Một số kinh nghiệm về việc triển khai nội dung 5 của phong trào Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực

36 426 0
Một số kinh nghiệm về việc triển khai nội dung 5 của phong trào Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG \ Đề Tài: Một số kinh nghiệm về việc triển khai nội dung 5 của phong trào Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực Giáo viên : Đơn Vị : Năm Học: - A. HOÀN CẢNH NẢY SINH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Giáo dục truyền thống là một phần không thể thiếu để hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức của học sinh. Trong bối cảnh đất nước đang hội nhập ngày càng sâu rộng, lại càng đặt ra cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo một sứ mệnh vẻ vang cùng những thách thức nặng nề. Đó là: “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho học sinh – thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước”. Là thành viên trong đội ngũ “trồng người”, tôi luôn suy nghĩ về điều đó. I. CƠ SỞ LÍ LUẬN: 1. Nghị quyết Đại hội XI của Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định “Mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước năm 2011-2015” là “… Xây dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân, có tri thức, sống có văn hóa, nghĩa tình… Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa truyền thống, cách mạng. Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, giáo dục lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, ý thức trách nhiệm xã hội cho thế hệ trẻ. Kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục ” 2. Công văn số 5977/BGDĐT-GDTrH ngày 7/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục địa phương ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông từ năm học 2008-2009: 2.1/ “Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lí học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. 2.2/ “Nội dung giáo dục địa phương phải góp phần thực hiện mục tiêu năm học, gắn lí luận với thực tiễn hoạt động kinh tế - xã hội, văn hóa, lịch sử địa phương…”. 3. Yêu cầu nội dung 5 của phong trào Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực (“XD THTT, HSTC”): “Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương”. a) Tìm hiểu các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng… ở xã, phường; b) Nhận và tổ chức cho giáo viên, học sinh chăm sóc/bảo vệ di tích hoặc 1 công trình hoặc chăm sóc/phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng. 4. Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2010-2011: - Số 4718/BGDĐT-GDTrH ngày 11 tháng 8 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; - Số 1251/SGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 8 năm 2010 của Sở Giáo dục – Đào tạo Ninh Thuận về phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” với yêu cầu thực hiện: “1. Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 - 2013; 2. Công văn số 307/KH–BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Kế hoạch triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông năm học 2008 - 2009 và giai đoạn 2008 - 2013; 3. Công văn liên tịch số 7575/KHLN/BGDĐT-BVHTTDL-TƯĐTN ngày 19/8/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch và Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh về Kế hoạch liên ngành triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008 - 2013; 4. Công văn số 1741/BGDĐT-GDTrH ngày 05/3/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn đánh giá kết quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; 5. Công văn số 227/KH-SGDĐT ngày 26/8/2008 của Sở Giáo dục và Đào tạo về Kế hoạch triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông năm học 2008 - 2009 và giai đoạn 2008 – 2013’’ „. II. CƠ SỞ THỰC TẾ: 1. Là phó hiệu trưởng – phụ trách hoạt động phong trào, phó ban chỉ đạo “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của trường THPT Tháp Chàm, tôi đã ba năm lập kế hoạch, triển khai phong trào, trong đó có nội dung 5 và đã đạt kết quả tốt. 2. Phường Bảo An – địa bàn trường đóng, là nơi có bề dày truyền thống về lịch sử đấu tranh cách mạng, nơi có Đài tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ. Kể từ khi Bộ và Sở Giáo dục phát động phong trào XD THTT, HSTC, trường đã đăng kí với Ủy ban nhân dân phường Bảo An nhận chăm sóc Đài tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ. Từ đó lại nay, theo đúng kế hoạch, ít nhất mỗi tháng một lần, học sinh trường đã lên quét dọn, trồng và chăm sóc cây xanh tại Đài. Trường đã quán triệt kết hợp thực hiện hoạt động chăm sóc, lồng ghép việc tuyên truyền, giáo dục tình cảm đạo đức cách mạng, qua đó, bồi dưỡng lòng tự hào về quê hương đất nước, rèn kỹ năng sống thân thiện, tích cực cho học sinh . 3. Thực trạng am hiểu lịch sử cách mạng, lịch sử địa phương ở học sinh cả nước (nói chung), học sinh trường THPT Tháp Chàm (nói riêng) đang có xu thế suy giảm, bất cập; trong khi các thế lực thù địch đang ráo riết bằng nhiều thủ đoạn, hình thức tinh vi để thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” làm “đổi màu” tư tưởng thế hệ trẻ Việt Nam. 4. Sự lúng túng của không ít trường phổ thông trước việc triển khai nội dung 5 của “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ngay trên địa bàn Ninh Thuận – nơi vốn dồi dào điều kiện để thực hiện phong trào như: có nhiều địa danh cách mạng, di tích lịch sử, di tích văn hóa… ; thậm chí, các di tích ấy ở rất gần trường học. 5. Yêu cầu bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa trong hoàn cảnh các danh lam, di tích ở một số địa phương đang bị bỏ quên, xao lãng, dẫn đến hiện trạng xuống cấp, hoang hóa, sử dụng không đúng mục đích, không phát huy được tác dụng đích thực. Đài tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ phường Bảo An cũng chưa được chăm sóc, bảo quản tốt. Chính từ những lí do ấy, qua quá trình triển khai hoạt động, tôi quyết định thực hiện đề tài này, để từ đó trao đổi, gợi tìm ý tưởng cùng các bạn đồng nghiệp đã và đang xây dựng phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Ở phạm vi bài viết này, tôi chỉ xin đúc rút, tổng kết một số kinh nghiệm về việc triển khai nội dung 5 của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Kính mong các bạn đồng nghiệp trao đổi để chúng ta cùng thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. B. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN: I. RA QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP BAN CHỈ ĐẠO PHONG TRÀO “XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC”: Vào đầu năm học, căn cứ nhiệm vụ trường học, hướng dẫn thực hiện phong trào và cơ cấu tổ chức nhà trường, hiệu trưởng ra quyết định thành lập ban chỉ đạo phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trường, gồm các thành phần chủ yếu:  Hiệu trưởng - Bí thư chi bộ Trưởng ban  P. hiệu trưởng- Phụ trách phong trào Phó ban thường trực  P. hiệu trưởng- Phụ trách chuyên môn Phó ban  P. hiệu trưởng- Phụ trách HĐNG, CSVC Phó ban  Chủ tịch Công đoàn Ủy viên  Bí thư Đoàn trường Ủy viên  Trưởng ban nề nếp Ủy viên. (Xem Danh sách ban chỉ đạo“XD THTT, HSTC”trường THPT Tháp Chàm-Phụ lục 1) II. LẬP KẾ HOẠCH: Sau khi có quyết định của hiệu trưởng, căn cứ: - Nhiệm vụ năm học; - Hướng dẫn kế hoạch thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh; - Nghị quyết hội nghị công nhân viên chức trường; - Chức trách được giao; - Dựa vào thực tế nhà trường, tôi đã: 1. Dự thảo kế hoạch “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của trường THPT Tháp Chàm năm học 2010-2011; trong đó có nội dung 5. Kế hoạch nêu rõ mục tiêu, nhiệm vụ chung, nhiệm vụ cụ thể của toàn năm, kế hoạch tháng; thời gian thực hiện, phạm vi thực hiện, người phụ trách, kết quả đạt được. Với kế hoạch tháng, tôi luôn đưa vào phần đánh giá cái đã làm được và chưa làm được so với kế hoạch. Từ đó, rút kinh nghiệm, nêu biện pháp khắc phục. Trên cơ sở ấy, đề ra kế hoạch phù hợp cho tháng tiếp theo. (Xem Phụ lục 2.1, 2.2) 2. Thông qua dự thảo trước các thành viên trong ban, lấy ý kiến đóng góp của tập thể. 3. Điều chỉnh, hoàn thiện kế hoạch. 4. Trình trưởng ban ký duyệt, đưa vào kế hoạch chung của trường. 5. Phổ biến kế hoạch đến toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên, học sinh và ban đại diện cha mẹ học sinh để cùng “biết, bàn, làm và kiểm tra”. III. ĐĂNG KÝ VỚI CHÍNH QUYỀN - NƠI CÓ DI TÍCH Khi kế hoạch đã được thống nhất ở trường, thay mặt ban chỉ đạo phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, tôi đã làm tờ trình gửi Ủy ban nhân dân phường Bảo An về việc: TRƯỜNG THPT THÁP CHÀM ĐĂNG KÍ Chăm sóc Đài tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ phường Bảo An Năm học 2010-2011 và trực tiếp làm việc với nhà chức trách. Xác định chăm sóc Đài tưởng niệm là một hoạt động mang tính chính trị - giáo dục cao, có ý nghĩa xã hội rộng lớn và liên quan đến nhiều thành phần cùng tham gia, lại được thực hiện trong một thời gian dài; vì vậy, ở bản đăng kí, tôi ghi rõ: - Cơ sở đăng kí: - Đối tượng đăng kí: - Công việc đăng kí: - Thời gian đăng kí: - Cam kết thực hiện: - Những đề nghị chính quyền địa phương (Đoàn phường) hỗ trợ, phối hợp (Xem phụ lục 3) IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN: Khi đã được chính quyền địa phương đồng ý bằng văn bản, ban chỉ đạo phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” họp (có sự tham dự của đại diện phường – Bí thư Đoàn – chủ quản trực tiếp), thống nhất quy cách triển khai các buổi lao động chăm sóc Đài tưởng niệm. Cụ thể: 1. Về phía nhà trường: 1.1/ Hàng tháng, ban chỉ đạo phong trào lên kế hoạch hoạt động. Để lên được kế hoạch và phân công công việc phù hợp, tôi hoặc một thành viên ban chấp hành chi đoàn giáo viên hay ban lao động lên thị sát thực tế, xác định đúng công việc cần làm: tưới cây, dọn vệ sinh, trồng cây, xén tỉa cây.v.v… Từ đó, lên kế hoạch sát đúng cả về thời gian, công việc, đối tượng tham gia và người hướng dẫn, điều hành. Dựa trên kế hoạch này, Ban chỉ đạo phong trào hoặc ban lao động trường : - Triển khai công việc trong buổi chào cờ đầu tuần; - Sắp xếp (khi có lớp đăng kí) hoặc điều động, phân công các lớp tham gia; bàn giao công việc cụ thể cho giáo viên chủ nhiệm phụ trách lớp. Đồng thời, điều giáo viên trong ban chấp hành Đoàn hỗ trợ. * Số buổi lao động: + Định kì: 1 lần/ tháng; + Với những tháng có sự kiện lịch sử hay các ngày lễ, tết như: tháng 2, tháng 4, tháng 5, tháng 8, tháng 9, tháng 12: ngoài số buổi quy định, có thể tăng thêm 1 lần/ tháng (vào trước ngày lễ, tết). 1.2/ Khi đã bố trí xong ở trường, tôi điện báo sơ bộ kế hoạch cho Bí thư Đoàn phường để đơn vị quản lí được biết và có kế hoạch phối hợp trong công việc (mở cổng, hỗ trợ máy bơm nước tưới cây.v.v ). 1.3/ Đúng thời gian đã định, học sinh và giáo viên được phân công có mặt tại Đài, tiếp nhận công việc và các phương tiện hỗ trợ của phường. Xác định hoạt động lao động chăm sóc Đài tưởng niệm không đơn thuần chỉ để lao động quét dọn vệ sinh hay chăm sóc cây trồng…, mà từ những việc làm ấy, trên hết, trước hết phải là thông qua lao động, bằng lao động, để đưa học sinh đến với một di tích lịch sử, giúp các em có cơ hội được tận mắt chứng kiến các chứng tích ghi nhận chiến công, hi sinh của lớp người đi trước trong đấu tranh cách mạng cho đất nước, quê hương với phương châm “ Trăm nghe không bằng một thấy”. Từ đó, giáo dục học sinh truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, yêu quê và ý thức sống đúng, sống đẹp. Vì thế: - Khi đưa học sinh đi lao động, ban chỉ đạo phong trào thường kết hợp ban lao động để phân công luân phiên lớp, nhằm tạo điều kiện đưa được nhiều nhất số lượt học sinh đến khu tưởng niệm này. (Xem Danh sách các lớp tham gia – Phụ lục 2.2, 4) - Là phó ban, chịu trách nhiệm chính trước trưởng ban trong việc tổ chức triển khai hoạt động nên trước khi các buổi lao động diễn ra, bao giờ tôi cũng mời giáo viên chủ nhiệm và cán bộ Đoàn – những người điều hành, hướng dẫn hội ý để: + Quán triệt mục đích, ý nghĩa của buổi lao động; + Phổ biến công việc, thống nhất cách thức điều hành, hướng dẫn học sinh và phương pháp thực hiện. - Trong trao đổi, hội ý, tôi luôn xác định rõ với giáo viên hướng dẫn: mục đích hàng đầu của việc tổ chức lao động chăm sóc Đài tưởng niệm là để giáo dục truyền thống cách mạng, ý thức gìn giữ, tôn tạo di tích; giúp học sinh có cơ hội tiếp cận minh chứng lịch sử; góp phần bồi dưỡng kiến thức lịch sử, văn hóa, môi trường. Mặt khác, bằng lao động, để các em được góp một phần công sức của mình vào việc bảo quản khu tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ. Từ đó, yêu cầu giáo viên hướng dẫn phải triển khai và thực hiện tốt các yêu cầu đặt ra + Để giáo viên có điều kiện hoàn thành mục tiêu của buổi lao động, trong quá trình làm việc với Đoàn phường và Ủy ban địa phương, tôi luôn tham mưu để phường cử thành viên giới thiệu ý nghĩa của Đài tưởng niệm, nguồn gốc, chứng tích lịch sử liên quan… cho giáo viên và học sinh đến tham gia lao động. Với suy nghĩ: đưa học sinh đi lao động cũng chính là cho các em đi tham quan một chứng tích lịch sử và mục tiêu hàng đầu của các buổi lao động tại khu tưởng niệm là để giáo dục truyền thống, giáo dục ý thức. Vì thế, trong đánh giá, nghiệm thu kết quả, ban chỉ đạo luôn xem đây là tiêu chí hàng đầu. Cụ thể là, xem các em không chỉ đã làm được những gì mà quan trọng là đã hiểu thêm được gì qua buổi lao động các em được tham gia. Để đánh giá chính xác hiệu quả việc làm, sau buổi lao động, ban chỉ đạo cho lớp tham gia làm báo cáo (theo mẫu), ghi rõ kết quả và nộp cho ban điều hành. (Xem Phụ lục 4). Hàng tháng, trong tiết chào cờ đầu tuần, ban chỉ đạo phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã lồng ghép để nhận xét kết quả hoạt động; biểu dương tập thể, cá nhân tiêu biểu và thưởng điểm thi đua cho lớp hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. 2. Về phía địa phương: đã phối hợp tốt với nhà trường trong việc mở cổng, chuẩn bị máy bơm nước, cử cán bộ giới thiệu các kiến thức liên quan Đài tưởng niệm v.v… Nhờ đó, các buổi lao động của trường đều được tiến hành thuận lợi và đạt mục tiêu đã đề ra. C. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA SKKN: Qua ba năm triển khai hoạt động, tôi nhận thấy: hoạt động có tác dụng và ý nghĩa tốt ở nhiều phương diện. Cụ thể: 1. Về giáo dục, nhận thức: 1.1. Đây là một trong những cơ sở góp phần nâng cao nhận thức về lịch sử cách mạng địa phương; bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và ý thức dân tộc cho cán bộ, giáo viên, học sinh,… 1.2. Góp phần hình thành, bồi dưỡng nhân cách, lối sống đúng - đẹp, sống thân thiện, tích cực, có ích cho người tham gia. 1.3. Rèn kỹ năng lao động. 2. Về thực hiện nhiệm vụ “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”: đây là minh chứng khẳng định trường THPT Tháp Chàm đã triển khai đồng bộ các nội dung của phong trào. 3. Về xã hội: từ hoạt động đã tạo điều kiện gắn kết hơn mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường và địa phương trong giáo dục học sinh. Kết quả khảo sát học sinh tham gia (Xem Phụ lục 5) đã khẳng định: Stt Câu hỏi Số HS được hỏi Kết quả trả lời 1 Khi tham gia chăm sóc Đài tưởng niệm các AHLS, em đã: 250 Học tập được Không học tập được gì - Được biết thêm 1 khu tưởng niệm (TN) ở địa phương; 250 0.0 - Được hiểu thêm về lịch sử đấu tranh cách mạng của địa phương; 250 0.0 - Tinh thần đấu tranh cách mạng của các AHLS; 250 0.0 - Ý thức bảo tồn, chăm sóc các khu di tích lịch sử, cách mạng, văn hóa … 250 0.0 - Thái độ thân thiện, lối sống tốt, sống tích cực. 250 0.0 Đánh giá của em về cách thức, kết quả triển khai hoạt động chăm sóc Đài TN , các di tích lịch sử, văn hóa của trường Đạt Chưa đạt Tốt Khá TB 245 05 0.0 0.0 3 Đề xuất của em để giúp trường 250 Tiếp Tổ Tăng Khác [...]... 1381/CTr-SGDĐTHLHPN-HKHVN ngày 09/10/2009 về Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ; + Nghị quyết hội nghị CNVC trường năm học 2010-2011; Ban chỉ đạo phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trường THPT Tháp Chàm đã triển khai phong trào “XDTHTT, HSTC” năm học 2010-2011; trong đó có nội dung 5: Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa,... ngày 15 tháng 8 năm 2010 QUYẾT ĐỊNH Về việc thành lập ban chỉ đạo thực hiện phong trào Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPT THÁP CHÀM - Căn cứ Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dụcĐào tạo về việc phát động phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực và Kế hoạch số 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 về triển khai. .. về Kế hoạch liên ngành triển khai phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực giai đoạn 2008 – 2013; - Căn cứ hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2010-2011 của Sở GD-ĐT tháng 8 năm 2010; - Dựa trên thực tế đơn vị; Ban vận động “XDTHTT,HSTC” trường THPT Tháp Chàm đề ra kế hoạch và phát động phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực năm học. .. hiện tốt từng nội dung chính là cơ sở để tạo nên sự thân thiện, tích cực cho mọi thành viên trong nhà trường và cộng đồng! Qua thực tế triển khai hoạt động, tôi mạnh dạn đề xuất mấy ý kiến sau đây:  Với Sở Giáo dục – Đào tạo: cần có giải pháp cho phong trào Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở nội dung 5: Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử,... phải chịu khó và tích cực  Với trường THPT Tháp Chàm: qua tìm hiểu nguyện vọng của giáo viên, học sinh, đồng thời cũng để góp phần làm phong phú các loại hình tổ chức của phong trào, trong năm học tới, ban chỉ đạo Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trường cố gắng tổ chức lễ “Thắp nến tri ân” nhân ngày 22/12 hoặc 16 hay 30/4 lịch sử Làm được như thế, nội dung hoạt động sẽ phong phú và đạt... năm học 2010-2011; + Các công văn hướng dẫn của Sở Giáo dục-Đào tạo Ninh Thuận về Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực giai đoạn 2008-2013; + Nhiệm vụ giáo dục truyền thống cách mạng và đạo đức, tư tưởng cho CBGV-CNV và học sinh; + Kết hợp ba môi trường: nhà trường, gia đình, xã hội trong công tác giáo dục; - Căn cứ điều kiện thực tế của trường; Nay ban chỉ đạo phong trào Xây dựng trường. .. do – Hạnh phúc KẾ HOẠCH “XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC” Năm học: 2010 - 2011 - Căn cứ chỉ thị số 40/2008/CT – BGDĐT ban hành ngày 22/07/2008 của Bộ Giáo dục và đào tạo và kế hoạch số 227/KH- SGDĐT của Sở GD&ĐT v/v Triển khai phong trào thi đua “XD THTT,HSTC” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013; - Căn cứ công văn số 3 05/ KHLN-SGDĐT-SVHTTDL-TĐTN của sở GDĐT, sở Văn hóa thông... tâm của phong trào Đó là: 1 Học sinh học tập và rèn luyện tốt, giáo viên dạy tốt: Động viên và cố gắng giúp học sinh học hết cấp học; xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, an toàn; từng bước nâng cấp cơ sở vật chất, xây dựng trường học khang trang, xanh - sạch - đẹp; thầy đổi mới phương pháp dạy học, trò học tập hứng thú; giảm lưu ban, bỏ học để nâng cao hiệu quả giáo dục 2 Đẩy mạnh tính tích cực của. .. Ban NN Đã Toàn thể CB5 Phát động phong trào thi đua đợt 1: nội dung xây dựng trường- lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn (chú trọng việc trang GV-CNV và học sinh trường phát động nhưng Ban chỉ đạo +GVCN các lớp 1 số lớp chưa trang trí (tiếp tục) trí lớp học, vệ sinh trường - lớp) và bảo vệ cảnh quan 6 Rèn kỹ năng sống cho học sinh: truyền Chuyên gia HT + TBCĐPT HS tham gia khá thông về tâm sinh lý và sức khỏe,... tra và giúp đỡ học sinh hoàn thành cấp học THPT; phấn đấu giảm tối đa trường hợp học sinh bỏ học - Tôn trọng sự đa dạng và khác biệt của cá nhân học sinh - Quan tâm đến những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt ( hoàn cảnh khó khăn ) - Có nội dung giáo dục, hoạt động giáo dục phù hợp với nhu cầu và cuộc sống của học sinh tại địa phương - Sử dụng hình thức tổ chức và phương pháp dạy và học tích cực, - Bảo đảm . TRƯỜNG Đề Tài: Một số kinh nghiệm về việc triển khai nội dung 5 của phong trào Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực Giáo viên : Đơn Vị : Năm Học: - A. HOÀN CẢNH NẢY SINH. học sinh tích cực . Ở phạm vi bài viết này, tôi chỉ xin đúc rút, tổng kết một số kinh nghiệm về việc triển khai nội dung 5 của phong trào Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực . . quả phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ; 5. Công văn số 227/KH-SGDĐT ngày 26/8/2008 của Sở Giáo dục và Đào tạo về Kế hoạch triển khai phong trào thi đua “Xây

Ngày đăng: 08/07/2015, 17:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan