nghị luận văn học ôn thi đại học

137 1.6K 0
nghị luận văn học ôn thi đại học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Tài liệu dành cho giáo viên và học sinh ôn thi đại học File word, pdf NGHỊ LUẬN VĂN HỌC Môn: Ngữ Văn Tài liệu gồm: 137 trang với 57 bài nghị luận văn học http://www.tailieuonthi.vn 2 MỤC LỤC 1. Đề bài: Nghệ thuật đặc sắc trong “Chí Phèo” 2. Đề bài: Tóm tắt sự nghiệp của Nam Cao trước và sau cách mạng 3. Đề bài: Những đặc sắc nghệ thuật của “Đời thừa” 4. Bình luận cách kết thúc chuyện chí phèo 5. Đề bài: Anh (chị) hãy phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao. 6. Đề bài: Phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo (truyện ngắn: “Chí Phèo” của Nam Cao) từ buổi sáng sau khi gặp Thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời để làm nổi rõ bi kịch của nhân vật này. 7. Đề bài: Trình bày quan điểm nghệ thuật của Nam Cao và chứng minh rằng Nam Cao đã thực hiện triệt để những quan điểm ấy trong sáng tác của mình. 8. Phân tích hai tấn bi kịch tinh thần của Hộ - người trí thức nghèo trong xã hội cũ, từ đó chỉ ra tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao. 9. Đề bài: Tóm tắt sự nghiệp sáng tác văn học của Vũ Trọng Phụng. 10. Đề bài: Giới thiệu khái quát Hàn Mặc Tử và hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”. 11. Phân tích khổ thơ (4 câu) đầu trong bài “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử: 12. Đề bài: Phân tích bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử 13. Phân tích khổ thơ sau đây trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử. 14. Đề bài: Phân tích bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử 15. Phân tích khổ thơ sau đây trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử. “Mơ khách đường xa, … ai biết tình ai có đậm đà” 16. Đề bài: Phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài 17. Đề bài: Sức sống tiềm tàng của Mị trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài. 18. Đề bài: Phân tích giá trị nội dung và nêu những nét chính về nghệ thuật của tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài. 3 19. Phân tích diễn biến tâm lí và hành động của Mị trong đêm cưởi trói cho A Phủ trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài”. 20. Đề bài: Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm “Rừng xà nu” của 21. Đề bài: Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành để giải thích tại sao tác giả đặt tên cho truyện của mình như vậy? 22. Đề bài: Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành. 23. Đề bài: Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành. 24. Đề bài: Tóm tắt tác phẩm "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành 25. Đề bài: Nêu những nét chính về thân thế, tiểu sử của nhà thơ Tố Hữu 26. Đề bài: Nêu những nét chính trong phong cách nghệ thuật của Tố Hữu 27. Đề bài: Hãy trình bày những chặng đường thơ của Tố Hữu (Tố Hữu có những chặng thơ tiêu biểu nào gắn liền với từng chặng đường cách mạng của dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trình bày ngắn gọn nội dung chính của các tập thơ đó). 28. Tố Hữu – người mở đường của nền thơ Cách mạng Vũ Quần Phương 29. Phân tích – Bình giảng bài thơ Từ ấy 30. Tây Tiến - Quang Dũng Đề bài: Nêu hoàn cảnh sáng tác và bút pháp nghệ thuật bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng 31. Tây tiến – Quang Dũng Đề bài : Phân tích đoạn thơ sau đây trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”. 32. Tây tiến – Quang Dũng Đề bài: Phân tích đoạn thơ sau trong bài “Tây Tiến” của Quang Dũng: “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa … Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa” (Ngữ văn 12, tập 1, tr.89) 33. Phân tích đoạn thơ sau trong bài “Tây Tiến” của Quang Dũng: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc …. Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi” (Ngữ văn 12, tập I, tr.89) 34. Đề bài: Phân tích hình tượng người lính thời kì kháng chiến chống Pháp trong tác phẩm “Tây tiến” của Quang Dũng và “Đồng chí” của Chính Hữu. 35. Đề bài: Phân tích hình ảnh người lính Tây Tiến trong bài “Tây Tiến” của Quang Dũng. 4 36. Đề bài: “Xét về phương diện nghệ thuật, cảm hứng lãng mạn và âm hưởng bi tráng là hai nét đặc sắc cơ bản bao trùm bài thơ”. Em hãy phân tích bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng để làm sáng tỏ nhận dịnh trên. 37. Đề bài: Phân tích hình ảnh người lính Tây Tiến trong bài “Tây Tiến”của Quang Dũng. 38. Đề bài: Trình bày một cách ngắn gọn và đầy đủ những nét chính của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh. 39. Đề bài: Quan điểm sáng tác của Chủ tịch Hồ Chí Minh 40. Đề bài: Nêu những nét chính trong sự nghiệp sáng tác văn học của Chủ tịch Hồ Chí Minh 41. Đề bài: So sánh sự giống nhau và khác nhau cơ bản của hai tác phẩm "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành và "Những đứa con trong gia đình" của Nguyễn Thi. 42. Đề bài: Truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao và “Vợ nhặt” của Kim Lân đều viết về tình cảnh người nông dân trước Cách mạng 43. Đề bài: Phân tích bài thơ "Đàn ghi ta của Lorca" của Thanh Thảo 44. Phân tích, bình giảng đoạn: “Những người vợ……. hoá núi sông ta” 45. Đề bài: Phân tích đoạn: “Khi ta lớn… có từ ngày đó”. 46. Tư tưởng “ Đất nước của nhân dân” trong đoạn trích của Trường ca “ Mặt đường khát vọng”. 47. Đề bài: Trình bày cảm nghĩ về bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô trong "Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài" 48. Đề bài: Những nét đặc sắc về nghệ thuật “Vợ nhặt” 49. Đề bài: Anh (chị) hãy phân tích giá trị hiện thực đặc sắc trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân 50. Đề bài: Anh (chị) hãy phân tích giá trị nhân đạo sâu sắc trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân. 51. Phân tích diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân. 52. Đề bài: Trình bày những nét chính về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân 53. Đề bài: Phân tích “Chiều tối” để làm nổi bật nét cổ điển, hiện đại. 54. Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh - 55. Đề bài: Phân tích đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt trong trích đoạn Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ. 56. Đề bài: Phân tích đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt trong sách giáo khoa để làm sáng tỏ triết lí sống “không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn 5 được là tôi toàn vẹn”. 57. Đề bài : Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh 1. Đề bài: Nghệ thuật đặc sắc trong “Chí Phèo” “Chí Phèo” thật sự là một kiệt tác, thể hiện đầy đủ nhất tài năng nghệ thuật xuất sắc, độc đáo của nhà văn Nam Cao. 1. Bút pháp điển hình hoá đạt tới trình độ bậc thầy trong xây dựng nhân vật. Nam Cao có biệt tài trong việc miêu tả, phân tích tâm lý nhân vật. Tác giả có khả năng trong việc miêu tả tâm lý phức tạp của nhân vật, làm cho nhân vật hiện lên trước mắt người đọc rất sống động, có cá tính độc đáo. Chí Phèo, Bá Kiến là những điển hình nghệ thuật bất hủ. Họ vừa tiêu biểu cho một loại người có bề dày xã hội, vừa là những con người rất cụ thể, có sức sống nội tại mạnh mẽ. a. Khác với những nhân vật của một số nhà văn đương thời có chức năng chủ yếu là khái quát tính cách nhân vật. “Chí Phèo” của Nam Cao đã khái quát một hiện tượng phổ biến đã trở thành quy luật trong xã hội lúc bấy giờ; hiện tượng những người nông dân nghèo lương thiện do bị áp bức bóc lột đè nén nặng nề bị đẩy vào con đường tha hoá lưu manh. b. Tuy nhiên nhân vật của Nam Cao còn thể hiện như một nhân vật có cá tính hết sức độc đáo, không lặp lại, vừa đa dạng vừa thống nhất. Chí Phèo vừa là kẻ bán rẻ cả nhân tính, nhân hình để tồn tại, vừa là kẻ dám thủ tiêu sự sống của mình khi nhân phẩm đã trở về. Chí Phèo vừa là con quỷ dữ của làng Vũ Đại, một thằng triền miên chìm trong cơn say đến mất cả lý trí, vừa là kẻ khao khát lương thiện, muốn làm hoà với mọi người, vừa là một kẻ nô lệ thức tỉnh, một đầu óc sáng suốt nhất, tỉnh táo nhất của làng Vũ Đại khi đặt ra những câu hỏi có tầm khái quát sâu sắc về quyền được làm người lương thiện đến mức Bá Kiến cũng phải ngạc nhiên, Chí Phèo vừa là kẻ cố cùng, vừa là người tự xưng “anh hùng làng này cóc thằng nào bằng ta” 2. Nghệ thuật trần thuật kể truyện linh hoạt tự nhiên phóng túng mà vẫn nhất quán, chặt chẽ, đảo lộn trình tự thời gian, mạch tự sự có những đoạn hồi tưởng, liên tưởng tạt ngang, tưởng như lỏng lẻo mà thực sự rất tự nhiên, hợp lý, hấp dẫn. 3. Ngôn ngữ của Nam Cao cũng đặc biệt tự nhiên, sinh động, sử dụng khẩu ngữ quần chúng một cách triệt để, mang hơi thở đời sống, giọng văn hoá đời sống. Ngôn ngữ kể chuyện vừa là ngôn ngữ của tác giả, vừa là ngôn ngữ của nhân vật, nhiều giọng điệu đan xen, tạo nên một thứ ngôn ngữ đa thanh đặc sắc. “Chí Phèo” đánh dấu một trình độ phát triển mới của văn học và nghệ thuật viết truyện ở nước ta. 6 2. Đề bài: Tóm tắt sự nghiệp của Nam Cao. Bài Làm Trên bầu trời dòng văn học hiện thực phê phán, vào giai đoạn cuối (1939 – 1945), Nam Cao (1917 – 1951), tên thật là Trần Hữu Tri ở làng Đại Hoàng, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam đã nổi bật lên như một ngôi sao long lanh toả sáng. Sự nghiệp văn học Nam Cao có thể chia làm hai giai đoạn: A. Trước Cách mạng: 1. Từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Nam Cao đã mơ ước sáng tác. Những tác phẩm của ông lúc này còn mang nặng khuynh hướng lãng mạn, thoát ly, thi vị hóa hiện thực mà sau này ông đã tự phê phán cho đó là thứ văn chương như “ánh trăng lừa dối”. Ông kí các bút danh: Thuý Rư, Xuân Du, Nhiêu Khê, Nguyệt… Chỉ mãi đến năm 1941, khi kiệt tác “Chí Phèo” ra đời, Nam Cao mới chuyển hẳn sang trường phái hiện thực theo con đường nghệ thuật “vị nhân sinh” để kế tục những tên tuổi lừng danh như: Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng… 2. Những sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng tháng tám tập trung vào hai đề tài chính: - Cuộc sống của những người tiểu tư sản nghèo. - Cuộc sống của những người nông dân cùng khổ. Dù viết về đề tài nào thì điều mà Nam Cao quan tâm trước tiên và day dứt nhất là tình trạng con người bị tha hoá và bị xói mòn về nhân phẩm, thậm chí bị huỷ hoại cả nhân tính trong xã hội phi nhân đạo đương thời. 3. Về đề tài trí thức tiểu tư sản, đáng chú ý là các truyện ngắn: “Trăng sáng”, “Đời thừa”, “Nước mắt”, “Quên điều độ”, “Những chuyện không muốn viết”… và tiểu thuyết “Sống mòn” (1944). Trong những tác phẩm này, Nam Cao đã miêu tả hết sức chân thực và cảm động tình trạng nghèo khổ, sống dở chết dở của người trí thức nghèo. Trong đó, tác giả đặc biệt đi sâu vào những tấn bi kịch tâm hồn họ. Đó là tấn bi kịch dai dẳng, thầm lặng mà đau đớn của những con người có ý thức sâu sắc về giá trị sự sống và nhân phẩm; có hoài bão lớn về một sự nghiệp tinh thần cao cả, nhưng lại bị gánh nặng cơm áo và cuộc sống tàn nhẫn đầy rẫy bất công đẩy vào cảnh “Đời thừa”. Phê phán cái xã hội phi nhân đạo đã bóp nghẹt sự sống và tàn phá tâm hồn con người, Nam Cao đồng thời cũng thể hiện niềm khao khát hướng tới cuộc sống đẹp đẽ xứng đáng với con người. 7 4. Ở đề tài người nông dân: là nhà văn sinh ra và lớn lên nơi chốn bùn lầy, nước đọng, Nam Cao hiểu biết khá sâu sắc về cuộc sống những con người thấp cổ bé họng này. Ông đã để lại chừng 20 truyện ngắn có giá trị về đề tài này, đáng chú ý là : “Lão Hạc”, “Chí Phèo”, “Nghèo”… “Trẻ con không được ăn thịt chó”,… “Dì Hảo”. Qua những tác phẩm trên, Nam Cao vừa mô tả một cách thấm thía và cảm động những số phận tăm tối hẩm hiu bị tha hoá, bị lăng nhục của người nông dân, vừa kết án sâu sắc cái xã hội tàn bạo đã tàn phá cả thể xác lẫn linh hồn của họ, đồng thời phát hiện và khẳng định: phẩm chất lương thiện đẹp đẽ của họ ẩn giấu đằng sau những tâm hồn tưởng như tối tăm và cằn cỗi đó. Chiều sâu của ngòi bút hiện thực và nhân đạo của Nam Cao chính là ở đấy. 5. Nam Cao đã không thấy được khả năng đổi đời của người nông dân và triển vọng xã hội. Tuy vậy, trong truyện ngắn “Điếu văn” (1944), Nam Cao đã có lời chào đón chân thành, tha thiết tia sáng bình minh đang bừng dậy ở chân trời “Cuộc đời không thể cứ mù mịt mãi mãi thế này đâu… một rạng đông đã báo rồi!”. B. Sau Cách mạng: 1. Nam Cao là một trong ít nhà văn đến với Cách mạng từ đầu. Năm 1948, ông được kết nạp vào Đảng. Ông tham gia hội văn hoá cứu quốc, tích cực hoạt động Cách mạng kháng chiến. 2. Nam Cao được xem là một trong những cây bút tiêu biểu nhất trong những năm đầu của kháng chiến chống Pháp. Thời kì này ông viết được nhiều tác phẩm có giá trị như nhật kí “Ở rừng” (1948), “Chuyện biên giới” – ký sự. Đặc biệt là truyện ngắn “Đôi mắt”, xứng đáng là một tuyên ngôn nghệ thuật của tầng lớp văn nghệ sĩ, tiểu tư sản theo kháng chiến. 3. (Phong cách) Nam Cao có biệt tài trong việc miêu tả, phân tích tâm lý con người. Ngôn ngữ của Nam Cao sống động, uyển chuyển, tinh tế, rất gần với lời ăn tiếng nói của quần chúng. Ông có ngòi bút vừa tỉnh táo, vừa sắc lạnh, vừa nặng trĩu suy tư và đằm thắm yêu thương. Văn Nam Cao vừa hết sức chân thực, vừa thấm đượm ý vị, triết lí, trữ tình. Kết luận: - Năm 1951 trên đường về quê công tác, ông bị kẻ thù phục kích giết chết giữa khi tài năng đang độ nở rộ. Nam Cao ngã xuống trong tư thế người nghệ sĩ - chiến sĩ. Ông hoạt động văn học chỉ trên dưới mười năm nhưng đã để lại một sự nghiệp văn học lớn lao. Nam Cao được đánh giá là nhà văn đứng ở vị trí hàng đầu trong nền văn xuôi Việt Nam thế kỉ XX và xứng đáng được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật - đợt I năm 1996. - Cuộc đời lao động nghệ thuật vì lý tưởng nhân đạo, lý tưởng Cách mạng, và sự hi sinh anh dũng của Nam Cao mãi mãi là một tấm gương cao đẹp của nhà văn - chiến sĩ. 8 3. Đề bài: Những đặc sắc nghệ thuật của “Đời thừa” a/ Cách xây dựng truyện rất tự nhiên, dung dị nhưng vẫn gây được ấn tượng sâu đậm và tạo được hiệu quả nghệ thuật cao. Cách dẫn chuyện linh hoạt, phóng túng mà vẫn nhất quán chặt chẽ. b/ Xây dựng thành công một nhân vật thuộc loại nhân vật tư tưởng (nhân vật vấn đề - Hộ) nhưng vẫn có tính cách, cá tính và bản chất xã hội c/ Nghệ thuật miêu tả, phân tích tâm lý đạt đến bậc thầy. Nam Cao đã phân tích rất sâu sắc, tinh tế những giằng xé trong tâm sự nhân vật. Trước hết là những day dứt của Hộ về nghề nghiệp… Sau nữa là những dằn vặt của Hộ về nhân cách. Hộ vốn là người nhân hậu, vị tha, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không vứt bỏ tình thương làm một kẻ tàn nhẫn. Nhưng khi rơi vào khủng hoảng quẫn bách, anh đã trút hết nỗi uất ức, buồn bực lên đầu vợ con, gây đau khổ cho người mà mình hết lòng yêu thương rồi sau đó tự dày vò, ân hận vì chính điều đó. - Nam Cao đã khéo léo tạo tình huống đầy kịch tính để đẩy xung đột nội tâm nhân vật đến đỉnh điểm. Hộ rời vào một mâu thuẫn không thể điều hoà giữa sống với hoài bão nghệ thuật và sống theo nguyên tắc tình thương. Hộ luôn luôn rơi vào bế tắc. Điều đó làm cho anh lâm vào cái vòng luẩn quẩn: khát vọng -> thất vọng -> nhẫn tâm -> hối hận –> khát vọng -> thất vọng… (vòng luẩn quẩn). d/ Ngôn ngữ và giọng văn rất đặc sắc. Nam Cao rất linh hoạt trong việc sử dụng ngôn ngữ để miêu tả nội tâm nhân vật. Có đoạn, nhà văn dùng lời kể chuyện để miêu tả nội tâm, có đoạn nhà văn dùng lời kể để miêu tả tâm lý nhân vật “hắn băn khoăn nghĩ đến một tác phẩm sẽ làm mờ hết các tác phẩm khác cùng thời”; có khi là lời nhân vật tự biểu hiện nội tâm mình “Ta đành bỏ phí một vài năm để kiếm tiền”; có khi vừa là lời người kể, vừa là lời từ nội tâm nhân vật “Khốn nan thay cho hắn. Chao ôi!”. Tất cả đã góp phần diễn tả sinh động tâm lý nhân vật 9 4. Đề bài: Trong tác phẩm “Chí Phèo”, Nam Cao đã kết thúc như sau: “Và nhớ lại những lúc năn nằm với hắn, thị đã nhìn trộm bà cô, rồi nhìn nhanh xuống bụng: - Nói dại, nếu mình chửa, giờ hắn chết rồi, thì làm ăn thế nào? Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người qua lại…”(Ngữ văn 11, tập 1, tr. 155) Anh (chị) hãy bình luận cách kết thúc nói trên. Đáp án - Hướng dẫn làm bài 1. Giới thiệu vài ba dòng về tác giả, tác phẩm và chi tiết kết thúc “Đột nhiên chị thấy … vắng người qua …” 2. Cách kết thúc này đã bộc lộ sự hạn chế của tác phẩm, và các nhà văn hiện thực phê phán nói chung, Nam Cao nói riêng, do chưa nắm được chân lí cách mạng, chưa thấy được khả năng đổi mới của người lao động nghèo khổ và triển vọng của xã hội, nên họ thường có cái nhìn bi quan về đời sống. Một chị Dậu đẹp người đẹp nết và tiềm tàng sức sống mãnh liệt mà kết thúc tác phẩm cũng phải “chạy ra ngoài trời, trời tối đen như mực, như cái tiền đồ của chị”. “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố; một anh Pha đã dám dùng đòn càn phang vào đầu Nghị Lại mà kết cục cũng phải rơi vào “Bước đường cùng” và tương lại là một cái nhà tù tăm tối - (“Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan). Cách kết thúc vòng tròn khép kín của văn học hiện thực phê phán rõ ràng khác với cách kết thúc trong tác phẩm văn học cách mạng về sau này như “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài), “Vợ nhặt” (Kim Lân). Các nhà văn cách mạng đã chỉ ra được con đường sống cho người nông dân và khẳng định một quy luật: khi rơi vào tình trạng cùng đường thì họ sẽ hướng tới cách mạng. 3. Kết thúc tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao đầy ám ảnh không chỉ tạo nên một kiểu kết thúc khép kín, đầu cuối tương ứng mà còn để lại một nỗi day dứt và bi thương trong lòng độc giả. “Cái lò gạch cũ” đầu tác phẩm là nơi mở đầu một số phận, một kiếp người đau khổ đầy bi kịch thương tâm. Hình 10 ảnh “cái lò gạch cũ” ở cuối tác phẩm không phải là một hình ảnh thực mà là một hình ảnh tưởng tượng nói lên rằng: “Rất có thể từ cái lò gạch cũ ấy, Thị Nở lại cho ra đời một Chí Phèo con ngỗ ngược hơn bố nó để nối nghiệp. Điều ấy chưa có gì đảm bảo, nhưng có điều chắc chắn rằng chừng nào còn tồn tại xã hội “người ăn thịt người”, thì chừng ấy còn tồn tại hiện tượng Chí Phèo”. Nghĩa là Chí Phèo chết, nhưng hiện tượng Chí Phèo chưa chấm dứt (Hiện tượng Chí Phèo là hiện tượng hàng vạn người nông dân lao động lương thiện bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa và khi ý thức nhân phẩm trở về thì lại bị xã hội lạnh lùng cự tuyệt để phải tìm đến cái chết thảm thương). Giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm được toát ra từ một chi tiết giản dị như thế. Qua chi tiết này, Nam Cao lúc đó hình như cảm thấy số phận người nông dân cứ rơi vào một vòng luẩn quẩn “Con kiến mà leo cành đa, leo phải cành cụt leo ra leo vào” không lối thoát. Kết luận: Văn hào Banzac đã từng phát biểu: “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Chi tiết là lá, hình tượng là cành. Hiểu như vậy, chúng ta thấy chi tiết độc đáo và giàu ý nghĩa thẩm mĩ nói trên đã dệt nên màu sắc cho hình tượng Chí Phèo và góp phần làm nên sắc xanh ngời cho tác phẩm của Nam Cao mãi với thời gian. 5. Đề bài: Anh (chị) hãy phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao. Đáp án - Hướng dẫn làm bài Các ý chính: I. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm 1. Giới thiệu khái quát về Nam Cao (1915 - 1951) 2. Hoàn cảnh, xuất xứ của “Chí Phèo” 3. “Chí Phèo” trở thành một kiệt tác chính là nhờ ở giá trị nhân đạo vừa sâu sắc, vừa độc đáo, mới mẻ của tác phẩm. II. Giải thích khái niệm Giá trị nhân đạo là giá trị cơ bản nhất của tác phẩm văn học chân chính, được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc đối với nỗi khổ đau của con người, sự nâng niu, trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người; đồng thời tác phẩm cũng đã đứng về phía các nạn nhân mà lên án những thế lực tàn bạo chà đạp lên hạnh phúc, quyền sống và phẩm giá của con người. III. Giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Chí Phèo” [...]... đàn ông” - xuất bản năm 1938 và vở kịch “Không một tiếng vang” (1931) Kết luận Vũ Trọng Phụng sống cuộc đời ngắn ngủi nhưng đã để lại một sự nghiệp văn chương đồ sộ Qua sự sàng lọc của thời gian, ông đã được độc giả khẳng định là một tài năng văn học lớn, có một vị trí rất quan trọng trong lịch sử văn học nước nhà 10 Đề bài: Giới thi u khái quát Hàn Mặc Tử và hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Đây thôn Vĩ... đó, Vũ Trọng Phụng chuyên viết báo, viết văn và sống chật vật với nghề bạc bẽo đó Do làm việc quá sức, ông mắc bệnh lao phổi và mất khi mới được 27 tuổi đời, để lại người vợ góa và đứa con gái chưa đầy năm 19 Vũ Trọng Phụng suốt đời nghèo – “nghèo gia truyền”, nhưng về văn học, ông được xem là một kiệt tướng xuất sắc của dòng văn học hiện thực phê phán Ông viết văn rất sớm, viết nhiều và nhanh chóng... tắt sự nghiệp sáng tác văn học của Vũ Trọng Phụng Đáp án – Hướng dẫn làm bài Vũ Trọng Phụng (1912 – 1939) có bút danh Thi n Hư, quê ở làng Hảo, huyện Mĩ Hào, tỉnh Hưng Yên, nhưng sinh ra và sống suốt đời tại Hà Nội, lâu nhất là ở phố Hàng Bạc Ông mồ côi cha từ rất sớm, được người mẹ góa hiền hậu tần tảo nuôi ăn học Vũ Trọng Phụng chỉ học hết tiểu học rồi phải đi làm kiếm sống Ông làm thư kí bán hàng,... – 1951) không chỉ là một nhà văn hiện thực kiệt xuất có tư tưởng nhân đạo phong phú và sâu sắc, mà còn là nhà văn có quan điểm nghệ thuật tiến bộ và nhất quán Quan điểm này tuy không được phát biểu trực tiếp dưới dạng chính luận, nhưng đã thể hiện rải rác trong các sáng tác của ông 1 Suốt cuộc đời cầm bút của mình, Nam Cao luôn luôn suy nghĩ về “Sống” và “Viết” Ban đầu, ông chịu ảnh hưởng sâu nặng của... nhiều và nhanh chóng nổi tiếng, Vũ Trọng Phụng là một tài năng đa dạng Ông viết truyện ngắn, phóng sự, tiểu thuyết, kịch nói, phê bình văn học, bình luận thời sự, chính trị, dịch thuật… Nhưng Vũ Trọng Phụng đặc biệt thành công ở hai thể loại: phóng sự và tiểu thuyết - Về thể loại phóng sự: Ông được báo chí đương thời suy tôn là: “Ông vua phóng sự đất Bắc” Đáng chú ý là các tác phẩm: “Kỹ nghệ lấy Tây”... là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ kiếp lầm than” Theo Nam Cao, người cầm bút chân chính không được “trốn tránh” sự thực mà “cứ đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của cuộc đời…” 2 Nam Cao chủ trương văn học không phải là chưa đựng nội dung nhân đạo Tác phẩm văn học có giá trị không chỉ phản ánh sự thực... tâm hồn thi nhân được phiêu diêu, thoát tục Không ai viết nhiều và viết hay về trăng như Hàn Mặc Tử: “Không gian đắm đuối toàn trăng cả Anh cũng trăng mà em cũng trăng” Hay: “Gió lùa ánh sáng vào trong bãi Trăng ngập dòng sông chảy lãng lai” Vì thế, viết về xứ Huế mộng và mơ, Hàn Mặc Tử không thể không tả trăng Trăng dưới ngòi bút tài hoa của ông bỗng trở nên huyền ảo, tràn đầy vũ trụ, tạo nên không khí... tâm hồn thi nhân được phiêu diêu, thoát tục Không ai viết nhiều và viết hay về trăng như Hàn Mặc Tử: “Không gian đắm đuối toàn trăng cả Anh cũng trăng mà em cũng trăng” Hay: “Gió lùa ánh sáng vào trong bãi Trăng ngập dòng sông chảy lãng lai” Vì thế, viết về xứ Huế mộng và mơ, Hàn Mặc Tử không thể không tả trăng Trăng dưới ngòi bút tài hoa của ông bỗng trở nên huyền ảo, tràn đầy vũ trụ, tạo nên không khí... thương, tình bác ái, sự công bình… Nó làm cho người gần người hơn…” (Đời thừa) 3 Nam Cao coi lao động nghệ thuật là một hoạt đông nghiêm túc, công phu Đòi hỏi người cầm bút phải có lương tâm, Nam Cao lên án gay gắt sự cẩu thả trong nghề văn “ Sự cẩu thả bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện” (Đời thừa) 4 Chủ trương văn học phải miêu tả được hiện... thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ Nhìn nắng hàng cau nắng mới lênss Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền?” (Ngữ văn 11, tập 2, tr.38) Đáp án - Hướng dẫn làm bâì I Vài nét về bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” là một bài thơ hay của Hàn Mặc Tử Bài thơ được viết ra từ hai nguồn cảm hứng Cảm hứng về một vùng quê ở ven bờ sông Hương, cây cối tươi tốt, làng xóm đông . viên và học sinh ôn thi đại học File word, pdf NGHỊ LUẬN VĂN HỌC Môn: Ngữ Văn Tài liệu gồm: 137 trang với 57 bài nghị luận văn học http://www.tailieuonthi.vn. chất nhân văn và tài năng của mình, Nam Cao đã có một ảnh hưởng và những cống hiến lớn lao cho nền văn học Việt Nam hiện đại, xứng đáng được tôn vinh là một hiện tượng văn học không thể thay. về văn học, ông được xem là một kiệt tướng xuất sắc của dòng văn học hiện thực phê phán. Ông viết văn rất sớm, viết nhiều và nhanh chóng nổi tiếng, Vũ Trọng Phụng là một tài năng đa dạng. Ông

Ngày đăng: 09/07/2015, 13:53

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

  • 5. Đề bài: Anh (chị) hãy phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao.

  • 6. Đề bài: Phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo (truyện ngắn: “Chí Phèo” của Nam Cao) từ buổi sáng sau khi gặp Thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời để làm nổi rõ bi kịch của nhân vật này.

  • 9. Đề bài: Tóm tắt sự nghiệp sáng tác văn học của Vũ Trọng Phụng.

  • 20. Đề bài: Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm “Rừng xà nu” của

  • 21. Đề bài: Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành để giải thích tại sao tác giả đặt tên cho truyện của mình như vậy?

  • 22. Đề bài: Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành.

  • 23. Đề bài: Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành.

    • 28. Tố Hữu – người mở đường của nền thơ Cách mạng Vũ Quần Phương

    • 31. Tây tiến – Quang Dũng Đề bài : Phân tích đoạn thơ sau đây trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! ... Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”.

    • (Ngữ văn 12, tập 1, tr.89)

    • 33. Phân tích đoạn thơ sau trong bài “Tây Tiến” của Quang Dũng: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc …. Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi” (Ngữ văn 12, tập I, tr.89)

    • 34. Đề bài: Phân tích hình tượng người lính thời kì kháng chiến chống Pháp trong tác phẩm “Tây tiến” của Quang Dũng và “Đồng chí” của Chính Hữu.

    • 51. Phân tích diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân.

    • 4. Đề bài: Trong tác phẩm “Chí Phèo”, Nam Cao đã kết thúc như sau:

    • “Và nhớ lại những lúc năn nằm với hắn, thị đã nhìn trộm bà cô, rồi nhìn nhanh xuống bụng:

    • - Nói dại, nếu mình chửa, giờ hắn chết rồi, thì làm ăn thế nào?

    • Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người qua lại…”(Ngữ văn 11, tập 1, tr. 155)

    • Anh (chị) hãy bình luận cách kết thúc nói trên.

    • Đáp án - Hướng dẫn làm bài

    • 1. Giới thiệu vài ba dòng về tác giả, tác phẩm và chi tiết kết thúc “Đột nhiên chị thấy … vắng người qua …”

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan