HỆ SINH THÁI NÔNG NGHIỆP mô HÌNH VAC

23 3.7K 8
HỆ SINH THÁI NÔNG NGHIỆP  mô HÌNH VAC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN LỚP: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHÓA: 2010 TIỂU LUẬN NHÓM MÔN HỌC: KỸ THUẬT SINH THÁI ĐÔ THỊ ĐỀ TÀI: HỆ SINH THÁI NÔNG NGHIỆP- MÔ HÌNH VAC GV : TS Đặng Viết Hùng HVTH : Phan Đình An Lê Thị Diệu Hiền Nguyễn Thị Họp Lê Thị Trúc Lâm Nguyễn Trung Thông Trần Đức Thuận TPHCM, tháng 3 năm 2011 I HỆ SINH THÁI NÔNG NGHIỆP 1 ĐỊNH NGHĨA Nông nghiệp sinh thái là hệ thống quản lý sản xuất toàn diện mà được hỗ trợ, tăng cường gìn giữ bền vững hệ sinh thái, bao gồm các vòng tuần hoàn và chu kỳ sinh học trong đất. Nông nghiệp sinh thái dựa trên cơ sở sử dụng tối thiểu các đầu tư từ bên ngoài nhằm làm giảm ô nhiễm từ không khí, đất và nước, chống sử dụng các chất tổng hợp như phân bón vô cơ, thuốc trừ sâu hóa học. Nông nghiệp hữu cơ (còn gọi là nông nghiệp sinh thái) là hệ thống đồng bộ hướng tới thực hiện các quá trình với kết quả bảo đảm hệ sinh thái bền vững, thực phẩm an toàn, dinh dưỡng tốt, nhân đạo với động vật và công bằng xã hội Mô hình hệ sinh thái nông nghiệp (Đào Thế Tuần, 1984) 2 PHÂN LOẠI Hình thức phân loại dựa vào: + Điều kiện khí hậu + Vị trí địa lý + Địa hình 3 CẤU TRÚC Thành phần HSTNN Các cá thể (cây trồng, vật nuôi, côn trùng…) Quần thể (Quần thể cây trồng, quần thể cỏ dại, quần thể vi sinh vật, quần thể động vật đất…) Hệ sinh thái (Hộ gia đình, tổ chức xã hội liên quan đến quản lý cây trồng và vật nuôi trong nông nghiệp…) Các nhân tố (Dinh dưỡng, ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ, gió mùa, tập quán, tín ngưỡng, tri thức, thể chế, chính sách, thị trường nông lâm sản và gia súc, khả năng tiếp cận thông tin…) Các kiểu sinh vật và môi trường trong HSTNN + Sinh vật sản xuất + Sinh vật tiêu thụ + Sinh vật phân hủy + Môi trường: đất, nước, không khí Thành phần, chức năng và các chiến lược tăng cường đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái nông nghiệp Sơ đồ hệ thống thứ bậc của hệ thống nông nghiệp (nguồn: Fresco, 1986) 4 NGUYÊN LÝ – NGUYÊN TẮC 4.1 Nguyên lý a. Các yếu tố (như công trình kiến trúc, nhà ở, ao, vườn, đường đi, v.v…) cần được đặt trong mối quan hệ hỗ trợ nhau tạo thành một chỉnh thể toàn vẹn. Đối với mỗi yếu tố có thể xây dựng chiến lược sử dụng qua phân tích các mặt sau: Sản phẩm của yếu tố (hay hệ phụ) này có thể được sử dụng cho nhu cầu của các yếu tố (hay hệ khác) mà không tác động xấu; Các yếu tố khác có thể cung cấp cho nhu cầu của yếu tố này; Các yếu tố được sắp đặt cho hệ thống vận hành có hiệu quả nhất và tốt nhất; b. Mỗi yếu tố đảm nhiệm nhiều chức năng. Ví dụ: Hồ ao có thể dùng nuôi cá, nuôi vịt, trữ nước, cứu hỏa… Bờ mương là nơi trồng cây chắn gió, trồng cây ăn quả, là đường đi và nơi chăn thả gia súc…; c. Các yếu tố trong HSTNN hợp tác chứ không cạnh tranh. d. Mọi thứ đều sinh lợi (chất thải thành phân bón, nước thải dùng nuôi cá…). e. Đa dạng hóa trong sản xuất (đa dạng về chủng loại, về chế độ canh tác, về thu nhập…). Áp dụng hệ thống canh tác đa canh sẽ tạo ra thế ổn định và giúp ta dễ dạng chuyển hướng trước những biến động về môi trường và xã hội. f. Tận dụng các đặc tính tự nhiên vốn có của cây trồng, vật nuôi và mối quan hệ của chúng với đặc điểm cảnh quan thiên nhiên để tạo ra nền NN phát triển bề vững. g. Sử dụng được cả các chủng loại đã được thuần hóa và các chủng loại hoang dã. Bảo đảm các nguồn tài nguyên được sử dụng tiết kiệm, bảo toàn, tái tạo, tự điều chỉnh và tái sinh (với tài nguyên có khả năng tái sinh). h. Giúp mọi người tin ở mình, mọi người ai cũng đều có khả năng tự tìm ra các giải pháp thích hợp để cải thiện chất lượng cuộc sống. 4.2 Nguyên tắc Thực chất của NN sinh thái là hệ luân canh phỏng theo HST của rừng tự nhiên với những nguyên tắc sau: a. Tính đa dạng: Trong rừng tự nhiên hầu như không có vấn đề dịch bệnh nghiêm trọng. Nguyên nhân là do ở đó có tính đa dạng cao về loài cây, động vật và vi sinh vật. Còn hệ canh tác NN có tính đa dạng rất thấp. Tính đa dạng đảm bảo được cân bằng sinh thái (sự ổn định), còn độc canh là hệ canh tác đơn điệu, không ổn định và rất mẫn cảm với những đổi thay của điều kiện môi trường. Tăng sự đa dạng của HSTNN còn làm tăng thu nhập của nông trại, giảm nhẹ nguy cơ mất mát năng suất và các rủi ro khác. Những phương pháp canh tác bảo đảm tính đa dạng của NN bao gồm: (1) trồng nhiều loài hay nhiều giống của cùng một loài trên cùng một đơn vị diện tích; (2) luân canh; (3) trồng cây lưu niên ở khu vực giáp ranh; (4) đa dạng trong các hệ phụ (nhiều ngành nghề kinh doanh NN khác nhau: chăn nuôi, thuỷ sản, nuôi ong, nghề phụ ), và (5) lai tạo giống. b. Đất là một vật thể sống Đất không phải chỉ đơn giản có vai trò vật lí (làm giá đỡ, giữ nước và chất dinh dưỡng), mà đất còn là một vật thể sống, ở đó có hằng hà sa số các vi sinh vật đất. Hoạt động của các vi sinh vật này quyết định độ phì nhiêu và “sức khoẻ” của đất. Là một vật thể sống nên đất rất cần được nuôi dưỡng, chăm sóc. Những điều kiện sau đây bảo đảm cho đất sống: (1) cung cấp thường xuyên chất hữu cơ cho đất, (2) phủ đất thường xuyên để chống xói mòn, (3) khử hay giảm thiểu tối đa các yếu tố gây hại trong đất (hoá chất NN). c. Tái chu chuyển Trong rừng tự nhiên có một vòng chu chuyển dinh dưỡng dựa vào đất. Mọi cái bắt đầu từ đất và cuối cùng lại trở về với đất. Do vòng chu chuyển này mà mọi cái đều có vị trí trong tự nhiên, mọi cái đều cần cho nhau và hỗ trợ lẫn nhau. Vòng chu chuyển này là vấn đề mấu chốt trong sử dụng hợp lí tài nguyên. Còn trong NN, vòng chu chuyển này luôn bị rối loạn và từ đó làm nảy sinh nhiều vấn đề. Trong đất NN, hầu như mọi sản phẩm của cây trồng đều bị lấy đi khỏi đất khi thu hoạch. Chỉ có một số ít chất khoáng được bổ sung dưới dạng bón phân hoá học; do đó độ phì của đất dễ bị cạn kiệt. Trong trường hợp chăn nuôi “thương mại”, người ta cố càng nhốt nhiều vật nuôi trong một diện tích giới hạn càng tốt; con giống, thức ăn, các loại hoá chất kích thích và tăng trọng cũng như các vật tư cần thiết cho dịch vụ thú y đều từ bên ngoài. Thu nhập có thể tăng, nhưng tạo ra hiện tượng quá thừa chất hữu cơ cục bộ do các loại chất thải, và điều đó là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.Và như vậy là xét trong toàn cục thì đó là lối sản xuất không bền vững. Xu hướng chuyên môn hoá trong sản xuất cũng làm người ta thiếu tỉnh táo khi xem xét mối quan hệ giữa ngành chuyên môn hoá ấy với các thứ khác, với điều kiện môi trường và tài nguyên xung quanh.Vấn đề quan trọng là phải tìm cách tái lập được vòng chu chuyển: tạo ra mối quan hệ đúng đắn giữa các thành phần của hệ (cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản, cây rừng ) để có lợi cho từng thành phần nhưng đồng thời có lợi cho toàn bộ. Tái chu chuyển là điểm mấu chốt trong việc sử dụng tài nguyên ngoài đồng, trong vườn, và giảm bớt sự lệ thuộc vào nguồn lực bên ngoài. d. Cấu trúc nhiều tầng Nguồn lực thực sự tạo ra sinh khối là năng lượng ánh sáng mặt trời, nước mưa và khí CO2. Sản lượng sinh khối trong rừng tự nhiên luôn luôn cao hơn sản lượng trên đất NN. Nguyên nhân là thảm thực vật nhiều tầng ở rừng có thể sử dụng tối đa các nguồn lợi; còn cấu trúc của hệ canh tác thường là nằm ngang nên không thể sử dụng với hiệu suất cao các tài nguyên này.Nếu ánh sáng mặt trời và nước mưa được đất NN sử dụng thích đáng thì chúng có thể mang lại nhiều lợi ích cho đất. Nếu không, chính chúng lại là nguyên nhân gây hạn hán, lụt lội, xói mòn đất. Khí hậu nhiệt đới nắng lắm mưa nhiều càng cần xây dựng ở đây nền NN có cấu trúc nhiều tầng. Chu trình dinh dưỡng trong hệ sinh thái nông nghiệp (nguồn: Tivy, 1987) 5 SỰ TRAO ĐỔI NĂNG LƯỢNG VÀ VẬT CHẤT Trong nội bộ hệ sinh thái nông nghiệp cũng có sự trao đổi năng lượng và vật chất như sau: Ruộng cây trồng trao đổi năng lượng với khí quyển bằng cách nhận năng lượng bức xạ mặt trời, thông qua quá trình quang hợp của lá xanh, tổng hợp nên chất hữu cơ. Đồng thời cây trồng có sự trao đổi khí CO 2 với khí quyển, nước với khí quyển và đất, đạm và các chất khoáng với đất. Trong các sản phẩm của cây trồng như lúa, màu, thức ăn gia súc có tích luỹ năng lượng, prôtein và các chất khoáng. Tất cả các sản phẩm đó là năng suất sơ cấp của hệ sinh thái. Năng lượng và vật chất trong lương thực - thực phẩm được cung cấp cho khối dân cư. Ngược lại, con người trong quá trình lao động cung cấp năng lượng cho ruộng cây trồng, ngoài ra các chất bài tiết của người (phân, nước tiểu) được trả lại cho đồng ruộng dưới dạng phân hữu cơ. Một phần lương thực và thức ăn gia súc từ đồng ruộng cung cấp cho trại chăn nuôi và vật nuôi gia đình. Vật nuôi chế biến năng lượng và vật chất của cây trồng thành các sản phẩm chăn nuôi, đó chính là năng suất thứ cấp của hệ sinh thái. Các chất bài tiết của vật nuôi được trả lại cho đồng ruộng qua phân bón. Các vật nuôi lớn (trâu, bò ) cũng cung cấp một phần năng lượng cho đồng ruộng qua cày kéo. Giữa người và gia súc cũng có sự trao đổi năng lượng và vật chất qua sự cung cấp sản phẩm chăn nuôi làm thức ăn cho người và việc sử dụng lao động vào chăn nuôi. 6 MÔ HÌNH ĐIỂN HÌNH HNNST ĐẤT DỐC Kỹ thuật canh tác nông nghiệp trên đất dốc (SALT) là hệ sinh thái canh tác nhằm sử dụng đất dốc được bền vững đã được Trung tâm đời sống nông thôn Minđanao (Philipin) tổng kết, hoàn thiện và phát triển từ năm 1970, đã có một số mô hình tổng hợp về kỹ thuật canh tác nông nghiệp đất dốc bền vững được ghi nhận và ứng dụng tại Việt Nam: + Mô hình SALT 1: Mô hình này bố trí trồng những băng cây ngắn ngày xen kẽ với những băng cây dài ngày sao cho phù hợp với đặc tính và yêu cầu đất đai của các loài cây đó và đảm bảo thu hoạch đều đặn. Các băng này được trồng theo đường đồng mức, giữa những băng cây trồng chính rộng từ 4-6m còn có những băng hẹp trồng cây cố định đạm để giữ đất chống xói mòn, làm phân xanh hoặc lấy gỗ. Cây cố định đạm được trồng dày theo hàng đôi, khi cây cao 1m thì cắt bớt cành, lá xếp vào gốc. Cơ cấu cây trồng trong mô hình thường là 75% cây nông nghiệp, 25% cây lâm nghiệp (trong cây nông nghiệp thì 50% là cây hàng năm, 25% là cây lâu năm). Đây là mô hình canh tác đất dốc đơn giản, người nông dân có thể thu nhập cao hơn gấp 1,5 lần so với cách trồng sắn thông thường. Kỹ thuật này làm giảm xói mòn 50% so với hệ thống canh tác vùng cao theo tập quán. Phần cứng gồm lâm phần trên đỉnh với những cây rừng, cây ăn quả hoặc các cây trồng dài ngày khác và những băng kép cây bộ đậu đa mục đích (cây keo đậu, cây đậu công, cây cốt khí, ) trồng theo đường đồng mức để làm phân xanh, thức ăn gia súc, chống xói mòn, giữ ẩm, tạo điều kiện sinh thái hài hoà và giảm sâu hại + Mô hình SALT 2- Mô hình kỹ thuật nông súc kết hợp đơn giản: ở mô hình này người ta bố trí trồng trọt kết hợp với chăn nuôi bằng cách dành một phần đất trong mô hình để canh tác nông nghiệp cho chăn nuôi. Việc sử dụng đất dốc được thực hiện theo phương thức nông-lâm-súc kết hợp. Ở Philipin người ta thường nuôi dê để lấy thịt, sữa. Một phần diện tích khác được dành để trồng cỏ và cây làm thức ăn cho dê. + Mô hình SALT 3 - Mô hình kỹ thuật canh tác nông- lâm kết hợp bền vững: Mô hình kỹ thuật canh tác này kết hợp một cách tổng hợp việc trồng rừng qui mô nhỏ với việc sản xuất lương thực, thực phẩm. Cơ cấu sử dụng đất thích hợp là 40% danh cho nông nghiệp và 60% cho lâm nghiệp. Bằng cách đó đất đai được bảo vệ có hiệu quả đồng thời cung cấp được nhiều lương thực, thực phẩm, gỗ củi và các sản phẩm khác, tăng thu nhập cho nông dân. Thực chất mô hình này cũng là sự điều hoà phối hợp và mở rộng qui hoạch hợp lý các mô hình trên nhưng có sợ chú trọng đặc biệt tới phát triển rừng. Mô hình này có thể mở rộng cho một hộ có quĩ đất đai tương đối rộng (khoảng 5-10ha) trên nhiều dạng địa hình, hay qui mô lớn hơn cho một nhóm hộ. + Mô hình SALT 4 - Mô hình kỹ thuật canh tác nông nghiệp - cây ăn quả qui mô nhỏ. Trong mô hình này các loài cây ăn quả nhiệt đới được đặc biệt chú ý do sản phẩm của nó có thể bán để thu tiền mặt và cũng là những cây lâu năm nên dễ dàng duy trì được sự ổn định và lâu bền hơn về môi trường sinh thái so với cây hàng năm. Đối với cây ăn quả yêu cầu đất đai phải tốt hơn, có đầu tư thâm canh cao hơn (về biện pháp làm đất, bón phân, chọn giống). Do đó, giúp nông dân hiểu biết hơn về khoa học và kỹ thuật. Mô hình này có ý nghĩa lớn, ngoài lương thực, thực phẩm thu được còn có sản phẩm của cây cố định đạm chống xói mòn, cải tạo đất, đặc biệt là có thêm sản phẩm hàng hoá, hoa quả bán thu tiền mặt, mua sắm thêm các vật dụng cần thiết khác. Hiện nay đã phát triển một số mô hình cải biên từ các loại mô hình SALT như: - Rừng + Nương + Vườn + Ruộng + Mặt nước - Rừng + Nương + Vườn + Ruộng - Rừng + Nương + Vườn Trong đó mô hình thứ nhất hoàn thiện hơn cả vì có rừng bố trí ở đỉnh dốc hoặc sườn núi dốc rất mạnh. Nương ở sườn dốc vừa, dốc mạnh, vườn có thể đặt tại chân dốc hoặc nơi dốc nhẹ, ruộng làm tại nơi thấp bằng và mặt nước ao hồ ở nơi thấp trũng nhất. Mô hình 2 cũng như mô hình 1 nhưng thiếu mặt nước nên không hoàn thiện bằng. Tuy nhiên tính phổ biến lại cao hơn và nhiều nơi có thể sử dụng. Mô hình 3 không có ao hồ và đồng ruộng nhưng lại là mô hình cơ bản nhất do có tính phổ biển cao. Vì vậy đây cũng là mô hình mà hộ nào cũng có thể áp dụng được. II HỆ SINH THÁI VAC 1 ĐỊNH NGHĨA VAC là các chữ đầu viết tắt của hệ sinh thái Vườn-Ao-Chuồng. ở miền núi và trung du, đôi khi người ta còn gắn thêm chữ R là Rừng vào tổ hợp từ viết tắt này, thành hệ sinh thái RVAC. Vườn chỉ các hoạt động trồng trọt; Ao chỉ các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản; Chuồng chỉ các hoạt động chăn nuôi trên cạn. Đây là các hoạt động kết hợp với nhau trong một hệ sinh thái khép kín, trong đó có cả con người. Các sản phẩm của V (rau, đậu, củ, quả), của A (cá, tôm, cua), của C (thịt, trứng, sữa) được sử dụng để nuôi người hoặc để bán; và các chất thải của hệ phụ nọ sẽ được sử dụng như nguồn dinh dưỡng của hệ phụ kia. Thực ra thì hệ sinh thái VAC vốn là truyền thồng canh tác lâu đời của người nông dân Việt nam. Nhân dân ta đã khai thác vườn, ao theo chiều sâu, tận dụng tối đa tài nguyên đất, ánh sáng, nhiều tầng, nhiều loài, mô phỏng theo kiểu của hệ sinh thái rừng nhiệt đới. Hệ sinh thái VAC là một mô hình hiệu quả thể hiện chiến lược tái sinh: tái sinh nguồn năng lượng mặt trời qua quang hợp của cây trồng, tái sinh các chất thải (vật thải của công đoạn sản xuất này là nguyên liệu cho quy trình sản xuất khác). Chiến lược tái sinh này còn làm thanh sạch môi trường. Mô hình VAC [...]... triển chăn nuôi 5.2 Mô hình nông nghiệp sinh thái ở nước ngoài: a Nông nghiệp sinh thái ở Trung Quốc: Kinh tế nông nghiệp Trung Quốc trải qua hơn 2000 năm ứng dụng mô hình VAC đã khiến cả Thế Giới phải chú ý Xuất phát từ mô hình trang trại nhỏ, VAC được phát triển dưới áp lực về nhu cầu thực phẩm, ngũ cốc cho giá trị cao sản và gia tăng thu nhập Với lợi thế như : Tạo ra chu trình sinh thái kín, tái sử... Trong hệ sinh thái VAC này mương giữ vai trò của ao nhưng cũng có nơi ngoài mương còn đào ao cạnh nhà Chuồng: Chuồng lợn, bò ở gần nhà Có nơi làm chuồng lợn trong vườn, cạnh mương nước rửa chuồng sau khi được xử lý chảy vào mương, có nơi đặt chuồng gà ngang qua mương, phân gà rơi xuống mương làm thức ăn cho cá Hệ thống VAC- B (vườn-ao-chuồng-biogas) 3 CƠ CẤU CHỨC NĂNG CỦA HỆ SINH THÁI NÔNG NGHIỆP (VAC) ... được tính ưu việt trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình Song song đó, mô hình trang trại chăn nuôi cũng đang được chú trọng với hình thức chăn nuôi tập trung, theo hướng hiện đại và bảo đảm vệ sinh môi trường Cùng với đó vài năm gần đây trên địa bàn huyện cũng đang xuất hiện mô hình kinh tế trang trại tổng hợp theo mô hình VAC và bước đầu đã thể hiện được ưu thế trong việc phát huy nguồn lực, có... Tâm, xã Tam Lập, huyện Phú Giáo) đã vượt qua khó khăn, xây dựng thành công mô hình trang trại (TT) tổng hợp đạt hiệu quả kinh tế cao Ông là một nông dân điển hình của huyện Phú Giáo trong thời kỳ mới, thời kỳ thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị Trung ương 6 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn Nông dân điển hình Phùng Văn Thức chăm sóc ao cá rô đồng trong TT của gia đình Anh Đặng Văn... CẤU CHỨC NĂNG CỦA HỆ SINH THÁI NÔNG NGHIỆP (VAC) Một hệ sinh thái nông nghiệp (VAC) thường gồm có 3 bộ phận chính và có tác động qua lại tương hỗ với nhau, đó là Làm vườn – Nuôi cá – Chăn nuôi Chức năng của mỗi bộ phận được thể hiện qua các dòng vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái, cụ thể như sau: Sản phẩm của vườn không những cung cấp cho hộ nông dân mà cung cấp thức ăn cho hoạt động chăn nuôi... dùng để nuôi cừu trong mùa đông b VACR tại Thái Lan Một nữ nông dân Thái Lan dành toàn bộ thời gian và tiền bạc để làm giàu cho đất Phương pháp của bà góp phần giảm khí thải carbon, yếu tố chính gây ra biến đổi khí hậu toàn cầu Chính phủ Thái Lan coi trang trại của bà là mô hình mẫu về nông nghiệp bền vững Bà Pratum Suriya, 58 tuổi, sống tại quận Mae Rim, tỉnh Chiang Mai, Thái Lan từng là một giáo viên... trong không khí và làm giàu cho đất III KẾT LUẬN Nông nghiệp sinh thái không làm suy thoái đất, không làm ô nhiễm môi trường, trên cơ sở sử dụng hợp lí tài nguyên Hay nói cách khác, NNST chủ trương bảo vệ môi trường, tạo dựng môi trường trong lành và sử dụng một cách hợp lí tài nguyên thiên nhiên Mục đích của NNST là kiến tạo một hệ thống bề vững về mặt sinh thái, có tiềm lực về mặt kinh tế, có khẳ năng... trong hệ thống chưa phù hợp 5 VÍ DỤ ĐIỂN HÌNH 5.1 Mô hình sinh thái nông nghiệp trong nước: a Kinh tế trang trại - điểm nhấn của kinh tế Phú Giáo Với những lợi thế cơ bản về thổ nhưỡng, khí hậu, nhân công, trong những năm qua Phú Giáo đã tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại (KTTT) Và đây cũng là điểm nhấn của kinh tế Phú Giáo, góp phần nâng cao mức sống người dân và làm thay đổi diện mạo nông. .. thuật VAC là điển hình của hệ thống nông nghiệp hữu cơ (organic farming) ở đó, người ta sử dụng rất ít hóa chất (do gần nhà ở), ít máy móc, sức lao động chủ yếu là người trong nhà, và sử dụng tối đa nguồn thức ăn, vật tư tại chỗ 4 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 4.1 Thuận lợi Đây là một mô hình mang tính khép kín đạt hiệu quả rất cao Vì : Tận dụng hiệu quả các chất thải của từng loại Các thành phần trong mô hình. .. giá trị kinh tế trong sản xuất nông nghiệp Mô hình lấy ngắn nuôi dài: nuôi gia súc, gia cầm hay trồng các loại rau, đậu, hoa màu có thời gian sinh trưởng ngắn để thu hoạch sớm bán lấy tiền đầu tư lâu dài cho cây ăn trái Tạo ra nguồn sản phẩm có chất lượng cao Phù hợp với điều kiện đất đai và phong tục sản xuất của người nông dân VN 4 Khó khăn: - Nếu nông hộ mới áp dụng mô hình lần đầu tiên thì kinh nghiệm . PHỐ HỒ CHÍ MINH VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN LỚP: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHÓA: 2010 TIỂU LUẬN NHÓM MÔN HỌC: KỸ THUẬT SINH THÁI ĐÔ THỊ ĐỀ TÀI: HỆ SINH THÁI NÔNG NGHIỆP- MÔ HÌNH VAC GV : TS Đặng Viết. lại là mô hình cơ bản nhất do có tính phổ biển cao. Vì vậy đây cũng là mô hình mà hộ nào cũng có thể áp dụng được. II HỆ SINH THÁI VAC 1 ĐỊNH NGHĨA VAC là các chữ đầu viết tắt của hệ sinh thái. ánh sáng, nhiều tầng, nhiều loài, mô phỏng theo kiểu của hệ sinh thái rừng nhiệt đới. Hệ sinh thái VAC là một mô hình hiệu quả thể hiện chiến lược tái sinh: tái sinh nguồn năng lượng mặt trời qua

Ngày đăng: 07/07/2015, 09:56

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan