Nghệ thuật tiểu thuyết cuốn theo chiều gió của Margaret Mitchell

135 1.9K 10
Nghệ thuật tiểu thuyết cuốn theo chiều gió của Margaret Mitchell

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài về : Nghệ thuật tiểu thuyết Cuốn theo chiều gió của Margaret Mitchell

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH _________________ Ngô Như Quỳnh NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT CUỐN THEO CHIỀU GIÓ CỦA MARGARET MITCHELL LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2009 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH _________________ Ngô Như Quỳnh NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT CUỐN THEO CHIỀU GIÓ CỦA MARGARET MITCHELL Chuyên ngành : Văn học nước ngoài Mã số : 66 22 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ ANH THẢO Thành phố Hồ Chí Minh – 2009 LỜI CẢM ƠN Công trình này đã hoàn thành trong sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của những người mà tôi hằng kính trọng. Xin được cảm ơn cô Anh Thảo – người đã tận tình lắng nghe và hướng dẫn tôi theo suốt quá trình lên ý tưởng và viết Luận văn, cảm ơn Thư viện ĐH Sư Phạm TPHCM đã hỗ trợ tôi về nguồn tư liệu, cảm ơn thầy cô, gia đình và bạn bè đã động vi ên tinh thần để tôi hoàn thành tốt công việc và học tập, đặc biệt là Luận văn này. Dù đã rất cố gắng nhưng với nhiều yếu tố chi phối, Luận văn chắc chắn còn không ít thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý từ quý thầy cô và bè bạn. Xin trân trọng cảm ơn! TPHCM, tháng 12/2009 Ngô Như Quỳnh MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN 19 1.1. Tình huống . 20 1.1.1. Tình huống làm hoán đổi vai trò . 20 1.1.2. Tình huống ước mơ bị thực tế hủy hoại . 26 1.1.3. Tình huống hiểu lầm thay đổi số phận 27 1.1.4. Tình huống trở về 33 1.1.5. Tình huống kết hôn ứng phó . 34 1.2. Chi tiết . 38 1.2.1. Chi tiết biểu tượng 39 1.2.1.1. Cánh cửa đóng (closed door) và những bí mật 39 1.2.1.2. Giấc mơ sương mù . 46 1.2.1.3. Chiếc áo cooc –se của Scarlett . 48 1.2.2. Chi tiết đối lập trong sự thống nhất 51 1.2.2.1. Sự chia cắt nhưng thống nhất của đất nước trong chiến tranh 51 1.2.2.2. Sự đối lập nhưng thống nhất trong tính cách Ashley và Rhett . 51 1.2.2.3. Sự dung hòa những đối nghịch trong tính cách Scarlett 52 1.3. Kiểu kết thúc 53 Chương 2: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT . 59 2.1. Thế giới nhân vật 59 2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật . 62 2.2.1. Qua miêu tả ngoại hình 62 2.2.2. Qua miêu tả cử chỉ hành động 68 2.2.3. Qua miêu tả tính cách . 70 2.2.4. Qua khắc họa nội tâm . 77 2.3. Thành công của M.Mitchell với kiểu nhân vật “lệch chuẩn” 85 2.3.1. Scarlett 85 2.3.2. Rhett 89 Chương 3: NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT . 95 3.1. Trần thuật khách quan vô nhân xưng . 96 3.2. Trần thuật nửa trực tiếp 100 3.3. Trần thuật bộc lộ tình cảm bằng trữ tình ngoại đề . 104 KẾT LUẬN 111 TÀI LIỆU THAM KHẢO 119 PHỤ LỤC . 126 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Năm 1936, sự ra đời đột ngột của một cuốn tiểu thuyết từ một tác giả gần như vô danh trong giới tiểu thuyếtMargaret Mitchell, với cái tên tựa đề tác phẩm nghe khá nên thơ lấy ý từ câu thành ngữ nổi tiếng của người Mỹ, “Gone with the wind”, tức “Cuốn theo chiều gió”, đã lập tức tạo nên niềm hứng khởi tột độ cho độc giả Mỹ. Họ đón nhận cuốn tiểu thuyết với đủ mọi cảm xúc say mê, bồi hồi, và cả chê bai, dè bỉu, nhưng sẵn sàng thâu đêm suốt sáng theo đuổi cho kì hết câu chuyện chỉ để biết kết cục của nó ra sao. Một năm sau, tác phẩm tiếp tục làm một phát “chỉ thiên” vào những độc giả còn ngờ vực về sức hút của nó với việc đoạt giải thưởng Pulitzer, giải tiểu thuyết x uất sắc nhất của Hiệp hội phát hành sách Hoa Kỳ năm 1937 (giờ là Giải thưởng sách toàn quốc), rồi huy chương kỷ niệm Carl Bohnengerger của Hiệp hội Thư viện Florida, và huy chương vàng của Cộng đồng Nam New York. Đến lúc cuốn tiểu thuyết được chuyển thể thành phim vào 1939, để lại gây kì tích thắng 8 giải Academy Awards, thì độc giả mới thôi ngỡ ngàng trước cuốn tiểu thuyết có một không hai này [73, tr.34]. Tuy thế, trước thực tế là không ít tác phẩm khi ra đời “gióng t rống khua chiêng” nhưng sau đó lặng yên không kèn trống và bị vất vào nhà kho, nên không riêng những độc giả khó tính mà ngay cả những độc giả cuồng tín, cũng đã lo ngại việc một cuốn tiểu thuyết mà nổi lên nhanh chóng, ồn ào và gây hiệu ứng với tốc độ tên lửa như “Cuốn theo chiều gió”, có thể rồi một thời gian sẽ bị những hiện tượng khác che mờ trong sớm muộn. Đặc biệt là khi có không ít những bài phê bình phân tích của các cây bút sắc sảo nghiêng về trường phái “mổ xẻ’ đã không hề nương tay khi công kích tác phẩm này, rằng nó là một tác phẩm xoàng xĩnh, dễ đọc, và chỉ “dụ dỗ” nổi những bà nội trợ dễ dãi. Ấy là chưa kể đến hàng loạt hạt sạn xung quanh vấn đề phân biệt chủng tộc và tính lãng mạn thái quá trong hư cấu lịch sử. Nhưng đến lúc này, 70 năm có lẽ đã trôi qua, cùng lúc hàng loạt tác phẩm xuất sắc khác đã ra đời, tính cả những cuốn hậu, làm mới “Cuốn theo chiều gió”, nhưng không tác phẩm nào hạ gục ngôi vị của nó, ít ra là về c on số xuất bản, chuyển ngữ, và sự yêu mến trong lòng độc giả từ nước Mỹ đến ngoài biên giới. Nhân đó, mới nhắc lại những kì tích đáng khâm phục mà cuốn tiểu thuyết dày 1024 trang bản tiếng Anh (bản của Nhà xuất bản Avon) này làm được. “Cuốn theo chiều gió” đã tự tạo ra lịch sử ngay khi được xuất bản, khi doanh số của nó phá vỡ mọi kỷ lục ở Nhà xuất bản lừng danh Macm illan. Trong vòng một tháng họ đã in 200 ngàn cuốn, trong 2 tháng bán được 6000 cuốn một ngày, trong 6 tháng, 1 triệu cuốn đã bị “Cuốn theo chiều gió”. Tháng 8 năm 1936, 2 nhà in và 2 xưởng đóng sách làm việc cả ngày lẫn đêm. Người ta làm một phép toán và kết luận: “Cuốn theo chiều gió” sẽ vượt cao hơn cả Manhattan, và cao gấp 50 lần toà Empire State nếu tất cả các cuốn sách bán được chồng lên nhau, và nếu chúng được xếp nối đuôi nhau thì chúng sẽ bao vòng quanh xích đạo gần 3 lần, như thể chứng tỏ “Cuốn theo chiều gió” vòng quanh thế giới như thế nào [73, tr.34]. “Cuốn theo chiều gió” cũng từng “làm mưa làm gió” sau đó ở châu Âu hậu chiến. Hitler cấm cuốn này khi chiếm đóng châu Âu vì Scarlett là một biểu tượng nguy hiểm của sự kháng cự. Ngày nay, “Cuốn theo chiều gió” đã thành một hiện tượng toàn cầu, đã bán hơn 30 triệu bản và 200 ấn bản đã được phát hành ở 40 nước. Cuốn sách (và cả phim) tiếp tục được đón nhận rộng rãi ở châu Âu, đồng thời cũng được gieo trên những mảnh đất văn hoá màu mỡ với những ấn bản tiếng nước ngoài đã được xuất bản ở những nơi có thị trường sách tương đối nhỏ, n hư Czechoslovakia, Bugari, Etiopia, Latvia, và cả Việt Nam. Với những con số đáng kinh ngạc như thế, “Cuốn theo chiều gió” đã trở thành huyền thoại trong lịch sử ngành xuất bản, tiểu thuyết Mỹ bán chạy nhất mọi thời đại. Hàng loạt nhà phê bình văn chương và những cây bút nổi tiếng của các báo lớn đua nhau lao vào cuộc để lý giải sức h út của tác phẩm có doanh số kỷ lục 50.000 bản một ngày này. Nhiều lí do được đưa ra để rồi kết luận chung vẫn chỉ là ở dạng giả thuyết. Điều đó cũng không có gì đáng ngạc nhiên, vì chính Margaret Mitchell, người trong cuộc, cũng bị choáng ngợp bởi kì tích của đứa con tinh thần mình viết nên. Bà thật sự bất ngờ và sau đó là hỗn loạn trước tiếng tăm củaCuốn theo chiều gió”. Bà bị bao vây, cuộc sống riêng tư của bà bị những kẻ xâm phạm tàn phá, người lạ mặt gọi điện liên miên, gửi những thư từ kỳ quặc, lôi bà vào những vụ kiện tụng, lấy tên tiểu thuyết đặt tên cho một trò thoát y… Vào tháng 8 năm 1936, Margaret Mitchell đã viết cho Harold Latham, người đàn ông khiến nàng thành công: “How did you know six months ago that “Gone with the wind” would be a success…? I do not see how you anticipated the enomous sales which have been so unexpected and bewildering to me” (“Làm sao mà sáu tháng trước ngài có thể biết được “Cuốn t heo chiều gió” sẽ thành công như thế? . Tôi không hiểu được làm sao ngài có thể dự đoán được một doanh số khổng lồ như vậy trong khi đối với tôi nó thật sự quá bất ngờ và khó hiểu”) [48, tr.3]. Sự thành công của “Cuốn theo chiều gió” về mặt doanh thu xuất bản và tiếng tăm, lại còn đi kèm với một hoàn cảnh sáng tác khá đậm tính giai thoại của tác giả: viết để giải khuây những ngày bị bệnh, viết trên cơ sở những kí ức thời cha ông để lại và từ những kiến thức bà có từ thời còn làm báo cộng thêm quá trình tra cứu tư liệu, càng làm cho tác phẩm trở nên kinh điển. Với tất cả kì tích đó, chúng ta hãy khoan vội bàn về hai phạm trù khen chê từ những cây bút phê bình rất giàu kinh nghiệm và sắc sảo trên toàn thế giới, để khẳng định chắc chắn một điều: “Cuốn theo chiều gió” là một tác phẩm có sức hấp dẫn đặc biệt. Không ai phủ nhận được điều đó. Do vậy, việc nghiên cứu về điều gì, yếu tố nào đã làm nên cái hay đó, chính là vấn đề cốt lõi m à chúng tôi theo đuổi. Chúng tôi đã quyết định bắt tay vào đề tài “Nghệ thuật tiểu thuyết Cuốn theo chiều gió” từ nguyên cớ ấy – cho điều chính mình say mê mà không hề để hội chứng “bầy đàn” hay best-seller ảnh hưởng, và cho điều đáng được dành thời gian để nghiên cứu một cách có “đầu đũa” chứ không chỉ là một vài bài cảm nhận đơn thuần. Đề tài cũng là sự thỏa mãn cá nhân trong quá trình tra cứu tư liệu, khi điểm qua số lượng công trình nghiên cứu ít ỏi tại Việt Nam về “Cuốn theo chiều gió” và nhận thấy: chưa có tác phẩm nào bàn một cách cụ thể về vấn đề này. Quá trình chuyên sâu tra cứu, thống kê, nghiên cứu, phân tích cũng giúp chúng tôi vận dụng những kĩ năng đã được học trong chương trình Cao học để ứng dụng, và làm cơ sở tư liệu cho những công trình cao hơn, cũng như cho công việc giảng dạy trong tương lai. 2. Lịch sử vấn đề Đối với một tác phẩm nổi tiếng mang tầm vóc toàn cầu như “Cuốn theo chiều gió”, số lượng tác phẩm nghiên cứu phê bình về nó là nhiều không đếm xuể. Nhất là từ sau khi bộ phim được chuyển thể thành phim vào 1939, cùng với việc thu hút một lượng lớn độc giả, hàng loạt bài nghiên cứu, đánh giá về tác phẩm cũng ra đời. Theo đánh giá bước đầu của chúng tôi thì dư luận khen hay chê, tâng bốc hay lên án các khía cạnh trong tác phẩm cũng khá phong phú. Vì đây là tác phẩm văn học nước ngoài, nên chúng tôi sẽ xem xét lịch sử vấn đề dưới hai điểm nhìn: của những tác giả nước ngoài và tác giả trong nước. 2.1. Các công trình, bài nghiên cứu, bài báo của các tác giả nước ngoài “Khai sinh” trên đất Mỹ để rồi vượt biên giới đi khắp năm châu, nếu dùng một con số chính xác để thống kê số lượng tài liệu nghiê n cứu về “Cuốn theo chiều gió” e là một việc không tưởng. Do vậy, những tác phẩm tiếng Anh chúng tôi đề cập dưới đây chỉ là một phần nhỏ trong nguồn tư liệu về “Cuốn theo chiều gió” mà chúng tôi có được, và đồng thời giúp ích chúng tôi trong việc tiếp cận cuốn tiểu thuyết lừng danh này dưới góc độ khoa học. 2.1.1. Trước hết, liên quan đến tầm ảnh hưởng sâu rộng của Cuốn theo chiều gió, không thể không chú ý đến những tác phẩm viết tiếp “C uốn theo chiều gió” Nổi tiếng có thể kể đến là phần hậu “Scarlett” của Alexandra Ripley (1991) và Rhett Butler’People (tạm dịch là “Người của Rhett Butler”) của Donald McCaig (2007). Đây là 2 tác phẩm được viết dưới sự ủy thác của chính tác giả Margaret Mitchell, tuy thành công nhất định về mặt doanh thu nhưng đáng tiếc, cả hai tác phẩm đều đi ngược lại với mong muốn của Margaret Mitchell. Cả hai tiểu thuyết gia miền Nam nổi tiếng giàu kinh nghiệm này đều xoay sở để làm mờ đục đi tính cách nhân vật, một phần là để tránh đi vấn đề chính trị [...]... Cuốn theo chiều gió của cả 2 tác giả Dương Tường (NXB Văn học 1987, đăng trên ebook) và Vũ Kim Thư (NXB Văn học, 2001) 3.2 Phạm vi nghiên cứu Với đề tài Nghệ thuật tiểu thuyết Cuốn theo chiều gió của Margaret Mitchell , chúng tôi sẽ đi trực tiếp vào việc tìm hiểu đặc điểm nghệ thuật của cuốn tiểu thuyết trên các bình diện: - Nghệ thuật xây dựng cốt truyện - Nghệ thuật xây dựng nhân vật - Nghệ thuật. .. ra những thành công của Margaret Mitchell trong nghệ thuật viết tiểu thuyết, cũng như góp phần lý giải cho sức hấp dẫn của tiểu thuyết Cuốn theo chiều gió Luận văn ngoài phần Dẫn nhập và Kết luận, phần Nội dung sẽ gồm 3 chương và phân bổ nội dung như sau: Chương 1: Nghệ thuật xây dựng cốt truyện Chương 2: Nghệ thuật xây dựng nhân vật Chương 3: Nghệ thuật trần thuật Chương 1: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG CỐT... giả Margaret Mitchell và tác phẩm Cuốn theo chiều gió của bà, có thể kể tên vài tác phẩm tiêu biểu như: Trước hết là cuốn sách nổi tiếng về tác giả Margaret Mitchell của Anne Edwards “Road to Tara: the life of Margaret Mitchell (tạm dịch “Đường về Tara: cuộc đời của Margaret Mitchell ) Trong tác phẩm này, Edwards đã cặn kẽ miêu tả những bất an và mặc cảm thua kém trong suốt cuộc đời của Margaret Mitchell, ... Cuốn tiểu thuyết dày 1024 trang của Margaret Mitchell có thể đoạt giải Putlizer của người da trắng, nhưng nó cũng chỉ là một bài luận tuyên truyền chống đối người da đen, những người biết rõ lịch sử của đất nước” [73].Tờ New Republic tiếp tục phản đối Cuốn theo chiều gió , và Malcom Cowley cho rằng Cuốn theo chiều gió là “một bách khoa toàn thư về truyền thuyết di dân […] Nhưng mặc dù truyền thuyết. .. trong tiểu thuyết Cuốn theo chiều gió của Margaret Mitchell, Luận văn Thạc sĩ, Đại học sư phạm TPHCM [19] Hoàng Thị Hậu (2009), Dấu ấn thời đại trong tác phẩm Cuốn theo chiều gió của Margaret Mitchell, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Văn hiến TPHCM [16] Luận văn của tác giả Tuyết Nga tiếp cận tác phẩm ở phương diện khuynh hướng hiện thực, đi sâu vào lý giải sức ảnh hưởng từ thời đại và chính cuộc đời của. .. Margaret Mitchell (như Margaret Mitchell một tác phẩm đủ làm nên bất tử” của Lê Nguyễn; “Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và bộ phim Cuốn theo chiều gió , cuộc nội chiến Nam – Bắc Mĩ của Phạm Văn Tuấn…), chỉ một vài bài có để cập đến nhân vật, nhưng chỉ mới tập trung vào nhân vật chính Scarlett (như “Vấn đề phụ nữ qua Cuốn theo chiều gió của Đặng Thanh Lê, Cuốn theo chiều gió và cô gái ba chìm bảy... của Margaret Mitchell đã làm nên một Cuốn theo chiều gió đậm chất hiện thực Phần chính của luận văn này đi lý giải những yếu tố làm nên khuynh hướng hiện thực của Cuốn theo chiều gió , bao gồm: nghệ thuật xây dựng cốt truyện, bối cảnh, xây dựng nhân vật điển hình cũng như làm rõ mối tương quan giữa hoàn cảnh điển hình và nhân vật điển hình Nhìn chung công trình này bước đầu có nhiều gợi ý về nghệ thuật. .. here.” (“Tôi chưa thấy tiểu thuyết nào về nội chuyến mà phóng khoáng trong quan niệm như Cuốn theo chiều gió Điều nó thiếu ở chiều sâu và nghệ thuật được đền bù bằng sự rõ ràng và sức sống của việc nó biểu lộ, trong việc duy trì thích thú tường thuật, và trong sự đơn giản cấu trúc đầy quyền năng của nó Mâu thuẫn mà nó kịch tính hóa đã xưa như trái đất Cả trước và sau Cuốn theo chiều gió , mâu thuẫn này... khai thác đề tài Nghệ thuật tiểu thuyết Cuốn theo chiều gió Các đề tài chủ yếu xoay quanh nội dung, khuynh hướng sáng tác (chiến tranh, dấu ấn thời đại, tính hiện thực) Trong cả 3 công trình nghiên cứu chuyên về Cuốn theo chiều gió mà chúng tôi có đến thời điểm này, đều có 1 chương nói về nghệ thuật, nhưng do quy mô chỉ trong 1 chương, đồng thời chỉ để bổ sung cho phần chính của từng công trình,... định nghệ thuật của tác phẩm Trong bài báo Thanh niên số phát hành tại Việt Nam ngày 11/1/2009 với nhan đề Cuốn theo chiều gió đã cuốn tôi đi”, Tiến sĩ người Mỹ Jernifer Dickey đã khẳng định thành công lớn nhất của Cuốn theo chiều gió bên cạnh tuyến nhân vật là ở cốt truyện: “chính sức mạnh của cốt truyện đã làm cho việc nó viết dưới ngôn ngữ nào đã không còn quan trọng nữa” Bản thân sự thu hút của . _________________ Ngô Như Quỳnh NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT CUỐN THEO CHIỀU GIÓ CỦA MARGARET MITCHELL LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC . MINH _________________ Ngô Như Quỳnh NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT CUỐN THEO CHIỀU GIÓ CỦA MARGARET MITCHELL Chuyên ngành : Văn học nước

Ngày đăng: 11/04/2013, 14:13

Hình ảnh liên quan

thành một đứa trẻ con không hơn không kém. Sự “biến hình” này của Ashley khiến cho Scarlett thức tỉnh ra tình yêu đầu đời của mình là một nhầm lẫ n tai   hại, đến mức nàng phủ nhận sạch trơn những mê say từng dày vò mình trước  - Nghệ thuật tiểu thuyết cuốn theo chiều gió của Margaret Mitchell

th.

ành một đứa trẻ con không hơn không kém. Sự “biến hình” này của Ashley khiến cho Scarlett thức tỉnh ra tình yêu đầu đời của mình là một nhầm lẫ n tai hại, đến mức nàng phủ nhận sạch trơn những mê say từng dày vò mình trước Xem tại trang 26 của tài liệu.
1.2.1.3. Hình tượng chiếc áo cooc –se của Scarlett - Nghệ thuật tiểu thuyết cuốn theo chiều gió của Margaret Mitchell

1.2.1.3..

Hình tượng chiếc áo cooc –se của Scarlett Xem tại trang 53 của tài liệu.
ngơi, một kết thúc. Hình ảnh quê nhà của Scarlett được hồi sinh, chứng tỏ - Nghệ thuật tiểu thuyết cuốn theo chiều gió của Margaret Mitchell

ng.

ơi, một kết thúc. Hình ảnh quê nhà của Scarlett được hồi sinh, chứng tỏ Xem tại trang 62 của tài liệu.
Trong nghệ thuật xây dựng nhân vật qua miêu tả ngoại hình, điểm nhìn miêu tả thường là trực tiếp bằng lời người kể chuyện - Nghệ thuật tiểu thuyết cuốn theo chiều gió của Margaret Mitchell

rong.

nghệ thuật xây dựng nhân vật qua miêu tả ngoại hình, điểm nhìn miêu tả thường là trực tiếp bằng lời người kể chuyện Xem tại trang 69 của tài liệu.
là dù cho có bao nhiêu khuyết điểm, Rhett vẫn là hình tượng được độc giả - Nghệ thuật tiểu thuyết cuốn theo chiều gió của Margaret Mitchell

l.

à dù cho có bao nhiêu khuyết điểm, Rhett vẫn là hình tượng được độc giả Xem tại trang 87 của tài liệu.
Trên đây, khi tách bạch xem xét các hình thức trần thuật là để nhìn thấy nét riêng đặc trưng của nghệ thuật trần thuật trong “Cuốn theo chiề u gió”, còn  thật ra kiểu trần thuật của Margaret Mitchell không rạch ròi đến mức đó - Nghệ thuật tiểu thuyết cuốn theo chiều gió của Margaret Mitchell

r.

ên đây, khi tách bạch xem xét các hình thức trần thuật là để nhìn thấy nét riêng đặc trưng của nghệ thuật trần thuật trong “Cuốn theo chiề u gió”, còn thật ra kiểu trần thuật của Margaret Mitchell không rạch ròi đến mức đó Xem tại trang 114 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan