Đổi mới cơ chế tự chủ tài chính ở các trường đại học công lập Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

79 1.1K 4
Đổi mới cơ chế tự chủ tài chính ở các trường đại học công lập Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÃ HỒNG VÂN ANH ĐỔI MỚI CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP:KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ Hà Nội – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÃ HỒNG VÂN ANH ĐỔI MỚI CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 60 31 01 06 (đối với chuyên ngành KTQT) LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM XUÂN HOAN XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội – 2015 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT i DANH MỤC CÁC BẢNG ii GIỚI THIỆU CHUNG 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 4 1.1. Tồng quan tài liệu nghiên cứu 4 1.2. Cơ sở lý luận về cơ chế tự chủ tài chính ở các trƣờng đại học công lập 11 1.2.1. Hệ thống đơn vị sự nghiệp công lập 11 1.2.2. Cơ sở lý luận về cơ chế tự chủ tài chính ở Đại học công lập 19 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25 2.1. Phƣơng pháp tổng hợp dữ liệu thứ cấp 25 2.2. Phƣơng pháp lựa chọn điển hình 25 CHƢƠNG 3: KINH NGHIỆM TRONG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP NƢỚC NGOÀIError! Bookmark not defined. 3.1. Trung Quốc 28 3.2. Singapore 34 3.2.1. Tầm nhìn chiến lƣợc trong giáo dục 35 3.2.2. Thực thi chính sách giáo dục hiệu quả 36 3.2.3. Quản trị nguồn nhân lực chất lƣợng cao 37 3.2.4. Mô hình đại học tự chủ của Singapore 38 3.3. Hàn Quốc 40 3.4. Một số quốc gia khác 44 CHƢƠNG 4: THỰC TRẠNG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TRONG MỘT SỐ TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VIỆT NAM 46 4.1. Đại học Quốc gia Hà Nội 46 4.2. Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 48 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 53 5.1. Kết luận 53 5.2. Khuyến nghị 54 5.2.1. Định hƣớng phát triển tài chính giáo dục đại học ở Việt Nam 54 5.2.2 Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại các trƣờng đại học công lập 59 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70 i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 ĐHCL Đại học công lập 2 ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội 3 ĐHSPHN Đại học Sư phạm Hà Nội 4 GDĐH Ngân sách nhà nước 5 GDP Gross Domestic Product 6 MOET Ministry of Education and Training 7 NSNN Ngân sách nhà nước 8 SNCL Sự nghiệp công lập ii DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 4.1 Các nguồn tài chính của ĐHQGHN 46 2 Bảng 4.2 Cơ cấu chi ngân sách của trường ĐHSPHN 47 3 Bảng 4.3 Cơ cấu các khoản chi thường xuyên của trường ĐHSPHN 48 4 Bảng 5.1 Chi phí thực tế và chi phí hợp lý đào tạo đại học của các nhóm ngành 49 iii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ STT Biểu đồ Nội dung Trang 1 Biểu đồ 4.1 Các nguồn tài chính của ĐHQGHN 46 1 GIỚI THIỆU CHUNG Tính cấp thiết của đề tài: Tự chủ đại học nói chung và tự chủ tài chính nói riêng là xu thế phổ biến trên thế giới, khuyến khích sự sáng tạo của các nhà khoa học, giúp giáo dục và đào tạo đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động và nâng cao năng lực cạnh tranh với các trường đại học trên thế giới. Tự chủ tài chính là một trong những yếu tố góp phần hoàn thiện cơ chế tài chính giáo dục đại học công lập, qua đó nhằm nâng cao vị thế cũng như khả năng cạnh tranh và chất lượng đào tạo của các trường đại học công lập tại Việt Nam. Bắt kịp theo xu thế chung của thời đại, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã ban hành một loạt các văn bản để kiện toàn hệ thống giáo dục, trong đó có giáo dục đại học. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện những chủ trương của Đảng và Nhà nước, rất nhiều những khó khăn và vướng mắc còn tồn tại, đặc biệt là lĩnh vực tài chính. Các quy định về cơ chế tài chính còn nhiều mâu thuẫn, hạn chế tính tự chủ về tài chính của các trường đại học công lập (ĐHCL). Nhiều chính sách đã trở nên lạc hậu và kém hiệu quả. Do đó, việc phân tích nhưng điểm mạnh, điểm yếu, những điều đã đạt được và những vấn đề cần sửa đổi trong cơ chế hiện hành về tự chủ tài chính trong các trường đại học là rất cần thiết. Trong số những nước Đông Á hiện nay đang tiến hành tự chủ đối với giáo dục đại học, các nhóm nước có thu nhập cao có phần trăm tự chủ rất lớn, trong khi đó thì các nước có thu nhập thấp, trong đó có Việt Nam, đạt kết quả rất hạn chế trong vấn đề tự chủ đối với giáo dục đại học. Điều này bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân như: trình độ phát triển, tiềm lực kinh tế, môi trường xã hội…. Do vậy, để so sánh, đánh giá, cũng như học tập kinh nghiệm trong vấn đề tự chủ tài chính đối với các trường đại học công lập, bên cạnh phân tích thực trạng của một số trường ĐHCL đã thực hiện tự chủ tài chính ở Việt Nam, luận văn lựa chọn 2 phân tích một số kinh nghiệm từ các nước có thành tựu cao về tự chủ tài chính trong giáo dục đại học. Từ những phân tích trên, đề tài “Đổi mới cơ chế tự chủ tài chính ở các trường Đại học công lập: Kinh nghiệm Quốc tế và bài học cho Việt Nam” được lựa chọn để nghiên cứu trong luận văn này. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: - Mục đích nghiên cứu : Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích quá trình tiến hành tự chủ tài chính trong giáo dục đại học tại một số nước, luận văn đưa ra những kinh nghiệm giúp các nước này đạt được nhiều thành tựu đáng kể từ khi thực hiện tự chủ tài chính nhằm rút ra bài học cho Việt Nam. Đồng thời luận văn phân tích những kết quả đã đạt được, những khó khăn và vướng mắc còn tồn tại, những chênh lệch giữa các văn bản quy phạm pháp luật và thực tế triển khai trong quá trình được giao quyền tự chủ tài chính tại một số trường thí điểm ở Việt Nam. Từ đó đưa ra kết luận và một số khuyến nghị giúp việc tự chủ tài chính trong các trường ĐHCL tại Việt Nam đạt hiệu quả khả quan hơn. - Nhiệm vụ nghiên cứu : + Hệ thống cơ sở lý luận và tổng quan một số tài liệu nghiên cứu về tự chủ tài chính ở các trường đại học. + Phân tích và rút ra những kinh nghiệm của các quốc gia khác trong tự chủ tài chính ở đại học. + Phân tích thực trạng tiến hành tự chủ tài chính ở một số trường đại học công lập Việt Nam. Câu hỏi nghiên cứu : - Tại sao cần đẩy mạnh tự chủ tài chính ở các trường đại học công lập ? - Cơ chế tự chủ tài chính ở các trường đại học công lập nước ngoài đã được thực hiện như thế nào ? - Việt Nam đã thực hiện và triển khai tự chủ tài chính cho các trường đại học công lập ra sao ? 3 - Việt Nam có thể học được gì từ những kinh nghiệm quốc tế về tự chủ tài chính ở đại học công lập ? Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu : Cơ chế tự chủ tài chính ở đại học công lập. - Phạm vi nghiên cứu : Một số nước có thành tựu lớn trong tự chủ tài chính cho giáo dục nói chung và đào tạo đại học nói riêng qua những giai đoạn có đặc điểm nổi bật và một số đại học công lập Việt Nam đã thực hiện tự chủ tài chính. [...]... cải cách giáo dục đại học Các trường đại học công lập đã ngày được trao quyền tự chủ nhiều và trọn vẹn hơn Bằng việc phân tích hai giai đoạn này, luận văn chỉ ra những hạn chế khi áp dụng cơ chế tài chính bao cấp và những thành tựu, những bước phát triển vượt bậc khi áp dụng tự chủ tài chính ở các trường đại học công lập Trung Quốc Từ đó, luận văn khẳng định việc cần thiết áp dụng cơ chế tự chủ tài chính. .. chính ở các trường đại học công lập Đồng thời, luận văn rút ra những kinh nghiệm đã giúp Trung Quốc đạt được những thành công trong giai đoạn đổi mới, so sánh và đưa ra những khuyến nghị đối với việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính cho các trường đại học tại Việt Nam Luận văn lựa chọn Singapore để phân tích những bước đi của quốc gia này trong việc thực hiện rất thành công cơ chế tự chủ tài chính ở các. .. động, các bộ phận bị động trung gian và bộ phận bị động cuối cùng Cơ chế quản lý và điều hành có nhiều loại như: cơ chế dân chủ; cơ chế tự chủ, tự quản; cơ chế tập trung; cơ chế phân cấp; cơ chế thị trường; cơ chế thị trường có điều tiết Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm: Tự chủ là mối quan hệ giữa quyền và trách nhiệm của cấp quản lý và cấp bị quản lý Cấp quản lý có thẩm quyền trao quyền tự chủ cho các. .. trong các trường đại học công lập tại Việt Nam hiện nay, luận văn lựa chọn Đại học Quốc gia Hà Nội, trường Đại học Sư phạm Hà Nội để phân tích Đại học Quốc gia Hà Nội là một trong những đơn vị công lập được giao tự chủ tài chính đầu tiên trong giáo dục đại học Việt Nam Đại học Quốc gia Hà Nội đã có những thành tựu nhất định trong quá trình triển khai thực hiện tự chủ nói chung Tuy nhiên, Đại học Quốc. .. cho các trường ĐHCL nhằm giúp các trường chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao 1.2.2 Cơ sở lý luận về cơ chế tự chủ tài chính ở Đại học công lập 1.2.2.1 Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm Khái niệm Cơ chế: Trong nhiều cách hiểu khác nhau về cơ chế, cách hiểu chung nhất là: cơ chế là quá trình chuyển động dây chuyền của các bộ phận cấu thành hệ thống, trong đó có bộ phận khởi động và chủ. .. dục đại học Chính vì vậy, hiện nay, Việt Nam phân bổ ngân sách giáo dục đại học còn hoàn toàn chủ quan, theo ý chí của cơ quan công quyền - Để nâng cao hiệu quả đầu tư các nguồn lực tài chính cho giáo dục đại học cũng rất cần một mức độ tự chủ tài chính phù hợp cho các cơ sở đào tạo Hiện chưa có các nghiên cứu bài bản về vấn đề mức độ tự chủ hợp lý, phạm vi tự chủ hợp lý cho các trường 1.2 Cơ sở lý... dụng chủ yếu trong phần phân tích các kinh nghiệm tự chủ tài chính trong giáo dục đại học của nước ngoài và phần khái quát, điểm những nét chính của tình hình thực hiện tự chủ tài chính ở một số trường đại học công lập Việt Nam 25 Để rút ra những bài học kinh nghiệm từ nước ngoài, luận văn lựa chọn phân tích các nước Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc và một số quốc gia có những thành tựu nổi bật trong tự. .. tạo công lập, do vậy, các ĐHCL cũng tuân thủ cơ chế của đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập Để thực hiện cải cách tài chính công, một trong bốn trọng tâm cơ bản của cải cách hành chính nhà nước, quyền tự chủ về tài tài được mở rộng gắn liền với tự chịu trách nhiệm của các Đại học công lập ở nhiều mặt Mở tài khoản, nghĩa vụ: Các trường ĐHCL được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để phản ánh các khoản kinh. .. vấn đề còn hạn chế về việc nghiên cứu tự chủ tài chính ở các trường đại học công lập Bằng việc nghiên cứu, lựa chọn thông tin trong các tài liệu về tình hình tự chủ tài chính ở đại học công lập, luận văn lựa chọn những số liệu có tính chất điển hình để từ đó phân tích, đưa ra những đánh giá, nhận định cho việc khái quát tình hình triển khai cơ chế tự chủ tài chính tại Việt Nam và một số quốc gia trên... rằng muốn việc tự chủ tài chính được thực hiện hiệu quả thì chính phủ phải bãi bỏ những quy định gây hạn chế quyền tự chủ của các trường đại học Những nhà hoạch định chính sách phải đưa ra cơ chế để quyền tự chủ thực sự thuộc về các trường đại học 7 Về chính sách học phí đại học của Việt Nam - Nguyễn Trường Giang (2012) đã nêu ra một số bất cập của cơ chế tài chính hiện hành như: Mức học phí thấp không . ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÃ HỒNG VÂN ANH ĐỔI MỚI CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP :KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM. mạnh tự chủ tài chính ở các trường đại học công lập ? - Cơ chế tự chủ tài chính ở các trường đại học công lập nước ngoài đã được thực hiện như thế nào ? - Việt Nam đã thực hiện và triển khai tự. trên, đề tài Đổi mới cơ chế tự chủ tài chính ở các trường Đại học công lập: Kinh nghiệm Quốc tế và bài học cho Việt Nam được lựa chọn để nghiên cứu trong luận văn này. Mục đích và nhiệm

Ngày đăng: 07/07/2015, 17:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan