Tên đề tài Chất thải rắn y tế TIỂU LUẬN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮNý chất thải rắn GVHD Trần Thị Thanh Thuỷ TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT KHOA MÔI TRƯỜNG

26 1.1K 3
Tên đề tài Chất thải rắn y tế TIỂU LUẬN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮNý chất thải rắn GVHD Trần Thị Thanh Thuỷ  TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ  ĐỊA CHẤT KHOA MÔI TRƯỜNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận Quản lý chất thải rắn GVHD: Trần Thị Thanh Thuỷ Nhóm SVTH: Tuấn Anh - Chương - Khánh - Dũng Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT KHOA MÔI TRƯỜNG *** TIỂU LUẬN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Tên đề tài: Chất thải rắn y tế GV hướng dẫn: Trần Thị Thanh Thuỷ Sinh viên thực hiện: Đỗ Tuấn Anh Phạm Văn Chương Lê Duy Khánh Trần Quang Dũng Lớp: Địa Sinh Thái K53 Hà Nội, tháng 5 năm 2012 Tiểu luận Quản lý chất thải rắn GVHD: Trần Thị Thanh Thuỷ Nhóm SVTH: Tuấn Anh - Chương - Khánh - Dũng Trang 2 Tiểu luận Quản lý chất thải rắn GVHD: Trần Thị Thanh Thuỷ MỞ ĐẦU Chúng ta đang sống trong thời đại với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường. Khi trình độ kinh tế xã hội và dân trí của con người ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người về việc chăm sóc sức khỏe của mình ngày càng được chú trọng một cách chu đáo hơn. Cùng với tốc độ đô thị hoá nhanh, vấn đề quản lý chất thải rắn nói chung, bao gồm chất thải rắn đô thị, công nghiệp và chất thải bệnh viện, đang là những vấn đề nan giải trong công tác bảo vệ môi trường và sức khoẻ của nhân dân. Cả nước có 605 đô thị, chiếm 0,35% diện tích đất tự nhiên, tập trung chủ yếu ở các vùng đồng bằng và ven biển. Dân số đô thị là 19 triệu người, chiếm hơn 23% dân số cả nước. Tỷ lệ tăng dân số đô thị là 4,2% năm, với mức tăng tuyệt đối là 0,5 triệu người năm. Trong tổng lượng phát sinh chất thải rắn, chất thải rắn công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất (54,8%). Tất cả các loại chất thải sinh hoạt, công nghiệp và y tế thu gom được, đều chôn lấp lẫn lộn tại các bãi chôn chưa hợp vệ sinh. Năng lực thu gom chất thải tính trung bình trong cả nước chỉ đạt 20-30% và lượng chất thải không được thu gom đang là các yếu tố gây ô nhiễm môi trường tiềm tàng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người dân. Bên cạnh đó, hàng ngày các bệnh viện và cơ sở y tế khám và chữa bệnh thải ra một lượng chất thải y tế khá lớn vì xu thế sử dụng các sản phẩm chỉ dùng một lần. Trong chất thải rắn có rất nhiều loại nguy hiểm đối với môi trường và con người. Do đó, vấn đề xử lý chất thải rắn y tế tại các bệnh viện luôn là vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Chất thải y tế là một trong những chất thải nguy hại vào bậc nhất, việc xử lý các loại chất thải này rất phức tạp và gặp rất nhiều khó khăn. Đây thực sự là mối quan tâm, lo lắng không chỉ với ngành Y tế mà cả với người dân sống quanh khu vực bệnh viện. Nếu không có các biện pháp quản lý hợp lý, xử lý không tốt thì đây sẽ là nguồn lây lan các mầm Nhóm SVTH: Tuấn Anh - Chương - Khánh - Dũng Trang 3 Tiểu luận Quản lý chất thải rắn GVHD: Trần Thị Thanh Thuỷ bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, gây ra những vấn đề ô nhiễm môi trường một cách nghiêm trọng. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, chúng ta cần giảm thiểu lượng chất thải rắn và đưa ra các biện pháp hay hệ thống quản lý chất thải y tế sao cho chi phí và hiệu quả và bảo vệ được môi trường, hướng tới một nền kinh tế bền vững về mặt môi trường trên cơ sở một nền sản xuất sạch và một xã hội tiêu dùng xanh. Nhóm SVTH: Tuấn Anh - Chương - Khánh - Dũng Trang 4 Tiểu luận Quản lý chất thải rắn GVHD: Trần Thị Thanh Thuỷ CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Các khái niệm và định nghĩa chất thải rắn y tế: 1.1.1. Các khái niệm về quản lý chất thải rắn nguy hại ở Việt Nam: Ngày 27 tháng 8 năm 1999, Bộ trưởng Bộ Y tế ra quyết định số 2575/1999/QĐ-BYT về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế, trong đó quy định về định nghĩa chất thải y tế như sau: Chất thải rắn (solid waste) Y tế là chất thải phát sinh trong các cơ sở y tế, từ các hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc, xét nghiệm, phòng bệnh, nghiên cứu, đào tạo. Chất thải y tế có thể ở dạng rắn, lỏng và dạng khí. Chất thải nguy hại là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, và các đặc tính nguy hại khác), hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khoẻ con người. Chất thải y tế nguy hại là chất thải có một trong những thành phần như sau: máu, dịch cơ thể, chất bài tiết, các bộ phận và cơ quan của người, động vật; bơm kim tiêm và các vật sắc nhọn, dược phẩm, hoá chất và các chất phóng xạ dùng trong y tế. Nếu những chất thải này không được tiêu huỷ sẽ gây nguy hại cho môi trường và sức khoẻ con người. 1.1.2. Các khái niệm về quản lý chất thải rắn nguy hại trên Thế Giới: Chất thải rắn: được Quốc hội Mỹ định nghĩa là "một chất thải rắn hay kết hợp các chất thải rắn, có số lượng, nồng độ, hay các đặc tính lý, hoá hay lây nhiễm có thể gây ra hoặc góp phần đáng kể làm tăng khả năng tử vong, hay làm tăng bệnh tật nghiêm trọng không có khả năng chữa nổi; gây nguy cơ tiềm tàng và lớn đến sức khoẻ con người hay môi trường, khi được xử lý, lưu giữ, chuyên chở, hay tiêu huỷ hoặc quản lý không đúng quy cách" và thuật ngữ chất thải rắn Nhóm SVTH: Tuấn Anh - Chương - Khánh - Dũng Trang 5 Tiểu luận Quản lý chất thải rắn GVHD: Trần Thị Thanh Thuỷ được Quốc hội Mỹ quy định để chỉ tất cả các loại chất thải ở thể rắn, lỏng và khí. Chất thải lây nhiễm, năm 1976, Quốc hội Mỹ đưa vào áp dụng từ "lây nhiễm" để đặc trưng hoá loại chất thải nguy hiểm tiềm tàng. Cho đến 1988, Mỹ vẫn sử dụng từ này để hướng dẫn "loại chất thải có khả năng tạo ra các bệnh truyền nhiễm". Cho đến nay, thuật ngữ "chất thải y tế", bao gồm nhiều loại chất thải chính thức được liệt vào các chất thải lây nhiễm nguy hiểm. 1.2. Tình hình phát sinh chất thải rắn y tế ở Việt Nam và thế giới: 1.2.1. Tình hình phát sinh chất thải rắn Y tế ở Việt Nam: Theo thống kê, cả nước có 12.526 cơ sở khám chữa bệnh, trong đó có 847 bệnh viện với các quy mô khác nhau (theo các cấp quản lý hành chính như trung ương, tỉnh và huyện). Bảng 1.1. Lượng chất thải phát sinh ở Việt Nam Tuyến bệnh viện Tổng lượng chất thải Y tế (kg/giường bệnh/ngày) Chất thải Y tế nguy hại (kg/giường bệnh/ngày) Trung ương 0,97 0,16 Tỉnh 0,88 0,14 Huyện 0,73 0,11 Chung 0,86 0,14 ( Nguồn: BVMT trong các cơ sở Y tế, 2004) Qua bảng 1.1chúng ta nhận thấy rằng ở những nơi tập trung nhiều dân cư thì lượng chất thải Y tế thải ra là nhiều nhất do đó, cần tìm ra những biện pháp nhằm quản lý hợp lý lượng rác thải thải ra hàng ngày một cách có hiệu quả nhất. Nhóm SVTH: Tuấn Anh - Chương - Khánh - Dũng Trang 6 Tiểu luận Quản lý chất thải rắn GVHD: Trần Thị Thanh Thuỷ Trung bình mỗi ngày các bệnh viện trên khắp cả nước thải ra một số lượng các chất thải Y tế khoảng 240 tấn (Theo báo cáo tổng kết 2006 của Sở Tài Nguyên Môi Trường). Lượng chất thải từ các bệnh viện chiếm 1,76% tổng số chất thải của toàn thành phố (điều tra 36 bệnh viện trên địa bàn Hà Nội). Mỗi ngày trung bình một giường bệnh thải ra khoảng 2,27kg rác, trong đó có tới 25% là rác thải nguy hại. Hình 1: Chất thải y tế Các chất thải y tế được sản sinh ra từ: các bệnh viện, các phòng khám đa khoa, các phòng xét nghiệm và thí nghiệm, các khu điều dưỡng, ngân hàng máu, nhà xác, trung tâm khám nghiệm tử thi, các cơ sở sản xuất dược phẩm,… Các chất thải bệnh viện gồm: chất thải nhiễm khuẩn, những phần cơ thể bị cắt bỏ và xác chết động vật, các vật sắc nhọn, hóa chất, dược phẩm hết hạn, không dùng đến và bị nhiễm bẩn, vật liệu có hoạt tính phóng xạ, kim loại nặng, … 1.2.2. Tình hình phát sinh chất thải rắn trên Thế giới: Nhóm SVTH: Tuấn Anh - Chương - Khánh - Dũng Trang 7 Tiểu luận Quản lý chất thải rắn GVHD: Trần Thị Thanh Thuỷ Theo báo cáo của Uỷ ban nghiên cứu và bảo vệ môi trường Liên hợp quốc, ngày nay lượng chất thải ngày càng gia tăng về số lượng và tính chất độc hại, đặc biệt tại các khu vực nông thôn ngày càng gia tăng về số lượng và tính chất độc hại, đặc biệt, tại các khu vực đông đúc dân cư, rác thải không được thu gom và đây là một trong các ổ dịch gây bệnh nghiêm trọng. Bảng 1: Lượng phát sinh ở trên Thế giới Vùng Chất thải phát sinh hàng ngày (kg/giường) Bắc Mỹ 11,4 - 17 Tây Âu 5,2 – 7,3 Việt Nam 1,2 – 2,5 Đông Á 3 – 4,8 Đông Âu 1,8 – 4,2 Kuwait 3,87 – 7,44 Sawdi Kbabia 1,7 – 2,4 Iran 6,4 – 11,3 Turkey 3,42 – 4,2 Nhật Bản 2,3 – 3,9 Ấn Độ 1,2 – 2,7 Thái Lan 0,89 – 1,26 Bangldesd 1,6 – 2,3 Pháp 3,8 – 4,6 Qua bảng 1.2 cho chúng ta thấy ở những vùng có nền kinh tế phát triển, mức sống của người dân cao do ý thức bảo vệ sức khỏe của mình nên thường có lượng chất thải phát sinh cao. Tùy từng điều kiện kinh tế - xã hội và mức độ phát triển khoa học công nghệ kĩ thuật của từng nước mà mỗi nước có lượng chất thải phát sinh riêng. Nhóm SVTH: Tuấn Anh - Chương - Khánh - Dũng Trang 8 Tiểu luận Quản lý chất thải rắn GVHD: Trần Thị Thanh Thuỷ 1.3. Thành phần và tính chất của chất thải rắn y tế: Theo phân loại và xác định chất thải (Quy chế quản lý chất thải Y tế, Bộ Y tế, 1999), đã phân thành 5 loại chất thải trong các cơ sở Y tế như sau: - Chất thải lâm sàng - Chất thải phóng xạ - Chất thải hóa học - Các bình chứa khí có áp suất - Chất thải sinh hoạt  Nhóm chất thải lâm sàng: được Bộ Y tế phân thành 5 nhóm loại chất thải, trong đó: - Nhóm A: tất cả các chất thải nhiễm khuẩn, bao gồm: những vật liệu thấm máu, thấm dịch, các chất bài tiết của người như: bông, gạc, băng, dây truyền máu, các ống thông, dây và túi dung dịch dẫn lưu,… - Nhóm B: tất cả các vật sắc nhọn, bao gồm: bơm tiêm, kim tiêm, lưỡi và cán dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thuỷ tinh vỡ và mọi vật liệu có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc thủng, cho dù chúng có thể bị nhiễm khuẩn hoặc không nhiễm khuẩn. - Nhóm C: là chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao, phát sinh từ các phòng xét nghiệm, bao gồm găng tay, lam kính, ống nghiệm, bệnh phẩm sau khi sinh thiết/ xét nghiệm/nuôi cấy, túi đựng máu, v.v - Nhóm D:là chất thải dược phẩm, bao gồm: dược phẩm quá hạn, dược phẩm bị nhiễm khuẩn, dược phẩm bị đổ, dựoc phẩm không còn nhu cầu sử dụng; thuốc gây độc tế bào. - Nhóm E: là các mô và cơ quan người- động vật, bao gồm tất cả các mô cơ thể (dù nhiễm khuẩn hoặc không nhiễm khuẩn), các cơ quan, chân tay, rau thai, bào thai, xác súc vật. Nhóm SVTH: Tuấn Anh - Chương - Khánh - Dũng Trang 9 Tiểu luận Quản lý chất thải rắn GVHD: Trần Thị Thanh Thuỷ  Nhóm chất thải phóng xạ: tại các cơ sở Y tế, chất thải phóng xạ phát sinh từ các hoạt động chuẩn đoán, hóa trị liệu và nghiên cứu. Chất thải phóng xạ bao gồm: chất thải rắn, lỏng, khí. - Chất thải phóng xạ rắn gồm các vật liệu sử dụng trong các xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị như ống tiêm, bơm tiêm, kim tiêm, kính bảo hộ, giấy thấm, gạc sát khuẩn, ống nghiệm, chai lọ đựng chất phóng xạ, v.v - Chất thải phóng xạ lỏng gồm: dung dịch có chứa nhân phóng xạ, phát sinh trong quá trình chẩn đoán, điều trị như nước tiểu của người bệnh, các chất bài tiết, nước xúc rửa các dụng cụ có chứa phóng xạ, v.v - Chất thải phóng xạ khí gồm: các chất khí dùng trong lâm sàng như: các khí thoát ra từ các kho chứa chất phóng xạ,v.v  Nhóm chất thải hóa học: bao gồm các chất thải rắn, lỏng và khí. Chất thải hoá học trong các cơ sở y tế được phân thành 2 loại: - Chất thải hoá học không gây nguy hại, như đường, a-xít béo, một số muối vô cơ và hữu cơ. - Chất thải hoá học nguy hại bao gồm: + Formaldehyde: được sử dụng trong khoa giải phẫu bệnh, lọc máu, ướp xác và dùng để bảo quản các mẫu xét nghiệm ở một số khoa khác. + Các hoá chất quang hoá học: có trong các dung dịch dùng cố định và tráng phim. + Các dung môi. Các dung môi dùng trong cơ sở y tế bao gồm: các hợp chất halogen, như methylene chloride, chlorofom, fréon, trichloroethylene, các thuốc mê bốc hơi như halothane, các hợp chất không có halogen, như xylene, acetone, isopropanol, toluen, ethyl acetate và acetonitrile. Nhóm SVTH: Tuấn Anh - Chương - Khánh - Dũng Trang 10 [...]... Trang 14 Tiểu luận Quản lý chất thải rắn GVHD: Trần Thị Thanh Thuỷ 2.2 Tình hình quản lý, thu gom, xử lý chất thải rắn Y tế ở Việt Nam và Thế Giới 2.2.1 Tình hình quản lý, thu gom, xử lý chất thải rắn ở Việt Nam Quản lý chất thải Y tế nguy hại (Quy chế quản lý chất thải rắn Y tế, Bộ Y tế) được định nghĩa như sau: là các hoạt động kiểm soát chất thải nguy hại trong suốt quá trình từ khi chất thải phát... chuyển xử lý và tiêu h y chất thải, nhất là chất thải rắn nguy hại đã góp phần nâng cao chất lượng quản lý ở Hồng Kông 2.3 Các phương pháp xử lý chất thải rắn: Phát sinh chất thải Thu gom, phân loại và lưu giữ tại nguồn Tập trung Truyền tải và vận chuyển Tách, xử lý và tái chế Tiêu h y Sơ đồ: Nguyên tắc chung của công nghệ xử lý chất thải nguy hại Hiện nay, về cơ bản có 3 phương pháp xử lý chất thải rắn: ... thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải y tế, rác thải sinh hoạt tại nhiều huyện còn nhiều khó khăn Kiến nghị: - Cần tăng cường thực hiện các hoạt động thu gom, xử lý chất thải, đặc biệt là việc thu gom và xử lý các chất thải nguy hại Bên cạnh đó, công tác quản Nhóm SVTH: Tuấn Anh - Chương - Khánh - Dũng Trang 24 Tiểu luận Quản lý chất thải rắn GVHD: Trần Thị Thanh Thuỷ lý và bảo vệ môi trường phải hướng... nhập Nơi tập trung chất thải không có mái che, rào bảo vệ Rác thải sinh hoạt tại các bệnh viện huyện cũng chưa được xử lý một cách triệt để Kinh phí đầu tư cho các hệ thống xử lý chất thải y tế nói riêng, công tác quản lý chất thải y tế, bảo vệ môi trường nói chung tại bệnh viện, cơ sở y tế còn thiếu nhiều, chưa tương xứng với nhiệm vụ quản lý chất thải y tế, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật... Trang 20 Tiểu luận Quản lý chất thải rắn GVHD: Trần Thị Thanh Thuỷ Đốt chất thải nguy hại được sử dụng như một biện pháp xử lý để giảm tính độc, thu hồi năng lượng và có thể xử lý một khối lượng lớn chất thải Nhìn chung dùng lò thiêu h y là phương pháp sạch nhưng chi phí cao Phương pháp thiêu đốt chỉ sử dụng khi chất thải là chất độc sinh học, không bị phân h y sinh học và bền vững trong môi trường Các... bán chất thải y tế, Bộ Y tế đã có văn bản y u cầu cấm mua bán, cho tặng chất thải y tế nguy hại Chất thải tái chế khi đã ở nhiệt độ cao thì thành phẩm không g y hại cho sức khỏe Điều nguy hiểm là, nếu chất thải đó chưa được xử lý an toàn thì người tiếp xúc trực tiếp (trong quá trình vận chuyển, súc rửa) sẽ chịu ảnh Nhóm SVTH: Tuấn Anh - Chương - Khánh - Dũng Trang 16 Tiểu luận Quản lý chất thải rắn GVHD: ... y tế, chất thải y tế vẫn để lẫn với các loại chất thải khác và được chôn lấp đơn giản tại các bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt Hiện tại, với sự tài trợ của chính phủ Pháp, Bộ y tế đang x y dựng một đề án quy hoạch tổng thể về quản lý chất thải y tế Qua số liệu thống kê về tình hình xử lý chất thải rắn của một số nước trên thế giới cho th y rằng, Nhật Bản là nước sử dụng phương pháp thu hồi chất thải. .. chất thải rắn GVHD: Trần Thị Thanh Thuỷ hưởng Vì v y, y u cầu hàng đầu là chất thải bệnh viện phải được phân loại và xử lý nghiêm ngặt 2.2.2.Tình hình quản lý, thu gom, xử lý chất thải rắn Y tế ở trên Thế giới: - Ở Pháp: các chất thải nguy hại chỉ được thiêu h y khoảng 40%, số còn lại chưa được xử lý hợp vệ sinh Hiện nay hàng năm có khoảng 20 triệu tấn chất thải không được xử lý đã chất đống ở những... Dũng Trang 23 Tiểu luận Quản lý chất thải rắn GVHD: Trần Thị Thanh Thuỷ KẾT LUẬN Trong giai đoạn phát triển hiện nay lượng rác thải ng y càng thải ra nhiều làm cho môi trường bị ô nhiễm trầm trọng Công tác lập báo cáo đánh giá tác động môi trường các bệnh viện chưa được quan tâm đúng mức Hồ sơ kỹ thuật, quy trình vận hành các hệ thống, thiết bị xử lý chất thải chưa được chuyển giao, huấn luyện đối với... với các bệnh viện x y mới hoặc nâng cấp Công tác kiểm tra việc quản lý chất thải y tế, bảo vệ môi trường tại các bệnh viện, cơ sở y tế còn bị buông lỏng, thiếu quan tâm Việc xử lý chất thải y tế, bảo vệ môi trường tại các bệnh viện còn nhiều khó khăn, bất cập Đặc biệt tình trạng xử lý chất thải lỏng nguy hại hiện nay ở các bệnh viện là đáng báo động, nguy cơ l y nhiễm, ảnh hưởng môi trường sống rất cao.Việc . 8 Tiểu luận Quản lý chất thải rắn GVHD: Trần Thị Thanh Thuỷ 1.3. Thành phần và tính chất của chất thải rắn y tế: Theo phân loại và xác định chất thải (Quy chế quản lý chất thải Y tế, Bộ Y tế, . Tiểu luận Quản lý chất thải rắn GVHD: Trần Thị Thanh Thuỷ Nhóm SVTH: Tuấn Anh - Chương - Khánh - Dũng Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT KHOA MÔI TRƯỜNG *** TIỂU LUẬN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Tên. 14 Tiểu luận Quản lý chất thải rắn GVHD: Trần Thị Thanh Thuỷ 2.2. Tình hình quản lý, thu gom, xử lý chất thải rắn Y tế ở Việt Nam và Thế Giới 2.2.1 Tình hình quản lý, thu gom, xử lý chất thải rắn

Ngày đăng: 08/07/2015, 16:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan