Hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

98 280 2
Hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ THANH HÕA HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ THANH HÕA HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC Chuyên ngành : Luật Kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Dương Đăng Huệ HÀ NỘI – 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thị Thanh Hòa MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng MỞ ĐẦU 1 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP VÀ PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP 4 1.1. Lý luận về doanh nghiệp 4 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp 4 1.1.2. Vị trí và vai trò của doanh nghiệp 11 1.1.3. Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam 14 1.2. Lý luận về pháp luật về doanh nghiệp 17 1.2.1. Khái niệm pháp luật về doanh nghiệp 17 1.2.2. Vai trò của pháp luật về doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 19 1.2.3. Nội dung pháp luật về doanh nghiệp 21 1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng nội dung pháp luật về doanh nghiệp 24 Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP CỦA VIỆT NAM 36 2.1. Thực trạng pháp luật về doanh nghiệp 36 2.1.1. Thực trạng pháp luật về thành lập và đăng ký doanh nghiệp 36 2.1.2. Thực trạng pháp luật về cơ cấu tổ chức và quản trị doanh nghiệp 45 2.1.3. Thực trạng pháp luật về tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp 55 2.2. Nhận xét chung về thực trạng pháp luật về doanh nghiệp 61 2.2.1. Ưu điểm 61 2.2.2. Khuyết điểm 63 Chương 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP 66 3.1. Yêu cầu hoàn thiện 66 3.2. Phương hướng hoàn thiện 69 3.3. Giải pháp cụ thể 72 3.3.1. Kiến nghị hoàn thiện quy định về các loại hình doanh nghiệp 72 3.3.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định về thành lập và đăng ký doanh nghiệp 75 3.3.3. Kiến nghị hoàn thiện quy định về cơ cấu tổ chức và quản trị doanh nghiệp 77 3.3.4. Kiến nghị hoàn thiện quy định về tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp 81 3.3.5. Một số kiến nghị khác 83 KẾT LUẬN 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90 DANH MụC CÁC BảNG Bảng 2.1: Bảng so sánh yêu cầu tỷ lệ biểu quyết thông qua quyết định trong công ty của một số nước……………………………………………………53 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một cuộc cải biến cách mạng từ nền kinh tế nông nghiệp trở thành nền kinh tế với công nghiệp là chủ đạo, đồng thời đó cũng là cuộc cải biến cách mạng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Để triển khai thuận lợi và thực hiện thành công sự nghiệp này đòi hỏi phải có những tiền đề cần thiết, trong đó việc mở rộng quy mô huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn là một trong những điều kiện quan trọng để công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành công. Vốn để công nghiệp hoá, hiện đại hoá có hai nguồn: nguồn vốn trong nước và nguồn vốn ngoài nước. Nguồn vốn trong nước được tích lũy từ nội bộ nền kinh tế quốc dân dựa trên cơ sở hiệu quả sản xuất, là lao động thặng dư của người lao động thuộc tất cả các thành phần kinh tế. Trong đó hiện nay doanh nghiệp là nhân tố đặc biệt quan trọng thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế; là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước; là đơn vị sản xuất hàng hoá, dịch vụ đáp ứng nhu cầu chủ yếu của toàn xã hội. Mặt khác, một trong những mục tiêu quan trọng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là phân bổ tốt nguồn vốn, nguồn lao động, nguồn tài nguyên vào nơi đem lại nhiều nhất lợi nhuận và giá trị thặng dư cho xã hội. Nhiều số liệu thực tế đã chứng minh, trên cùng một đơn vị vốn, lao động và tài nguyên thì doanh nghiệp là bộ phận đem lại giá trị thặng dư cao nhất. Hiện nay, đầu tư thành lập doanh nghiệp đang là xu hướng chung của tổ chức, cá nhân trong mọi nền kinh tế. Để điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp, Nhà nước đã ban hành Luật Doanh nghiệp năm 2005 và hàng loạt nghị định hướng dẫn thi hành. Những văn bản này đã có những tác động tích cực trong việc tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng; thúc đẩy huy động vốn, phát triển và mở rộng kinh doanh của các doanh nghiệp; góp phần gia tăng tốc độ tăng trưởng và giải quyết các vấn đề xã hội. Tuy vậy, thực tế cũng cho thấy, việc triển khai thực hiện Luật Doanh nghiệp trong 8 2 năm qua đã gây ra không ít vướng mắc, hạn chế đối với yêu cầu hoàn thiện và nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh nói chung và phát triển doanh nghiệp nói riêng; đã ghi nhận rất nhiều bất cập khi các quy định trong luật còn chưa rõ ràng, chồng chéo và không đáp ứng kịp thời với sự biến đổi của nền kinh tế, sự chuyển đổi của các cơ chế quản lý nhà nước và nhu cầu phát triển nhanh, mạnh của cộng đồng doanh nghiệp. Xuất phát từ những bất cập nêu trên, đồng thời ý thức được Luật Doanh nghiệp là một đạo luật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc đầu tư vốn thành lập doanh nghiệp và quyền tự do kinh doanh của công dân đã được Hiến pháp ghi nhận, tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” để nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình. Từ nghiên cứu này sẽ tổng kết, đánh giá những ưu nhược điểm, các tồn tại, hạn chế, bất cập của Luật Doanh nghiệp năm 2005. Quan trọng hơn, tôi mong muốn sẽ đề xuất được những kiến nghị hữu ích đối với việc sửa đổi, hoàn thiện Luật Doanh nghiệp năm 2005, đáp ứng mục tiêu tạo lập môi trường kinh doanh cạnh tranh, thông thoáng, bình đẳng, làm động lực cho việc thu hút các nguồn lực trong nước cũng như nước ngoài, góp phần thúc đẩy các loại hình doanh nghiệp phát triển toàn diện, tự do có trật tự; huy động được ngày càng nhiều vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, khuyến khích mọi công dân làm giàu cho mình và cho đất nước. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nội dung, quy định về bản chất pháp lý của các loại hình doanh nghiệp; về thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh; về tổ chức quản lý doanh nghiệp; về cấu trúc vốn của doanh nghiệp; về tổ chức lại, giải thể, phá sản doanh nghiệp. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là Luật Doanh nghiệp năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành. 3 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở những vấn đề lý luận về doanh nghiệp và pháp luật về doanh nghiệp; phân tích những nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam về doanh nghiệp nói chung và từng loại hình doanh nghiệp nói riêng, từ đó đưa ra những ưu, nhược điểm của pháp luật Việt Nam về vấn đề này; đề xuất những quan điểm cá nhân về định hướng và những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp để pháp luật này trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay tại Việt Nam. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật; các quan điểm, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội nói chung; về vị trí, vai trò của doanh nghiệp vàpháp luật doanh nghiệp nói riêng. Luận văn đã kết hợp sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau, như phương pháp tổng hợp và phân tích; phương pháp thống kê; phương pháp so sánh và đối chiếu; kết hợp nghiên cứu lý luận với thực tiễn Các phương pháp nghiên cứu này được thực hiện trên nền tảng của phương pháp duy vật lịch sử, duy vật biện chứng. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về doanh nghiệp và pháp luật về doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng pháp luật về doanh nghiệp của Việt Nam Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp 4 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP VÀ PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP 1.1. Lý luận về doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp Sự hình thành các doanh nghiệp là quy luật tất yếu khách quan của nền kinh tế. Sản xuất hàng hoá khi phát triển đến một mức độ nhất định sẽ tất yếu nảy sinh nhu cầu mở rộng kinh doanh. Chính nhu cầu về vốn và nhu cầu chia sẻ rủi ro đã thúc đẩy các nhà đầu tư liên kết lại với nhau, tổ chức theo một cấu trúc nhất định để tiến hành sản xuất kinh doanh. Nhưng không chỉ là quy luật khách quan của nền kinh tế, sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp còn bị tác động bởi yếu tố chủ quan, tuỳ thuộc vào điều kiện chính trị - xã hội khác nhau trong từng thời kỳ lịch sử. Theo đó, khái niệm doanh nghiệp, tương ứng với mỗi giai đoạn, mỗi quốc gia, mỗi khu vực lại có những cách hiểu không đồng nhất. Hiện nay, trong điều kiện đất nước ta đang tiến vào thời kỳ hội nhập, với ý nghĩa tạo tiền đề lý luận cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp, quan điểm về doanh nghiệp cần được tiếp cận phù hợp với xu hướng phổ biến, đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để thống nhất cách hiểu về doanh nghiệp, chúng ta cần xem xét khái niệm doanh nghiệp từ hai góc độ: kinh tế - xã hội và pháp lý, gắn với những yếu tố của nền kinh tế thị trường. Dưới góc độ kinh tế - xã hội, các doanh nghiệp được coi là thành tố cơ bản của hệ thống kinh tế - xã hội, tuy nhiên dưới góc độ này khái niệm doanh nghiệp cũng được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Trong tiếng Anh, theo từ điển Black’ law dictionary “doanh nghiệp (Enterprise)” có nghĩa là hoạt động [...]... phát triển, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 1.2.3 Nội dung pháp luật về doanh nghiệp Theo nghĩa rộng, đối tượng điều chỉnh của pháp luật về doanh nghiệp là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp Còn theo nghĩa hẹp, đối tượng điều chỉnh của pháp luật về doanh nghiệp là các quan hệ pháp luật về tổ chức doanh nghiệp, đó là... chia doanh nghiệp ra làm hai nhóm chủ yếu là hãng kinh doanh và công ty; ở các nước theo hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa thì doanh nghiệp được chia thành hai nhóm là doanh nghiệp cá nhân và công ty; doanh nghiệp theo hệ thống pháp luật của Trung Quốc gồm hộ cá thể, doanh nghiệp cá thể (doanh nghiệp tư nhân), hợp danh, doanh nghiệp tập thể, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài... như doanh nghiệp Vì vậy, hợp tác xã phải là một loại hình doanh nghiệp được điều chỉnh bằng luật riêng - Luật Hợp tác xã, cũng giống như doanh nghiệp nhà nước được quy định trong Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003; công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân được quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 1999 hay doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước. .. lĩnh vực cấm kinh doanh hoặc hạn chế kinh doanh 19  Pháp luật về doanh nghiệp quy định thủ tục đăng ký kinh doanh cho các nhà đầu tư  Pháp luật về doanh nghiệp quy định các hình thức doanh nghiệp để các nhà đầu tư lựa chọn  Pháp luật về doanh nghiệp quy định các quyền và nghĩa vụ cụ thể của nhà đầu tư trong tổ chức hoạt động của doanh nghiệp như tổ chức bộ máy quản lý nội bộ của doanh nghiệp; mở rộng,... cá nhân khi họ dùng vốn và tài sản để đầu tư kinh doanh Với quy định về quyền và nghĩa vụ của người góp vốn vào doanh nghiệp, pháp luật về doanh nghiệp thể hiện vai trò tiếp tục phát triển các quy định về sở hữu đổi với tài sản trong kinh doanh Tính đặc thù của các quy định về sở hữu trong pháp luật về doanh nghiệp thể hiện ở chỗ pháp luật về doanh nghiệp bảo vệ quyền sở hữu tài sản trong trạng thái... nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam hoặc doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại 1.2 Lý luận về pháp luật về doanh nghiệp 1.2.1 Khái niệm pháp luật về doanh nghiệp Pháp luật là một chỉnh thể thống nhất, ra đời và phát triển gắn liền với sự xuất hiện của Nhà nước và tiến bộ xã hội Hệ thống pháp luật có sự thay đổi về nội dung,... ký doanh nghiệp  Quy định về cơ cấu tổ chức và quản trị doanh nghiệp  Quy định về cấu trúc vốn của doanh nghiệp  Quy định về tổ chức lại, giải thể, phá sản doanh nghiệp Theo nghĩa này, pháp luật về doanh nghiệp là một bộ phận của pháp luật kinh tế, có mối quan hệ mật thiết với những ngành luật khác như Luật Dân sự, Luật Thuế, Luật Thương mại… 18 Việc phân biệt đối tượng, phạm vi điều chỉnh của pháp. .. pháp lý cơ bản của doanh nghiệp về hoạt động kinh doanh thể hiện ở chỗ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình, thậm chí vượt ra khỏi phạm vi những tài sản đó về những cam kết tài chính, nợ nần trong kinh doanh Trước đây, pháp luật về doanh nghiệp đã công nhận tư cách chủ thể của doanh nghiệp nhà nước; công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty cổ phần; công ty hợp danh; doanh nghiệp. .. Trong sự vận động của hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật về doanh nghiệp - một bộ phận cơ bản của pháp luật kinh tế Việt Nam cũng có những bước phát triển nhất định Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có định nghĩa thống nhất về lĩnh vực pháp luật này Về mặt lý luận, có thể xem xét pháp luật về doanh nghiệp dưới hai góc độ: theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp Theo nghĩa rộng, pháp luật về doanh nghiệp. .. định nghĩa pháp luật về doanh nghiệp theo nghĩa rộng như sau: Pháp luật về doanh nghiệp là những quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và tiến hành hoạt động của các doanh nghiệp Theo đó, pháp luật về doanh nghiệp bao gồm cả những quy phạm điều chỉnh quan hệ xã hội thuộc các ngành pháp luật khác nhau như Luật Dân sự, Luật Môi . ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ THANH HÕA HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT. 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ THANH HÕA HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC Chuyên ngành : Luật. quyền tự do kinh doanh của công dân đã được Hiến pháp ghi nhận, tôi đã chọn đề tài Hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để nghiên

Ngày đăng: 09/07/2015, 18:55

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan