Định hướng phát triển năng lượng tái tạo ở việt nam đến 2030

8 517 8
Định hướng phát triển năng lượng tái tạo ở việt nam đến 2030

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đề xuất định hướng và các giải pháp để phát triển năng lượng mới và tái tạo tại Việt Nam đến năm 2020. Chú trọng đến việc tạo cơ sở để xây dựng những chính sách hỗ trợ phát triển năng lượng mới và tái tạo cũng như là tạo được sự quan tâm của cộng đồng xã hội đến việc nghiên cứu, khai thác và sử dụng nguồn năng lượng này tại Việt Nam

1 Họ tên: Vương Thị Thu Hằng MHV: CH180601 Đề tài: “Định hướng phát triển năng lượng mới và tái tạo tại Việt Nam đến năm 2020” 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã vượt qua được khủng hoảng kinh tế - xã hội, và đã trở thành một trong những nước hiện tại có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh trên thế giới. Nền kinh tế phát triển với tốc độ càng cao, thì nhu cầu năng lượng đòi hỏi càng lớn, bởi vì năng lượng luôn là động lực cho phát triển kinh tế. Nhìn vào thực tế có thể nhận thấy tốc độ tăng trưởng trung bình của sản lượng điện ở Việt Nam trong 20 năm trở lại đây đạt mức rất cao, khoảng 12-13%/năm - tức là gần gấp đôi tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế. Nhu cầu sử dụng năng lượng tăng cao, trong khi các nguồn năng lượng truyền thống như dầu mỏ, than đá…là nguồn tài nguyên có hạn nhưng trước sức ép về phát triển kinh tế - xã hội lại đang được đẩy mạnh khai thác. Việc đó dẫn đến chúng ta phải đối mặt với nguy cơ cạn kiệt trong tương lai không xa. Để đảm bảo an ninh năng lượng nhằm phát triển bền vững và chống lại hiện tượng biến đổi khí hậu thì Việt Nam đã và đang đẩy mạnh nghiên cứu, tìm kiếm, khai thác các nguồn năng lượng mới và tái tạo như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng sinh khối, địa nhiệt, năng lượng nước, thủy triều…đây là những nguồn năng lượng hết sức thân thiện với môi trường. Thực tế những số liệu điều tra, khảo sát cũng đã chứng minh rằng Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng rất lớn để có thể phát triển các nguồn năng lượng này. Hơn nữa, hướng nghiên cứu, tìm kiếm, khai thác các nguồn năng lượng mới và tái tạo cũng chính là một trong những hướng trọng điểm quốc gia đã được thông qua. Để thực hiện hiệu quả những hướng trọng điểm quốc gia cần thiết phải có những định hướng phát triển hết sức cụ thể. Các nước phát triển trên thế giới đã tiến hành xây dựng định hướng và có các giải pháp phát triển năng lượng nói chung và cho từng lĩnh vực năng lượng 2 cụ thể nói riêng. Tuy nhiên, tại Việt Nam vẫn chưa thực sự thực hiện tốt được vấn đề này. Những định hướng phát triển năng lượng vẫn còn hết sức manh mún, chưa có sự liên kết với nhau, đặc biệt trong vấn đề phát triển nguồn năng lượng mới và tái tạo. Xuất phát từ thực tế công tác tại Viện Khoa học năng lượng - Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam, một đơn vị có trách nhiệm tư vấn cho Chính phủ các vấn đề liên quan đến nghiên cứu phát triển năng lượng tại Việt Nam, tác giả nhận thấy cần thiết tiến hành nghiên cứu xây dựng đề tài “ Định hướng phát triển năng lượng mới và tái tạo tại Việt Nam đến năm 2020”, vấn đề nghiên cứu kể trên cũng là phù hợp với nội dung xuyên suốt của lý thuyết kinh tế phát triển thuộc chuyên ngành kinh tế phát triển, đó là cần thiết phải phát triển một cách bền vững theo nguyên tắc: sự phát triển để đáp ứng những nhu cầu của ngày hôm nay không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu của các thế hệ tương lai. Vì vậy, đề tài nghiên cứu này không chỉ có tính cấp thiết mà còn có ý nghĩa khoa học cũng như thực tiễn. Thông qua vấn đề nghiên cứu tác giả mong muốn có cái nhìn khái quát về hiện trạng năng lượng mới và tái tạo nhằm có định hướng và giải pháp cụ thể cho vấn đề phát triển nguồn năng lượng này tại Việt Nam trong thời gian tới. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Đề tài hướng đến những mục tiêu chính sau: - Có cái nhìn khái quát về thực trạng phát triển năng lượng mới và tái tạo tại Việt Nam. - Đề xuất định hướng và các giải pháp để phát triển năng lượng mới và tái tạo tại Việt Nam đến năm 2020. Chú trọng đến việc tạo cơ sở để xây dựng những chính sách hỗ trợ phát triển năng lượng mới và tái tạo cũng như là tạo được sự quan tâm của cộng đồng xã hội đến việc nghiên cứu, khai thác và sử dụng nguồn năng lượng này tại nước ta. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: các nội dung liên quan đến thực trạng phát triển năng lượng mới và tái tạo của Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Lĩnh vực năng lượng mới và tái tạo thuộc lãnh thổ Việt Nam (phần trên đất liền và các hải đảo không xét khu vực trên biển thuộc lãnh hải Việt Nam). Tập trung chủ yếu vào một số dạng năng lượng mới và tái tạo có tiềm năng lớn và khả năng khai thác tốt tại Việt Nam tính đến thời điểm 3 hiện nay như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng sinh khối và thủy điện. 4. Phương pháp nghiên cứu Khung lý thuyết sử dụng: Lý thuyết về phát triển bền vững và tầm quan trọng của các yếu tố nguồn lực đối với phát triển được trình bày tại giáo trình kinh tế phát triển của Bộ môn kinh tế phát triển, Đại học Kinh tế Quốc dân. Nguồn dữ liệu sử dụng: Đề tài chủ yếu sử dụng nguồn số liệu thứ cấp được trích từ các đề tài nghiên cứu về năng lượng mới và tái tạo của Viện Khoa học năng lượng và các đề tài nghiên cứu liên quan đến năng lượng mới và tái tạo đã được công bố tại Việt Nam và trên thế giới đến năm 2010. Phương pháp phân tích dữ liệu: Phương pháp chính được sử dụng là phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá và so sánh chéo. 5. Mục đích và ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài Mục đích của đề tài nghiên cứu là thông qua phân tích đánh giá để rút ra được định hướng phát triển cho năng lượng mới và tái tạo tại Việt Nam, đồng thời đề xuất một số giải pháp chính để thực hiện định hướng được đề cập. Ý nghĩa khoa học: Làm rõ được sự cần thiết phải phát triển năng lượng mới và tái tạo cũng như các yếu tố cần để phát triển năng lượng mới và tái tạo tại Việt Nam. Ý nghĩa thực tiễn: Đề xuất các giải pháp thúc đẩy định hướng phát triển năng lượng mới và tái tạo tại Việt Nam đến năm 2020. 6. Kết cấu đề tài Đề tài nghiên cứu “ Định hướng phát triển năng lượng mới và tái tạo tại Việt Nam đến năm 2020” kết cấu theo 3 chương chính bao gồm: Chương 1: Sự cần thiết phát triển năng lượng mới và tái tạo tại Việt Nam Nội dung chính của chương này là khái quát được về hệ thống năng lượng của Việt Nam, phân tích và đánh giá về các nguồn năng lượng mới và tái tạo trong hệ thống năng lượng. Bên cạnh đó nêu lên vai trò của năng lượng nói chung và năng lượng mới và tái tạo nói riêng đối với phát triển cũng như đưa ra 4 được một số kinh nghiệm về phát triển năng lượng mới và tái tạo tại một số nước trên thế giới. Chương 2: Thực trạng phát triển năng lượng mới và tái tạo tại Việt Nam Trong chương này các vấn đề chính được đặt ra là cần làm rõ thực trạng phát triển năng lượng mới và tái tạo của một số nước trên thế giới và khu vực về quy mô, công nghệ và chi phí khai thác, sử dụng… Sau đó tìm hiểu mô tả thực trạng phát triển nguồn năng lượng này tại Việt Nam. Ngoài việc làm rõ về mặt quy mô, công nghệ và chi phí cũng cần đề cập đến các chương trình phát triển năng lượng mới và tái tạo đang được thực hiện tại Việt Nam. Chương 3: Định hướng phát triển năng lượng mới và tái tạo tại Việt Nam Để đưa ra được các định hướng phát triển năng lượng mới và tái tạo tại Việt Nam trong thời gian tới (cụ thể là đến năm 2020) trước hết cần tìm hiểu về kinh nghiệm của một số nước đã thành công trong việc phát triển nguồn năng lượng này trên thế giới và khu vực như: Mỹ, một số nước tại Châu Âu và một số nước thuộc khu vực Châu Á. Cùng với các định hướng phát triển năng lượng mới và tái tạo tại Việt Nam đến năm 2020 như định hướng về việc tăng công suất, giảm chi phí, tăng cường hiệu suất khai thác sử dụng và đáp ứng nhu cầu tại chỗ và phục vụ các khu vực chưa có lưới điện quốc gia chương này cũng cần đưa ra các giải pháp cụ thể để thực hiện định hướng đã nêu trên trong điều kiện thực tế của Việt Nam. 7. Đề cương chi tiết MỞ ĐẦU Chương 1: SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG MỚI VÀ TÁI TẠO TẠI VIỆT NAM 1.1. Tổng quan về năng lượng mới và tái tạo 1.1.1. Hệ thống năng lượng Việt Nam 1.1.1.1. Các nguồn năng lượng trong hệ thống năng lượng Việt Nam - Phân loại - Mô tả từng nguồn: + Trữ lượng và khả năng sản xuất + Nhu cầu sử dụng của từng nguồn 5 + Dự báo nhu cầu năng lượng 1.1.1.2. Phân cấp quản lý trong hệ thống năng lượng của Việt Nam 1.1.2. Các nguồn năng lượng mới và tái tạo tại Việt Nam 1.1.2.1. Năng lượng mặt trời - Tiềm năng - Điều kiện khai thác, sử dụng 1.1.2.2. Năng lượng gió - Tiềm năng - Điều kiện khai thác, sử dụng 1.1.2.3. Năng lượng thủy điện nhỏ - Tiềm năng - Điều kiện khai thác, sử dụng 1.1.2.4. Năng lượng sinh khối - Tiềm năng - Điều kiện khai thác, sử dụng 1.1.2.5. Năng lượng địa nhiệt - Tiềm năng - Điều kiện khai thác, sử dụng 1.1.2.6. Năng lượng sóng và thủy triều - Tiềm năng - Điều kiện khai thác, sử dụng 1.1.2.7. Đánh giá các nguồn năng lượng mới và tái tạo có khả năng khai thác tốt trong vòng 10 năm tới - Năng lượng mặt trời - Năng lượng gió - Năng lượng thủy điện nhỏ - Năng lượng sinh khối 1.2. Sự cần thiết của năng lượng đối với phát triển 1.2.1. Yêu cầu của phát triển bền vững và an ninh năng lượng 6 1.2.2. Vai trò của năng lượng với phát triển bền vững và an ninh năng lượng 1.2.2.1. Vai trò với phát triển bền vững 1.2.2.2. Vai trò với an ninh năng lượng 1.3. Mối tương quan giữa phát triển năng lượng mới và tái tạo với phát triển bền vững và an ninh năng lượng 1.4. Kết luận chương Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG MỚI VÀ TÁI TẠO TẠI VIỆT NAM 2.1. Thực trạng khai thác, sử dụng năng lượng mới và tái tạo của một số nước trên thế giới 2.1.1. Mỹ 2.1.1.1. Quy mô khai thác sử dụng 2.1.1.2. Thực trạng phát triển của công nghệ khai thác sử dụng 2.1.1.3. Chi phí khai thác, sử dụng 2.1.2. Khu vực Châu Âu ( đại diện chính là Đức và Tây Ban Nha) 2.1.2.1. Quy mô khai thác sử dụng 2.1.2.2. Thực trạng phát triển của công nghệ khai thác sử dụng 2.1.2.3. Chi phí khai thác, sử dụng 2.1.3. Khu vực Châu Á 2.1.3.1. Trung Quốc - Quy mô khai thác sử dụng - Thực trạng phát triển của công nghệ khai thác sử dụng - Chi phí khai thác, sử dụng 2.1.3.2. Ấn Độ - Quy mô khai thác sử dụng - Thực trạng phát triển của công nghệ khai thác sử dụng - Chi phí khai thác, sử dụng 7 2.1.3.3. Các nước khu vực Asean ( đại diện Thái Lan) - Quy mô khai thác sử dụng - Thực trạng phát triển của công nghệ khai thác sử dụng - Chi phí khai thác, sử dụng 2.2. Thực trạng khai thác, sử dụng năng lượng mới và tái tạo của Việt Nam 2.2.1. Quy mô khai thác, sử dụng 2.2.2. Thực trạng phát triển của công nghệ khai thác sử dụng 2.2.3. Chi phí khai thác, sử dụng 2.3. Các chương trình phát triển năng lượng mới và tái tạo tại Việt Nam 2.3.1. Các chính sách liên quan đến năng lượng mới và tái tạo 2.3.2. Các chương trình dự án cụ thể 2.3.2.1. Chương trình khai thác, sử dụng 2.3.2.2. Chương trình phổ biến kiến thức 2.3.2.3. Chương trình nghiên cứu phát triển công nghệ khai thác, sử dụng 2.4. Kết luận chương Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG MỚI VÀ TÁI TẠO TẠI VIỆT NAM 3.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới thành công về phát triển năng lượng mới và tái tạo 3.1.1. Mỹ 3.1.2. Khu vực Châu Âu 3.1.2.1. Đức 3.1.2.2. Tây Ban Nha 3.1.2.3. Các nước khác thuộc khu vực Châu Âu 3.1.3. Khu vực Châu Á 3.1.3.1. Trung Quốc 8 3.1.3.2. Ấn Độ 3.1.3.3. Thái Lan 3.2. Định hướng phát triển năng lượng mới và tái tạo tại Việt Nam đến năm 2020 3.2.1. Tăng công suất khai thác sử dụng năng lượng mới và tái tạo 3.2.1.1. Quy hoạch phát triển 3.2.1.2. Khuyến khích đầu tư khai thác sử dụng 3.2.1.3. Trợ giá và các chính sách hỗ trợ khai thác sử dụng 3.2.2. Giảm chi phí khai thác sử dụng 3.2.2.1. Đào tạo nguồn nhân lực lắp đặt, vận hành và sửa chữa tại chỗ 3.2.2.2. Nội địa hóa thiết bị công nghệ 3.2.3. Tăng cường hiệu suất khai thác, sử dụng 3.2.3.1. Đầu tư nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ có liên quan đến phát triển năng lượng mới và tái tạo 3.2.3.2. Hợp tác chuyển giao công nghệ mới 3.2.4. Phát triển đáp ứng nhu cầu tại chỗ và phục vụ các vùng chưa có lưới điện quốc gia 3.3. Kết luận chương KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC (nếu có) . hướng phát triển năng lượng mới và tái tạo tại Việt Nam đến năm 2020. 6. Kết cấu đề tài Đề tài nghiên cứu “ Định hướng phát triển năng lượng mới và tái tạo tại Việt Nam đến năm 2020 kết cấu. Định hướng phát triển năng lượng mới và tái tạo tại Việt Nam Để đưa ra được các định hướng phát triển năng lượng mới và tái tạo tại Việt Nam trong thời gian tới (cụ thể là đến năm 2020) trước. phải phát triển năng lượng mới và tái tạo cũng như các yếu tố cần để phát triển năng lượng mới và tái tạo tại Việt Nam. Ý nghĩa thực tiễn: Đề xuất các giải pháp thúc đẩy định hướng phát triển

Ngày đăng: 07/07/2015, 14:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan