Phát triển kinh tế du lịch ở Ba Vì - Hà Nội ( Luận văn ThS. Kinh tế )

131 835 4
Phát triển kinh tế du lịch ở Ba Vì - Hà Nội ( Luận văn ThS. Kinh tế )

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CHU THANH NGÂN PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH Ở BA VÌ - HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CHU THANH NGÂN PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH Ở BA VÌ - HÀ NỘI Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số : 60 31 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ THỊ DẬU HÀ NỘI - 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nào. Hà Nội, ngày tháng năm 2013 TÁC GIẢ Chu Thanh Ngân MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 9 1.1. Kinh tế du lịch 9 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm 9 1.1.2. Các loại hình du lịch 22 1.1.3. Vai trò của kinh tế du lịch 26 1.2. Phát triển kinh tế du lịch 33 1.2.1. Khái niệm và nội dung phát triển kinh tế du lịch 33 1.2.3. Tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế du lịch 50 1.3. Kinh nghiệm của một số địa phương trên địa bàn Hà Nội về phát triển kinh tế du lịch 54 1.3.1. Kinh nghiệm của thành phố Sơn Tây - Hà Nội 54 1.3.2. Kinh nghiệm của huyện Mỹ Đức - Hà Nội 57 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH 60 2.1. Tiềm năng và quan điểm phát triển kinh tế du lịch của huyện Ba Vì 60 2.1.1. Tiềm năng phát triển kinh tế du lịch huyện Ba Vì 60 2.1.2. Quan điểm phát triển kinh tế du lịch Ba Vì 66 2.2. Thực trạng phát triển kinh tế du lịch ở Ba Vì giai đoạn 2008 - nay 67 2.2.1 Hệ thống tổ chức kinh doanh du lịch 67 2.2.2 Công tác thăm dò, nghiên cứu, phát hiện sản phẩm du lịch 72 2.2.4. Các loại hình du lịch 77 2.3. Đánh giá chung về phát triển kinh tế du lịch ở Ba Vì - Hà Nội 83 2.3.1. Những kết quả đạt được 83 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 90 Chƣơng 3 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH HUYỆN BA VÌ 101 3.1. Bối cảnh mới và phương hướng đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch của Ba Vì - Hà Nội 101 3.1.1. Bối cảnh mới ảnh hưởng đến phát triển du lịch 101 3.1.2. Mục tiêu và phương hướng phát triển kinh tế du lịch huyện Ba Vì 106 3.2. Giải pháp và tổ chức thực hiện nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch huyện Ba Vì, Hà Nội 111 3.2.1. Giải pháp phát triển kinh tế du lịch đối với Ba Vì 111 3.2.2. Tổ chức thực hiện 118 KẾT LUẬN 121 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 123 1 DANH MỤC BẢNG STT Số hiệu Tên bảng Trang 1 2.1 Các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện Ba Vì – Hà Nội 67 2 2.2 Cơ sở vật chất các đơn vị du lịch huyện Ba Vì 69 3 2.3 Hiện trạng sử dụng đất du lịch huyện Ba Vì 73 4 2.4 Số vốn đầu tư của các công ty hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện Ba Vì 75 5 2.5 Số lượng khách sử dụng loại hình du lịch nghỉ ngơi, giải trí tại Ba Vì 76 6 2.6 Số lượng khách tham gia các loại hình du lịch thể thao tại các khu du lịch ở Ba Vì 77 7 2.7 Số lượng khách tắm khoáng nóng, tắm bùn tại các khu du lịch Ba Vì 78 8 2.8 Số lượng khách sử dụng các loại hình du lịch công vụ tại Ba Vì 81 9 2.9. Tổng hợp khách đến thăm quan du lịch Ba Vì từ 2006-2012 82 10 2.10 Doanh thu của du lịch Ba Vì từ 2009-2012 83 11 2.11 Nộp ngân sách Nhà nước của du lịch Ba Vì từ 2006-2012 86 DANH MỤC HÌNH STT Số hiệu Tên hình Trang 1 1.1 Mối quan hệ giữa các nhân tố trong hoạt động du lịch 11 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của con người. Ngày nay, du lịch đóng vai trò như sứ giả của hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, các dân tộc. Trên thế giới, du lịch hiện được xem là một trong những ngành kinh tế dịch vụ hàng đầu, phát triển với tốc độ cao, thu hút được nhiều quốc gia tham gia vì những lợi ích to lớn về kinh tế - xã hội mà lĩnh vực này mang lại. Trong cơ cấu ngành kinh tế: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ thì dịch vụ ngày càng đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế. Việt Nam là một quốc gia có nhiều di tích lịch sử, thiên nhiên ưu đãi, nhiều danh lam thắng cảnh… rất phù hợp để phát triển kinh tế du lịch. Trong những năm qua, Việt Nam coi phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời xác định phát triển du lịch thực sự là một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở “đa dạng hóa sản phẩm du lịch và các loại hình du lịch, nâng cao chất lượng để đạt tiêu chuẩn quốc tế” [5, tr57] Nằm trong xu thế chung của cả nước, Ba Vì - Hà Nội đã có nhiều giải pháp phát triển kinh tế du lịch, thu hút ngày càng nhiều du khách trong và ngoài nước đến địa phương tham quan các danh lam thắng cảnh, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí… Các khu du lịch, khu sinh thái Ba Vì từ lâu đã là điểm đến của nhiều du khách, không chỉ khách trong nước mà còn cả khách quốc tế. Vì vậy, kinh tế du lịch Ba Vì đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận lớn lực lượng lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá; đóng góp tỉ trọng ngày càng lớn trong GDP. Kinh tế du lịch Ba Vì không chỉ có những đóng góp đối 3 với sự phát triển của Ba Vì, mà còn là sự đóng góp đối với sự phát triển của thành phố Hà Nội và của đất nước. Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-HU của Huyện ủy Ba Vì về phát triển du lịch giai đoạn 2006 - 2011, du lịch Ba Vì đã có những bước phát triển tích cực: Doanh thu hàng năm tăng bình quân 33,6%, lượt khách tăng bình quân 20%/năm, đời sống của cán bộ, nhân viên các khu du lịch ngày càng được nâng lên, thu hút hàng ngàn lao động hàng năm, giúp tiêu thụ các mặt hàng nông sản, đồ thủ công mỹ nghệ, giúp phục hồi và phát triển các nghề truyền thống, góp phần làm giảm đáng kể các tệ nạn xã hội, nâng cao dân trí và đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân địa phương. Chính vì vậy, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Ba Vì lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2010 - 2015 và Nghị số 09/NQ-HU, ngày 31/3/2011 của Huyện ủy Ba Vì đã xác định rõ mục tiêu: Phát triển dịch vụ du lịch Ba Vì trở thành ngành kinh tế trọng điểm của huyện, đến năm 2015 đạt 2,5 - 2,6 triệu lượt khách du lịch, doanh thu đạt 200 tỷ đồng, tạo việc làm ổn định tại chỗ cho 3.500 lao động, thu hút trên 10.000 lao động ở các địa phương lận cận đến kinh doanh trong mùa du lịch tại các khu du lịch của huyện. Để thực hiện mục tiêu trên, cần có những đánh giá cụ thể về tiềm năng, hiện trạng phát triển kinh tế du lịch tại địa phương, từ đó xác định hướng phát triển và giải pháp cho sự phát triển ngành kinh tế này. Vậy, thực trạng kinh tế du lịch ở Ba Vì ra sao? Giải pháp nào để phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương cho việc phát triển kinh tế du lịch ở ba Vì, Hà Nội là câu hỏi cần được quan tâm giải đáp. Chính vì lẽ đó, tác giả lựa chọn đề tài “Phát triển kinh tế du lịch ở Ba Vì - Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình và nhằm giải đáp câu hỏi trên. 4 2. Tình hình nghiên cứu Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về kinh tế du lịch, những lý luận chung về kinh tế du lịch đã được công bố. Đây là nguồn tài liệu quý giá và hữu ích cho tác giả trong quá trình nghiên cứu. Một số công trình điển hình như: * Nhóm công trình nghiên cứu lý luận - Đổng Ngọc Minh - Vương Lôi Đình: Kinh tế du lịch và du lịch học - Nhà xuất bản Trẻ, năm 2000. - Công trình: Kinh tế du lịch của Trường Đại học Kinh tế quốc dân. - Công trình: Kinh tế du lịch của Khoa Du lịch và Khách sạn - Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội - Robert Lanquar (2005) có công trình: Kinh tế Du lịch - Nhà xuất bản Thế giới, năm 2005 Ngoài ra, còn có Pháp lệnh du lịch Việt Nam do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2006 Những công trình này nghiên cứu và xây dựng khung lýluận về kinh tế du lịch như: khái niệm, các loại hình du lịch, những nhân tố ảnh hưởng tới kinh tế du lịch…Đây là nguồn tài liệu cho tác giả tiếp cận, kế thừa những khái niệm về du lịch, về kinh tế du lịch nói chung. * Nhóm công trình nghiên cứu thực tiễn ở các địa phương - Hoàng Đức Cường: “Phát triển kinh tế du lịch ở Nghệ An”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, 1999. - Trần Ngọc Tư: “Phát triển kinh tế du lịch ở Vĩnh Phúc - tiềm năng và giải pháp”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, 2008. - Nguyễn Thị Hồng Nhung: “Phát triển kinh tế du lịch Hải Phòng thời kì hội nhập và phát triển”, Luận văn thạc sĩ, 2007. 5 - Nguyễn Thị Lan: “Phát triển kinh tế tư nhân ngành du lịch tỉnh Thanh Hoá”, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, 2008. - Đỗ Thị Bích Huệ: “Phát triển du lịch thành phố Hà Nội”, Luận văn Thạc sĩ kinh tế chính trị, 2008. - Nguyễn Thị Lan Phương: “Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai”, Luận văn thạc sĩ Kinh tế chính trị, 2010. - Nguyễn Tuấn Dũng: “Phát triển kinh tế du lịch bền vững ở thành phố Hà Nội hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, 2012. Các công trình trên đã nghiên cứu vấn đề phát triển kinh tế du lịch theo cách tiếp cận truyền thống - là những hoạt động và kết quả hoạt động du lịch, gắn với một địa phương cụ thể, trong những giai đoạn cụ thể. * Công trình nghiên cứu phát triển kinh tế du lịch Ba Vì Công trình của tác giả Hoàng Văn Hùng:“Thực trạng phát triển kinh doanh du lịch huyện Ba Vì những vấn đề nổi cộm - Phương hướng và giải pháp thực hiện”, Đề tài nghiên cứu tại lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý du lịch, ngành Du lịch Hà Tây, 2004. Công trình nghiên cứu này đã đề cập đến những vấn đề lý luận cơ bản, những vấn đề thực tiễn của quá trình phát triển kinh tế du lịch nói chung cũng như ở một số địa phương nói riêng. Đây là nguồn tư liệu tham khảo rất có ý nghĩa trong việc thực hiện đề tài luận văn. Các công trình nghiên cứu đã công bố trên đã làm rõ ở những khía cạnh khác nhau về kinh tế du lịch và vấn đề phát triển kinh tế du lịch trên phương diện lý thuyết và thực tiễn. Tuy nhiên, chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu sâu và có hệ thống về phát triển kinh tế du lịch ở Ba Vì, Hà Nội, theo cách tiếp cận kinh tế chính trị, gắn với nội hàm phát triển và những tiêu chí đánh giá sự phát triển đó. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích [...]... thực tiễn về phát triển kinh tế du lịch Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế du lịch ở Ba Vì - Hà Nội Chương 3 Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch huyện Ba Vì 8 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH 1.1 Kinh tế du lịch 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm 1.1.1.1 Khái niệm * Du lịch Trong từ điển Oxford của Anh, du lịch có nghĩa là đi xa và du lãm Nghĩa... thực tiễn của vấn đề phát triển kinh tế du lịch ở một số địa phương - Phân tích thực trạng phát triển kinh tế du lịch huyện Ba Vì - Hà Nội Từ đó đánh giá những thành công, hạn chế và các nhân tố tác động đến trong quá trình phát triển kinh tế du lịch của địa phương trong thời gian qua - Phân tích những ảnh hưởng trong bối cảnh kinh tế mới đến sự phát triển kinh tế du lịch ở Ba Vì - Hà Nội Từ đó đề xuất... Nghiên cứu về sự phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện Ba Vì - Hà Nội * Phạm vi thời gian: từ năm 2008 - nay 6 Một số đóng góp mới của luận văn - Hoàn thiện khung lý thuyết về phát triển kinh tế du lịch: nội dung và những tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế du lịch 7 - Đánh giá một cách khách quan thực trạng phát triển kinh tế du lịch ở Ba Vì, Hà Nội từ năm 2008,... sản, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học kĩ thuật… sự phát triển của mỗi ngành là điều kiện để kinh tế du lịch phát triển và kinh tế du lịch phát triển lại là động lực thúc đẩy sự phát triển đi lên của toàn bộ nền kinh tế Thứ hai: Phân loại kinh tế du lịch Việc phân loại kinh tế du lịch gồm có du lịch quốc tế và du lịch trong nước phản ánh tập chung nhất các hình thức của hoạt động kinh tế du lịch Du lịch. .. này, du lịch được phân thành các loại hình như: du lịch bằng xe đạp, du lịch bằng xe máy, du lịch bằng xe ô tô hay du lịch tàu thuỷ, du lịch bằng máy bay Căn cứ vào phương tiện lưu trú được sử dụng: Theo tiêu thức này, du lịch được phân thành: du lịch ở khách sạn, du lịch nhà nghỉ, du lịch lều trại Căn cứ vào thời gian đi du lịch: Theo tiêu thức này, du lịch được phân thành du lịch dài ngày và du lịch. .. loại du lịch nhập cảnh (ví như khách du lịch nước ngoài đến du lịch Việt Nam) và du lịch xuất cảnh (như người Việt Nam ta ra nước ngoài du lịch) Tuy nhiên, ngoài cách phân loại như trên ta còn có thể phân loại kinh tế du lịch theo các tiêu thức khác nhau Nếu theo mục đích du lịch có thể chia ra du lịch nghỉ phép, du lịch thương mại, du lịch điều trị dưỡng bệnh, du lịch du học, du lịch hội nghị, du lịch. .. thuyết về phát triển kinh tế du lịch, luận phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế du lịch huyện Ba Vì - Hà Nội Từ đó đưa ra những giải pháp phát triển kinh tế du lịch Ba Vì theo hướng phát triển bền vững 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: - Khái quát và hệ thống hóa và hoàn thiện thêm cơ sở lý luận và tìm hiểu kinh nghiệm... loại hình du lịch 1.1.2.1 Căn cứ phạm vi lãnh thổ của chuyến đi du lịch Theo tiêu thức này, du lịch được phân chia thành du lịch quốc tế và du lịch nội địa 22 * Du lịch quốc tế Là hình thức du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểm đến của khách nằm ở lãnh thổ của những quốc gia khác nhau Ở hình thức du lịch này khách phải đi qua biên giới và sử dụng ngoại tệ ở nơi đến du lịch Bản thân du lịch quốc tế lại... lịch ở Ba Vì Hà Nội Phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp cũng được sử dụng phổ biến trong luận văn Luận văn có sử dụng các bảng biểu, biểu đồ, để phản ánh nội dung phân tích 6 4.2 Phương pháp cụ thể - Kế thừa và phát triển lý luận về phát triển du lịch để hoàn thiện thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế du lịch - Tập hợp, phân tích các tài liệu của UBND huyện, của các đơn vị kinh. .. của điểm du lịch đến: Theo tiêu thức này, du lịch được phân chia thành du lịch nghỉ núi; du lịch biển, sông, hồ; du lịch thành phố; du lịch đồng quê Tuy nhiên, thông thường một người đi du lịch với nhiều nhu cầu nảy sinh khác nhau nên ta thường gặp sự kết hợp của một vài loại hình du lịch cùng một lúc Ví dụ như du lịch nghỉ ngơi, giải trí với du lịch văn hoá; du lịch công vụ với du lịch văn hoá 1.1.3 . về phát triển kinh tế du lịch, luận phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế du lịch huyện Ba Vì - Hà Nội. Từ đó đưa ra những giải pháp phát triển kinh tế du lịch Ba Vì theo hướng phát. việc phát triển kinh tế du lịch ở ba Vì, Hà Nội là câu hỏi cần được quan tâm giải đáp. Chính vì lẽ đó, tác giả lựa chọn đề tài Phát triển kinh tế du lịch ở Ba Vì - Hà Nội làm đề tài luận văn. hình du lịch 22 1.1.3. Vai trò của kinh tế du lịch 26 1.2. Phát triển kinh tế du lịch 33 1.2.1. Khái niệm và nội dung phát triển kinh tế du lịch 33 1.2.3. Tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế

Ngày đăng: 07/07/2015, 17:21

Mục lục

  • Trang Bìa

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC BẢNG

  • DANH MỤC HÌNH

  • PHẦN MỞ ĐẦU

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài

  • 2. Tình hình nghiên cứu

  • 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

  • 4. Phương pháp nghiên cứu

  • 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

  • 6. Một số đóng góp mới của luận văn

  • 7. Kết cấu của luận văn

  • Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH

  • 1.1. Kinh tế du lịch

  • 1.2. Phát triển kinh tế du lịch

  • 1.3. Kinh nghiệm của một số địa phương trên địa bàn Hà Nội về phát triển kinh tế du lịch

  • Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH Ở BA VÌ - HÀ NỘI

  • 2.1. Tiềm năng và quan điểm phát triển kinh tế du lịch của huyện Ba Vì

  • 2.2. Thực trạng phát triển kinh tế du lịch ở Ba Vì giai đoạn 2008 - nay

  • 2.3. Đánh giá chung về phát triển kinh tế du lịch ở Ba Vì - Hà Nội

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan