Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường làng nghề tái chế giấy phú lâm, bắc ninh

93 759 5
Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường làng nghề tái chế giấy phú lâm, bắc ninh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN TIẾN BÌNH TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ GIẤY PHÚ LÂM, BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI, NĂM 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN TIẾN BÌNH TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ GIẤY PHÚ LÂM, BẮC NINH CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG MÃ SỐ: 60.44.03.01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN THANH LÂM HÀ NỘI, NĂM 2014 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page i MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 1 1.1.Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 1.3. Yêu cầu của đề tài 2 II. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3 2.1. Tổng quan làng nghề Việt Nam 3 2.2. Một số đặc điểm của làng nghề Việt Nam hiện nay 5 2.3. Phân bố làng nghề trong cả nước 5 2.4. Tổng quan về một số làng nghề ở Bắc Ninh 6 2.5. Phân loại làng nghề theo sản phẩm ở Bắc Ninh 6 2.6. Tình trạng ô nhiễm môi trường tại một số làng nghề tỉnh Bắc Ninh 8 2.7. Sự hình thành và các công nghệ trong sản xuất giấy chủ yếu 11 2.8. Sản xuất giấy trong công nghiệp 12 2.9. Tình hình quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường của tỉnh 14 2.9.1. Khái quát sơ bộ về bộ máy tổ chức quản lý Nhà nước về BVMT tỉnh Bắc Ninh 14 2.9.2. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường 15 2.10. Những thay đổi trong công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường từ khi luật BVMT ra đời đến nay 16 2.11. Những cải cách trong công tác quản lý môi trường 17 2.12. Những thành tựu đạt được qua thay đổi công tác quản lý 18 III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 20 NGHIÊN CỨU 20 3.1. Đối tượng nghiên cứu 20 3.2. Phạm vi nghiên cứu 20 3.3. Nội dung nghiên cứu 20 3.4. Phương pháp nghiên cứu 20 3.4.1. Phương pháp kế thừa, tổng hợp có chọn lọc 20 3.4.2. Phương pháp điều tra thống kê 21 3.4.3. Xử lý số liệu 21 3.4.4. Phương pháp lấy mẫu hiện trường, phân tích thí nghiệm 21 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ii 3.4.5. Phương pháp chuyên gia 24 IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội làng nghề tái chế giấy Phú Lâm 25 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 25 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội xã Phú Lâm 29 4.2. Hiện trạng sản xuất giấy của làng nghề 30 4.2.1. Một số công nghệ sản xuất giấy tái chế tại làng nghề Phú Lâm 32 4.2.2. Nguyên, nhiên liệu cho các loại hình sản xuất 37 4.3. Hiện trạng môi trường làng nghề tái chế giấy Phú Lâm 39 4.3.1 Môi trường nước thải 39 4.3.2. Môi trường nước mặt 45 4.3.3. Môi trường nước ngầm 48 4.3.4. Tình hình ô nhiễm không khí 51 4.3.5. Tình hình ô nhiễm đất 58 4.3.6. Tình hình ô nhiễm chất thải rắn 61 4.4. Đánh giá hiện trạng các công trình xử lý môi trường tại làng nghề và các vấn đề cải thiện môi trường làng nghề 62 4.4.1. Thống kê các công trình xử lý nước thải ở Phú Lâm 63 4.4.2. Nguyên nhân tồn tại 63 4.5. Thực trạng công tác quản lý môi trường làng nghề giấy Phú Lâm 65 4.5.1. Những việc đã làm được 65 4.5.2. Những thách thức và tồn tại 66 4.6. Đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường trên địa bàn làng nghề tái chế giấy Phú Lâm, Bắc Ninh 67 4.6.1. Một số giải pháp quản lý 67 4.6.2.Quy hoạch không gian làng nghề gắn với BVMT 67 4.6.3.Tăng cường hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức 68 4.6.4. Tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về BVMT 69 4.6.5. Giải pháp xử lý chất thải đối với làng nghề Phú Lâm 69 4.6.6. Giải pháp đối với nước thải 71 4.6.7. Đối với khí thải lò hơi 75 4.6.8. Giải pháp về kỹ thuật công nghệ 77 4.6.9. Giải pháp hỗ trợ, ưu đãi vay vốn 78 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iii 4.7. Đánh giá sức khỏe cộng đồng dân cư khu vực làng nghề 78 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80 1. Kết luận 80 2. Kiến nghị 81 2.1. Về công tác Bảo vệ môi trường làng nghề 82 2.2. UBND hyện Tiên Du 82 2.3. Sở Tài nguyên và Môi trường 82 2.4. Sở Khoa học và Công nghệ 83 2.5. Sở Công Thương 83 2.6. Cục thuế tỉnh Bắc Ninh 83 2.7. UBND xã Phú Lâm 83 2.8. Các cơ sở sản xuất 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO 84 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iv DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Phân bố các loại hình làng nghề ở các vùng miền của Việt Nam 6 Bảng 2.2: Phân loại làng nghề theo sản phẩm ở Bắc Ninh 7 Bảng 2.3: Các dạng chất thải phát sinh tại một số làng nghề địa bàn tỉnh Bắc Ninh 8 Bảng 3.1: Các phương pháp thử mẫu nước 23 Bảng 3.2: Các phương pháp thử mẫu không khí 23 Bảng 3.3: Các phương pháp thử mẫu đất 23 Bảng 4.2.1: Danh sách các cơ sở sản xuất tại Làng nghề Phú Lâm 30 Bảng 4.2.2: Định mức nguyên, nhiên liệu cho các loại hình sản xuất 37 Bảng 4.2.3: Công suất sản xuất từng loại sản phẩm/năm 37 Bảng 4.2.4: Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu làng nghề 38 Bảng 4.3.1: Bảng vị trí lấy mẫu nước thải tại làng nghề tái chế giấy Phú Lâm 40 Bảng 4.3.2. Kết quả phân tích nước thải tại vị trí NT1, NT2, NT3 41 Bảng 4.3.3. Kết quả phân tích nước thải tại vị trí NT4, NT5, NT6 41 Bảng 4.3.4: Bảng vị trí lấy mẫu nước mặt tại làng nghề tái chế giấy 45 Bảng 4.3.5. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt tại vị trí NM1, NM2, NM3, NM4, NM5 45 Bảng 4.3.6: Bảng vị trí lấy mẫu nước ngầm tại làng nghề tái chế giấy 48 Bảng 4.3.7. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước ngầm 49 Bảng 4.3.8: Thải lượng ô nhiễm do đốt than tại làng nghề 52 Bảng 4.3.9: Bảng vị trí lấy mẫu không khí tại làng nghề tái chế giấy 52 Bảng 4.3.10: Kết quả chất lượng môi trường không khí ngoài khu vực sản xuất tại vị trí KK1, KK2, KK3, KK4, KK5 53 Bảng 4.3.11. Kết quả chất lượng môi trường không khí trong khu vực sản xuất tại vị trí KK6, KK7, KK8, KK9, KK10 56 Bảng 4.3.11: Bảng vị trí lấy mẫu đất tại làng nghề tái chế giấy 59 Bảng 4.3.12: Kết quả phân tích đất tại các vị trí MĐ1, MĐ2, MĐ3, MĐ4, MĐ5 59 Bảng 4.3.13: Kết quả phân tích trầm tích tại các vị trí TT1, TT2, TT3, TT4, TT5 60 Bảng 4.3.14: Định lượng rác thải sản xuất (tấn/năm) 62 Bảng 4.6.1: Lượng chất thải rắn theo tính toán tại làng nghề 70 Bảng 4.6.2: Thải lượng nước thải theo tính toán tại làng nghề 71 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page v DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Sơ đồ Bộ máy tổ chức quản lý Nhà nước về BVMT tỉnh Bắc Ninh 14 Hình 4.1.1. Vị trí địa lý làng nghề Phú Lâm 25 Hình 4.2.1: Dây truyền sản xuất bìa carton 33 Hình 4.2.2: Dây truyền sản xuất giấy ăn 34 Hình 4.2.3: Dây truyền sản xuất giấy tái chế 35 Hình 4.3.1: Hàm lượng TSS có trong nước thải 42 Hình 4.3.2: Hàm lượng COD có trong nước thải 43 Hình 4.3.3: Hàm lượng BOD5 có trong nước thải 43 Hình 4.3.4: Hàm lượng Nitơ tổng có trong nước thải 44 Hình 4.3.5: Hàm lượng Phốtpho tổng số có trong nước thải 44 Hình 4.3.7: Hàm lượng COD (mg/l) có trong nước mặt 47 Hình 4.3.8: Hàm lượng BOD 5 (mg/l) có trong nước thải 47 Hình 4.3.9: Hàm lượng sắt (mg/l) trong nước ngầm 50 Hình 4.3.10: Hàm lượng Amoni (mg/l) trong nước ngầm 50 Hình 4.3.11: Hàm lượng Mn (mg/l) trong nước ngầm 51 Hình 4.3.12: Hàm lượng bụi trong môi trường không khí xung quanh 54 Hình 4.3.13: Nồng độ SO 2 trong môi trường không khí xung quanh 55 Hình 4.3.14: Mức ồn trong môi trường không khí xung quanh 55 Hình 4.3.15: Hàm lượng bụi có trong không khí sản xuất 56 Hình 4.3.16: Hàm lượng SO2 có trong mẫu không khí sản xuất 57 Hình 4.3.17: Hàm lượng NO 2 có trong không khí khu vực sản xuất 57 Hình 4.3.18: Tiếng ồn khu vực sản xuất làng nghề 58 Hình 4.3.19: Bãi rác làng nghề giấy Phú Lâm dọc bờ sông Ngũ Huyện Khê 62 Hình 4.6.1:Quy trình thu gom và phân loại chất thải rắn 71 Hình 4.6.1: Hệ thống xử lý sơ bộ nước thải cơ sở sản xuất giấy 72 Hình 4.6.2: Sơ đồ nguyên tắc xử lý nước thải tập trung 72 Hình 4.6.3: Dây chuyền công nghệ hệ thống xử lý nước thải tập trung 73 Hình 4.6.4: Hệ thống xử lý khí thải lò hơi 77 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 1 I. MỞ ĐẦU 1.1.Tính cấp thiết của đề tài Làng nghề truyền thống là những thôn, làng làm nghề thủ công có truyền thống lâu năm. Nhiều làng nghề thậm chí đã nổi tiếng từ hàng chục thế kỷ trước, tạo ra những sản phẩm có tính độc đáo, có độ tinh xảo cao và được tiêu thụ tại nhiều nơi trên thế giới. Sự phát triển của các làng nghề truyền thống đã và đang đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội nông thôn, nâng cao dân trí, cũng như đem lại một nguồn thu nhập đáng kể cho ngân sách quốc gia. Không chỉ có tác dụng xoá đói giảm nghèo, làng nghề tái chế giấy Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh còn góp phần vào xử lý một phần giấy thải của thành phố Hà Nội, Bắc Ninh và một số tỉnh lân cận. Nguyên liệu ở các xưởng sản xuất bán công nghiệp và các hộ sản xuất thủ công 100% là giấy thải. Tuy nhiên việc sản xuất giấy tái chế ở Phú Lâm đã và đang có những tác động tiêu cực không nhỏ đến chất lượng môi trường sống và mỹ quan làng nghề. Nước thải làng nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tới hệ thống kênh mương của làng nghề và đặc biệt là sông Ngũ Huyện Khê. Môi trường ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân trong vùng. Theo Báo cáo hiện trạng môi trường làng nghề năm 2012 của Trung tâm QTTN&MT tỉnh Bắc Ninh thì nước thải của làng nghề chứa rất nhiều chất rắn lơ lửng, hàm lượng BOD 5 và COD vượt quy chuẩn cho phép rất nhiều lần. Cụ thể như sau: Hàm lượng chất rắn lơ lửng vượt quy chuẩn từ 30 đến 40 lần, hàm lượng BOD 5 và COD vượt qua chuẩn cho phép từ 25 đến 35 lần. Chính vì vậy làng nghề sản xuất giấy Phú Lâm đã nằm trong danh sách các làng nghề phải xử lý triệt để theo Quyết định số 84/2009/ QĐ-UBND ngày 8/6/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh về việc phê duyệt “Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng”. Ngoài ra, điều kiện lao động không được an toàn, vệ sinh môi trường không được quan tâm nên đã ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Đề tài được xây dựng trên cơ sở Quy hoạch môi trường làng nghề tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được UBND tỉnh phê Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 2 duyệt. Các giải pháp được đề xuất nhằm hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, khắc phục tình trạng suy thoái môi trường do hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp của các làng nghề gây ra. Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế xã hội, xây dựng tỉnh Bắc Ninh trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015 theo hướng công nghiệp hoá gắn với bảo vệ môi trường, trong đó có công tác bảo vệ và phát triển làng nghề, nhằm ngăn chặn mức độ gia tăng ô nhiễm, phục hồi suy thoái và nâng cao chất lượng môi trường, trong những năm qua các cơ quan trung ương và địa phương đã có một số mô hình xử lý điểm ô nhiễm môi trường nhưng thiếu cơ chế quản lý nên không phát huy được hiệu quả, tình hình ô nhiễm môi trường ở khu vực làng nghề Phú Lâm ngày một gia tăng. Từng bước khắc phục, cải thiện thiện tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, ngăn chặn việc phát sinh các làng nghề gây ô nhiễm môi trường mới. Xuất phát từ thực tiễn này, tôi đã lựa chọn đề tài với tiêu đề: “Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường làng nghề giấy tái chế Phú Lâm, Bắc Ninh”. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Đánh giá hiện trạng môi trường tại làng nghề giấy tái chế Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. - Đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường tại làng nghề tái chế Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. - Đề xuất các giải pháp nhằm quản lý môi trường làng nghề giấy tái chế Phú Lâm, tỉnh Bắc Ninh. 1.3. Yêu cầu của đề tài Để đạt được mục đích trên, đề tài cần giải quyết những yêu cầu sau: - Đánh giá tổng hợp các nguồn phát thải, hiện trạng môi trường làng nghề. - Đánh giá được biến động chất lượng môi trường không khí và nước trên cơ sở so sánh với tiêu chuẩn cho phép (QCVN). - Đánh giá được ưu điểm và hạn chế của làng nghề giấy tái chế . - Các giải pháp quản lý môi trường tại làng nghề giấy tái chế Phú Lâm phải mang tính khả thi áp dụng cho địa phương. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 3 II. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan làng nghề Việt Nam Làng nghề ở nước ta đã tồn tại và phát triển từ rất lâu, đây chủ yếu là những làng nghề thủ công. Ở nước ta làng nghề rất đa dạng. Theo thống kê của JICA phối hợp với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thì hiện cả nước có 1450 làng nghề phân bố ở 58 tỉnh thành phố trong cả nước, riêng địa bàn sông Hồng có khoảng 800 làng nghề. Các tỉnh có số lượng làng nghề đông bao gồm: Hà Tây có 280 làng, Thái Bình có 187 làng, Bắc Ninh có 59 làng, Hải Dương có 65 làng, Nam Định có 90 làng, Thanh Hóa có 127 làng, Sự phát triển của các làng nghề Việt Nam đã trải qua những giai đoạn khác nhau, gắn với những cung bậc thăng trầm của lịch sử. Đặc biệt, từ giai đoạn đổi mới nền kinh tế đến nay, dưới tác động to lớn của sự biến đổi nền kinh tế trong nước cũng như trên toàn thế giới, sự phát triển của các làng nghề cũng có những thay đổi lớn, có những thành công mới nhưng cũng có không ít những vấn đề nan giải. Xuất hiện từ rất lâu đời (điển hình như các làng nghề ở Hà Tây (cũ), Hà Nam, Hưng Yên, Hà Bắc). Các làng nghề nông thôn đã có những bước đánh dấu khá rõ nét trong lịch sử kinh tế xã hội Việt Nam. Vượt lên các nhu cầu về nông nghiệp, các sản phẩm như: đồ sành sứ, đồ gốm, vải vóc, đồ ăn, đồ thờ cúng, hàng mỹ nghệ, giấy vàng mã, giấy gió… đã được chế biến phục vụ cho nhu cầu đời sống hàng ngày, phục vụ cho đời sống tâm linh, cho việc học tập, cho đời sống văn hóa và cho cả xuất khẩu. (Nguồn: Đặng Kim Chi (2005) làng nghề Việt Nam và môi trường). Giai đoạn 1954 – 1978: Do chính sách Công nghiệp hóa, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, khuyến khích các thợ thủ công tham gia vào các Hợp tác xã. Tại một số làng nghề đã xuất hiện những HTX tiểu thủ công nghiệp, chủ yếu sản xuất các mặt hàng xuất khẩu sang các nước XHCN, với các hàng hóa chính là hàng thủ công mỹ nghệ. Do đó, chủng loại, số lượng và giá trị hàng hóa được quyết định bởi đường lối, chính sách của Nhà nước. Cũng chính trong giai đoạn này, nhiều làng nghề đã bị mai một. [...]... hội của làng nghề tái chế giấy Phú Lâm, Bắc Ninh - Đánh giá hiện trạng môi trường tại làng nghề giấy tái chế Phú Lâm, Bắc Ninh -Đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường làng nghề giấy Phú Lâm, Bắc Ninh - Đề xuất một số biện pháp và chính sách nhằm nâng cao hiệu quả quản lý môi trường và phát triển bền vững làng nghề tái chế giấy Phú Lâm, Bắc Ninh 3.4 Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài... Nam về bảo vệ môi trường Luật bảo vệ môi trường được cụ thể hóa bằng văn bản giúp các doanh nghiệp nói chung và các nhà máy tái chế giấy trong làng nghề tái chế giấy Phú Lâm nói riêng có cái nhìn tổng thể về các thủ tục môi trường cũng như thực hiện nghiêm chỉnh các thủ tục môi trường (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh, 2012) Tuy nhiên sự hình thành nhiều phòng ban quản lý môi trường có... hành pháp luật môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã có những chuyển biến, đặc biệt là trong các khu công nghiệp tập trung Từ trước những năm Luật bảo vệ môi trường chưa ra đời, các làng nghề của Việt Nam phát triển một cách ồ ạt và không có mối liên hệ chặt chẽ với các vấn đề môi trường Làng nghề tái chế giấy Phú Lâm là làng nghề có lịch sử phát triển lâu đời và làng nghề cũng không... cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường thì Bắc Ninh có tổng số 62 làng nghề với 30 làng nghề truyền thống và 32 làng nghề mới Thực tế, tổng số làng nghề của Bắc Ninh lớn hơn nhiều so với thực tế do báo cáo sử dụng các làng nghề lớn trong một vài xã để đại diện cho tất các làng nghề của xã (Nguồn: Sở TN&MT Bắc Ninh, 2012) 2.5 Phân loại làng nghề theo sản phẩm ở Bắc Ninh Làng nghề ở Bắc Ninh có lịch sử tồn... luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam năm 2005 Cụ thể những hoạt động môi trường của làng nghề được Sở tài nguyên và môi trường thống kê năm 2013 như sau: - 16/19 cơ sở tại làng nghề tái chế giấy Phú Lâm đã lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (Nguồn: Báo cáo kết quả thanh tra của sở Tài nguyên và môi trường, năm 2013) - 100% các cơ sở đều có hệ thống ống khói và. .. nghề đã và đang gây ô nhiễm, suy thoái chất lượng môi trường nghiêm trọng; gây nhiều tác động xấu tới sức khỏe người lao động và người dân xung quanh Ô nhiễm tại các làng nghề khảo sát có các đặc điểm sau: Ô nhiễm tại các làng nghề là dạng ô nhiễm phân tán trong phạm vi của làng nghề Do quy mô sản xuất nhỏ, xen lẫn trong khu dân cư nên đây là dạng ô nhiễm khó kiểm soát Ô nhiễm môi trường tại làng nghề. .. về làng nghề mới chỉ dừng lại ở các nghiên cứu mô tả cắt ngang (đánh giá hiện trạng môi trường) mà chưa có những nghiên cứu đánh giá cụ thể từ các hoạt động của làng nghề Để đánh giá mức độ nhận thức của người dân trong làng nghề Phú Lâm về các vấn đề môi trường cũng như sự tác động của môi trường ô nhiễm đến sức khỏe của dân cư, tôi đã thực hiện phương pháp điều tra thông qua việc phỏng vấn trực tiếp... lý môi trường tại các khu công nghiệp tập trung Thành lập Phòng Cảnh sát môi trường thuộc Công an tỉnh, có chức năng phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Những thuận lợi và khó khăn của làng nghề tái chế giấy Phú Lâm khi có sự thay đổi trong công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường: Góp phần nâng cao nhận thức của người dân Việt Nam về bảo. .. nghiệp, làng nghề truyền thống đang có chiều hướng ngày càng gia tăng Nhằm ngăn chặn, từng bước hạn chế và tiến tới cải thiện chất lượng môi trường khu vực nông thôn; Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu với UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành Quy chế bảo vệ môi trường làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ (Tại Quyết định số 249/2014/QĐ-UBND ngày 13 tháng 06 năm 2014) Theo Quy chế này trách nhiệm bảo vệ môi trường. .. Bắc Ninh thực hiện - Thu thập các dữ liệu về quy hoạch các làng nghề tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 - Các dữ liệu quan trắc môi trường do các đơn vị Trung ương và địa phương thực hiện tại tỉnh Bắc Ninh Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20 - Tất cả các kết quả điều tra nghiên cứu hiện có về hiện trạng môi trường tỉnh Bắc Ninh, quy hoạch môi . sinh các làng nghề gây ô nhiễm môi trường mới. Xuất phát từ thực tiễn này, tôi đã lựa chọn đề tài với tiêu đề: Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường. trường làng nghề giấy tái chế Phú Lâm, Bắc Ninh . 1.2. Mục đích nghiên cứu - Đánh giá hiện trạng môi trường tại làng nghề giấy tái chế Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. - Đánh giá thực trạng. trạng công tác quản lý môi trường tại làng nghề tái chế Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. - Đề xuất các giải pháp nhằm quản lý môi trường làng nghề giấy tái chế Phú Lâm, tỉnh Bắc Ninh.

Ngày đăng: 07/07/2015, 16:26

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Trang bìa

  • Mục lục

    • I. Mở đầu

    • II.Tổng quan các vấn đề nghiên cứu

    • III. Đối tượng, phạm vi, nội dung và phương pháp nghiên cứu

    • IV. Kết quả nghiên cứu

    • Kết luận và kiến nghị

    • Tài liệu tham khảo

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan