Tác động của khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Hải Dương

109 750 1
Tác động của khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế  xã hội ở tỉnh Hải Dương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG TÁC ĐỘNG CỦA KHU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH HẢI DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2012 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG TÁC ĐỘNG CỦA KHU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH HẢI DƯƠNG Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 60 31 01 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS NGUYỄN ĐÌNH KHÁNG HÀ NỘI - 2012 5 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 6 1.1. Khu công nghiệp và tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội 6 1.2. Những nhân tố chủ yếu chi phối tác động của khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội 25 1.3. Kinh nghiệm của một số tỉnh về xử lý tác động tiêu cực trong phát triển khu công nghiệp 33 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH HẢI DƯƠNG 43 2.1. Sự ra đời và phát triển các khu công nghiệp ở tỉnh Hải Dƣơng 43 2.2. Đánh giá những tác động của các khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Hải Dƣơng 56 Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA KHU CÔNG NGHIỆP VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH HẢI DƢƠNG 74 3.1. Phƣơng hƣớng phát triển các khu công nghiệp ở tỉnh Hải Dƣơng 74 3.2. Giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực và hạn chế tiêu cực của các khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Hải Dƣơng 82 KẾT LUẬN 97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98 6 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH : Chủ nghĩa xã hội CTCP : Công ty cổ phần KCN : Khu công nghiệp KCNC : Khu công nghệ cao KCX : Khu chế xuất KH - CN : Khoa học - Công nghệ KT - XH : Kinh tế - Xã hội NĐ : Nghị định NQ : Nghị quyết TU : Tỉnh ủy UBND : Ủy ban nhân dân 7 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1: Các KCN tỉnh Đồng Nai 35 Bảng 2.1: Một số khoáng sản chủ yếu của tỉnh Hải Dƣơng 46 Bảng 2.2: Các khu công nghiệp phát triển giai đoạn 2010 - 2020 48 Bảng 2.3: Tổng hợp một số chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN 60 Bảng 2.4: Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của KCN 64 Bảng 2.5: Hiện trạng môi trƣờng không khí tại 4 điểm của tỉnh Hải Dƣơng 68 Bảng 3.1: Dự báo tốc độ tăng trƣởng GDP và cơ cấu khu vực kinh tế 76 Bảng 3.2: Dự báo giá trị sản xuất công nghiệp 77 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển khu công nghiệp là một giải pháp quan trọng nhằm thu hút vốn đầu tƣ thúc đẩy công nghiệp phục vụ nhu cầu trong nƣớc và xuất khẩu, đồng thời tạo điều kiện bảo vệ môi trƣờng sinh thái bảo đảm phát triển bền vững. Ở nƣớc ta, năm 1991, Đảng và Nhà nƣớc có chủ trƣơng triển khai thí điểm việc thực hiện giải pháp quan trọng này. Từ đó đến nay, cả nƣớc đã có gần 200 khu công nghiệp với các quy mô, loại hình đƣợc phân bổ hầu khắp các tỉnh, thành phố. Sự phát triển các khu công nghiệp đã góp phần to lớn vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Các khu công nghiệp trở thành điểm thu hút các nguồn đầu tƣ nƣớc ngoài, đón nhận các tiến bộ khoa học kỹ thuật và tạo ra những nhân tố quan trọng thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Hải Dƣơng là tỉnh mới đƣợc tái lập từ 1/1/1997, thuộc một trong 8 tỉnh của vùng kinh tế trọng điểm ở đồng bằng Bắc Bộ với hệ thống giao thông thuỷ, bộ, đƣờng sắt thuận lợi. Hải Dƣơng trở thành địa bàn cung cấp hàng hoá quan trọng đồng thời tham gia trung chuyển hàng hoá giữa hệ thống cảng biển với các tỉnh và thành phố lớn ở phía Bắc. Trong tƣơng lai, Hải Dƣơng là trọng điểm thu hút, phát triển công nghiệp, du lịch, thƣơng mại và trở thành một trong các đô thị lớn trong vùng. Trong xu thế phát triển chung của cả nƣớc, tỉnh Hải Dƣơng đã có 10 khu công nghiệp với diện tich 2.087 ha. Sự phát triển khu công nghiệp ở Hải Dƣơng trong thời gian qua đã góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tiến bộ, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động, thu hút vốn và công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiến bộ của nhiều nƣớc trên thế giới. Đồng thời, sự phát triển khu công nghiệp đã tạo điều kiện cho sự ra đời các khu đô thị, nâng cao chất lƣợng đời sống dân cƣ. Tuy nhiên, trong gần 20 năm qua, sự phát triển 2 các khu công nghiệp ở tỉnh Hải Dƣơng đã bộc lộ những bất cập trong giải quyết vấn đề môi trƣờng sinh thái, việc làm, thu nhập của ngƣời dân mất đất, sự quá tải của hệ thống kết cấu hạ tầng Những bất cập đó đang là lực cản cho việc phát huy vai trò của các khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, gây ra những bức xúc trong xã hội. Nhằm góp phần vào giải quyết những bức xúc này, đề tài “Tác động của khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Hải Dương” đã đƣợc lựa chọn làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị, đề tài này vừa có ý nghĩa về mặt lý luận vừa có ý nghĩa thực tiễn không chỉ đối với tỉnh Hải Dƣơng mà còn đối với nhiều tỉnh, vùng trong cả nƣớc. 2. Tình hình nghiên cứu Kể từ khi Đảng, Nhà nƣớc ta có chủ trƣơng xây dựng và phát triển các khu công nghiệp đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này, tiêu biểu là: - Nguyễn Mạnh Đức, Lê Quang Anh (2000), “Hướng dẫn đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao ở Việt Nam”, Nxb Thống kê. - Bộ kế hoạch và đầu tƣ (2004), “Kinh nghiệm thế giới về phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất và đặc khu kinh tế” - Trƣơng Thị Minh Sâm (2005), “Các giải pháp nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả quản lý nhà nước, bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp, khu chế xuất”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội - Vũ Huy Hoàng (2007), “Tổng quan về hoạt động của các khu công nghiệp”, kỷ yếu khu công nghiệp, khu chế xuất Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh - GS,TS Trần Văn Chử (2006), “Tài nguyên thiên nhiên môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3 - TS Nguyễn Thị Hƣờng (2009), “Chính sách thương mại và công nghiệp nhằm phát triển bền vững công nghiệp Việt Nam”, Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp Bộ, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Một số đề tài dƣới dạng luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ nghiên cứu vấn đề này nhƣ: - Nguyễn Xuân Hinh (2005), “Quy hoạch xây dựng và phát triển khu công nghiệp Việt Nam trong thời kỳ đổi mới”, Luận án tiến sĩ kinh tế tại trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân - Trần Văn Phùng (2009), “Nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội các khu công nghiệp miền Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế tại Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Lê Hồng Yến (2008), “Hoàn thiện chính sách cơ chế quản lý Nhà nước đối với các khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay (qua thực tiễn khu công nghiệp các tỉnh phía Bắc)”, Luận án tiến sĩ tại trƣờng Đại học Thƣơng Mại. - Hà Thị Thúy (2010), “ Các khu công nghiệp với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Giang”, Luận văn thạc sĩ kinh tế tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. - Đinh Hoàng Dũng (2009), “Phát triển khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh theo hướng bền vững”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên tập trung vào những vấn đề chung trên phạm vi tổng thể cả nƣớc hoặc trên địa bàn một vùng, một tỉnh khác, trong đó chủ yếu nghiên cứu dƣới góc độ quản lý kinh tế, kinh tế phát triển và có một số đề tài nghiên cứu kinh tế chính trị nhƣng lại trên địa bàn tỉnh khác. Đến nay, ở Hải Dƣơng chƣa có công trình khoa học nào dƣới góc độ kinh tế chính trị nghiên cứu về tác động của khu công nghiệp với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Đề tài mà học viên lựa chọn nghiên cứu không trùng với các công trình khoa học đã công bố. 4 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn - Mục đích: Trên cơ sở hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản, luận văn đánh giá tác động của khu công nghiệp (bao gồm các khu công nghiệp, khu chế xuất và cụm công nghiệp) để đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực và ngăn ngừa những tiêu cực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Hải Dƣơng - Nhiệm vụ: + Hệ thống hoá cơ sở lý luận, thực tiễn về tác động của các khu công nghiệp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn một tỉnh. + Đánh giá thực trạng tác động của các khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Hải Dƣơng. + Đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm phát huy tốt mặt tích cực và ngăn ngừa, hạn chế những tác động tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình phát triển các khu công nghiệp này. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu tác động của các khu công nghiệp (gồm khu công nghiệp, khu chế xuất và cụm công nghiệp) đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Hải Dƣơng . - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: địa bàn tỉnh Hải Dƣơng + Về thời gian: từ khi triển khai xây dựng và phát triển các khu công nghiệp ở tỉnh Hải Dƣơng (từ 1997 đến nay). 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Luận văn đƣợc nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm đổi mới của Đảng Cộng 5 sản Việt Nam và những lý thuyết về công nghiệp hoá và đầu tƣ trong nền kinh tế thị trƣờng. - Luận văn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị học trong đó coi trọng phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê từ tƣ liệu thực tiễn. 6. Những đóng góp mới của luận văn - Khái quát cơ sở lý luận về tác động của các khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. - Phân tích, đánh giá thực trạng tác động của các khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng từ năm 1997 đến nay. - Đề xuất phƣơng hƣớng, giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực, khắc phục ngăn ngừa những tiêu cực trong quá trình phát triển khu công nghiệp ở Hải Dƣơng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo; luận văn đƣợc kết cấu gồm 3 chƣơng, 7 tiết. Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về tác động của các khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Chương 2: Thực trạng tác động của các khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của khu công nghiệp với sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Hải Dương [...]... SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 1.1 Khu công nghiệp và tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội 1.1.1 Khu công nghiệp Vào những năm cuối thế kỷ XIX, KCN đã đƣợc hình thành ở một số nƣớc tƣ bản phát triển Năm 1896, xuất hiện KCN đầu tiên ở Traffort Park thành phố Manchester nƣớc Anh Sau đó, KCN lần lƣợt đƣợc thành lập ở. .. lần (ban đêm) 1.2 Những nhân tố chủ yếu chi phối tác động của khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội 1.2.1 Công tác quy hoạch và tính phù hợp của các khu công nghiệp với các mục tiêu kinh tế - xã hội Nội dung của công tác quy hoạch KCN là phải luận chứng rõ ràng mục tiêu phát triển các KCN, tiến độ thời gian thực hiện mục tiêu đó và sự phân bố các KCN theo vùng, lãnh thổ Nếu việc quy... ngành công nghiệp và công nghệ sử dụng tiết kiệm tài nguyên, thì việc phát thải trong quá trình hoạt động của khu công nghiệp vẫn là điều không thể tránh khỏi Để phát triển khu công nghiệp bền vững và đóng góp vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế, phát triển công nghiệp cần phải lƣu ý về mặt công nghệ, không chỉ là công nghệ tiết kiệm tài nguyên trong việc sản xuất ra các sản phẩm công nghiệp để phát. .. chung của nền kinh tế tạo ra khối lƣợng hàng hóa có hàm lƣợng chất xám cao Vì vậy, các quốc gia đều cố gắng thu hút các dự án với trình độ công nghệ cao đồng thời khuyến khích việc chuyển giao công nghệ 1.2.3 Những đảm bảo về phát triển bền vững các khu công nghiệp 1.2.3.1 Bền vững về kinh tế Phát triển bền vững khu công nghiệp về kinh tế là quá trình phát triển công nghiệp đạt được tốc độ tăng trưởng... hành của các cơ sở sản xuất công nghiệp đặc biệt là hỗ trợ các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài khi đầu tƣ vào nƣớc sở tại sẽ có đƣợc đầy đủ điều kiện mặt bằng, đƣờng sá, hệ thống cung cấp điện nƣớc, hệ thống xử lý nƣớc thải…để sản xuất kinh doanh mang lại lợi ích cho cả hai phía 1.1.2 Tác động của khu công nghiệp với sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay KCN ở Việt Nam ra đời cùng với chính sách đổi mới mở cửa... trƣởng Đối với Hải Dƣơng, nội dung này thể hiện ở các KCN có tác dụng cho các ngành khác cùng phát triển đặc biệt là ngành nông nghiệp (tiêu thụ nguyên liệu đầu vào từ nông nghiệp) Nói cách khác, chuyển dịch cơ cấu KCN phải tạo điều kiện thúc đẩy phát triển nông nghiệp và dịch vụ theo hƣớng CNH, HĐH 1.2.3.2 Bền vững về xã hội Phát triển bền vững KCN về xã hội là sự phát triển của KCN gắn liền với giải... cơ cấu kinh tế hợp lý là một nội dung cơ bản trong quá trình CNH, HĐH ở nƣớc ta bởi nó tạo điều kiện cho nền kinh tế vận động phù hợp với các quy luật khách quan, thúc đẩy phân công lao động xã hội, gắn sản xuất với nhu cầu thị trƣờng trong nƣớc và xu hƣớng toàn cầu hoá, khu vực hoá, mở cửa và hội nhập kinh tế, giúp khai thác tối đa mọi nguồn lực, tiềm 15 năng của đất nƣớc, của ngành, của doanh nghiệp. .. do Đại hội Đảng lần thứ VI khởi xƣớng Hoạt động của các KCN trong thời gian qua đã đóng góp một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của đất nƣớc Đối với những nƣớc thuần nông nhƣ Việt Nam thì việc phát triển KCN trƣớc hết tạo tiền đề cho đô thị hóa nông thôn, tạo bƣớc chuyển dịch cơ cấu kinh tế mới theo hƣớng phát triển công nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động khu vực... môi trƣờng của cơ quan chức năng KCN tập trung giảm sự tiếp xúc trực tiếp của các khu đô thị với tác động bất lợi của 16 sản xuất công nghiệp (nhƣ khói bụi, tiếng ồn, bức xạ…) Với sự tập trung của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp vào một địa điểm xác định, ban quản lý các KCN có thể kiểm soát tốt hơn mức độ ô nhiễm của các doanh nghiệp Đồng thời, về phiá mình, các doanh nghiệp công nghiệp cũng... lao động nông nghiệp của nƣớc ta nói chung, của tỉnh Hải Duơng nói riêng đang ở tình trạng dƣ thừa tuyệt đối, chứ không đơn thuần là dƣ thừa lúc “nông nhàn” Trong bối cảnh nhƣ vậy, phát triển công nghiệp bền vững là sự cần thiết phải đặt mục tiêu thu hút lao động, đặc biệt là lao động dôi dƣ trong nông nghiệp bởi vì điều đó vừa có ý nghĩa nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực lao động cho tăng trƣởng, . SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 1.1. Khu công nghiệp và tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội 1.1.1. Khu. sở lí luận và thực tiễn về tác động của các khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Chương 2: Thực trạng tác động của các khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. của các khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. - Phân tích, đánh giá thực trạng tác động của các khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Hải

Ngày đăng: 09/07/2015, 16:32

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

  • DANH MỤC CÁC BẢNG

  • MỞ ĐẦU

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài

  • 2. Tình hình nghiên cứu

  • 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn

  • 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

  • 5. Phƣơng pháp nghiên cứu

  • 6. Những đóng góp mới của luận văn

  • 7. Kết cấu của luận văn

  • 1.1.1. Khu công nghiệp

  • 1.2.2. Dự án đầu tư vào các khu công nghiệp

  • 1.2.3. Những đảm bảo về phát triển bền vững các khu công nghiệp

  • 1.2.4. Cơ chế hoạt động của các khu công nghiệp

  • 1.3.1. Tỉnh Bình Dương

  • 1.3.2. Tỉnh Đồng Nai

  • 1.3.3. Tỉnh Vĩnh Phúc

  • 2.1. Sự ra đời và phát triển các khu công nghiệp ở tỉnh Hải Dƣơng

  • 2.2.1. Những tác động tích cực

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan