Năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ viễn thông Việt Nam

89 1.6K 5
Năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ viễn thông Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

i ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ  NGUYỄN THỊ HOA NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2011 ii ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ  NGUYỄN THỊ HOA NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 60 31 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. LÊ DANH TỐN HÀ NỘI - 2011 iv MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG 7 1.1. Một số vấn đề lý luận chung về năng lực cạnh tranh của ngành 7 1.1.1. Khái niệm cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 7 1.1.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành 11 1.1.3. Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của ngành 13 1.2 Khái niệm và đặc điểm của ngành dịch vụ viễn thông 20 1.3. Kinh nghiệm của một số nước về năng lực cạnh tranh của ngành dịchvụ Viễn thông 23 1.3.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia 23 1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 27 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG VIỆT NAM 32 2.1. Tổng quan về ngành dịch vụ viễn thông Việt Nam 32 2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ viễn thông Việt Nam 35 2.2.1. Trên thị trường trong nước 34 2.2.2. Trên thị trường nước ngoài 51 2.3. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ viễn thông Việt Nam 55 2.3.1. Ưu điểm 55 2.3.2. Hạn chế 57 Chƣơng 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG VIỆT NAM 61 3.1. Bối cảnh mới và ảnh hưởng của nó đến ngành dịch vụ viễn thông Việt Nam 61 3.1.1. Bối cảnh trong nước 61 3.1.2. Bối cảnh quốc tế 66 3.2. Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ Viễn thông Việt Nam 67 3.3. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ viễn thông Việt Nam 68 3.3.1. Nhóm giải pháp về phía Nhà nước 68 3.3.2. Nhóm giải pháp từ phía các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ viễn thông 73 KẾT LUẬN 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83 v BẢNG QUY ƢỚC CHỮ VIẾT TẮT CMDA : Đa truy nhập phân chia mã (Code Division Multiple Acces) GMS : Hệ thống thông tin di động toàn cầu (Global System for Mobile Comunication) MMS : Dịch vụ tin nhắn đa phương tiện Multimedia (Messaging Service) BBC : Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Buisnessco opration Contract) UNDP : Chương trình phát triển liên hiệp quốc (Development progarm in the United Nations) ROA : Hệ số lợi nhuận trên sản phẩm Viettel : Tổng công ty Viễn thông quân đội VNPT : Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VMS : Công ty thông tin di động (Mobifone telecom serivicese Company) EVN : Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực SPT : Công ty Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn OCI : Công ty Cổ phần dịch vụ Internet 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Viễn thông là một trong những ngành dịch vụ lớn và phát triển nhanh nhất, đóng vai trò là một dịch vụ liên lạc, là một phương tiện nền tảng với nhiều loại hình dịch vụ khác nhau về mặt điện tử. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đặc biệt là công nghệ thông tin đã khiến cho viễn thông trở thành một lĩnh vực có sự tăng trưởng hàng đầu trong nền kinh tế thế giới và trở thành một trong những lĩnh vực quan trọng nhất của hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị. Tuy nhiên, Trong xu thế hội nhập và phát triển, ngành viễn thông đang đứng trước sự cạnh tranh hết sức gay gắt. Theo lộ trình cam kết của Việt Nam với các quốc gia và tổ chức kinh tế quốc tế ,lĩnh vực viễn thông đã chính thức mở cửa, theo đó ngành dịch vụ viễn thông có nhiều cơ hội để phát triển mạnh mẽ nhưng cũng đứng trước nhiều thách thức to lớn, nhất là áp lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Với dân số trên 87 triệu người và một nền kinh tế đang chuyển đổi mạnh mẽ sang cơ chế thị trường, mở cửa và hội nhập, viễn thông Việt Nam luôn được cộng đồng quốc tế ghi nhận đứng đầu về tốc độ phát triển. Trong thời gian tới tốc độ này chắc chắn được duy trì. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông như Vinaphone, Viettel, Mobifone, đã chứng minh tiềm năng phát triển to lớn của ngành dịch vụ viễn thông Việt Nam.Năm 2007, số thuê bao điện thoại cả nước đặt 46,94 triệu thuê bao.Tổng số thuê bao điện thoại phát triển mới trong sáu tháng đầu năm 2011 ước tính đạt 4,7 triệu thuê bao, bao gồm 33,4 ngàn thuê bao cố định và trên 4,6 triệu thuê bao di động.Số thuê bao điện thoại cả nước tính đến cuối tháng 6/20011 tính đạt 128,1 triệu thuê bao, tăng 4,6% so với cùng thời điểm năm trước, bao gồm 15,5 triệu thuê bao cố định, tăng0,7% và 112,6 triệu thuê bao di động, tăng 5,2%. Số thuê bao internet cả nước tính đến cuối tháng 12/ 2010 là 3,77 2 triệu thuê bao, tăng 27,4 % so với cùng thời điểm của năm trước. Số người sử dụng internet tính đến cuối năm 2010 ước đạt 27,4 triệu người, tăng 26,5% so năm 2009. Thực tế cho thấy kinh nghiệm kinh doanh trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam chưa nhiều, công nghệ của ngành viễn thôngViệt Nam vẫn đi sau nhiều nước, thị trường dịch vụ viễn thông vẫn đang diễn ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp viễn thông trong quá trình hội nhập kinh tế còn nhiều hạn chế. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế bắt buộc nước ta phải mở cửa thị trường trong đó có thị trường dịch vụ viễn thông . Với quy luật thị trường “Cá lớn nuốt cá bé” thì các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đang đứng trước nguy cơ nép vế ngay tại thị trường trong nước. Vấn đề đặt ra là cần phải phân tích, đánh giá một cách khách quan và khoa học thực trạng năng lực canh tranh của ngành Viễn thông Việt Nam trên cơ sở đó tìm kiếm giải pháp khả thi nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành này. Xuất phát từ thực tế đó, chủ đề “Năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ viễn thông Việt Nam” được chọn làm đề tài nghiên cứu của luận văn. Thông qua nghiên cứu này, luận văn hy vọng đưa ra được những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ viễn thông, khai thác được tiềm năng, thế mạnh của Việt Nam, góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành dịch vụ này. 2. Tình hình nghiên cứu Liên quan đến cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh đã có những công trình nghiên cứu tiêu biểu sau: - Viện Nghiên cứu quản lý Trung ương năm 2003, “Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia” - Nhà xuất bản giao thông vận tải, Hà nội. 3 - Bạch Thụ Cường năm 2002: “Bàn về cạnh tranh toàn cầu” - Nhà xuất bản Thông tấn, Hà Nội. - M. Porter năm 2009 “Lợi thế cạnh tranh Quốc gia” - Nhà xuất bản Trẻ. - Võ Trí Thành (2001), Tính cạnh tranh: “Quan niệm và khung khổ phân tích (Dự án phân tích chính sách thương mại và tính cạnh tranh ở Việt Nam” Trong các công trình nghiên cứu trên các tác giả đã trình bày những quan điểm khác nhau về khái niệm năng lực cạnh tranh và các phương pháp, các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh ở các cấp độ khác nhau như quốc gia , ngành, doanh nghiệp và sản phẩm. Về ngành dịch vụ viễn thông cho đến nay, ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến năng lực cạnh tranh của ngành này. Tiêu biểu là: - Bùi Xuân Phong (2002), “Chiến lược kinh doanh Bưu chính viễn thông” - Nxb Thống kê, Hà Nội. - Hà Văn Hội (2003), “Các vấn đề đặt ra đối với lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin trong tiến trình gia nhập WTO”, Tạp chí Bưu chính viễn thông số 211(412) - Nguyễn Thành Chung(2008) „Báo cáo về cạnh tranh viễn thông”Đề tài cấp bộ. - Mai Liên Trực, Nguyễn Ngô Hồng (2005), “Viễn thông Việt Nam trong quá trình đổi mới”, tạp chí Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin tháng 8/2005. - Vũ Đức Đam (1996), “Phát triển viễn thông trong nền kinh tế hiện đại” - Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà nội. - Lê Thành Dũng (2005), “Các dịch vụ viễn thông của tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam”, Nxb. Bản Bưu điện ,Hà Nội. 4 Các công trình nghiên cứu trên ở những giác độ khác nhau đã ít nhiều đề cập đến tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành viễn thông Việt Nam, nhiều giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp và ngành viễn thông Việt Nam đã được đưa ra. Tuy nhiên, đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu từ giác độ của khoa học kinh tế chính trị một cách chuyên biệt, hệ thống thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ viễn thông Việt Nam cũng như đề ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành này. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài * Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ viễn thông Việt Nam đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành này. * Nhiệm vụ nghiên cứu: - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ viễn thông. - Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ viễn thông Việt Nam. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ viễn thong Việt Nam trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: - Năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ viễn thông Việt Nam. * Phạm vi nghiên cứu: - Viễn thông là một ngành rộng, gồm nhiều dịch vụ, luận văn tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh của ngành trong các dịch vụ điện thoại di động và dịch vụ điện thoại cố định. - Hoạt động trong ngành dịch vụ viễn thông có nhiều doanh nghiệp, luận văn chủ yếu khảo sát thực tiễn năng lực cạnh tranh tại ba doanh nghiệp 5 điển hình: Mobifone, Vinaphone và Viettel hiện đang chiếm giữ 95% thị phần thị trường dịch vụ thông tin di động và cố định. - Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ Viễn thông Việt Nam từ năm 2002 (khi pháp lệnh Bưu chính viễn thông được ban hành cho) đến nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Cơ sở phương pháp luận: Phép biện chứng duy vật, các quan điểm chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước về phát triển dịch vụ Viễn thông, đồng thời kế thừa các nghiên cứu có liên quan đến đề tài. - Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp: Trừu tượng hóa khoa học, kết hợp lôgic với lịch sử, phân tích, tổng hợp, đối chiếu so sánh, thống kê kinh tế. 6. Đóng góp của luận văn - Hệ thống hóa và góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh của ngành dịch vụ viễn thông. - Phân tích,đánh giá rõ thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ viễn thông Việt Nam trong thời gian từ 2002 đến nay. - Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ Viễn thông Việt Nam trong thời gian tới. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ viễn thông. Chƣơng 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ viễn thông Việt Nam. Chƣơng 3: Định hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ viễn thông Việt Nam. 6 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG 1.1. Một số vấn đề lý luận chung về năng lực cạnh tranh của ngành 1.1.1. Khái niệm cạnh tranh và năng lực cạnh tranh  Cạnh tranh: Có nhiều quan niệm khác nhau về cạnh tranh kinh tế, dưới đây là một số quan niệm tiêu biểu. Theo P.Sammue Son “Cạnh tranh là sự đối đầu của các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng hoặc thị phần”. Theo M. Poter “Cạnh tranh hiểu theo cấp độ doanh nghiệp là việc đấu tranh hoặc giành thị phần từ một số đối thủ về khách hàng, thị phần hay nguồn lực của doanh nghiệp. Tuy nhiên, bản chất của cuộc cạnh tranh không phải là tiêu diệt đối thủ mà chính là doanh nghiệp phải tạo ra và mạng lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn đối thủ để họ có thể lựa chọn mình mà không đến với đối thủ cạnh tranh.” Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam “Cạnh tranh trong kinh doanh là hoạt động ganh đua giữa những nguồn sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, bị chi phối bởi các quan hệ cung cầu nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ,thị trường có lợi nhất”. Theo Từ điển Kinh tế kinh doanh Anh - Việt “Cạnh tranh là sự đối địch giữa các hãng kinh doanh trên cùng một thị trường để giành được nhiều khách hàng, do đó nhiều lợi nhuận hơn cho bản thân, thường là bằng cách bán theo giá cả thấp nhất hay cung cấp một chất lượng hàng hóa tốt nhất”. Các quan niệm trên tuy có sự khác biệt trong diễn đạt và phạm vi nhưng tựu chung lại thống nhất ở các quan điểm cho rằng cạnh tranh là cuộc [...]... kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc ngành này Một ngành có năng lực cạnh tranh có thể được định nghĩa là tập hợp các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh Năng lực cạnh tranh của ngành có thể được suy ra từ phân tích năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chủ yếu trong ngành, bởi lẽ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thành tố của các năng lực cạnh tranh của ngành - Năng lực cạnh tranh của các quốc... về năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ viễn thông cho thấy các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành Việc nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia về nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ viễn thông đưa ra một số gợi ý cho Việt Nam về chính sách tăng cường cạnh tranh và hỗ trợ cạnh tranh, về huy động vốn đầu tư cho ngành. .. với mục đích tối đa hóa lợi nhuận Cạnh tranh tạo ra động lực cho sự phát triển của các chủ thể trong cạnh tranh vì vậy là động lực của sự phát triển nền kinh tế thị trường Để giành được thắng lợi trong cạnh tranh các chủ thể cạnh tranh phải có năng lực (khả năng) cạnh tranh và duy trì, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành  Năng lực cạnh tranh Thuật ngữ năng lực cạnh tranh được các nhà nghiên cứu gọi... đầu tư cho ngành dịch viễn thông và phát triển công nghệ của ngành này 30 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG VIỆT NAM 2.1 Tổng quan về ngành dịch vụ viễn thông Việt Nam Hoạt động bưu chính, viễn thông Việt Nam đã được phôi thai ngay từ những ngày đầu cách mạng Hoạt động này ra đời trước hết nhằm thực hiện công tác giao thông liên lạc phục vụ Đảng, phục vụ cách mạng Hội... dụng dịch vụ bằng cách hoàn thiện loại hình hoặc nội dung thông tin, hoặc cung cấp khẳ năng lưu trữ,khôi phục thông tin đó trên cơ sở sử dụng mạng viễn thông hoặc Internet .Dịch vụ này bao gồm, dịch vụ thư điện tử, dịch vụ thư thoại, dịch vụ FAX gia tăng giá trị và dịch vụ truy nhập Internet 1.2.2 Đặc điểm của ngành dịch vụ Viễn thông: Viễn thông là một trong những ngành sản xuất xã hội Chức năng của viễn. .. năng lực cạnh tranh quốc gia và năng lực tổ chức quản lý của doanh nghiệp 9 1.1.2 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành 1.1.2.1 Các tiêu chí thuộc về sản phẩm, dịch vụ: -Tính năng sản phẩm của sản phẩm hay dịch vụ của ngành có phù hợp với yêu cầu khách hàng hay không.Sản phẩm có tính năng, công dụng phù hợp với yêu cầu của khách hàng sẽ có năng lực cạnh tranh cao hơn - Mức độ hấp dẫn của. .. phẩm và dịch vụ có năng lực cạnh tranh, các điều kiện tiền đề kinh doanh của nền kinh tế phải thuận lợi để các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả .Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện qua chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp,đồng thời thể hiện thông qua năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh Ngược lại năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ phụ... mạng viễn thông hoặc Internet mà không làm thay đổi loại hình hoặc nội dung thông tin được gửi và nhận qua mạng Dịch vụ viễn thông cơ bản gồm: Dịch vụ thoại, dịch vụ FAX, dịch vụ truyền số liệu, truyền hình ảnh, nhắn tin, dịch vụ hội nghị truyền hình, dịch vụ kênh thuê riêng và dịch vụ kết nối Internet - Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng: Là loại dịch vụ làm tăng thêm giá trị sử dụng thông tin của. .. phẩm, dịch vụ: Năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ được đo bằng thị phần của sản phẩm hay dịch vụ đó trên thị trường.Một sản phẩm hay dịch vụ được coi là có năng lực cạnh tranh cao khi giá cả thấp quy mô cung ứng , tính độc đáo 7 của sản phẩm dịch vụ được người tiêu dùng chấp nhận thể hiện ở thị phần của sản phẩm, dịch vụ đó trên thị trường vượt trội so với các sản phẩm, dịch vụ tương tự của các... đối thủ cạnh tranh - Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các yêu cầu của khách hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao hơn .Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đo bằng khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh trong . NGÀNH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG VIỆT NAM 32 2.1. Tổng quan về ngành dịch vụ viễn thông Việt Nam 32 2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ viễn thông Việt Nam. về năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ viễn thông. Chƣơng 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ viễn thông Việt Nam. Chƣơng 3: Định hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh. - Năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ viễn thông Việt Nam. * Phạm vi nghiên cứu: - Viễn thông là một ngành rộng, gồm nhiều dịch vụ, luận văn tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh của ngành

Ngày đăng: 09/07/2015, 16:25

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • BẢNG QUY ƯỚC CHỮ VIẾT TẮT

  • MỞ ĐẦU

  • 1.1. Một số vấn đề lý luận chung về năng lực cạnh tranh của ngành

  • 1.1.1. Khái niệm cạnh tranh và năng lực cạnh tranh

  • 1.1.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành

  • 1.1.3. Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của ngành

  • 1.2.1. Khái niệm dich vụ viễn thông:

  • 1.2.2 Đặc điểm của ngành dịch vụ Viễn thông:

  • 1.3.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia.

  • 1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

  • 2.1. Tổng quan về ngành dịch vụ viễn thông Việt Nam

  • 2.2.1. Trên thị trường trong nước

  • 2.2.2. Trên thị trường nước ngoài.

  • 2.3.1. Ưu điểm

  • 2.3.2. Hạn chế

  • 3.1.1 Bối cảnh trong nước.

  • 3.1.2. Bối cảnh quốc tế

  • 3.3.1. Nhóm giải pháp về phía Nhà nước

  • KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan