điều kiện cho Việt Nam trong việc phát triển kinh doanh hàng hóa dịch vụ ngoại thương. Mặt khác, việc tham gia các tổ chức, các nhóm, khối tài chính quốc tế cũng tạo cho Việt Nam những áp lực nhất định về nhiều mặt như: hiện đại hóa hệ thống ngân hàng, lành mạnh hệ thống tài chính,…Hiện tại ở Việt Nam, dịch vụ bao thanh toán mới được hình thành và chủ yếu là bao thanh toán trong nước. Chính vì thế, trong quá trình hội nhập, bao thanh toán là một trong những sản phẩm mà chúng ta phải áp dụng để bắt kịp với tốc độ phát triển chung, đặc biệt là mảng bao thanh toán quốc tế. Bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đã được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Đây được xem như một hình thức trợ vốn cho người bán hàng nhằm đảm bảo quyền lợi cũng như nguồn vốn luân chuyển để tiếp tục sản xuất, tránh tình trạng ứ đọng vốn làm giảm khả năng kinh doanh của bên bán hàng. Với hình thức cấp tín dụng mới mẻ này, cho phép bên bán hàng có được những quyền lợi nhất định. Tuy nhiên, hình thức bao thanh toán manh nha xuất hiện ở nước ta từ đầu thập niên 90 nhưng phải đến năm 2004 mới chính thức hoạt động ở Việt Nam sau khi Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng có hiệu lực, đến nay hình thức này còn khá mới và lạ lẫm đối với nhiều doanh nghiệp cũng như người dân Việt Nam. Thêm vào đó, các quy định của pháp luật về phương thức này còn gặp nhiều hạn chế. Vì vậy, sau khi tìm hiểu tôi xin mạnh dạn nghiên cứu về vấn đề bao thanh toán với đề tài: “Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng ở Việt Nam hiện nay”. Với trình độ và nhận thức còn hạn chế, đề tài sẽ còn rất nhiều khuyết điểm, do đó, kính mong Quí thầy cô và các bạn cùng tham gia góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn./. 2. Mục đích nghiên cứu Một là, trung nghiên cứu làm rõ lý luận về hoạt đông bao thanh toán như nguồn gốc, bản chất, quy tắc hoạt động của bao thanh toán. Đây là nền tảng quan trọng để thực hiện và phát triển hoạt động dịch vụ bao thanh toán ở nước ta nói riêng và trên thế giới nói chung. Đồng thời, tập trung nghiên cứu tình hình phát triển hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, từ đó đưa ra được những bài học kinh nghiệm áp dụng vào nước ta. Hai là, căn cứ lý luận về bao thanh toán và pháp luật về bao thanh toán [...]... đề lý luận về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng ở Viêt Nam Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả về nghiệp vụ bao thanh toán của tổ chức tín dụng CHƢƠNG 1- MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN CỦA TỐ CHỨC TÍN DỤNG 1.1 Những vấn đề chung về bao thanh toán 1.1.1... mất khả năng thanh toán của món nợ Tại Việt Nam hiện nay văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng, theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06 tháng 09 năm 2004 về Quy chế hoạt động bao thanh toán của các TCTD và Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng, định nghĩa: Bao thanh toán là một... giá pháp luật Việt Nam hiện hành về hình thức bao thanh toán, thực trạng phát triển hoạt động bao thanh toán ở nước ta và tìm ra nguyên nhân, hạn chế trong hoạt động này ở Việt Nam Đánh giá khách quan về chính sách pháp luật điều chỉnh bao thanh toán ơ nước ta, làm rõ những khó khăn, hạn chế và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật bao thanh toán Ba là, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật. .. vụ ii, Trong hoạt động bao thanh toán thông thường sẽ có sự xuất hiện của ít nhất ba bên là: đơn vị bao thanh toán là NHTM, khách hàng được NHTM bao thanh toán (bên bán) và con nợ của tổ chức được bao thanh toán (bên mua) Đối với hoạt động bao thanh toán xuất nhập khẩu, mối quan hệ này sẽ phức tạp hơn do có hai đơn vị bao thanh toán sẽ đứng ra thực hiện bao thanh toán, một đơn vị ở nước của nhà xuất... động và nhất quán Chính vì thế, ở đề tài này tác giả muốn tìm hiểu một cách thống nhất tạo cơ sở tiền đề nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về nghiệp vụ bao thanh toán Kết quả nghiên cứu chủ yếu của luận văn là: Thứ nhất, hệ thống hóa và làm rõ lý luận về bao thanh toán và pháp luật về bao thanh toán trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm khoa học và kinh nghiệm xây dựng và thi hành pháp luật về bao thanh. .. hiệu quả pháp luật về bao thanh toán ở Việt Nam 3 Phạm vi nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu dưới góc độ luật học về lý luận và dựa trên các quy định pháp luật hiện hành gắn với tình hình phát triển dịch vụ bao thanh toán cũng như pháp luật về bao thanh toán ở một số nước trên thế giới, rút ra bài học kinh nghiệm áp dụng thực tiễn nước nhà Đồng thời, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu bao thanh toán tại... toán của các tổ chức tín dụng thì hoạt động bao thanh toán mới chính thức được triển khai tại một số NHTM Việt Nam. Có rất nhiều định nghĩa về bao thanh toán, sau đây là một số định nghĩa tiêu biểu: Theo Hiệp hội bao thanh toán thế giới (FCI-Factors Chain International) bao thanh toán được định nghĩa là một dịch vụ tài chính trọn gói bao gồm sự kết hợp giữa tài trợ vốn hoạt động, bảo hiểm rủi ro tín dụng, ... bao thanh toán 1.1.1.2 Đặc điểm của bao thanh toán Dịch vụ bao thanh toán thông thường sẽ có sự xuất hiện của ít nhất ba bên: * Đơn vị bao thanh toán: là ngân hàng, công ty tài chính chuyên thực hiện việc mua bán nợ và các dịch vụ khác liên quan đến mua bán nợ Trong nghiệp vụ bao thanh toán quốc tế sẽ có hai đơn vị bao thanh toán, một đơn vị bao thanh toán tại nước của nhà xuất khẩu và một đơn vị bao. .. thương mại ở Việt Nam hiện nay 4 Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài được xây dựng dựa trên tổng hoà của các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp luận duy vật biện chứng kết hợp với phương pháp phân - tổng hợp, phương pháp so sánh, thống kê dựa trên tư tưởng Mac LêNin 5 Tình hình nghiên cứu và tính mới của kết quả luận văn Bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng được đưa vào hoạt động ở Việt Nam chính... chưa thanh toán Nếu thực hiện hoạt động BTT thường xuyên, NH có thể kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của các khách hàng hiện có, mở rộng quy mô hoạt động và có thể tiếp thị được những khách hàng tiềm năng trong tương lai [3] * Lợi thế của bao thanh toán so với một số hình thức cấp tín dụng khác: - Lợi thế của bao thanh toán so với chiết khấu hóa đơn: Bao Thanh Toán Chiết khấu hóa đơn Đối tượng của . THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG VỀ BAO THANH TOÁN CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM 33 2.1. Thực trạng pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng ở Việt Nam 33 2.1.1 luận về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng. Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng ở Viêt Nam. Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện. QUẢ PHÁP LUẬT VÀ NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM 65 3.1. Đánh giá những thuận lợi để phát triển hoạt động bao thanh toán ở Việt Nam hiện nay 65 3.1.1. Bao thanh toán

Ngày đăng: 09/07/2015, 19:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan