Những biện pháp pháp lý bảo đảm việc thu, nộp thuế thu nhập ở Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Luật

117 395 1
Những biện pháp pháp lý bảo đảm việc thu, nộp thuế thu nhập ở Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Luật

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT *** NGUYỄN THẾ TÀI NHỮNG BIỆN PHÁP PHÁP LÝ BẢO ĐẢM VIỆC THU, NỘP THUẾ THU NHẬP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT *** NGUYỄN THẾ TÀI NHỮNG BIỆN PHÁP PHÁP LÝ BẢO ĐẢM VIỆC THU, NỘP THUẾ THU NHẬP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành : Luật Kinh tế Mã ngành : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. Vũ Hồng Anh HÀ NỘI - 2014 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thế Tài 2 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN Trang 1 MỤC LỤC 2 MỞ ĐẦU 4 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ THU NHẬP VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP PHÁP LÝ BẢO ĐẢM VIỆC THU, NỘP THUẾ THU NHẬP 8 1.1. Cơ sở lý luận về thuế thu nhập 8 1.1.1. Khái niệm thuế thu nhập 8 1.1.2. Đặc điểm của thuế thu nhập 9 1.1.3. Phân loại thuế thu nhập 15 1.1.4. Vai trò của thuế thu nhập 16 1.2. Cơ sở lý luận về những biện pháp pháp lý bảo đảm việc thu, nộp thuế thu nhập 18 1.2.1. Khái niệm biện pháp pháp lý bảo đảm việc thu, nộp thuế thu nhập 18 1.2.2. Đặc điểm của biện pháp pháp lý bảo đảm việc thu, nộp thuế thu nhập 20 1.2.3. Phân loại biện pháp pháp lý bảo đảm việc thu, nộp thuế thu nhập 23 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG NHỮNG BIỆN PHÁP PHÁP LÝ BẢO ĐẢM VIỆC THU, NỘP THUẾ THU NHẬP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 27 2.1. Thực trạng quy định về những biện pháp pháp lý bảo đảm việc thu, nộp thuế thu nhập ở Việt Nam hiện nay 27 2.1.1. Biện pháp kiểm soát thu nhập 27 2.1.2. Biện pháp quản lý chủ thể tham gia quan hệ thu, nộp thuế thu nhập 34 2.1.3. Biện pháp thanh tra, kiểm tra việc thu, nộp thuế thu nhập 43 2.2. Thực tiễn áp dụng quy định về những biện pháp pháp lý bảo đảm việc thu, nộp thuế thu nhập ở Việt Nam hiện nay 53 2.2.1. Một số bất cập trong quy định của pháp luật 55 2.2.2. Một số vụ việc đã xảy ra trên thực tế 65 3 CHƢƠNG 3. QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG NHỮNG BIỆN PHÁP PHÁP LÝ BẢO ĐẢM VIỆC THU, NỘP THUẾ THU NHẬP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 70 3.1. Quan điểm hoàn thiện những biện pháp pháp lý bảo đảm việc thu, nộp thuế thu nhập 70 3.1.1. Đảm bảo đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng và hoàn thiện pháp luật 70 3.1.2. Đảm bảo phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tiễn của nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 71 3.1.3. Đảm bảo phù hợp với chiến lược cải cách hành chính và cải cách hệ thống thuế của nước ta hiện nay 73 3.1.4. Đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn phát triển nhất định, đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của chủ thể nộp thuế 74 3.1.5. Đảm bảo thống nhất với hệ thống pháp luật nói chung và các quy định pháp luật Quốc tế mà Việt Nam tham gia, ký kết 76 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng những biện pháp pháp lý bảo đảm việc thu, nộp thuế thu nhập ở Việt Nam 77 3.2.1. Hoàn thiện quy định về biện pháp pháp lý bảo đảm việc thu, nộp thuế thu nhập 77 3.2.2. Đẩy mạnh cải cách hệ thống thuế theo chiến lược đã được phê duyệt 79 3.2.3. Hoàn thiện về tổ chức bộ máy quản lý thuế 81 3.2.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ thu thuế nói chung và thuế thu nhập nói riêng 82 3.2.5. Tăng cường triển khai áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt 84 3.2.6. Tăng cường và nâng cao hiệu quả, chất lượng tuyên truyền, phổ biến pháp luật thuế thu nhập 85 3.2.7. Từng bước thực hiện xã hội hóa công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế thu nhập nói riêng 87 KẾT LUẬN 88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90 PHỤ LỤC 100 4 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lý luận và thực tiễn đã chỉ ra rằng thuế ra đời và tồn tại là khách quan, là điều kiện vật chất quan trọng để Nhà nước tồn tại và phát triển, là nguồn thu chủ yếu của ngân sách mỗi Quốc gia, đóng vai trò quyết định trong việc duy trì hoạt động của bộ máy Nhà nước đồng thời là công cụ kinh tế - pháp lý để Nhà nước thực hiện chức năng của mình. Ở những nước phát triển, thuế thu nhập chiếm tỷ trọng đóng góp rất cao trong tổng số thu từ thuế cho ngân sách Nhà nước và nó được xem là trụ cột trong hệ thống thuế. Ở Việt Nam, phù hợp với thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội, hệ thống pháp luật thuế hình thành và ngày càng phát triển. Vai trò quan trọng của thuế được thể hiện thông qua tỷ trọng đóng góp của nguồn thu này đối với ngân sách Nhà nước. Trong dự toán ngân sách của nước ta những năm gần đây (năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014) thu từ thuế chiếm khoảng 80% thu ngân sách Nhà nước. Trên thực tế, theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính trung bình ba năm 2010, 2011, 2012, thực thu từ thuế chiếm trên 82,58% ngân sách của nước ta; Tính trong 6 tháng đầu năm 2013, tỷ lệ này là 87,75%. Cũng theo thông tin từ Bộ Tài chính, trong các khoản thuế hiện hành của Việt Nam, thuế thu nhập (gồm thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp) có tỷ trọng đóng góp cao nhất. Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội, sự đóng góp của thuế thu nhập vào ngân sách Nhà nước ngày một tăng; Thuế thu nhập ngày càng thể hiện vai trò quan trọng đối với thu ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, thực tế hoạt động thực thi quy định pháp luật thuế nói chung và hoạt động thu, nộp thuế thu nhập nói riêng hiện nay còn nhiều hạn chế, bất cập, ảnh 5 hưởng tiêu cực tới quỹ ngân sách. Trong mười sắc thuế hiện hành, có năm sắc thuế bị vi phạm nhiều nhất là thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất, nhập khẩu và thuế nhà đất. Nổi bật là việc các chủ thể tìm mọi cách làm giảm thu nhập để trốn thuế [82]. Những vấn đề nêu trên đặt ra yêu cầu nghiên cứu, xác định phương hướng và giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thu, nộp thuế thu nhập. Vì vậy, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Những biện pháp pháp lý bảo đảm việc thu, nộp thuế thu nhập ở Việt Nam hiện nay”. 2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn biện pháp pháp lý bảo đảm việc thu, nộp thuế thu nhập ở nước ta, qua đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện các biện pháp pháp lý bảo đảm việc thu, nộp thuế thu nhập ở Việt Nam hiện nay. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, chủ thể nộp thuế thu nhập có thể là người cư trú, người không cư trú (theo điều 2 Luật thuế thu nhập cá nhân); Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã, Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập (theo điều 2 luật thuế thu nhập doanh nghiệp) Trong giới hạn Luận văn này, đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu hoạt động thu, nộp thuế thu nhập đối với cá nhân là người cư trú và doanh nghiệp thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp. 6 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên nền tảng quan điểm của triết học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật. Để đạt được mục đích nghiên cứu, Luận văn chủ yếu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng. Ngoài ra để hoàn thành đề tài, Luận văn còn sử dụng kết hợp một số phương pháp nghiên cứu truyền thống như: Phương pháp phân tích, tổng hợp; Phương pháp đối chiếu, so sánh; Phương pháp logic; Phương pháp thống kê… nhằm làm sáng tỏ các vấn đề cần nghiên cứu. 4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Luận văn nghiên cứu pháp luật thuế thu nhập từ một góc nhìn hoàn toàn mới: đồng thời từ phía chủ thể thu thuế và chủ thể nộp thuế, tương ứng với hoạt động thu thuế thu nhập và hoạt động nộp thuế thu nhập. Kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ góp phần bổ sung và phát triển những vấn đề lý luận về hoàn thiện pháp luật thuế thu nhập ở Việt Nam nói riêng và các quy định pháp luật khác có liên quan để đảm bảo hiệu quả công tác thu, nộp thuế thu nhập trên thực tiễn. Luận văn đưa ra những kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động thu, nộp thuế thu nhập. Các ý kiến được trình bày trong Luận văn có thể giúp ích cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong xây dựng chính sách, xây dựng pháp luật. Qua đây, tác giả mong muốn đóng góp một phần công sức nhằm hoàn thiện pháp luật thuế thu nhập, pháp luật quản lý thuế, các quy định liên quan đến hoạt động thu, nộp thuế thu nhập cũng như hệ thống pháp luật nói chung. 5. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận văn được trình bày với kết cấu 3 chương như sau: 7 - Chương 1: Cở sở lý luận về thuế thu nhập và những biện pháp pháp lý bảo đảm việc thu, nộp thuế thu nhập; - Chương 2: Thực trạng những biện pháp pháp lý bảo đảm việc thu, nộp thuế thu nhập ở Việt Nam hiện nay; - Chương 3: Quan điểm, giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng những biện pháp pháp lý bảo đảm việc thu, nộp thuế thu nhập ở Việt Nam hiện nay./ 8 Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về thuế thu nhập và những biện pháp pháp lý bảo đảm việc thu, nộp thuế thu nhập 1.1. Cơ sở lý luận về thuế thu nhập 1.1.1. Khái niệm thuế thu nhập Pháp luật nước ta hiện nay không định nghĩa thế nào là “thuế thu nhập”; Thực tế, nó được hiểu đơn giản là một loại thuế đánh vào thu nhập. Trong đó, thuế là một khoản tiền mà các tổ chức, cá nhân phải đóng cho Nhà nước theo quy định của pháp luật, không mang tính chất đối giá, không hoàn trả trực tiếp; Tuy nhiên, còn nhiều quan điểm khác nhau về thu nhập [36]; Ví dụ: - Theo ngôn ngữ học, thu nhập được giải thích là các khoản thu được trong một khoảng thời gian nhất định theo tháng, năm. - Theo lý thuyết về nguồn tài sản, thu nhập được xác định là tổng sản phẩm kinh tế mà hàng năm được bổ sung cho từng người từ những nguồn ổn định. - Theo lý thuyết về tăng tài sản thuần túy, thu nhập là tổng đại số của giá trị trên thị trường của các quyền lợi được hưởng dưới dạng tiêu dùng và thay đổi về giá trị trong tổng các nguồn sở hữu trong một khoảng thời gian nhất định. Qua tổng hợp, có thể thấy thu nhập là các khoản thu dưới dạng tiền tệ, hiện vật hoặc những giá trị vật chất, kinh tế mà tổ chức, cá nhân có được từ các hoạt động trong xã hội [36]. Về nguyên tắc, chỉ những thu nhập được pháp luật dự liệu, ghi nhận và đã phát sinh trên thực tế mới bị đánh thuế (trừ các trường hợp được miễn, giảm thuế theo quy định). Trong đó, thu nhập ở đây phải là những thu nhập hợp pháp; Những “thu nhập” không hợp pháp hoặc có nguồn gốc không hợp pháp như tiền/tài sản có được do trộm cắp, buôn bán ma túy, tài sản được tặng cho là do người khác phạm tội mà có hay [...]... thể nộp thu thu nhập - Theo loại thu thu nhập, có thể phân loại thành: Các biện pháp pháp lý bảo đảm việc thu, nộp thu thu nhập cá nhân; Các biện pháp pháp lý bảo đảm việc thu, nộp thu thu nhập doanh nghiệp - Theo giai đoạn của hoạt động thu, nộp thu , có thể phân loại thành: các biện pháp pháp lý bảo đảm việc thu thu thu nhập; các biện pháp pháp lý bảo đảm việc nộp thu thu nhập Ngoài ra, còn... đảm việc thu, nộp thu thu nhập ở Việt Nam hiện nay 2.1 Thực trạng quy định về những biện pháp pháp lý bảo đảm việc thu, nộp thu thu nhập ở Việt Nam hiện nay 2.1.1 Biện pháp kiểm soát thu nhập 2.1.1.1 Đối tượng chịu thu thu nhập Hiện nay, thu nhập chịu thu được ghi nhận tại điều 3 Luật thu thu nhập cá nhân, điều 3 Luật thu thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành Theo đó, thu thu. .. trong tổng thu từ thu ; - 6 tháng đầu năm 2013, thu thu nhập chiếm 41,63% tổng thu từ thu 1.2 Cơ sở lý luận về những biện pháp pháp lý bảo đảm việc thu, nộp thu thu nhập 1.2.1 Khái niệm biện pháp pháp lý bảo đảm việc thu, nộp thu thu nhập Biện pháp pháp lý được hiểu là cách làm, cách giải quyết được luật hoá, được ghi nhận trong các văn bản quy phạm pháp luật và được đảm bảo thực hiện bởi cơ quan... đó, biện pháp pháp lý bảo đảm việc thu, nộp thu thu nhập chính là cách thức đảm bảo việc thu, nộp thu thu nhập vào ngân sách Nhà nước; Cách thức này được luật hoá, được ghi nhận trong văn bản quy phạm pháp luật và được áp dụng, tác động tới cả chủ thể hành thu thu thu nhập và chủ thể nộp thu thu nhập Các biện pháp pháp lý bảo đảm việc thu, nộp thu thu nhập được hiểu như là công cụ mà pháp luật. .. của thu ngân sách Theo quan điểm của tác giả, để đảm bảo hiệu quả việc thu, nộp thu thu nhập cần áp dụng các biện pháp cơ bản: 18 (i) kiểm soát thu nhập; (ii) quản lý chủ thể tham gia quan hệ thu, nộp thu thu nhập; (iii) thanh tra, kiểm tra việc thu, nộp thu thu nhập Ở đây, cũng cần phân biệt các biện pháp pháp lý bảo đảm việc thu, nộp thu thu nhập với quản lý thu thu nhập Rõ ràng, để đảm bảo. .. hiệu quả của hoạt động thu, nộp thu thu nhập, pháp luật cần thiết có cơ chế tác động, điều chỉnh hành vi của cả chủ thể thu thu và chủ thể nộp thu Biện pháp pháp lý bảo đảm việc thu, nộp thu thu nhập chính là phương tiện, công cụ pháp luật sử dụng để đảm bảo việc thu, nộp thu thu nhập Pháp luật nước ta hiện nay không đưa ra định nghĩa quản lý thu ; Về bản chất, quản lý thu thu nhập là hoạt động của... quan hệ pháp luật dân sự Còn biện pháp pháp lý bảo đảm việc thu, nộp thu thu nhập được áp dụng trong quan hệ thu, nộp thu nhằm mục đích đảm bảo việc thu đúng, đủ số thu thu nhập theo đúng quy định của pháp luật, mang tính chất mệnh lệnh chấp hành của quan hệ pháp luật hành chính 1.2.2 Đặc điểm của biện pháp pháp lý bảo đảm việc thu, nộp thu thu nhập - Thứ nhất, đây là các biện pháp được luật hoá,... thu thu nhập chính là cá nhân, doanh nghiệp có thu nhập chịu thu Việc đóng góp của thu thu nhập vào ngân sách Nhà nước được thực hiện thông qua hoạt động nộp thu và hoạt động thu thu Theo đó, để đảm bảo hiệu quả của việc thu thu thu nhập, pháp luật điều chỉnh cả hoạt động thu thu và hoạt động nộp thu Do vậy, các biện pháp pháp lý bảo đảm việc thu, nộp thu thu nhập được áp dụng với cả chủ thể thu. .. bản như: Luật thu thu nhập cá nhân, Luật thu thu nhập doanh nghiệp; pháp luật về quản lý thu ; pháp luật về cán bộ công chức (cũng như các quy định về cán bộ công chức thu ) ; pháp luật về thanh tra, kiểm tra; pháp luật về hóa đơn chứng từ 22 1.2.3 Phân loại biện pháp pháp lý bảo đảm việc thu, nộp thu thu nhập Việc phân loại các biện pháp pháp lý bảo đảm việc thu, nộp thu thu nhập chỉ mang tính... chia thu thu nhập thành các loại tương ứng Pháp luật Việt Nam hiện hành ghi nhận thu thu nhập trong hai đạo luật riêng biệt: Luật thu thu nhập cá nhân và Luật thu thu nhập doanh nghiệp Như vậy, pháp luật nước ta phân loại thu thu nhập theo tiêu chí chủ thể có thu nhập chịu thu Hiện nay, các quy định về thu thu nhập ở Việt Nam được ghi nhận tại các văn bản quy quy phạm pháp luật cơ bản: - Với thu . việc thu, nộp thu thu nhập ở Việt Nam hiện nay. / 8 Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về thu thu nhập và những biện pháp pháp lý bảo đảm việc thu, nộp thu thu nhập 1.1. Cơ sở lý luận về thu thu. niệm biện pháp pháp lý bảo đảm việc thu, nộp thu thu nhập 18 1.2.2. Đặc điểm của biện pháp pháp lý bảo đảm việc thu, nộp thu thu nhập 20 1.2.3. Phân loại biện pháp pháp lý bảo đảm việc thu, . 2013, thu thu nhập chiếm 41,63% tổng thu từ thu . 1.2. Cơ sở lý luận về những biện pháp pháp lý bảo đảm việc thu, nộp thu thu nhập 1.2.1. Khái niệm biện pháp pháp lý bảo đảm việc thu, nộp thu

Ngày đăng: 09/07/2015, 19:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan