ĐỀ THI hsg CẤP HUYỆN LỚP 9 MÔN ĐỊA LÝ NĂM HỌC 20122013

3 2.4K 2
ĐỀ THI hsg CẤP HUYỆN LỚP 9 MÔN ĐỊA LÝ NĂM HỌC 20122013

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Câu 1: (2 điểm) Dựa vào thông tin: “cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta thời kì 19791999” có sự biến đổi như sau: Nhóm tuổi 0 14 giảm. Nhóm tuổi 15 59 tăng. Nhóm tuổi 60 trở lên tăng. a. Hãy nêu xu hướng biến đổi chung của dân số nước ta và ý nghĩa của sự biến đổi đó đối với sự phát triển kinh tế xã hội. b. Cơ cấu dân số của nước ta có thuận lợi và khó khăn gì đối với phát triển kinh tế xã hội ? Câu 2: (1điểm) Nước ta triển khai công cuộc đổi mới nền kinh tế từ khi nào? Nét đặc trưng của công cuộc đổi mới là gì? Biểu hiện cụ thể ở những mặt nào? Câu 3: (1 điểm) Tại sao cần phải quan tâm đến việc bảo vệ rừng đầu nguồn ở vùng Tây Nguyên? Câu 4: (1điểm) Nêu đặc điểm của gió mùa Tây nam và gió mùa Đông bắc. Tại sao gió mùa Tây nam và gió mùa Đông bắc lại tạo nên đặc điểm hai mùa khí hậu khác biệt nhau như vậy? Câu 5 (1điểm) Hãy nêu sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế giữa hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc? Câu 6: (2 điểm) Cho bảng số liệu: Diện tích gieo trồng, phân theo nhóm cây ở nước ta thời kì 19902002 (nghìn ha) Các nhóm cây Năm 1990 Năm 2002 Tổng số 9040,0 12831,4 Cây lương thực 6474,6 8320,3 Cây công nghiệp 1199,3 2337,3 Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác 1366,1 2173,8

UBND HUYỆN NGỌC HỒI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN LỚP 9 NĂM HỌC 2012-2013 Môn: Địa lý Khóa thi ngày: 24/01/2013 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ: Câu 1: (2 điểm) Dựa vào thông tin: “cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta thời kì 1979- 1999” có sự biến đổi như sau: - Nhóm tuổi 0 - 14 giảm. - Nhóm tuổi 15 - 59 tăng. - Nhóm tuổi 60 trở lên tăng. a. Hãy nêu xu hướng biến đổi chung của dân số nước ta và ý nghĩa của sự biến đổi đó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. b. Cơ cấu dân số của nước ta có thuận lợi và khó khăn gì đối với phát triển kinh tế - xã hội ? Câu 2: (1điểm) Nước ta triển khai công cuộc đổi mới nền kinh tế từ khi nào? Nét đặc trưng của công cuộc đổi mới là gì? Biểu hiện cụ thể ở những mặt nào? Câu 3: (1 điểm) Tại sao cần phải quan tâm đến việc bảo vệ rừng đầu nguồn ở vùng Tây Nguyên? Câu 4 : (1điểm) Nêu đặc điểm của gió mùa Tây nam và gió mùa Đông bắc. Tại sao gió mùa Tây nam và gió mùa Đông bắc lại tạo nên đặc điểm hai mùa khí hậu khác biệt nhau như vậy? Câu 5 (1điểm) Hãy nêu sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế giữa hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc? Câu 6: (2 điểm) Cho bảng số liệu: Diện tích gieo trồng, phân theo nhóm cây ở nước ta thời kì 1990-2002 (nghìn ha) Các nhóm cây Năm 1990 Năm 2002 Tổng số 9040,0 12831,4 Cây lương thực 6474,6 8320,3 Cây công nghiệp 1199,3 2337,3 Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác 1366,1 2173,8 a. Hãy xử lý số liệu diện tích gieo trồng, phân theo nhóm cây ở nước ta thời kì 1990-2002 (nghìn ha). b. Từ bảng số liệu hãy nhận xét về sự thay đổi quy mô diện tích và tỉ trọng diện tích gieo trồng của các nhóm cây. Câu 7: (2điểm) Cho bảng số liệu sau: TÌNH TRẠNG RỪNG CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (đơn vị: triệu ha) Năm 1943 1983 2000 2007 Tổng diện tích rừng 14.3 7.2 10.9 12.7 Rừng tự nhiên 14.3 6.8 9.4 10.1 Rừng trồng 0.0 0.4 1.5 2.6 a. Vẽ biểu đồ cột nhóm thể sự biến động diện tích các loại rừng của nước ta. b. Nêu nhận xét và giải thích nguyên nhân. ………… HẾT ………… ĐỀ CHÍNH THỨC UBND HUYỆN NGỌC HỒI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN LỚP 9 NĂM HỌC 2012-2013 Môn: Địa lý Khóa thi ngày: 24/01/2013 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Bảng hướng dẫn gồm 03 trang) CÂU NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1 (2đ) a.* Xu hướng biến đổi của dân số nước ta: Đang có sự thay đổi theo xu hướng ngày càng “già” đi. * Ý nghĩa của sự biến đổi: - Nhóm tuổi 15  59 tăng, tạo ra lực lượng lao động dồi dào nhưng đồng thời cũng đặt ra vấn đề cấp bách là giải quyết việc làm cho số người đang bước vào tuổi lao động. - Nhóm tuổi 60 trở lên tăng, chứng tỏ tuổi thọ của DS nước ta ngày càng cao, điều đó đòi hỏi cần phải phát triển mạnh các dịch vụ y tế, du lịch, nghỉ dưỡng … b. Cơ cấu dân số của nước ta: * Thuận lợi: Cơ cấu dân số trẻ nên có nguồn lao động bổ sung dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, kích thích nền kinh tế phát triển. * Khó khăn: - Nhóm người phụ thuộc (trẻ em, người già) chiếm tỉ lệ còn cao, đặt ra nhu cầu lớn về giáo dục, đào tạo đối với lớp trẻ và vấn đề y tế, dinh dưỡng, du lịch, nghỉ dưỡng… đối với lớp người cao tuổi đang tăng. - Nhóm tuổi lao động ngày càng cao, gây áp lực trong vấn đề giải quyết việc làm và nhiều vấn đề xã hội khác. 0.25 0.5 0.5 0.25 0.25 0.25 Câu 2 (1đ) * Nước ta triển khai công cuộc đổi mới nền kinh tế từ năm 1986. * Nét đặc trưng của công cuộc đổi mới là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. * Biểu hiện cụ thể: - Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: Giảm tỉ trọng của khu vực nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. - Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: Hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các vùng tập trung công nghiệp, dịch vụ  tạo nên các vùng kinh tế năng động. - Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: Cơ cấu thành phần kinh tế ngày càng đa dạng hơn. Trước đây chủ yếu là thành phần kinh tế nhà nước và tập thể, nay có thêm các thành phần kinh tế khác: tư nhân, cá thể, có vốn đầu tư nước ngoài. 0.25 0.25 0.5 Câu 3 (1đ) Cần phải quan tâm đến việc bảo vệ rừng đầu nguồn đối với các dòng sông ở Tây Nguyên, vì: - Tây Nguyên là nơi bắt nguồn của nhiều dòng sông chảy về nhiều hướng khác nhau về các vùng và các nước lân cận  bảo vệ rừng đầu nguồn ở Tây Nguyên là bảo vệ môi trường sinh thái không chỉ cho Tây Nguyên mà còn cho các vùng lân cận và một phần lưu vực sông Mê Công. - Bảo vệ rừng đầu nguồn chính là bảo vệ nguồn nước, nguồn năng lượng cho chính Tây Nguyên, cho các vùng lân cận để phát triển cây lương thực, cây công nghiệp và nước cho sinh hoạt dân cư. 0.5 0.5 Câu 4 (1đ) * Đặc điểm : - Gió mùa Đông bắc: Lạnh , khô, ít mưa - Gió mùa Tây nam: Nóng ẩm, mưa nhiều. - Vì: Do nơi xuất phát của hai loại gió khác nhau . + Gió mùa Đông bắc xuất phát từ cao áp Xi- bia phía cực, thổi qua vùng lục địa châu Á rộng lớn trước khi đến nước ta nên mang đến thời tiết lạnh, khô, ít mưa + Gió mùa Tây nam thổi từ biển vào nước ta , mang theo nhiều hơi nước nên gây mưa nhiều. 0.5 0.5 Câu 5 (1đ) * Sự khác biệt về điều kiện tự nhiên: +Tây bắc: Núi cao, hiểm trở, hướng TB- ĐN . Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông ít lạnh hơn. + Đông Bắc: Núi trung bình và núi thấp, hướng vòng cung , Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh . * Sự khác biệt về thế mạnh kinh tế : + Tây bắc: Phát triển thủy điện, trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm ,chăn nuôi gia súc lớn. + Đông bắc: Khai thác khoáng sản , phát triển nhiệt điện, trồng rừng, cây công nghiệp, dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. 0.5 0.5 Câu 6 (2đ) a/ Xử lý số liệu diện tích gieo trồng: Từ đơn vị nghìn ha  % Các nhóm cây Năm 1990 Năm 2002 Tổng số 9040,0 12831,4 Cây lương thực 6474,671,6 % 8320,364,8% Cây công nghiệp 1199,313,3 % 2337,318,2% Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác 1366,115,1 % 2173,816,9% b/ Nhận xét: - Diện tích các nhóm cây năm 2002 đều tăng hơn so với năm 1990. - Cây lương thực vẫn chiếm diện tích lớn nhất nhưng tỉ trọng lại giảm hơn so với năm 1990. - Tỉ trọng cây công nghiệp, cây ăn quả,cây thực phẩm đều tăng . 1.0 1.0 Câu 7 (2đ) a/ Vẽ biểu đồ: Vẽ đúng, đẹp, tỉ lệ chính xác, đầy đủ thông tin (cho điểm tối đa) b/ Nhận xét và giải thích: - Năm 1943, rừng nước ta chiếm diện tích lớn, toàn bộ diện tích rừng của nước ta đều là rừng tự nhiên. - Năm 1983, diện tích rừng nước ta giảm mạnh, rừng tự nhiên giảm hơn 50% so với năm 1943 do khai thác quá mức, phá rừng làm nương rẫy trong khi diện tích rừng trồng mới không đáng kể. - Từ 2000 trở đi, diện tích rừng đang tăng dần, do những chính sách quản lý, bảo vệ, giao khoán rừng và đất rừng cho dân nhưng diện tích rừng vẫn chưa bằng năm 1943. Diện tích rừng trồng tăng chậm. 1.0 0.25 0.25 0.5

Ngày đăng: 08/07/2015, 09:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan