Xây dựng lý tưởng đạo đức ngành Y cho sinh viên Đại học Y Hà Nội hiện nay

85 3.1K 0
Xây dựng lý tưởng đạo đức ngành Y cho sinh viên Đại học Y Hà Nội hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ  TRẦN THỊ MAI HƯƠNG XÂY DỰNG LÝ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC NGÀNH Y CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ  TRẦN THỊ MAI HƯƠNG XÂY DỰNG LÝ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC NGÀNH Y CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Chuyên ngành: Triết học Mã số: 60 22 80 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HIỀN LƯƠNG HÀ NỘI - 2013 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1. LÝ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC XÂY DỰNG LÝ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC 7 1.1. Lý tưởng đạo đức và lý tưởng đạo đức nghề y 7 1.1.1. Khái lược đạo đức và đạo đức nghề y 7 1.1.2. Lý tưởng đạo đức nghề y 14 1.2. Tầm quan trọng, nội dung, yêu cầu của việc xây dựng lý tưởng đạo đức ngành y cho sinh viên Đại học y Hà nội hiện nay 29 1.2.1. Tầm quan trọng của việc xây dựng lý tưởng đạo đức ngành y cho sinh viên Đại học Y Hà Nội hiện nay 29 1.2.2. Nội dung, yêu cầu của việc xây dựng lý tưởng đạo đức ngành y cho sinh viên Đại học Y Hà Nội hiện nay 34 Chƣơng 2. XÂY DỰNG LÝ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 39 2.1. Thực trạng công tác xây dựng lý tưởng đạo đức cho sinh viên Đại học Y Hà Nội hiện nay 39 2.1.1. Vài nét về Trường Đại học Y Hà Nội 39 2.1.2. Đặc điểm của sinh viên Đại học Y Hà Nội 41 2.1.3. Thực trạng công tác giáo dục lý tưởng đạo đức cho sinh viên Đại học Y Hà Nội hiện nay 45 2.2. Hệ giải pháp nâng cao hiệu quả của việc xây dựng lý tưởng đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường Đại học Y Hà Nội 66 2.2.1. Đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục 68 2.2.2. Giáo dục tư tưởng y đức Hồ Chí Minh 73 2.2.3. Hệ giải pháp học tập quán triệt chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước 73 2.2.4. Hệ giải pháp nâng cao chính sách đãi ngộ đối với ngành Y nói chung và đối với cán bộ ngành y nói riêng 74 KẾT LUẬN 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau 25 năm đổi mới, đất nước ta đã thu được những thành tựu đáng tự hào. Về cơ bản, chúng ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế- xã hội và đã có sự tăng trưởng về kinh tế, phá được thế bao vây cấm vận, mở rộng quan hệ đối ngoại, tình hình kinh tế, chính trị về cơ bản là ổn định, quốc phòng an ninh được tăng cường, thế và lực ngày càng được củng cố và phát triển. Kinh tế thị trường đã đem lại cho ta những điều “kỳ diệu” trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, nó cũng nảy sinh nhiều yếu tố tiêu cực. Các tác động của kinh tế thị trường đã can thiệp, phá vỡ nhiều nét đẹp của văn hóa, chà đạp lên những khuôn mẫu đạo đức, những giá trị đạo đức đích thực. Mặt khác, các thế lực thù địch đang tấn công chúng ta trên lĩnh vực văn hóa, đạo đức, lối sống, nhất là đối với học sinh, sinh viên. Và thực tế ngày nay, đáng lo ngại là một bộ phận học sinh, sinh viên suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai bản thân và tiền đồ đất nước. Như vậy, đổi mới, mở cửa, thuận lợi, khó khăn, thời cơ, nguy cơ đan xen nhau. Trong đó, nhân tố đạo đức, lý tưởng đạo đức, giá trị đời sống tinh thần của sinh viên đã và đang trở thành một trong những vấn đề nóng thách thức cần phải vượt qua. Trong quá trình đổi mới, Đảng và Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm chỉ đạo công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân là sự nghiệp chung của toàn đảng, toàn dân, tuy nhiên trong đó đóng vai trò quan trọng là đội ngũ cán bộ nhân viên ngành y. Nghề Y là một nghề đặc biệt, khác với các nghề khác trong xã hội vì người làm nghề Y liên quan một cách sâu sắc đến đời sống con người và mỗi lỗi lầm nhỏ nhất của người làm nghề Y cũng có thể gây tác hại lớn cho con người… Do tính đặc thù như vậy, cho nên xã hội luôn có những yêu cầu, 2 những đòi hỏi người làm nghề y bên cạnh trình độ chuyên môn phải vững vàng, còn phải có lương tâm trong sáng, có như vậy thì mục đích, tôn chỉ cao quý của nghề Y mới không bị phai mờ. Xuất phát từ đòi hỏi khách quan đó của xã hội, ngay từ thời cổ đại, ở phương Đông cũng như ở phương Tây, người ta đã quan tâm xây dựng những tiêu chuẩn của người thầy thuốc. Chúng ta phải thừa nhận một thực tế là từ khi ta bắt đầu xây dựng nền kinh tế thị trường thì nó đã tác động vào mối quan hệ cơ bản của nghề Y, đó là mối quan hệ giữa thầy thuốc và người bệnh. Có lúc, có nơi dẫn đến suy thoái đạo đức nghề nghiệp của người thầy thuốc. Biểu hiện của sự suy thoái ấy khá phong phú. Sự suy thoái của một bộ phận thầy thuốc đã tạo nên nỗi băn khoăn, lo lắng, làm giảm lòng tin của nhân dân với truyền thống và giá trị nhân đạo của ngành y tế. Đạo đức ngành Y là một bộ phận của hệ thống đạo đức xã hội, nó không chỉ có vai trò quan trọng trong việc quyết định kết quả của dịch vụ y tế, mà còn góp phần tạo nên kiến trúc thượng tầng xã hội. Vì vậy, việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cho sinh viên y khoa ngay từ khi mới vào Trường Đại học Y Hà Nội là tất nhiên. Đó là lý do em chọn đề tài “Xây dựng lý tưởng đạo đức ngành Y cho sinh viên Đại học Y Hà Nội hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình với mong muốn góp một phần nhỏ bé vào công việc giữ gìn những giá trị tốt đẹp của ngành Y nói riêng và con người Việt Nam nói chung. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong những năm gần đây, có những nhận thức mới liên quan đến vấn đề này. Một số đề tài, công trình đó đã nêu lên được những nét cơ bản đạo đức, lý tưởng và việc xây dựng lý tưởng đạo đức cho sinh viên nói chung và sinh viên ngành Y nói riêng. Chẳng hạn: “Đạo đức học” (Trần Hậu Khiêm (chủ biên) Nxb CTQG, Hà Nội,1997); “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo 3 đức”(Thành Duy (chủ biên), Nxb CTQG, Hà Nội, 1996); “Trang bị lý tưởng đạo đức nghề Y” (Nguyền Hiền Lương, báo nhân dân số 1976, ngày 11/5/2010); “Quan hệ kinh tế và đạo đức trong việc định hướng các giá trị đạo đức hiện nay” (Nguyễn Thế Kiệt, Tạp chí Triết học, số 6, năm 1996); “Kế thừa tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay” (Lê Sỹ Thắng, Tạp chí Triết học, số 5, năm 2002); “Tìm hiểu định hướng giá trị của thanh niên Việt nam trong điều kiện của kinh tế thị trường” (Thái Duy Tuyên chủ biên, Nxb Hà Nội, 1994); “Giá trị- định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị”(Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), Nxb Giáo dục, 4/1995); “Đặc điểm lối sống sinh viên hiện nay và những phương hướng, biện pháp giáo dục lối sống cho sinh viên”(Mạc Văn Trang, Đề tài nghiên cứu khoa học, mã số B94-38-32, Nxb Giáo dục, 1995); “Sự biến đổi định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường”(Thái Duy Tuyên, Tạp chí Triết học, số 5, 1995); “Sự tác động hai mặt cơ chế thị trường đối với đạo đức người cán bộ quản lý” (Nguyễn Tĩnh Gia, tạp chí Nghiên cứu lý luận, 2-1997); “Định hướng xã hội chủ nghĩa về các quan hệ đạo đức trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay” (Đỗ Huy, Tạp chí Triết học, số 5, 1998); “Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và vấn đề giáo dục, rèn luyện đạo đức trong kinh tế thị trường” (Hoàng Trung, Tạp chí Triết học, số 5, 1998); “Vấn đề khai thác các giá trị truyền thống vì mục tiêu phát triển” (Nguyễn Trọng Chuẩn, Tạp chí Triết học, số 2, 1998); “Giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” (Trần Sỹ Phán, Luận án tiến sỹ triết học, 1999); “Vì sao Hồ Chí Minh lại đặc biệt chú trọng đến vấn đề đạo đức?” (Hoàng Trung, Tạp chí Triết học, số 4, 2000); “Tình cảm đạo đức và giáo dục tình cảm đạo đức trong điều kiện hiện nay” (Nguyễn Văn Phúc, Tạp chí Triết học, số 6, 2000); “Giá trị đạo đức và sự biểu hiện của nó trong đời sống xã hội” (Mai Xuân Lợi, Tạp chí Triết học, số 3, 2001); “Lý tưởng đạo đức và việc giáo dục đạo đức cho thanh niên 4 trong điều kiện hiện nay” (Đoàn Văn Khiêm, Tạp chí Triết học, số 2, 2001); “Kết hợp chặt chẽ giáo dục lý luận với xây dựng đạo đức mới của người lãnh đạo quản lý” (Nguyễn Ngọc Long, Tạp chí Lý luận chính trị, số 4, 2001); “Giá trị đạo đức truyền thống Việt nam và cái phổ biến toàn nhân loại của đạo đức trong nền kinh tế thị trường” (Trần Nguyên Việt, Tạp chí Triết học, số 5, 2002); “Một số biểu hiện của biến đổi giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc phục” (Nguyễn Đình Tường, Tạp chí Triết học, số 6, 2002); “Khoa học công nghệ và đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường” (Nguyễn Đình Hòa, Tạp chí Triết học, số 6, số 8, 2002); “Quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại trong giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay” (Lê Thị Hoài Thanh, Luận án Tiến sỹ triết học, 2002); “Tiếu chuẩn đạo đức của người cán bộ lãnh đạo chính trị hiện nay” (Trần Văn Phòng, Tạp chí Lý luận chính trị, số 5, 2003)… Các đề tài, công trình trên đây đã nêu lên được những nét cơ bản trong quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng ta về đạo đức, lý tưởng đạo đức, về thực trạng đạo đức và những biến đổi đạo đức của thanh niên, của sinh viên trong giai đoạn hiện nay nhưng chưa cụ thể hóa và xây dựng thành quy trình từ đào tạo rèn luyện, trang bị đánh giá phẩm chất và phát huy tác dụng của lý tưởng Đạo đức nghề nghiệp trong thực tiễn hiện nay và lý tưởng đạo đức trong việc hình thành nhân cách của sinh siên ngành Y nói chung và sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội nói riêng. Đó tuy là những kết quả rất đáng trân trọng và cần đựơc đánh giá cao; song, một là, các công trình, đề tài chưa bao quát những nhận thức mới trong vài năm gần đây; hai là, nhiều vấn đề về đạo đức và lý tưởng đạo đức cho sinh viên ngành Y ở nước ta còn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Các vấn đề này còn không ngừng biến đổi trong thực tiễn. Luận văn này chỉ góp một phần nhỏ vào việc làm sáng tỏ, bổ sung, phát triển vấn đề đó. 5 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Trên cơ sở làm rõ bản chất, nội dung đạo đức và lý tưởng đạo đức của người thầy thuốc, luận văn khảo sát thực trạng lý tưởng đạo đức nói chung và của sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội. Từ đó đề ra những giải pháp nhằm nâng cao lý tưởng đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ - Khái quát lịch sử, bản chất của đạo đức, lý tưởng đạo đức của người thầy thuốc trong lịch sử. - Phân tích thực trạng đạo đức của người thầy thuốc trong xã hội Việt Nam, từ đó khảo sát thực trạng của việc xây dựng đạo đức và lý tưởng đạo đức ngành y của sinh viên Đại học Y Hà Nội hiện nay. - Tìm ra những nguyên nhân của những hạn chế trong việc xây dựng lý tưởng đạo đức và đề xuất những giải pháp cơ bản trong việc xây dựng lý tưởng đạo đức ngành Y cho sinh viên Trường Đại học Y Hà nội hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu những thành tựu và hạn chế trong việc xây dựng lý tưởng đạo đức ngành Y cho sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Xem xét việc xây dựng đạo đức và lý tưởng đạo đức trong ngành y nói chung và cho sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội nói riêng. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn dựa trên những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng, những quy định của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và 6 Trường Đại học Y Hà Nội về việc xây dựng lý tưởng đạo đức ngành Y cho sinh viên Đại học Y Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn dùng hệ phương pháp luận của CNDVBC và CNDVLS kết hợp với phân tích và tổng hợp, thống kê xã hội học nhằm thực hiện mục đích và nhiệm vụ mà đề tài đặt ra. 6. Đóng góp khoa học và ý nghĩa của luận văn 6.1. Đóng góp về mặt khoa học - Luận văn đã góp phần bổ sung, phát triển quan niệm về đạo đức và lý tưởng đạo đức ngành y. - Luận văn đã đưa ra đựơc một số giải pháp có tính khả thi để xây dựng lý tưởng đạo đức cho sinh viên ngành y nói chung và sinh viên Đại học Y Hà Nội nói riêng. 6.2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn cuả luận văn - Ý nghĩa lý luận Luận văn không chỉ góp phần hệ thống hóa những nhận thức đã đạt được, mà còn có sự bổ sung, phát triển đối với việc nhận thức về đạo đức, lý tưởng đạo đức ngành y trong giai đoạn hiện nay. Phát hiện ra tình huống có vấn đề liên quan tới các vấn đề nêu trên, từ đó, đưa ra hệ giải pháp để giải quyết chúng. - Ý nghĩa thực tiễn Luận văn là một công trình khoa học nghiêm túc, có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình giảng dạy vấn đề đạo đức trong chương trình dành cho các trường đại học và cao đẳng y ở nước ta. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 2 chương, 4 tiết. 7 Chƣơng 1 LÝ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC XÂY DỰNG LÝ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC 1.1. Lý tƣởng đạo đức và lý tƣởng đạo đức nghề y 1.1.1. Khái lược đạo đức và đạo đức nghề y Ý thức đạo đức là một trong những hình thái ý thức xã hội xuất hiện sớm là bộ phận của kiến trúc thượng tầng xã hội, trong đó có tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh cách đánh giá và cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và các quan hệ xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi sức mạnh của truyền thống và sức mạnh của dư luận. Khái niệm trên cho thấy đạo đức phản ánh hiện thực của đời sống xã hội. Lịch sử đạo đức gắn liền với lịch sử loài người, khi nào không còn đạo đức thì cũng không còn con người và ngược lại. Trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau của xã hội thì biểu hiện của đạo đức cũng khác nhau. Sự xuất hiện đạo đức một dấu hiệu quan trọng để nhận thấy vai trò của đạo đức đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Tín ngưỡng và tôn giáo cũng xuất hiện sớm nhưng bản thân nó không tách rời đạo đức. Từ việc xem xét xung quanh mình, đặt mình trong mối quan hệ với bên ngoài, thế giới quan của con người hình thành. Trong đó bao gồm việc tự đánh giá mình với xã hội, cộng đồng và nó đã bao hàm nhân sinh quan. Nhân sinh quan giúp con người tự điều chỉnh định hướng trong quan hệ giữa con người với con người, xã hội, tự nhiên. Do vậy, đạo đức rất quan trọng với chính mỗi cá nhân và cộng đồng, không chỉ sự tồn vong mà còn cho sự tiến bộ và phát triển của chúng. Trong đời sống xã hội, bên cạnh pháp luật, các quy tắc, chuẩn mực hành vi được áp dụng cho mọi người, đạo đức có tính cảm xúc, tình cảm của [...]... cống hiến hết mình, ngay cả tính mạng của mình cho sự nghiệp cứu người và chăm sóc sức khỏe cộng đồng 1.2 Tầm quan trọng, nội dung, y u cầu của việc x y dựng lý tƣởng đạo đức ngành y cho sinh viên Đại học Y Hà nội hiện nay 1.2.1 Tầm quan trọng của việc x y dựng lý tưởng đạo đức ngành y cho sinh viên Đại học Y Hà Nội hiện nay Việc x y dựng lý tưởng đạo đức ngành y cho sinh viên ngay từ khi còn ở giảng... cứu cho th y suy nghĩ về đạo đức của sinh viên tăng theo các năm học khi sinh viên có cơ hội tiếp xúc với bệnh nhân và gặp nhiều những nghịch lý hơn Đạo đức y học, lý tưởng đạo đức ngành y cần phải được giảng d y như môn học bắt buộc, lồng ghép vào các môn học khác hoặc là môn tự chọn Trong các môn học n y, sinh viên cần được cung cấp từ những khái niệm cơ bản như các nguyên tắc về đạo đức y học đến các... đảm bảo đạo đức trong nghiên cứu khoa học y học Ðạo đức nghề y hay còn gọi là y đức không phải là luật pháp, là nghĩa vụ pháp lý mà là những phẩm chất tốt đẹp, cao quý của người hành nghề y, là những quy ước và nguyên tắc được coi là kim chỉ nam cho việc hành nghề Y đức gồm có ba phần cơ bản: Tư tưởng - tình cảm đạo đức, hành vi đạo đức và quan hệ đạo đức Tư tưởng - tình cảm đạo đức- được hình thành trong... đặc biệt là hình thành nên lý tưởng Khi có niềm tin vào những hành vi đạo đức đúng đắn, con người sẽ có động lực để làm, phấn đấu thực hiện và bảo vệ những chuẩn mực đạo đức đó Lý tưởng là biểu hiện tập trung trong mục tiêu phấn đấu của lập trường chính trị và lý tưởng chính trị, lý tưởng đạo đức, lý tưởng chức nghiệp…nên luận văn n y tập trung phân tích lý tưởng đạo đức ngành y Lý tưởng nghề nghiệp... xã hội Lý tưởng đạo đức phải gắn với lý tưởng xã hội - chính trị thì mới có một nội dung cụ thể, xác định Lý tưởng đạo đức trong thời đại chúng ta đó là đấu tranh để thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, chính sách do Đảng và Nhà nước đề ra để bảo vệ và x y dựng thành công chủ nghĩa xã hội Là bộ phận hợp thành lý tưởng, lý tưởng đạo đức là cơ sở lựa chọn những giá 16 trị đạo đức của thời đại; là... trò quan trọng trong việc quyết định kết quả của dịch vụ y tế, mà còn góp phần tạo nên kiến trúc thượng tầng của xã hội Vì v y, việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cho sinh viên y khoa ngay từ khi mới vào trường của Ðại học Y Hà Nội là cấp bách, góp phần x y dựng nền đạo đức xã hội tốt đẹp, tiến bộ hơn Lý tưởng đạo đức nghề y thông qua nội dung cơ bản của một số lời thề y học và ý nghĩa của nó 1 Lời thề... là cơ sở căn bản quyết định sự hình thành và phát triển của nhân cách đạo đức Không thể xác định được phạm trù lý tưởng đạo đức nếu không dựa trên nền tảng chung của nó là lý tưởng, vì cùng với lý tưởng chính trị - xã hội, lý tưởng tôn giáo, lý tưởng thẩm mỹ lý tưởng đạo đức là một bộ phận hợp thành lý tưởng chung của một nhóm người, của một giai cấp, của một dân tộc Lý tưởng đạo đức có vai trò quan... nào bệnh nặng, nguy cấp đến tính mạng thì được ưu tiên trước Bốn nguyên tắc trên của đạo đức y học đã kế thừa nội dung lời thề Hyppocrates và thể hiện rõ trong những lời thề cho tân bác sỹ của Hội Y học 22 thế giới và nhiều trường đại học ở các quốc gia trong đó có Đại học Y Hà Nội Bốn nguyên tắc n y có tác động tới tất cả các nội dung về đạo đức y học, trong các tiêu chuẩn của thực hành chăm sóc sức... sàng hy sinh lợi ích của bản thân để giữ trọn lời thề y đức của mình Trong việc nâng cao y đức cho cán bộ y tế, thì việc giáo dục, rèn luyện những tư tưởng - tình cảm đạo đức trở thành thói quen đạo đức là điều hết sức quan trọng Nếu được quan tâm giáo dục, rèn luyện y đức ngay từ đầu, thì các y sinh sẽ thấm nhuần các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực của y đức tiến bộ và tích cực, biến chúng thành các... những tấm gương đạo đức cao cả Lý tưởng đạo đức của ngành y nói riêng cũng như đạo đức nghề nghiệp nói chung đều bắt nguồn từ lý tưởng sống tốt đẹp của con người Lý tưởng đạo đức nghề y cho những người hành nghề y Lý tưởng là mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất, là những khát khao và ước vọng mà con người muốn đạt tới Lý tưởng có vai trò to lớn đối với hoạt động của con người Người có lý tưởng cao đẹp, . sinh viên Đại học y Hà nội hiện nay 29 1.2.1. Tầm quan trọng của việc x y dựng lý tưởng đạo đức ngành y cho sinh viên Đại học Y Hà Nội hiện nay 29 1.2.2. Nội dung, y u cầu của việc x y dựng lý. cầu của việc x y dựng lý tưởng đạo đức ngành y cho sinh viên Đại học Y Hà Nội hiện nay 34 Chƣơng 2. X Y DỰNG LÝ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP. trạng công tác x y dựng lý tưởng đạo đức cho sinh viên Đại học Y Hà Nội hiện nay 39 2.1.1. Vài nét về Trường Đại học Y Hà Nội 39 2.1.2. Đặc điểm của sinh viên Đại học Y Hà Nội 41 2.1.3. Thực

Ngày đăng: 09/07/2015, 14:09

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU

  • 1.1. Lý tưởng đạo đức và lý tưởng đạo đức nghề y

  • 1.1.1. Khái lược đạo đức và đạo đức nghề y

  • 1.1.2. Lý tưởng đạo đức nghề y

  • 2.1.1. Vài nét về Trường Đại học Y Hà Nội

  • 2.1.2. Đặc điểm của sinh viên Đại học Y Hà Nội

  • 2.2.1. Đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục

  • 2.2.2. Giáo dục tư tưởng y đức Hồ Chí Minh

  • KẾT LUẬN

  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan