Thơ Chử Văn Long nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật

119 501 0
Thơ Chử Văn Long nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LÊ THỊ HIỀN THU THƠ CHỬ VĂN LONG NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TƢ DUY NGHỆ THUẬT Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Bá Thành HÀ NỘI – 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn “Thơ Chử Văn Long nhìn từ góc độ tƣ duy nghệ thuật” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn này là trung thực. Nếu có gì sai phạm, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2014 Người cam đoan Lê Thị Hiền Thu Lời cảm ơn! Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận đƣợc sự động viên, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả mọi ngƣời. Với tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Bá Thành, thầy đã tận tình giảng dạy và hƣớng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Văn học, phòng Tƣ liệu Khoa Văn học, phòng Quản lý đào tạo sau đại học, thƣ viện Trƣờng đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu vừa qua. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2014 Lê Thị Hiền Thu MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 5 5. Đóng góp khoa học của đề tài 6 6. Bố cục luận văn 7 NỘI DUNG 8 Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TƢ DUY NGHỆ THUẬT 8 VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC THƠ CỦA CHỬ VĂN LONG 8 1.1. Một số vấn đề lý luận về tƣ duy nghệ thuật 8 1.1.1. Khái niệm tƣ duy 8 1.1.2. Quan niệm về tƣ duy nghệ thuật, tƣ duy thơ 10 1.1.2.1. Tƣ duy nghệ thuật 10 1.1.2.2. Tƣ duy thơ 13 1.2. Quá trình sáng tác và quan niệm thơ của Chử Văn Long 18 1.2.1. Vài nét về tiểu sử Chử Văn Long 18 1.2.2. Quá trình sáng tác của Chử Văn Long 20 1.2.3. Quan niệm thơ của Chử Văn Long 27 Tiểu kết chƣơng 1: 32 Chƣơng 2: 33 CÁI TÔI TRỮ TÌNH VÀ CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO TRONG THƠ CHỬ VĂN LONG 33 2.1. Khái niệm cái tôi trữ tình trong thơ 33 2.2. Cái tôi trữ tình trong thơ Chử Văn Long 36 2.2.1. Cái tôi trữ tình thế sự chiêm nghiệm, suy tƣ về cuộc đời 36 2.2.2. Cái tôi đằm thắm, chân thành trong tình yêu 48 2.3. Cảm hứng chủ đạo trong thơ Chử Văn Long 58 2.3.1. Cảm hứng về quê hƣơng, đất nƣớc 58 2.3.2. Cảm hứng đời tƣ và yếu tố bi kịch trong cuộc sống 64 Tiểu kết chƣơng 2: 73 Chƣơng 3: BIỂU TƢỢNG VÀ NGÔN NGỮ TRONG THƠ CHỬ VĂN LONG 75 3.1. Biểu tƣợng 75 3.1.1. Khái niệm biểu tƣợng 75 3.1.2. Phân biệt hình tƣợng với biểu tƣợng 76 3.1.3. Tƣ duy thơ là quá trình sáng tạo nên các biểu tƣợng trực quan 77 3.2. Biểu tƣợng trong thơ Chử Văn Long 78 3.2.1. Trăng 78 3.2.2 Mùa xuân 82 3.2.3. Chim 84 3.2.4. Dòng sông 88 3.2.5. Cỏ 91 3.2.6. Mộng 93 3.3. Ngôn ngữ trong thơ Chử Văn Long 96 3.3.1. Ngôn ngữ giàu chất văn xuôi, đậm chất đời thƣờng trong thơ tự do 99 3.3.2. Ngôn ngữ mang hồn quê trong thơ lục bát 103 Tiểu kết chƣơng 3: 1079 KẾT LUẬN 1080 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1113 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Đặc trƣng của tƣ duy là phản ánh các mối quan hệ của con ngƣời đối với thế giới khách quan, quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời và quan hệ giữa các sự vật, hiện tƣợng, truy tìm các mối quan hệ, biểu diễn các mối quan hệ đó bằng phƣơng tiện ngôn ngữ. Điều đó đã cho chúng ta thấy rằng việc tiếp cận văn học nghệ thuật nói chung, thơ ca nói riêng từ góc độ tƣ duy nghệ thuật là một hƣớng tiếp cận mang tính hệ thống, có chiều sâu và toàn diện. Tƣ duy nghệ thuật là tƣ duy hình tƣợng, hay nói cách khác tƣ duy nghệ thuật nhằm phản ánh hiện tƣợng có thẩm mỹ. PGS.TS Nguyễn Bá Thành trong cuốn Tƣ duy thơ hiện đại Việt Nam đã làm rõ vấn đề này: “Tƣ duy nghệ thuật là sự khôi phục và sáng tạo các biểu tƣợng trực quan, là sự hình tƣợng hóa hiện thực khách quan theo nhận thức chủ quan” [53, tr.57] Tƣ duy thơ là một hình thức biểu hiện của tƣ duy nghệ thuật , một vấn đề ly ́ luận còn rất mới nhƣng đầy hấp dẫn. Việc tìm hiểu khám phá tƣ duy thơ cũng chính là quá trình khám phá gốc tích, cội nguồn của tâm lý học sáng tạo. Trong tƣ duy thơ không chỉ tồn tại yếu tố cá nhân mà còn bao hàm cả yếu tố dân tộc, yếu tố thời đại và yếu tố nhân loại. Nó là vấn đề nằm trên cả bình diện nội dung và hình thức, trong mối quan hệ tƣơng tác giữa chủ thể và khách thể. Xuất phát từ những cơ sở trên chúng tôi cho rằng việc nghiên cứu thơ ca từ góc độ tƣ duy là một yêu cầu nghiên cứu toàn diện đối với hiện tƣợng thi ca. Nó có khả năng mơ ̉ ra những ca ́ nh c ửa đi vào thế giới nghệ thuật phong phú và bí ẩn . Nghiên cứu thơ từ góc độ tƣ duy tạo những khả năng tiếp cận mới, khám phá phong cách nghệ thuật của nhà thơ từ nhiều góc độ khác nhau. 1.2. Thơ Việt Nam sau năm 1975 diễn ra những thay đổi đáng kể trong quan niệm nghệ thuật, chức năng, nhiệm vụ và phƣơng pháp sáng tác. Thơ trong việc nắm bắt lấy những xúc cảm tinh thần đã phản ánh tất cả các mặt phong phú của đời sống và mở ra nhiều chiều kích. Tƣ duy nghệ thuật thơ từ hƣớng ngoại bắt đầu chú ý đến 2 hƣớng nội, thơ ƣu tiên thể hiện con ngƣời cá thể mang nặng tâm tình về đời tƣ, thế sự và những suy tƣ mang tính triết lý. Bắt gặp đƣợc tinh thần đổi mới và cảm hứng dân chủ đang tạo điều kiện cho ngƣời nghệ sĩ “tự do sáng tạo”, Chử Văn Long xuất hiện trên thi đàn là một cây bút đầy nhiệt huyết với số lƣợng lớn thơ đã đƣợc xuất bản từ năm 1976 đến nay. Bén duyên thơ từ khá sớm, ở tuổi hai mƣơi ông đã bắt đầu làm thơ trong những năm tháng đi xây dựng kinh tế lâm nghiệp Quảng Ninh. Thời kỳ này, thơ đã cho ông niềm vui hai lần nhận giải những cuộc thi thơ đề tài lâm nghiệp và nhiều bài đƣợc in trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Nhà thơ đã khẳng định đƣợc mình với hai lần tặng thƣởng thơ Hà Nội, giải nhì cuộc thi báo Văn nghệ với bài “Ngƣời gánh rơm vào thành phố”. Trong suốt chặng đƣờng sáng tác của mình, nhà thơ đã đóng góp cho nền thơ dân tộc tám tập thơ, một tiểu luận văn chƣơng. Thơ Chử Văn Long không có nhiều sự cách tân, đổi mới về hình thức nghệ thuật nhƣng bằng cảm hứng phê phán hiện thực, những sáng tác của ông cho chúng ta thấy đƣợc những mặt trái của xã hội đằng sau nền kinh tế thị trƣờng. Ý thức nhìn cuộc đời bằng cái nhìn tỉnh táo, nhà thơ không ngần ngại phơi bày những bi kịch nhân sinh với khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp. Cái nhìn tỉnh táo, đầy suy tƣ của nhà thơ về hiện thực ẩn chứa một tình yêu con ngƣời, quê hƣơng, đất nƣớc thiết tha của tác giả. 1.3. Với đề tài “Thơ Chử Văn Long nhìn từ góc độ tƣ duy nghệ thuật”, chúng ta sẽ có một cái nhìn toàn diện về thơ ông, có thể cắt nghĩa đƣợc hiện thực đời sống qua những trải nghiệm, suy ngẫm; hiểu hơn nỗi niềm ƣu tƣ khắc khoải luôn đau đáu trong trái tim mẫn cảm của thi nhân. Nghiên cứu tƣ duy nghệ thuật thơ Chử Văn Long, chúng tôi mong muốn sẽ có những đánh giá xác thực về một nhà thơ giàu tâm huyết và góp phần mở ra những khám phá mới về thơ đƣơng đại Việt Nam trên hành trình hƣớng đến một nền thơ rực rỡ trong tƣơng lai. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Chử Văn Long là nhà thơ có số lƣợng sáng tác lớn, ông có 8 tập thơ đã xuất bản từ năm 1976 đến nay, trong đó có không ít những bài thơ hay, những câu thơ đẹp. Tuy nhiên, Chử Văn Long và sự nghiệp của ông chƣa đƣợc giới nghiên cứu 3 quan tâm giới thiệu và nghiên cứu đầy đủ mà chỉ có một số bài phê bình nhỏ lẻ chƣa làm nên tiếng vang trên thi đàn Việt Nam. Trong cuốn Cảm nhận thi ca (Nxb Văn học, 1999), tác giả Trần Văn Lý xếp Chử Văn Long vào một trong năm ngôi sao thơ ca thế kỷ XX (Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Tố Hữu, Chử Văn Long) và cho rằng tập thơ Ru những trăm năm của Chử Văn Long là tập thơ hay nhất từ năm 1975 đến 2000. Tác giả đánh giá ông là ngƣời đầu tiên bắc đƣợc chiếc cầu giữa thơ phƣơng Đông uyển chuyển sƣơng khói và thơ phƣơng Tây dồn nén, ấn tƣợng. Vẫn biết, việc sắp xếp ngôi vị trong làng văn hoàn toàn là quyền riêng của mỗi ngƣời, song cách sắp xếp nói trên của Trần Văn Lý xếp Chử Văn Long "chung hàng" với các đấng bậc nhƣ Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Tố Hữu là chƣa thuyết phục bởi Chử Văn Long, một nhà thơ có sức ảnh hƣởng xã hội còn "khiêm tốn" hơn rất nhiều, và về tuổi tác lại chỉ thuộc hàng con cháu của họ. Điều đó không chỉ gây bất lợi cho Trần Văn Lý mà còn gây cho nhà thơ Chử Văn Long những mối bận tâm không đáng có. Thực tế, ngay khi cuốn sách ra đời đã làm dấy lên cuộc tranh luận gay gắt trên thi đàn. Bên cạnh số ít đồng tình, tán thƣởng cuốn phê bình, có nhiều nhà thơ phản ứng giận dữ, đòi thu hồi sách và bày tỏ ý kiến cá nhân trên nhiều tờ báo. Trong cuộc trò chuyện với nhà thơ Chử Văn Long về thời điểm cuốn sách của Trần Văn Lý ra đời, tôi nhận thấy trong giọng nói của ông, vết thƣơng lòng ngày nào lại đang mƣng mủ: “Quyển sách ra đời vào đúng lúc nhà tôi qua đời, tôi không còn tâm trí để cảm ơn tác giả đã để tên tôi trong sách đó. Khi tôi đọc tên mình trên báo với nhiều lời lẽ khó nghe nhƣ thể tôi ngồi mất chiếc ghế nhà thơ lớn thật, tâm trạng đang buồn tôi lại thấy càng đau lòng hơn, tôi không có thú vui giành giật, cạnh tranh. Tôi làm thơ để động viên mình, động viên con ngƣời, còn ảo ảnh vinh quang nhiều khi phải đổi bằng cả cuộc đời mình”. Nhà thơ cho rằng: “Mỗi ngƣời có cách cảm thơ văn khác nhau và Trần Văn Lý đƣa ra những đánh giá của mình là có cách cảm riêng của anh ấy về thơ tôi…”. Những tâm sự giãi bày của nhà thơ cho tôi hiểu rõ hơn về quan niệm làm thơ của tác giả, ông coi thơ là một ngƣời bạn tri kỷ để tìm niềm an ủi trong cuộc đời nhiều đa đoan, bất hạnh còn địa vị trên văn đàn ông không mƣu cầu hay tranh giành 4 với ai. Không rõ từ cơ sở nào dẫn tác giả Trần Văn Lý tới cách sắp xếp trên, có thể Trần Văn Lý là một ngƣời hâm mộ thơ của Chử Văn Long, nhƣng chúng tôi tin rằng tiếng thơ của Chử Văn Long vẫn có sức hấp dẫn đối với những đọc giả nếu họ có dịp tiếp xúc với thơ ông. Những phản hồi từ nhiều bài viết của các nhà phê bình, nhà thơ liên tục xuất hiện trên nhiều tạp chí đã không tiếc lời lẽ xúc phạm đến nhà thơ Chử Văn Long. Thậm trí có bài viết Lệch chuẩn hay lệch tâm in trên tạp chí Văn nghệ quân đội số 68 (6/2000) mà nhà thơ Chử Văn Long cho rằng đã “mạt sát” ông thậm tệ và dùng những lời lẽ bỗ bã để bàn về văn chƣơng, đặc biệt là câu nói: “Không thể là nhốt một con đại bàng, một con phƣợng hoàng cùng với vài ba chú gà què chuyên ăn quẩn cối xay” khiến Chử Văn Long phải bức xúc viết thƣ ngỏ buộc tác giả nọ chứng minh “Ai trong những nhà thơ nói trên đã làm điều gì không tốt đẹp với đất nƣớc này”. Tuy nhận định của Trần Văn Lý về nhà thơ Chử Văn Long thiếu khách quan, chƣa thuyết phục nhƣng thơ Chử Văn Long vẫn có một sức sống và đi vào lòng ngƣời đọc bằng sự đồng cảm và sẻ chia về nhân tình thế thái, về những khúc gấp tâm trạng đa chiều trong xã hội hiện đại. Không ít ngƣời yêu thơ Chử Văn Long bởi những vần thơ mộc mạc, dung dị, chân chất nhƣ chính đời thƣờng đang diễn ra. Nhà phê bình Nguyễn Thiết là một trong số ngƣời tìm đƣợc sự đồng cảm trong thơ ông, tác giả có bài viết Chênh vênh giữa mộng và đời in trên báo Văn nghệ - số 4 ngày 23/1/2010. Tác giả bài viết đã thâu lƣợc đƣợc chặng đƣờng thơ Chử Văn Long gắn với những bƣớc ngoặt số phận của nhà thơ. Nguyễn Thiết nhận xét: “Nhìn lại đời thơ Chử Văn Long thấy nhƣ anh sinh ra để hát về những buồn vui thắc thỏm đời thƣờng, những nổi chìm phận số, để vƣơn lên khát vọng làm ngƣời.” Tác giả bài viết ca ngợi về tài sử dụng ngôn từ trong thơ của Chử Văn Long: “Anh đã tạo ra đƣợc nét đẹp riêng về tài sử dụng ngôn từ chính xác mà uyển chuyển… Ở bất cứ thể thơ nào, lục bát, tứ tuyệt, ngũ ngôn hay tự do… khi đọc, ta bị cuốn hút bởi vần điệu trong hồn, không còn để ý đến vần điệu thật câu thơ ấy nữa, bởi trong đó chứa đựng cái hơi thở phập phồng cuộc sống quanh ta. Thấy đƣợc điều này mới cảm nhận đƣợc hết chất thi sĩ trong thơ và cả những trang văn của anh chênh vênh giữa mộng và đời.” Bài viết của tác giả đã nắm 5 bắt đƣợc cái hồn cốt chung nhất về thơ Chử Văn Long; tuy nhiên, bài viết mới chỉ ở phạm vi nhỏ chƣa phải là một công trình nghiên cứu đầy đủ về thơ Chử Văn Long. Đề tài là công trình đầu tiên nghiên cứu thơ Chử Văn Long dƣới góc độ tƣ duy nghệ thuật, chúng tôi hy vọng sẽ mở ra nhiều hƣớng tiếp cận và nghiên cứu thơ Chử Văn Long. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Luận văn khảo sát 8 tập thơ đã xuất bản của Chử Văn Long: Nguồn yêu thƣơng (1976); Tán bàng xanh góc phố (1985); Lời ca từ đất (1987); Bông hồng bỏ quên (1991); Ru những trăm năm (1997); Ngôi sao đã khóc (2000); Ngƣời gánh rơm vào thành phố (2001); Đẹp và Buồn(2008). Ngoài ra chúng tôi liên hệ khảo sát thêm những tiểu luận, phê bình, tản văn của tác giả để góp phần khám phá sâu sắc hơn thế giới nghệ thuật thơ trong ngòi bút của ông. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về thơ Chử Văn Long từ phƣơng diện tƣ duy nghệ thuật, trên cơ sở khảo sát hình tƣợng thông qua nội dung và hình thức biểu hiện nhƣ: hình tƣợng cái tôi trữ tình, thế giới biểu tƣợng, ngôn ngữ, giọng điệu. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn này, chúng tôi vận dụng một cách thích hợp những kiến thức về lý luận văn học, văn học sử và một số phƣơng pháp chủ yếu sau: Phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử xã hội Đặt đối tƣợng nghiên cứu trong tiến trình lịch sử và chú ý đặc trƣng cơ bản của thể loại nghiên cứu để xem xét quá trình sáng tác qua các thời kỳ khác nhau của Chử Văn Long, chỉ ra sự vận động, chuyển đổi tƣ tƣởng cũng nhƣ quan niệm và phƣơng thức biểu hiện, từ đó tìm hiểu những đóng góp riêng của tƣ duy thơ Chử Văn Long đối với thơ ca dân tộc. Phƣơng pháp nghiên cứu loại hình Trong phƣơng pháp loại hình, chúng tôi dựa vào những đặc trƣng cơ bản của thơ trữ tình để tìm hiểu tƣ duy thơ Chử Văn Long [...]... lƣợng thơ Chử Văn Long Đề tài là công trình đầu tiên nghiên cứu thơ Chử Văn Long từ góc nhìn tƣ duy nghệ thuật Đề tài có ý nghĩa đóng góp đối với việc nghiên cứu một cách toàn diện sự nghiệp thơ ca của Chử Văn Long và mong muốn có thể rút ra những kết luận chân xác, thuyết phục về thơ Chử Văn Long trên cả hai mặt nội dung và nghệ 6 thuật Qua đó khẳng định hƣớng nghiên cứu từ góc độ thơ nghệ thuật đối... có các nhóm lớn: 1) Tƣ duy khoa học; 2) Tƣ duy nghệ thuật; 3) Tƣ duy tôn giáo Đối với tƣ duy nghệ thuật, chúng ta có tƣ duy âm nhạc, tƣ duy hội họa, tƣ duy thơ ca… Trong đó, tƣ duy thơ ca có ảnh hƣởng chi phối và phổ biến hơn cả 1.1.2 Quan niệm về tƣ duy nghệ thuật, tƣ duy thơ 1.1.2.1 Tƣ duy nghệ thuật Tƣ duy nghệ thuật là phƣơng thức sáng tạo của con ngƣời trong lĩnh vực nghệ thuật Có nhiều quan niệm... tạo nghệ thuật Tƣ duy nghệ thuật vì vậy gắn liền với quá trình sáng tác, bị chi phối bởi tƣ tƣởng, quan niệm của từng nhà văn, từng thời đại, đồng thời nó cũng thể hiện cách nhìn, cách khái quát hiện thực của riêng nhà văn, thể hiện riêng bản sắc, cá tính sáng tạo của nhà văn, ở một góc độ nào đó thì tƣ duy nghệ thuật có sự giao cắt và làm nên phong cách nghệ thuật của nhà văn 1.1.2.2 Tƣ duy thơ Thơ... và ngôn ngữ trong thơ Chử Văn Long 7 NỘI DUNG Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TƢ DUY NGHỆ THUẬT VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC THƠ CỦA CHỬ VĂN LONG 1.1 Một số vấn đề lý luận về tƣ duy nghệ thuật 1.1.1 Khái niệm tƣ duy Tƣ duy là một thuật ngữ có tính chất mở với một nội hàm tƣơng đối rộng Tƣ duy là phạm trù liên quan đến lính vực triết học, tâm lý học,… trong đó có lĩnh vực nghệ thuật Trong Từ điển triết học... nhà thơ muốn thể hiện Nhƣ vậy, tƣ duy nghệ thuật nói chung và tƣ duy thơ nói riêng gần với đời sống hiện thực hơn so với tƣ duy khoa học vì tính chất trực quan của các biểu tƣợng Từ góc độ sáng tạo, tƣ duy thơ là làm thơ, là những thao tác lựa chọn hình ảnh, biểu tƣợng, ngôn từ để bộc lộ tƣ tƣởng và tình cảm Từ góc độ tiếp nhận, đọc thơ, thƣởng thức thơ chính là tái hiện hình tƣợng thơ theo sự vận động... ngữ thơ, theo hành trình tƣởng tƣợng của nhà thơ, hay là quá trình tƣ duy lại tƣ duy của nhà thơ Tƣ duy nghệ thuật thƣờng xuyên bị chi phối bởi đặc trƣng của các thể loại nghệ thuật Tƣ duy thơ là một phƣơng thức biểu hiện của tƣ duy nghệ thuật Công việc nghiên cứu tƣ duy nghệ thuật nói chung và tƣ duy thơ nói riêng là một quá trình khám phá, tìm hiểu thú vị, cần thiết, hiệu quả để khám phá thế giới nghệ. .. tƣ duy nghệ thuật không đơn thuần là biểu hiện của tƣ duy cụ thể, gắn liền với các biểu tƣợng trực quan mà còn phản ánh trình độ tƣ duy trừu tƣợng và khái quát ở giai đoạn cao Hoạt động nghệ thuật là hoạt động chiếm lĩnh thế giới bằng hình tƣợng, tƣ duy nghệ thuật là một bộ phận của hoạt động ấy nhằm khái quát hóa hiện thực và giải quyết nhiệm vụ thẩm mỹ Tƣ duy nghệ thuật vì thế lấy phƣơng tiện tƣ duy. .. những biến đổi trong tƣ duy thơ Chử Văn Long, đòi hỏi chuyên luận có sự vận dụng so sánh, đối chiếu giữa các tập thơ của Chử Văn Long với nhau; so sánh đối chiếu giữa thơ của Chử Văn Long với một số nhà thơ cùng thời Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp Vận dụng tổng hợp những quan điểm triết học, mỹ học, tâm lý học Mác xít để thấy đƣợc mối giao thoa giữa khoa học – nghệ thuật – thơ ca Đặc biệt trong quá... vấn đề về tƣ duy nghệ thuật, PGS.TS Nguyễn Bá Thành trong cuốn Tƣ duy thơ hiện đại Việt Nam đã bàn về vấn đề tƣ duy nghệ thuật nói chung và tƣ duy thơ nói riêng, tác giả đã đƣa đến kết luận: “Tƣ duy nghệ thuật là sự khôi phục và sáng tạo các biểu tƣợng trực quan, là sự hình tƣợng hóa hiện thực khách quan theo nhận thức chủ quan Đó là điểm phân biệt đầu tiên của tƣ duy nghệ thuật với tƣ duy khoa học.”... một đời ngƣời, đời thơ trên thi đàn Việt Nam Những cây cổ thụ, những nhà thơ tên tuổi hoạt động sáng tạo tích cực trong làng thơ nhƣ Xuân Diệu – ông hoàng thơ tình yêu, nhà thơ cách mạng Tố Hữu cả đời thơ cũng chỉ dừng số lƣợng sáng tác ở con số hơn 300 bài thơ, ít hơn rất nhiều so với số lƣợng thơ Chử Văn Long Mặc dù cống hiến biết bao nhiệt huyết cuộc đời cho thơ, thơ Chử Văn Long đến nay có ít ngƣời . Khái niệm tƣ duy 8 1.1.2. Quan niệm về tƣ duy nghệ thuật, tƣ duy thơ 10 1.1.2.1. Tƣ duy nghệ thuật 10 1.1.2.2. Tƣ duy thơ 13 1.2. Quá trình sáng tác và quan niệm thơ của Chử Văn Long 18 1.2.1 thơ Chử Văn Long. Đề tài là công trình đầu tiên nghiên cứu thơ Chử Văn Long từ góc nhìn tƣ duy nghệ thuật. Đề tài có ý nghĩa đóng góp đối với việc nghiên cứu một cách toàn diện sự nghiệp thơ. tiếp cận văn học nghệ thuật nói chung, thơ ca nói riêng từ góc độ tƣ duy nghệ thuật là một hƣớng tiếp cận mang tính hệ thống, có chiều sâu và toàn diện. Tƣ duy nghệ thuật là tƣ duy hình

Ngày đăng: 07/07/2015, 11:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan