Nâng cao chất lượng xây dựng gia đình văn hóa ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay

134 697 2
Nâng cao chất lượng xây dựng gia đình văn hóa ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ  NGUYỄN CÔNG ĐỨC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở TỈNH THÁI NGUYÊN HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2011 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - NGUYỄN CÔNG ĐỨC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở TỈNH THÁI NGUYÊN HIỆN NAY Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học Mã số: 60 22 85 LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN SƠN HÀ NỘI - 2011 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HOÁ 7 1.1. Gia đình là gì? 7 1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về gia đình và vai trò của gia đình đối với sự phát triển của xã hội 11 1.3. Tư tưởng của Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về gia đình và xây dựng gia đình văn hóa Việt Nam 19 1.3.1. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về gia đình và xây dựng gia đình văn hoá 19 1.3.2. Quan niệm của Đảng ta về gia đình và gia đình văn hoá 26 1.4. Tiêu chí của gia đình văn hóa ở nước ta hiện nay 33 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở TỈNH THÁI NGUYÊN HIỆN NAY 47 2.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên hiện nay 47 2.1.1. Khái quát về đặc điểm địa, lý tự nhiên 47 2.1.2. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh 50 2.2. Thực trạng việc xây dựng gia đình văn hóa ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay 54 2.2.1. Thực trạng của công tác xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế hộ gia đình 55 2.2.2. Thực trạng của công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình và thực hiện nếp sống mới 61 2.2.3. Những kết quả đạt được và hạn chế của cuộc vận động xây dựng gia đình văn hoá 72 2.2.4. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế của công tác xây dựng gia đình văn hoá ở tỉnh Thái Nguyên 78 2.3. Phương hướng và giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng xây dựng gia đình văn hóa của tỉnh Thái Nguyên hiện nay 80 2.3.1. Phương hướng cơ bản nâng cao chất lượng xây dựng gia đình văn hoá ở Thái Nguyên hiện nay 80 2.3.2. Những nhóm giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng xây dựng gia đình văn hoá 86 2.4. Một số kiến nghị 99 KẾT LUẬN 104 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 106 PHỤ LỤC 111 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có hạnh phúc, yên ấm thì xã hội mới yên ổn và phát triển được. Từ xa xưa, cha ông ta đã rất coi trọng việc vun đắp hạnh phúc gia đình và gìn giữ truyền thống gia đình. Trong thời đại ngày nay, mặc dù cuộc sống có nhiều thay đổi, những gia đình có ba, bốn thế hệ cùng chung sống ít dần đi, nhưng những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống Việt Nam vẫn được trân trọng và trao truyền cho các thế hệ tiếp nối. Ngay trong học thuyết lý luận của mình, chủ nghĩa Mác-Lênin cũng đã đi sâu nghiên cứu toàn diện về gia đình trong lịch sử, đã chỉ rõ vai trò của gia đình, sự biến đổi và phát triển của gia đình trong đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và qua đó đề ra những định hướng cơ bản nhằm xây dựng gia đình trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Đây là một trong những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa xã hội (CNXH) khoa học, nó có ý nghĩa lý luận to lớn nhằm đáp ứng những đòi hỏi cấp thiết của sự nghiệp đổi mới hiện nay. Đối với Việt Nam, Đảng ta đã xác định rõ vị trí, vai trò của xây dựng gia đình văn hoá đối với sự phát triển của xã hội. Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 21/2/2005 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh tới vai trò của gia đình, những khó khăn và thách thức đối với sự nghiệp công nghiệp hoá (CNH), hiện đại hoá (HĐH) đất nước. Nghị quyết Đại hội X của Đảng một lần nữa nhấn mạnh: “Phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, thích ứng với những đòi hỏi của quá trình CNH, HĐH. Xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, tạo mọi nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. 2 Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: “Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn. Hạt nhân của xã hội là gia đình”. Những lời dạy của Bác đến nay vẫn có tính thời sự, khẳng định giá trị hết sức to lớn của gia đình, cũng như trách nhiệm của mỗi người trong việc xây dựng gia đình thực sự là tổ ấm hạnh phúc, đồng thời xây dựng một hình ảnh đẹp về con người và đất nước Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Trong đời sống xã hội của chúng ta, vấn đề xây dựng gia đình văn hoá đã được Đảng và Nhà nước ta coi đây là một trong những chủ trương lớn, được nhiều địa phương hưởng ứng, thực hiện, đã trở thành phong trào rộng khắp trên cả nước, tuy nhiên trong quá trình thực hiện đã nảy sinh nhiều vấn đề đòi hỏi các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học phải nghiên cứu, tổng kết và đánh giá cụ thể tại từng vùng, từng địa phương, thành phần dân tộc… qua đó phát hiện, nhân rộng những hộ gia đình văn hoá, những điển hình tiên tiến; phổ biến cách làm hay, giải quyết những điểm chưa phù hợp để qua đó có giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng gia đình văn hoá. Tuy nhiên, do sự phát triển của xã hội, do ảnh hưởng tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường, nhiều giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống Việt Nam cũng bị ảnh hưởng như tình trạng ly hôn, hiện tượng xao nhãng việc dạy dỗ con cái, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình còn “lỏng lẻo” và nhất là còn tình trạng bạo lực trong gia đình… đã làm mất đi những giá trị, chuẩn mực của gia đình trước đây, đây là những hiện tượng chúng ta cần kiên quyết loại trừ. Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, có nền văn hoá truyền thống đặc trưng của mỗi tộc người. Sự phát triển của văn hoá gia đình là nét độc đáo, đặc trưng cho nơi đây, là yếu tố gắn kết mọi người, tạo sự phát triển bền vững của cộng đồng. Tuy nhiên việc xây dựng đời sống văn hóa của các gia đình ở nhiều nơi còn bất cập; bên cạnh những mặt tích cực thì còn xuất hiện tư tưởng gia trưởng, lạc hậu, trọng nam khinh nữ, tình trạng bạo lực và ly hôn trong gia đình, nhất là trong đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn diễn ra… Chính vì thế, xây dựng gia 3 đình văn hóa hiện nay là một trong những vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, nhằm phát huy tốt các giá trị của gia đình; là động lực quan trọng quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần tích cực xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh vì mục tiêu dân giàu nước mạnh. Do đó tác giả đã chọn hướng nghiên cứu đề tài: “Nâng cao chất lượng xây dựng gia đình văn hóa ở Tỉnh Thái Nguyên hiện nay” làm luận văn Thạc sỹ cho mình. Hy vọng những kết quả nghiên cứu sẽ góp phần nâng cao nhận thức và năng lực hoạt động thực tiễn của bản than, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn trong việc nâng cao chất lượng đời sống xã hội của người dân ở Tỉnh Thái Nguyên nói riêng và cả nước nói chung. 2. Tình hình nghiên cứu Nói đến vấn đề gia đình, từ trước đây ngay trong lý luận của mình trong tác phẩm: “Nguồn gốc của gia đình của chế độ tư hữu và Nhà nước” của Ph.Ăngghen toàn tập, tập 21, nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội năm 1995 đã đề cập đến một số vấn đề liên quan đến gia đình như: các hình thức gia đình, tình yêu, hôn nhân… Ở nước ta, ngay từ những ngày đầu cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam rất quan tâm đến các vấn đề gia đình và xây dựng gia đình mới - gia đình văn hóa. Gần đây nó càng được nhấn mạnh trong các Nghị quyết Trung ương và trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, X và XI. Có thể nói việc xây dựng, nâng cao chất lượng gia đình văn hóa là vấn đề của mọi dân tộc và thời đại, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt quan trong vài năm trở lại đây, vấn đề gia đình nổi lên như một tiêu điểm trọng yếu được rất nhiều các nhà nghiên cứu, các nhà xã hội đi sâu tìm hiểu, quan tâm dưới nhiều góc độ khác nhau. Có thể thấy rõ điều đó qua rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học, các cuốn sách, bài viết như: - “Từ điển văn hóa” của Phạm Trường Khang, Hoàng Lê Minh đã giải thích rõ về văn hóa gia đình qua các cách tiếp cận khác nhau và vấn đề liên quan. 4 - “Văn hóa gia đình Việt Nam” của GS. Vũ Ngọc Khánh đã cho thấy được đặc trưng của gia đình văn hóa Việt Nam từ xưa đến nay và nêu ra được thực trạng của vấn đề gia đình ở Việt Nam. - “Một số vấn đề về gia đình và gia đình Việt Nam hiện nay” của TS. Phạm Công Nhất đã đưa ra quan niệm rõ ràng, đầy đủ về gia đình và gia đình Việt Nam hiện nay; khẳng định vị trí, vai trò của gia đình đối với sự phát triển xã hội. - “Cuộc sống và biến động của hôn nhân, gia đình Việt Nam hiện nay” của GS. Lê Thi đã cho thấy sự biến đổi, vận động của hôn nhân gia đình trong xã hội hiện nay. - “Văn hóa gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ em” của Lê Như Hoa đã nghiên cứu về vai trò và tác động của văn hóa gia đình tới sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ em, những ảnh hưởng của nó với xã hội. - “Gia đình trong giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên” của TS. Nguyên Linh thì bàn về vai trò của gia đình đối với việc giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên. - “Gia đình, trẻ em và sự kế thừa các giá trị truyền thống” của PGS, TS. Đặng Cảnh Khanh đã nêu ra vai trò của gia đình văn hóa qua việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống dân tộc. - “Danh hiệu “Gia đình văn hoá” - giá trị tích hợp của văn hoá gia đình Việt Nam ngay nay của Vũ Thị Huệ đã đánh giá, nêu ra tiêu trí xây dựng gia đình văn hoá hiện nay. Ngoài ra trên các tạp chí, các báo trong những năm vừa qua cũng đã thường xuyên đề cập về vấn đề gia đình văn hóa của các nhà nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến gia đình như: “Gia đình Việt Nam hiện nay: truyền thống hay hiện đại?” của TS. Nguyễn Thị Thường, Tạp chí Lý luận chính trị số 253/1999; “Tư tưởng Nho giáo về gia đình và việc xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay” của Minh Anh, Tạp chí Triết học; “Văn hóa gia đình và xây dựng gia đình văn hóa trong thời kỳ hội nhập” của ThS Trần Thị Tuyết 5 Mai, Tạp chí Cộng sản 09/2008; “Gia đình là tế bào của xã hội” của Quỳnh Nga, Tạp chí Tuyên giáo 05/2009; “Phân tầng xã hội ở nước ta qua điều tra mức sống hộ gia đình” của TS. Lê Văn Toàn, Tạp chí Cộng sản 08/2008; “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác xây dựng gia đình văn hóa” của Phan Văn Phờ - Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh Quảng Nam, Tạp chí Tuyên giáo 05/2009; “Hôn nhân xuyên quốc gia và vấn đề giáo dục gia đình văn hóa” của Th.S Đinh Văn Quảng trên http://Giadinh.net.vn 02/2007… Đây là những nguồn tài liệu quý giá để tác giả nghiên cứu tham khảo và kế thừa những nội dung hợp lý nhằm triển khai có hiệu quả đề tài nghiên cứu của mình. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào về vấn đề nâng cao chất lượng xây dựng gia đình văn hóa ở tỉnh Thái Nguyên. Bởi vậy, tác giả chọn đề tài này hướng nghiên cứu của mình. Luận văn có nhiệm vụ kế thừa và tiếp thu có chọn lọc kết quả của các công trình nghiên cứu trước đó. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận và đánh giá đúng thực trạng xây dựng gia đình văn hóa của Tỉnh Thái Nguyên, luận văn đề xuất những phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng gia đình văn hóa của Tỉnh. 3.2. Nhiệm vụ Một là: Trình bày một số lý luận chung về vấn đề gia đình và gia đình văn hóa hiện nay. Hai là: Làm rõ thực trạng đời sống của các hộ gia đình, tình hình xây dựng gia đình văn hóa mới ở Tỉnh Thái Nguyên để thấy được những mặt tích cực, làm được, mặt hạn chế, yếu kém. Ba là: Bước đầu có những đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xây dựng gia đình văn hóa ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay. 6 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung làm rõ vấn đề về nâng cao chất lượng xây dựng gia đình văn hóa của tỉnh Thái Nguyên hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Vì yêu cầu và điều kiện của đề tài luận văn nên tác giả đã tiến hành khảo sát thực tế việc xây dựng gia đình văn hóa tại một số huyện, thành phố, thị xã của tỉnh Thái Nguyên hiện nay. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về vấn đề gia đình. Đồng thời kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà xã hội về vấn đề gia đình văn hóa. Phương pháp nghiên cứu của luận văn trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, luận văn lựa chọn và sử dụng các phương pháp thu thập và xử lý thông tin, phân tích tài liệu, tư liệu, phương pháp tổng hợp - thống kê, điều tra xã hội học, khảo sát thực tế… để tiếp cận, giải quyết những vấn đề đặt ra của đề tài luận văn. 6. Đóng góp của luận văn Đề tài nghiên cứu thành công sẽ giúp cho các cơ quan ban, ngành của tỉnh Thái Nguyên định hướng chính sách, biện pháp nâng cao chất lượng xây dựng gia đình văn hóa. Đồng thời cũng làm tài liệu tham khảo nhằm phục vụ nâng cao chất lượng giảng dạy, nhất là cho các trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 2 chương, 8 tiết: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng gia đình văn hóa. Chƣơng 2: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng gia đình văn hóa ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay. [...]... thừa, vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về gia đình và xây dựng gia đình văn hoá, Đảng ta cũng có nhiều chủ trương, chính sách nhằm đề cao vai trò của gia đình và nâng cao chất lượng xây dựng gia đình văn hoá 1.3.2 Quan niệm của Đảng ta về gia đình và gia đình văn hoá Tinh thần quan tâm đến gia đình và xây dựng gia đình văn hoá của Đảng và Nhà nước ta mang tính chất nhất quán và rất rõ ràng Tại... tưởng lý luận đó vào thực tiễn Việt Nam nhằm xây dựng, phát huy được giá trị của gia đình trong xã hội hiện nay 1.3 Tƣ tƣởng của Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về gia đình và xây dựng gia đình văn hóa Việt Nam 1.3.1 Tư tưởng của Hồ Chí Minh về gia đình và xây dựng gia đình văn hoá Kế thừa và phát triển những quan điểm của C.Mác - Ph.Ăngghen, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ rõ: “Rất quan tâm đến gia. .. Xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt Hạt nhân của xã hội là gia đình Những ý kiến chỉ dẫn của Người cho thấy tầm quan trọng to lớn của việc xây dựng gia đình mới, và chỉ có xây dựng gia đình mới thì mới có nông thôn mới Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng gia đình mới gắn bó chặt chẽ giữa gia đình theo nghĩa hẹp, với gia đình theo nghĩa rộng, chăm lo gia đình nhỏ là chăm... trào xây dựng gia đình mới không bị rơi vào xu hướng tả hoặc hữu, kìm hãm sự phát triển của xã hội Phong trào xây dựng gia đình mới được Hồ Chí Minh nhen nhóm ngọn lửa từ đó Đánh dấu mốc bắt đầu từ năm 1960, từ sáu gia đình tại thôn Ngọc Tỉnh, xã Ngọc Long, tỉnh Hưng Yên Sáu gia đình gương mẫu tham gia xây dựng Hợp tác xã ở thôn Ngọc Tỉnh, xã Ngọc Long đã tình nguyện đi đầu xây dựng gia đình văn hoá... chỉ với phong trào xây dựng gia đình mới - gia đình văn hoá, với phong trào xây dựng đời sống mới mà nó còn có ý nghĩa khẳng định quan điểm kế thừa trong phát triển Quá trình thực hiện những tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt ấy với phong trào xây dựng gia đình văn hoá, Đảng ta đã bắt nhịp được với hơi thở của cuộc sống, với những tín hiệu về xây dựng gia đình tốt đẹp của cuộc sống - gia đình mới, từ đó mà... vật chất, văn hoá của gia đình [9, tr.95] Chủ trương xây dựng gia đình mới” lại được nhấn mạnh tại Đại hội VII của Đảng Trong văn kiện Đại hội VII của Đảng khẳng định: Xây dựng gia đình văn hoá có ý nghĩa rất quan trọng trong tình hình hiện nay, góp phần phát triển lực lượng sản xuất, ổn định và cải thiện đời sống, thực hiện kế hoạch hóa dân số, giữ gìn và phát huy những truyền thống đạo đức, văn. .. lý tốt của gia đình Việt Nam Nêu cao vai trò gương mẫu của các bậc cha mẹ Coi trọng xây dựng gia đình văn hoá Xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa gia đình, nhà trường và xã hội” [12, tr.112] Với sự cố gắng lớn, năm 2000, Nhà nước ta đã xây dựng Luật Hôn nhân và Gia đình mới Luật Hôn nhân và Gia đình mới được ban hành, có thể nói nó là văn bản pháp luật phù hợp với điều kiện mới của gia đình trong... đặt việc xây dựng gia đình trong nhiệm vụ xây dựng nông thôn, đặt nhiệm vụ xây dựng nông thôn trong công cuộc xây dựng CNXH Nông thôn nước ta chiếm hơn 90% dân số, trong đó phụ nữ là một lực lượng đáng kể Quan tâm đúng mức đến phụ nữ là thể hiện truyền thống nhân văn của dân tộc, là quan tâm đến gia đình, đến xây dựng nông thôn mới, cũng là xây dựng xã hội mới Theo Người, quan tâm đến gia đình nhỏ... Yên Mỹ đã có phong trào xây dựng gia đình văn hoá và tại Hội nghị văn hoá toàn miền Bắc, xã Ngọc Long được Bộ Văn hoá khẳng định là “quê hương gia đình văn hoá”, được chọn là điển hình tiên tiến để làm đầu tầu nhân điển hình toàn miền Bắc Đến năm 1973, cũng ở Hải Hưng, Ban vận động xây dựng nếp sống văn minh - gia 20 đình văn hoá đã sửa đổi bổ sung thành năm tiêu chuẩn gia đình văn hoá: lao động sản... hệ gia đình cũng bị thay đổi Quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về vấn đề gia đình không những tạo cơ sở cho sự nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò to lớn của gia đình với xã hội, về quy luật vận động phát triển của gia đình mà còn trang bị cho 18 chúng ta nội dung, phương pháp luận quan trọng trong chỉ đạo thực tiễn xây dựng gia đình mới - gia đình văn hoá Vì vậy, tư tưởng quá nhấn mạnh đến gia đình, . chế của công tác xây dựng gia đình văn hoá ở tỉnh Thái Nguyên 78 2.3. Phương hướng và giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng xây dựng gia đình văn hóa của tỉnh Thái Nguyên hiện nay 80 2.3.1 Phương hướng cơ bản nâng cao chất lượng xây dựng gia đình văn hoá ở Thái Nguyên hiện nay 80 2.3.2. Những nhóm giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng xây dựng gia đình văn hoá 86 2.4. Một. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về gia đình và xây dựng gia đình văn hoá 19 1.3.2. Quan niệm của Đảng ta về gia đình và gia đình văn hoá 26 1.4. Tiêu chí của gia đình văn hóa ở nước ta hiện nay 33

Ngày đăng: 09/07/2015, 17:50

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU

  • 1.1. Gia đình là gì?

  • 1.3.2. Quan niệm của Đảng ta về gia đình và gia đình văn hoá

  • 1.4. Tiêu chí của gia đình văn hóa ở nƣớc ta hiện nay

  • 2.1.1. Khái quát về đặc điểm địa, lý tự nhiên

  • 2.1.2. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh

  • KẾT KUẬN

  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • PHỤ LỤC

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan