Phát huy nguồn lực con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Hải Dương hiện nay

97 721 0
Phát huy nguồn lực con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Hải Dương hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ  NGUYỄN THỊ DIỄM PHÁT HUY NGUỒN LỰC CON NGƢỜI TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở HẢI DƢƠNG HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ  NGUYỄN THỊ DIỄM PHÁT HUY NGUỒN LỰC CON NGƢỜI TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở HẢI DƢƠNG HIỆN NAY Chuyên ngành: Triết học Mã số: 60 22 80 LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TS. TRẦN PHÚC THĂNG HÀ NỘI - 2012 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CON NGƢỜI VÀ NGUỒN LỰC CON NGƢỜI TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM 6 1.1. Quan điểm của Triết học Mác-Lênin về con người 6 1.1.2. Khái niệm về con người 6 1.1.2. Nguồn lực con người 11 1.1.3. Vai trò của nguồn lực con người trong sự phát triển xã hội 14 1.2. Nguồn lực con người trong thời kỳ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay 16 1.2.1. Đặc điểm của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam 16 1.2.2. Vai trò của nguồn lực con người trong thời kỳ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở nươc ta hiện nay 19 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC CON NGƢỜI Ở HẢI DƢƠNG TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 25 2.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc phát huy nguồn lực con người ở Hải Dương trong thời kỳ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn 25 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 25 2.1.2. Trình độ kinh tế 26 2.1.3. Các yếu tố truyền thống văn hóa 30 2.2. Thực trạng việc phát huy nguồn lực con người ở Hải Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn 31 2.2.1. Những thành tựu, hạn chế của việc phát huy nguồn lực con người ở Hải Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn 31 2.2.2. Nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế trong việc phát huy nguồn lực con người ở Hải Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn 50 Chƣơng 3. MỘT SỐ PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY NGUỒN LỰC CON NGƢỜI Ở HẢI DƢƠNG TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 55 3.1. Những phương hướng 55 3.1.1. Phải tạo ra bước chuyển quan trọng trong việc phát huy toàn diện nguồn lực con người trên địa bàn tỉnh Hải Dương 55 3.1.2. Tập trung mọi lực lượng, sử dụng mọi biện pháp để phát huy nguồn lực con người trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Hải Dương 62 3.2. Các giải pháp chủ yếu phát huy nguồn lực con người ở Hải Dương trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn 65 3.2.1. Đào tạo nguồn lực con người cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn 65 3.2.2. Sử dụng có hiệu quả nguồn lực con người trên địa bàn nông thôn 70 3.2.3. Thu hút nguồn lực con người chất lượng cao ngoài tỉnh Hải Dương 72 3.2.4. Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, các lực lượng xã hội vào việc bồi dưỡng nguồn lực con người hiện có chất lượng ngày càng cao cho nông thôn 73 3.2.5. Đổi mới nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý về nguồn lực con người 74 KẾT LUẬN 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 PHỤ LỤC 86 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tăng trưởng kinh tế và đóng góp của 3 khu vực kinh tế và tốc độ tăng chung tỉnh Hải Dương 5 năm (2006 - 2010) 27 Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng theo thành phần kinh tế 28 Bảng 2.3. Dân số trung bình và dân số trong độ tuổi lao động 38 Bảng 2.4: Lao động phân theo nhóm tuổi 39 Bảng 2.5: Lao động đang việc làm trong các ngành kinh tế 40 Bảng 2.6: Cơ cấu lao động theo khu vực sản xuất 42 Bảng 3.1. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 71 BẢNG QUY ƢỚC VIẾT TẮT CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ĐH : Đại học ĐHSP : Đại học sư phạm GDP : Tổng sản phẩm quốc nội HDI : Chỉ số phát triển con người KT - XH : Kinh tế - xã hội LLSX : Lực lượng sản xuất NNL : Nguồn nhân lực QHSX : Quan hệ sản xuất THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông XHCN : Xã hội chủ nghĩa 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thế giới hiện đại, khi chuyển dần sang kinh tế tri thức và xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, nguồn lực con người ngày càng thể hiện vai trò quyết định của nó. Một số lý thuyết tăng trưởng gần đây đã chỉ ra rằng, một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh và ở mức cao phải dựa trên ít nhất ba trụ cột cơ bản: áp dụng công nghệ mới, phát triển hạ tầng cơ sở hiện đại, nguồn lực phát triển và bền vững. Trong đó động lực quan trọng nhất của sự tăng trưởng kinh tế bền vững ở tất cả các quốc gia chính là những con người phát triển toàn diện cả về thể lực và trí lực. Sự thành bại của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi nước đang tùy thuộc vào những “bí quyết” về đào tạo, sử dụng và phát huy nhân tố con người. Hiện nay, dưới tác động của cách mạng khoa học, công nghệ và xu thế quốc tế hóa, công nghiệp hóa là con đường tất yếu mà các nước đang phát triển phải trải qua để có thể đi nhanh, đuổi kịp các nước phát triển. Nước ta là một nước lao động nông nghiệp là chủ yếu, 80% dân cư sống ở nông thôn, lao động nông nghiệp chiếm 70% lao động xã hội. CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là một tất yếu khách quan, một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo những tiền đề cơ bản để giải quyết hàng loạt vấn đề về chính trị - xã hội ở nông thôn. Trong những năm gần đây, nhờ có đường lối đổi mới, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đã bắt đầu được thực hiện và đạt được một số thành tựu đáng khích lệ. Tuy vậy, còn nhiều hạn chế. Kết cấu hạ tầng còn lạc hậu. Kỹ thuật sản xuất còn thô sơ. Năng suất lao động còn thấp. Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy, việc đẩy nhanh tiến độ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là nhu cầu cấp thiết. 2 Hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH vì mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, công bằng, văn minh, dân chủ”. Từ Đại hội lần thứ VIII (6/1996), Đảng ta đã đưa ra quan điểm: “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững”, xem việc “nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc CNH, HĐH”, phải “đặc biệt coi trọng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn”; Đại hội Đảng lần thứ XI (2011) tiếp tục cụ thể hóa, bổ sung những quan điểm đó, để phấn đấu đến năm 2020, Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại và thực hiện được mục tiêu phát triển con người mà cương lĩnh 2011 đề ra. Cùng với nhiều tỉnh khác trong cả nước, Hải Dương cũng đang trong quá trình đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH. Là một tỉnh đông dân với hơn 1,7 triệu người (năm 2011), nguồn lao động dồi dào, nhưng chưa phát huy được nguồn lực hiện có, Hải Dương cần phải khai khác toàn bộ những tiềm năng, thế mạnh về con người của địa bàn mình. Với lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Phát huy nguồn lực con người trong thời kỳ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Hải Dương hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sỹ khoa học Triết học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Phát huy nguồn lực con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, các hội thảo khoa học, các bài báo, luận văn thạc sĩ, tiến sĩ đề cập đến dưới nhiều góc độ, phạm vi rộng hẹp khác nhau. Nhiều tác giả đã đề cập đến vai trò của nhân tố con người trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội như: - “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước” (1999), của Mai Quốc Chánh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; - “Nâng cao tính tích cực xã hội của người lao động trong quá trình đổi mới” (1996) của Nguyễn Văn Hạ, luận án PTS Khoa học Triết học, Hà Nội; 3 - “Chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh” (1993) của Đỗ Mười , Tạp chí thông tin lý luận, số 3; - “Phát huy nhân tố con người trong đổi mới quản lý kinh tế” (1993) của Nguyễn Văn Sáu, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; - “Quan niệm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về con người và ảnh hưởng của nó đến sự hình thành tư tưởng nhân văn Hồ Chí minh”, của PGS, TS Bùi Đình Phong; Một số tác giả tiếp cận theo hướng xem xét những động lực kích thích tính tích cực của con người trong sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta: - “Nguồn nhân lực trong CNH, HĐH đất nước” của Nguyễn Trọng Chuẩn, 3/1994; - “Xây dựng nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH, HĐH ở thành phố Đà Nẵng” của Vương quốc Được, luận văn thạc sĩ, 1999; - “Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào CNH, HĐH”, “Về phát triển toàn diện con người thời kỳ CNH, HĐH” của GS.TS Phạm Minh Hạc, 1996; - “Đào tạo nhân lực cho sự nghiệp CNH, HĐH dựa trên tri thức ở nước ta hiện nay” của GS Đặng Hữu, 2/2005; - “Nguồn lực con người trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam” của tiến sỹ Đoàn văn Khái, 2005; - “Phát triển nguồn nhân lực và vai trò của giáo dục - đào tạo đối với phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH” của Nguyễn Trọng Thanh, Luận án tiến sĩ, 2001; Trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu tập trung ở vấn đề phát triển CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, thực hiện chính sách xã hội ở nông thôn, vai trò của nông nghiệp, nông thôn; 4 xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm Đáng chú ý là các công trình của GS Nguyễn Điền "CNH nông nghiệp, nông thôn các nước châu Á và Việt Nam" (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997); PGS Nguyễn Văn Trung “Phát triển nguồn lực trẻ ở nông thôn để CNH, HĐH nông thôn nông nghiệp nước ta” (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998); PGS. PTS Nguyễn Đức Bách "Những lợi ích kinh tế - xã hội tác động đến lòng tin của nông dân và con đường XHCN" (Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 2-1992). Các công trình trên về cơ bản đã trình bày vai trò, tác động, ưu thế, cũng như mặt tích cực và hạn chế của nguồn lực con người trong quá trình thực hiện CNH, HĐH đất nước nói chung, đồng thời cũng đưa ra được những phương hướng và giải pháp phát huy nguồn lực con người ở nước ta hiện nay. Tuy vậy, vẫn chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách cơ bản về vấn đề con người và việc phát huy nguồn lực con người trong thời kỳ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Hải Dương dưới góc độ triết học. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn * Mục đích Trên cở sở lý luận về nguồn lực con người và thực trạng của việc phát huy nguồn lực con người ở Hải Dương, luận văn đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc phát huy nguồn lực con người của tỉnh trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Hải Dương hiện nay. * Nhiệm vụ - Làm rõ quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về nguồn lực con người - Khảo sát, nghiên cứu thực trạng việc phát huy nguồn lực con người trong thời kỳ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Hải Dương. - Đề xuất một số phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm phát huy nguồn lực con người trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Hải Dương. [...]... về con người và nguồn lực con người trong thời kỳ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam Chƣơng 2: Thực trạng nguồn lực con người ở Hải Dương trong thời kỳ CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn Chƣơng 3: Một số phương hướng và giải pháp nhằm phát huy nguồn lực con người ở Hải Dương trong thời kỳ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn 5 Chƣơng 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CON NGƢỜI VÀ NGUỒN LỰC CON NGƢỜI TRONG THỜI KỲ CÔNG... trên cho thấy con người là nguồn lực của mọi nguồn lực , là trung tâm và đóng vai trò quyết định trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn 24 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC CON NGƢỜI Ở HẢI DƢƠNG TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 2.1 Những nhân tố ảnh hƣởng đến việc phát huy nguồn lực con ngƣời ở Hải Dƣơng trong thời kỳ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn 2.1.1 Điều... trên lĩnh vực nông nghiệp Ba là, Nguồn nhân lực là nhân tố cơ bản để phát huy mọi nguồn lực khác trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Để thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nước ta có rất nhiều nguồn lực Trong đó có các nguồn nội lực và ngoại lực Các nguồn nội lực gồm: nguồn lực con người - nguồn nội lực quan trọng nhất, cơ chế xã hội, cơ sở hạ tầng, giao thông, nguồn tài nguyên thiên... cứu * Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu nguồn lực con người và vấn đề phát huy nguồn lực con người ở Hải Dương hiện nay * Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề phát huy nguồn lực con người trong phạm vi tỉnh Hải Dương thời kỳ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ từ 1986 đến nay 5 Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng nguyên tắc... phải hướng tới con người mà cụ thể là CNH, HĐH là do con người, phụ thuộc vào con người và vì con người 15 1.2 Nguồn lực con ngƣời trong thời kỳ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở nƣớc ta hiện nay 1.2.1 Đặc điểm của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam Trước yêu cầu rút ngắn thời gian tiến hành CNH, HĐH đất nước, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. .. và công nghệ hiện đại nhằm đạt tới mục tiêu CNH, HĐH Vấn đề thừa lao động là một sức ép lớn cho xã hội Đây là một trong những khó khăn lớn lớn hiện nay đối với việc phát huy nhân tố con người trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn 1.2.2 Vai trò của nguồn lực con người trong thời kỳ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở nươc ta hiện nay Trải qua hơn 25 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, trong. .. xã hội học và tham khảo, kế thừa các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 6 Đóng góp của luận văn - Phân tích, đánh giá thực trạng việc phát huy nguồn lực con người ở Hải Dương trong những năm qua - Luận giải một số giải pháp phát huy nguồn lực con người trong thời kỳ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Hải Dương hiện nay 7 Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham... của nguồn lực con người trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở nước ta ngày nguồn nay càng được thể hiện rõ Trong đó có những tác động chủ yếu sau: Một là: nguồn lực con người là nhân tố quyết định trình độ phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia đóng vai trò quyết định đến trình độ phát triển nguồn. .. quốc tế hóa, khu vực hóa ngày càng phát triển, sự phát huy nguồn lực con người của mỗi nước luôn chịu sự tác động của hội nhập nguồn lực con người khu vực và thế giới Nhà nước có vai trò tạo môi trường thuận lợi để phát triển nhanh nguồn lực con người, nhằm hội nhập vào nguồn lực con người thế giới, đồng thời ngăn cản sự tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đến việc phát triển nguồn nhân lực Từ... đan xen nên việc phát huy tính năng động và tiềm năng của các thành phần kinh tế vừa là giải pháp để huy động tất cả các nguồn lực trong xã hội đặc biệt là nguồn lực con người vào phát triển kinh tế thực hiện thắng lợi công cuộc CNH, HĐH nhất là trong nông nghiệp, nông thôn Trong những năm vừa qua tốc độ tăng trưởng theo thành phần kinh tế ở Hải Dương đã thể hiện những ưu thế về nguồn lực của tỉnh, điều . việc phát huy nguồn lực con người ở Hải Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn 31 2.2.1. Những thành tựu, hạn chế của việc phát huy nguồn lực con người ở Hải. Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn 31 2.2.2. Nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế trong việc phát huy nguồn lực con người ở Hải Dương trong thời kỳ. kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn 50 Chƣơng 3. MỘT SỐ PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY NGUỒN LỰC CON NGƢỜI Ở HẢI DƢƠNG TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

Ngày đăng: 09/07/2015, 14:46

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CÁC BẢNG

  • BẢNG QUY ƢỚC VIẾT TẮT

  • MỞ ĐẦU

  • 1.1. Quan điểm của Triết học Mác-Lênin về con ngƣời

  • 1.1.1. Khái niệm về con người

  • 1.1.2. Nguồn lực con người

  • 1.1.3. Vai trò của nguồn lực con người trong sự phát triển xã hội

  • 1.2.1. Đặc điểm của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam

  • 2.1.1. Điều kiện tự nhiên

  • 2.1.2. Trình độ kinh tế

  • 3.1. Những phƣơng hƣớng

  • 3.2.2. Sử dụng có hiệu quả nguồn lực con người trên địa bàn nông thôn

  • KẾT LUẬN

  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • PHỤ LỤC

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan