Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quy Nhơn

27 303 0
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quy Nhơn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CN QUY NHƠN Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60.34.20 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng - Năm 2012 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THANH LIÊM Phản biện 1: PGS. TS. LÂM CHÍ DŨNG Phản biện 2: TS. NGUYỄN PHÚ THÁI Luận văn đã được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 10 tháng 8 năm 2012. Có thể tìm hiểu luận văn tại: Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xu hướng tự do hoá trong lĩnh vực tài chính đã tạo ra cơ hội cho các NHTM mở rộng hoạt động về mặt địa lý, giúp các ngân hàng hạn chế được những tổn thương do những thay đổi điều kiện kinh tế trong nước. Tuy nhiên, cạnh tranh giữa các tổ chức tài chính trên phạm vi toàn cầu cũng tạo ra một thị trường tài chính rủi ro hơn. Rủi ro là một điều rất phổ biến và gần như mang tính tất yếu đối với mọi hiện tượng cả trong tự nhiên lẫn đời sống kinh tế, xã hội của con người. Vì vậy, chấp nhận và đối đầu với rủi ro là một điều rất bình thường, không tránh khỏi, nhưng vấn đề đặt ra ở đây không phải có hay không có rủi ro, mà ở chỗ phải phòng ngừa để giảm thiểu rủi ro ở mức chấp nhận được. Kinh doanh tiền tệ ở các NHTM càng không phải là một ngoại lệ, càng khó tránh được rủi ro. Sau nhiều sự kiện đổ vỡ xảy ra cho ngành ngân hàng và gần đây là hàng loạt vụ việc lừa đảo ngân hàng chiếm đoạt hàng tỷ đồng, chứng tỏ công tác quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng chưa được quan tâm đúng mức. Vì thế, việc chọn đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quy Nhơn” cho luận văn tốt nghiệp là rất cần thiết cho việc hoàn thiện lý luận chuyên môn của bản thân, tiếp cận nghiên cứu thực trạng quản trị rủi ro tín dụng và bước đầu đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank Quy Nhơn, góp phần đẩy mạnh sự phát triển trong hoạt động tín dụng trong điều kiện hội nhập. 2 2. Mục tiêu của đề tài - Hệ thống hoá lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM. - Phân tích thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank Quy Nhơn. - Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu: Luận văn lựa chọn đối tượng nghiên cứu chính là “Quản trị rủi ro tín dụng”. Đồng thời, nhằm tiến tới các kết quả nghiên cứu đạt yêu cầu, luận văn tiến hành nghiên cứu các đối tượng bổ trợ khác như: “Rủi ro tín dụng, hậu quả, nội dung và phương pháp quản trị rủi ro và thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank Quy Nhơn”. Phạm vi nghiên cứu: Nội dung và phương pháp quản trị rủi ro tín dụng đối với các NHTM; Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank Quy Nhơn; Chủ yếu đề cập tới việc hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng của Vietcombank Quy Nhơn. 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở lý luận, các số liệu thực tế tổng hợp được, bằng các phương pháp thống kê, đối chiếu, so sánh để phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng của Vietcombank Quy Nhơn, và đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng. 5. Cấu trúc nội dung nghiên cứu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được trình bày thành 3 chương: 3 - Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng. - Chương 2: Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quy Nhơn. - Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện chính sách quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quy Nhơn. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Đề tài nghiên cứu dựa trên thực trạng hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM nói chung và Vietcombank Quy Nhơn nói riêng. Luận văn đi sâu phân tích thực trạng kết hợp với các nghiên cứu, lý luận, tư duy của nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia ngân hàng cũng như kinh nghiệm bản thân trong quá trình tham gia hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng để đưa ra các ý kiến, nhận định, giải pháp, nhằm đảm bảo các chuẩn mực trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG 1.1 Rủi ro tín dụng 1.1.1 Khái niệm tín dụng Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. 4 1.1.2 Khái niệm rủi ro tín dụng “Rủi ro tín dụng được định nghĩa là khoản lỗ tiềm tàng vốn có được tạo ra khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng. Có nghĩa là khả năng khách hàng không trả được nợ theo hợp đồng gắn liền với mỗi khoản tín dụng ngân hàng cấp cho họ. Hoặc nói một cách cụ thể hơn, thu nhập dự tính mang lại từ các tài sản có sinh lời của ngân hàng có thể không được hoàn trả đầy đủ xét cả về mặt giá trị và thời h ạ n”. 1.1.3 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng 1.1.3.1 Nguyên nhân khách quan môi trường bên ngoài 1.1.3.2 Nguyên nhân từ phía khách hàng 1.1.3.3 Nguyên nhân từ phía ngân hàng 1.1.3.4 Xuất phát từ phía tài sản đảm bảo 1.1.4 Hậu quả rủi ro tín dụng 1.1.4.1. Rủi ro làm phát sinh tăng chi phí giảm lợi nhuận 1.1.4.2. Rủi ro làm giảm uy tín của các ngân hàng 1.1.4.3 Rủi ro tín dụng còn gây ra tổn thất gián tiếp cho các ngân hàng khác 1.2 Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng thương mại 1.2.1 Khái niệm Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm đạt được các mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững; Tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế và giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu trong kinh doanh tín dụng, từ đó tăng doanh thu, giảm chi phí và nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh 5 doanh cả trong ngắn hạn và dài hạn của NHTM. 1.2.2 Mục tiêu của công tác quản trị rủi ro tín dụng - Đạt kết quả kinh doanh cao trong giới hạn rủi ro có thể giám sát, có thể chịu đựng được. - Thực hiện đúng các quy định của Nhà nước, quy định của Pháp luật. - Đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả, phát triển bền vững trong điều kiện thị trường đầy biến động, nguy cơ rủi ro không ngừng gia tăng. 1.2.3 Sự cần thiết của công tác quản trị rủi ro tín dụng 1.2.3.1 Kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt, tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong đó có rủi ro tín dụng 1.2.3.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM phụ thuộc vào mức độ rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng 1.2.3.3 Quản trị rủi ro tín dụng tốt là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của các NHTM 1.2.4 Nguyên tắc trong quản trị rủi ro tín dụng 1.2.4.1 Nguyên tắc chấp nhận rủi ro 1.2.4.2 Nguyên tắc điều hành rủi ro cho phép 1.2.4.3 Nguyên tắc phù hợp với chiến lược chung và khả năng đáp ứng của Ngân hàng 1.2.4.4 Nguyên tắc quản lý độc lập các rủi ro riêng biệt 1.2.4.5 Nguyên tắc xây dựng hệ thống đầy đủ để đo lường, kiểm soát rủi ro 1.2.5 Mô hình phân tích đánh giá rủi ro tín dụng 1.2.5.1 Mô hình định tính Đối với mô hình này ngân hàng cần đề cập tới 3 yếu tố sau: 6 * Yếu tố 1: Phân tích tín dụng * Yếu tố 2: Kiểm tra tín dụng * Yếu tố 3: Hệ thống chỉ tiêu tài chính đánh giá khách hàng: 1.2.5.2 Mô hình định lượng a. Mô hình điểm số Z: Mô hình điểm số Z do E. I. Altman hình thành để cho điểm tín dụng đối với công ty sản xuất của Mỹ. Đại lượng Z là thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với người vay và phụ thuộc vào: (i) chỉ số các yếu tố tài chính của người vay – X j ; (ii) tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ. b. Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng Ngoài mô hình điểm số Z, nhiều ngân hàng còn áp dụng mô hình cho điểm để xử lý đơn xin vay của người tiêu dùng. Các yếu tố quan trọng trong mô hình cho điểm tín dụng bao gồm: hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, sở hữu nhà, thu nhập, điện thoại cố định, tài khoản cá nhân, thời gian làm việc. c. Mô hình xác định giá trị rủi ro tới hạn – (Var) Giá trị tới hạn (VAR) là một thước đo về tổng mức rủi ro trong một danh mục các tài sản tài chính cho các nhà quản trị cao cấp. Trong điều kiện Việt Nam mô hình điểm số tín dụng thường được sử dụng do có nhiều ưu điểm như đơn giản, nhanh chóng, phản ánh khá toàn diện. 1.2.6 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel 1.2.6.1 Nhận diện và phân loại rủi ro 7 - Nhận dạng rủi ro bao gồm các bước: theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và quy trình cho vay để thống kê các dạng RRTD, nguyên nhân từng thời kỳ và dự báo được những nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây ra RRTD 1.2.6.2 Tính toán, cân nhắc các mức độ rủi ro và mức độ chịu đựng tổn thất khi xảy ra rủi ro Để đo lường rủi ro, cần thu thập số liệu và phân tích đánh giá mức độ rủi ro dựa trên các tiêu chuẩn được đặt ra. a. Đánh giá rủi ro khách hàng vay b. Tính toán tổn thất tín dụng c. Xác định tổn thất ước tính 1.2.6.3 Áp dụng các chính sách, công cụ phòng chống thích hợp với từng loại rủi ro và tài trợ rủi ro a. Kiểm soát rủi ro b. Tài trợ rủi ro 1.2.6.4 Theo dõi, đánh giá và điều chỉnh phương pháp phòng chống - Việc báo cáo kịp thời, theo đúng yêu cầu về rủi ro là công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác kiểm tra kiểm soát, quản trị rủi ro. Định kỳ và nội dung báo cáo được áp dụng thích hợp cho từng đối tượng nhận báo cáo . 1.3 Kinh nghiệm quốc tế về quản trị rủi ro tín dụng Tại Thái Lan: Ngân hàng trung ương quy định và giám sát nghiêm ngặt những chỉ tiêu an toàn vốn của từng NHTM theo quy định của Ngân hàng trung ương Thái Lan phù hợp với thông lệ ngân hàng quốc tế. 8 Đ ã thành lập công ty quản lý tài sản (Thai Asset Management Co.) vào giữa năm 2001 để quản lý các khoản vay có vấn đề. Các NHTM tách bạch chức năng các bộ phận và tuân thủ quy trình cho vay. Ban hành hệ thống chấm điểm đánh giá xếp loại khách hàng hữu hiệu, trên cơ sở đó xếp loại khách hàng và có chính sách tín dụng phù hợp với từng khách hàng. Xây dựng và áp dụng rộng rãi hệ thống đo lường, giám sát các loại rủi ro về tín dụng, thị trường và quản lý thanh khoản theo thông lệ ngân hàng quốc tế. Tại Hồng Kông: Thành lập cơ quan quản lý giám sát hoạt động của các tổ chức tài chính với tên gọi là Cơ quan quản lý tiền tệ Hồng Kông (HongKong Monetary Authority). Các NHTM phải xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý khả năng chi trả nội bộ, hệ thống đánh giá xếp loại tín dụng và quy định về trích lập dự phòng rủi ro. Tại Hàn Quốc: Sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Châu Á, Chính Phủ Hàn Quốc đã tổ chức thanh lý các ngân hàng không có khả năng hoạt động, tiến hành sáp nhập nhiều ngân hàng hoạt động yếu kém đi đôi với cải cách căn bản hoạt động của hệ thống ngân hàng. 1.4 Bài học cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong công tác quản trị rủi ro tín dụng [...]... chế rủi ro Tuân thủ đúng các quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và các quy định về an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNGVIỆT NAM – CHI NHÁNH QUY NHƠN 2.1 Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quy Nhơn (Vietcombank Quy Nhơn) 2.1.1 Giới thiệu tổng quan về Ngân. .. kèm theo Quy t định 130/QĐ.NHNT.QLTD ngày 12/08/2002 của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (gọi là Quy trình 130) - Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa: áp dụng theo Quy trình tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo Quy t định 36/QĐ-NH TMCP NT.CSTD ngày 28/01/2008 của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (gọi là Quy trình 36) 15 - Đối với các doanh nghiệp lớn: áp dụng theo quy trình... phòng chung: Theo quy định hiện tại là 0,75% tổng dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 Như vậy, dư nợ các nhóm 2,3,4 được tính dự phòng 2 lần Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH QUY NHƠN 3.1 Định hướng về công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank Quy Nhơn 3.1.1 Nâng cao chất lượng tín dụng của cán bộ ngân hàng 3.1.2... quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và cụ thể là Vietcombank Quy Nhơn trong quá trình chuyển đổi mô hình quản trị rủi ro tín dụng, nâng cao năng lực quản trị rủi ro đảm bảo cho hoạt động tín dụng tăng trưởng ổn định và bền vững Đề tài được viết trên cơ sở kết hợp lý thuyết về rủi ro tín dụng trong kinh doanh ngân hàng cùng với kinh nghiệm thực tiễn trong công tác... Nhơn) 2.1.1 Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 2.1.2 Quá trình hình thành và cơ cấu tổ chức Vietcombank Quy Nhơn 2.1.2.1 Quá trình hình thành 2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức của Vietcombank Quy Nhơn 10 2.1.3 Tình hình hoạt động tín dụng tại Vietcombank Quy Nhơn 2.1.3.1 Công tác huy động vốn Để thực hiện nhiệm vụ cho vay, Vietcombank Quy Nhơn luôn tìm phương hướng thích hợp cho công... Vietcombank Quy Nhơn là 0.43%, thấp hơn nhiều so với mức 1.73% của năm 2009 và mức 4.09% của năm 2008 Đến thời điểm 31/12/2010, Vietcombank Quy Nhơn đã trích đủ số dự phòng rủi ro bao gồm dự phòng chung và dự phòng cụ thể theo quy định hiện hành của NHNN 2.2.2 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank Quy Nhơn 2.2.2.1 Các nội dung cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng Chính sách quản lý rủi ro tín... vay và loại tiền vay - Phân bổ theo loại hình sản phẩm, đối tượng khách hàng, mặt hàng và lĩnh vực đầu tư Thẩm quy n phán quy t: Thẩm quy n phán quy t bao gồm thẩm quy n phê duyệt giới hạn tín dụng, thẩm quy n ra quy t định cấp tín dụng, thẩm quy n ký kết các hợp đồng tín dụng Chính sách phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòngrủi ro tín dụng: NHNT VN thực hiện phân loại nợ theo quy định của NHNN,... các chi nhánh (Quan hệ khách hàng, Quản lý nợ) và các Phòng giao dịch Thẩm quy n phán quy t: Quy định về thẩm quy n phê duyệt GHTD/cấp tín dụng đối với khách hàng ban hàng kèm theo Quy t định số 245/QĐNHNT.CSTD ngày 22/07/2008 của Tổng Giám đốc NHNT Trong trường hợp GHTD/cấp tín dụng vượt thẩm quy n về giá trị và/hoặc thời hạn, Chi nhánh trình Hội sở chính phê duyệt Chính sách tín dụng: Từ những rủi ro. .. tín dụng, chi n lược kinh doanh tín dụng cũng như chi n lược rủi ro tín dụng, khả năng chấp nhận rủi ro tín dụng một cách phù hợp với quy mô, sự phức tạp và khả năng quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng Xây dựng danh mục đầu tư để phân tán rủi ro, tránh việc 19 đầu tư thái quá vào một ngành nghề cụ thể để hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra đồng thời đạt được mục tiêu lợi nhuận., cụ thể: - Đa dạng... tạp trong việc quản lý đất đai, quy hoạch xây dựng, quy n sử dụng đất, những vấn đề vốn có tính đa ngành, liên bộ, có liên quan đến xử lý rủi ro tín dụng - Cần xây dựng Luật về bảo đảm tiền vay, bảo đảm quy n của các TCTD với thu nhập và TSBĐ của khách hàng vay vốn một cách chặt chẽ hơn - Giải quy t những vướng mắc khi ngân hàng nhận lại TSBĐ từ cơ quan thi hành án, điều chỉnh một số điều khoản trong . TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNGVIỆT NAM – CHI NHÁNH QUY NHƠN 2.1 Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quy Nhơn (Vietcombank Quy Nhơn) 2.1.1 Giới. chương: 3 - Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng. - Chương 2: Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quy Nhơn. - Chương. TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CN QUY NHƠN Chuyên ngành: Tài chi nh – Ngân hàng Mã số: 60.34.20 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH

Ngày đăng: 08/07/2015, 13:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan