Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày ở Tuyên Quang hiện nay

132 1.8K 6
Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày ở Tuyên Quang hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I HC QUC GIA H NI TRNG I HC KHOA HC X HI V NHN VN HONG TH KIM OANH GIữ GìN Và PHáT HUY BảN SắC VĂN HóA DÂN TộC TàY ở TUYÊN QUANG HIệN NAY LUN VN THC S Chuyờn ngnh: Trit hc H Ni - 2014 I HC QUC GIA H NI TRNG I HC KHOA HC X HI V NHN VN HONG TH KIM OANH GIữ GìN Và PHáT HUY BảN SắC VĂN HóA DÂN TộC TàY ở TUYÊN QUANG HIệN NAY Lun vn Thc s chuyờn ngnh Trit hc Mó s: 60.22.03.01 Ngi hng dn khoa hc: PGS.TS. V Vn Viờn H Ni - 2014 LƠ ̀ I CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Vũ Văn Viên, có kế thừa một số kết quả nghiên cứu đã được công bố. Các số liệu, tài liệu trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hội đồng khoa học về luận văn của mình. Hà Nội, Ngày … tháng … năm 2014 Tác giả Hoàng Thị Kim Oanh MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC TÀY Ở TUYÊN QUANG 6 1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Tày ở Tuyên Quang 6 1.1.1. Khái niệm văn hoá và bản sắc văn hoá 6 1.1.2. Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và quan điểm chỉ đạo trực tiếp của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc 12 1.1.3.Vai trò của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Tày ở Tuyên Quang hiện nay 19 1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Tày ở Tuyên Quang 23 1.2.1 Tuyên quang là địa bàn có bản sắc văn hoá các dân tộc độc đáo trong đó có dân tộc Tày 23 1.2.2 Tác động của kinh tế thị trường đối với công tác giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Tày ở Tuyên Quang hiện nay 29 Chƣơng 2: BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC TÀY Ở TUYÊN QUANG 33 2.1 Vài nét về dân tộc Tày ở Tuyên Quang 33 2.1.1 Dân số, nguồn gốc 33 2.1.2 Tình hình kinh tế 33 2.1.3 Quan hệ xã hội 35 2.2 Bản sắc văn hoá dân tộc Tày ở Tuyên Quang 40 2.2.1 Văn hóa vật chất 40 2.2.2 Văn hoá tinh thần 47 2.2.2.1 Một số tục lệ trong chu kì đời người 47 Chƣơng 3: GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC TÀY Ở TUYÊN QUANG HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 80 3.1 Thực trạng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Tày ở Tuyên Quang hiện nay 80 3.1.1 Thực tế triển khai công tác giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Tày ở Tuyên Quang 80 3.1.2 Thực trạng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc tại cộng đồng người Tày 84 3.2 Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá của ngƣời Tày ở Tuyên Quang hiện nay 98 3.2.1 Những yếu tố khách quan 98 3.2.2. Các yếu tố chủ quan 103 3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày ở Tuyên Quang 105 3.3.1 Một số phương hướng nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của người Tày ở Tuyên Quang hiện nay 105 3.3.2 Một số giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy tốt hơn nữa bản sắc văn hoá người Tày ở Tuyên Quang hiện nay 107 KẾT LUẬN 121 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 124 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là quốc gia đa dân tộc. Mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa đặc thù. Sự đan xen bản sắc văn hóa của các dân tộc tạo nên tính đa dạng của văn hóa Việt Nam. Trong quá trình phát triển các dân tộc đã hình thành nên những bản sắc văn hóa đặc trưng, đồng thời chính bản sắc văn hóa đó trở thành “nguồn sống”, động lực cho các dân tộc tồn tại và phát triển. “ Một dân tộc thiếu văn hóa chưa phải là một dân tộc thực sự hình thành, một nền văn hóa không có bản sắc dân tộc thì nền văn hóa ấy không có sức sống thực sự của nó” [21;14] Khẳng định vai trò, giá trị của văn hóa tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Đảng ta khẳng định: văn hóa là nền tảng, là động lực cho sự phát triển xã hội. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, bản sắc văn hóa dân tộc, một mặt, có điều kiện được bổ sung, làm giàu lên và được khẳng định. Nhưng mặt khác bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc lại cũng có thể bị phai nhạt, lãng quên, mai một, thậm chí có thể bị chối bỏ. Để bản sắc văn hóa dân tộc thực sự trở thành sức mạnh nội sinh cho sự tồn tại và phát triển của dân tộc, việc nghiên cứu, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc là một việc làm cần thiết, thường xuyên và lâu dài. Người Tày- một dân tộc có số dân đông nhất trong 53 dân tộc thiếu số ở nước ta, ở tỉnh Tuyên Quang dân tộc Tày có số dân đứng thứ 2 trong số 22 dân tộc sống nhiều ở khu vực miền núi phía Bắc đặc biệt là Đông Bắc trong đó có Tuyên Quang. Như mọi dân tộc khác người Tày đã sớm hình thành một nền văn hóa rất riêng và đặc sắc. Nền văn hóa ấy không những chỉ ảnh hưởng sâu xa đến từng cá nhân trong cộng đồng người Tày mà còn góp phần làm phong phú thêm những giá trị cho nền văn hóa đa dân tộc ở Việt Nam. Trong những năm gần đây sự quan tâm của Đảng và nhà nước trong việc đầu tư, phát triển bình đẳng về kinh tế, chính trị, xã hội giữa các vùng miền nói chung và tỉnh Tuyên Quang nói riêng đã tạo điều kiện cho các dân tộc ít người phát triển. Tuy nhiên cũng còn tồn tại một 2 số vấn đề trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội đã ít nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Nhiều bản sắc văn hóa truyền thống của người Tày bị mai một do ảnh hưởng của kinh tế thị trường. Một dân tộc không thể tồn tại và phát triển nếu đánh mất nền văn hóa của mình. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày là việc làm mang tính thời sự, cấp bách hiện nay. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày cũng là làm rõ thêm sự phong phú, đa dạng của văn hóa Việt Nam. Bởi vậy, chúng tôi chọn đề tài : “Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày ở Tuyên Quang hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Triết học. 2. Tình hình nghiên cứu Các vấn đề về văn hóa, bản sắc văn hóa cũng như văn hóa các dân tộc đã được nghiên cứu nhiều, dưới những phạm vi và góc độ khác nhau. Nghiên cứu văn hóa dưới góc độ triết học có các công trình: Vũ Đức Khiển, “ Văn hóa với tư cách là một khái niệm triết học và vấn đề xác định bản sắc văn hóa dân tộc”, Tạp chí Triết học (số 4/2000) Lương Việt Hải, “ Văn hóa, triết lý và triết học”, Tạp chí Triết học (số 10/2008) Nguyễn Huy Hoàng, Triết học- văn hóa giá trị và con người, Viện Văn hóa & Nxb Văn hóa- Thông tin, Hà nội, 2003 Lê Ngọc Trà, Văn hóa Việt Nam đặc trưng và tiếp cận, ( Nxb Giáo dục Hà Nội, 2003 Phan Ngọc, Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới, Nxb VHTT, Hà Nội, 2003… Trong đó các tác giả đã chỉ ra được mối quan hệ giữa văn hóa với triết lý, triết học. Nghiên cứu văn hóa với tư cách là trình độ phát triển bản chất người, khẳng định vai trò của văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội. Nghiên cứu bản sắc văn hóa dân tộc* và quá trình xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc các nhà nghiên cứu đã công bố những công trình nghiên cứu như: 3 Đỗ Huy- Trường Lưu, “Bản sắc dân tộc của văn hóa” (Viện văn hóa, 1994) Huy Cận, “Suy nghĩ về bản sắc văn hóa dân tộc, Nxb CTQG, Hà nội 1994) Lê Ngọc Thắng- Lâm Bá Nam, Bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam, ( Nxb VHDT, 1993) Trần Ngọc Thêm (2001), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb TPHCM… Các công trình đã chỉ ra những nét đặc trưng của dân tộc, tính thống nhất trong đa dạng của nền văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên các công trình chủ yếu vẫn triển khai dưới góc độ văn hóa học. Nghiên cứu văn hóa dân tộc Tày và văn hoá dân tộc Tày ở Tuyên Quang đã có các công trình: Ts. La Công Ý, Đến với người Tày và văn hóa Tày, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2012. Nịnh Văn Độ, Nguyễn Phi Khanh, Hoàng thế Hùng, Văn hóa truyền thống các dân tộc Tày, Dao, Sán dìu ở Tuyên Quang, Nxb Văn hóa dân tộc, 2003. Ban dân tộc Tuyên Quang, Các dân tộc thiếu số ở Tuyên Quang, xuất bản 1972. Lục Văn Pảo ( sưu tầm và dịch), Lượn cọi, Nxb Văn hóa dân tộc Bốn mươi năm các dân tộc Hà Tuyên- Nhiều tác giả, Tỉnh uỷ tỉnh Hà Tuyên xuất bản, 1985 Văn hoá truyền thống các dân tộc Tày, Nùng- Nhiều tác giả. NXB văn hoá dân tộc, 1996 Từ điển thành ngữ, tục ngữ dân tộc Tày- Hoàng Quyết, Triều Ân. NXB Văn hoá dân tộc, 1994 Hoa văn trên sản phẩm dệt của người Tày ở Cao Bằng và Bắc Cạn- Thạc sĩ Ma Ngọc Dung, 1997… Nhìn chung: các công trình, tác phẩm đều đã đi vào khai thác những đặc điểm chung về văn hóa, bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số, văn hóa của dân tộc ở nước ta và người Tày ở Tuyên Quang, tuy nhiên, những nghiên cứu này chỉ mới đề cập đến việc tìm hiểu những giá trị văn hóa, phong tục tập 4 quán của người Tày nhằm giới thiệu về người Tày, những cái hay, cái đẹp của văn hóa dân tộc Tày. Các công trình này vẫn chưa đề cập đến một các sâu sắc và rõ ràng, nhất là chưa đi sâu vào nghiên cứu một cách có hệ thống dưới góc độ triết học việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Đây cũng là vấn đề trọng tâm mà luận văn muốn hướng tới nghiên cứu và tìm hiểu. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Mục đích nghiên cứu Luận văn nghiên cứu bản sắc văn hóa người Tày, thực trạng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa người Tày ở Tuyên Quang hiện nay và đưa ra các giải pháp góp phần giữ gìn và phát huy tốt hơn nữa bản sắc văn hóa ấy trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Nhiệm vụ Để thực hiện được mục đích trên, Luận văn hướng vào giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau: Một là, phân tích các nét văn hóa của người Tày và chỉ ra bản sắc văn hóa đặc trưng của người Tày. Hai là, khảo sát thực trạng việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày ở Tuyên Quang hiện nay và chỉ ra các nguyên nhân của thực trạng đó. Ba là, đề xuất các giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa người Tày ở Tuyên Quang trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu từ góc độ triết học bản sắc văn hóa dân tộc Tày ở tỉnh Tuyên Quang. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu những nét văn hóa đặc trưng cơ bản tạo nên bản sắc văn hóa độc đáo của người Tày nói chung và ở tỉnh Tuyên Quang nói riêng nhằm gìn giữ và phát huy nó trong giai đoạn hiện nay 5 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Luận văn nghiên cứu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc; đường lối, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; đồng thời, luận văn cũng tham khảo các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Phương pháp nghiên cứu Luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp: phân tích, so sánh, tổng hợp; trừu tượng hóa; kết hợp lịch sử và logic. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp nghiên cứu liên nghành triết học- văn hóa, thống kê số liệu nhằm đạt được mục đích mà đề tài đặt ra 6. Đóng góp của luận văn Luận văn phân tích từ góc độ triết học bản sắc văn hóa của người Tày; đánh giá thực trạng giữ gìn và phát huy bản săc văn hóa ấy và đưa ra các giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày ở Tuyên Quang hiện nay. 7. Ý nghĩa của luận văn Luận văn góp phần khẳng định các giá trị văn hóa của người Tày trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; Xác định các giải pháp giữ gìn và phát huy tốt hơn bản sắc văn hóa dân tộc Tày nói chung và Tuyên Quang nói riêng. Do vậy luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu giảng dạy các môn học văn hóa hoc, dân tộc học, văn học địa phương, triết học văn hóa 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương với 7 tiết. [...]... phát triển kinh tế-xã hội, xây đựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc tại địa phương.Vai trò quan trọng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc ở Tuyên Quang được thể hiện như sau: Thứ nhất, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Tày ở Tuyên Quang là để củng cố và phát triển ý thức dân tộc, nâng cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc 19 Bản sắc văn hoá dân tộc Tày Tuyên Quang. ..Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC TÀY Ở TUYÊN QUANG 1.1 Cơ sở lý luận của vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Tày ở Tuyên Quang 1.1.1 Khái niệm văn hoá và bản sắc văn hoá 1.1.1.1 Văn hóa Khái niệm văn hóa được hiểu rất khác nhau Văn hóa của loài người đã có từ rất lâu rồi, nhưng mãi đến thế kỉ XVI II thuật ngữ văn hóa như một khái... dân tộc họ Quan hệ văn hóa với dân tộc là quan hệ quyết định nhất của một nền văn hóa cũng là của một dân tộc bởi vì : “ nói đến văn hóa là nói đến dân tộc, một dân tộc đánh mất đi truyền thống văn hóa và bản sắc văn hóa, dân tộc ấy đã đánh mất chính mình” [51; 31] 1.1.1.2 Bản sắc văn hóa Lịch sử phát triển văn hóa nhân loại cho thấy, nền văn hóa của tất cả các dân tộc đều có xu hướng bản sắc văn hóa. .. truyền Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là giữ gìn và phát huy cả các giá trị truyền thống và giá trị hiện đại Trong bản sắc văn hoá dân tộc Tày ở Tuyên Quang, nét truyền thống và hiện đại luôn gắn chặt với nhau Hiện đại hoá chỉ có thể thành công khi bản sắc văn hoá được sử dụng như một nội lực, đồng thời bản sắc văn hoá dân tộc cũng chỉ có thể được phát huy trong một đất nước được hiện đại hoá Giữ gìn bản. .. cho sự phát triển của đất nước và dân tộc Bản sắc dân tộc luôn gắn liền với văn hóa và thường được biểu hiện thông qua văn hóa Tuy nhiên “ bản sắc chính là văn hóa, nhưng không phải yếu tố văn hóa nào cũng được coi là bản sắc Người ta chỉ coi những yếu tố văn hóa nào giúp phân biệt cộng đồng văn hóa này với cộng đồng văn hóa khác là bản sắc [ 52; 83] “ Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những khuynh... sắc dân tộc là góp phần làm cho dân tộc Tày tiến kịp với những chuyển biến khách quan của thời đại Có như vậy thì dân tộc Tày ở Tuyên Quang mới phát triển, hội nhập mà vẫn giữ được cái gốc dân tộc, nguồn lực nội sinh mới được phát huy đầy đủ và hiệu quả nhất Thứ tư, Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Tày ở Tuyên Quang nhằm thực hiện tốt mục tiêu xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân. .. giừ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc thì vấn đề giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá ở từng dân tộc ở từng điạ phương là rất quan trọng Làm được điều đó thì bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số cũng như của toàn dân tộc mới được bản tồn và phát triển bền vững Về quan điểm chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang đối với công tác văn hoá: Thực hiện nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII về xây dựng và phát. .. việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Tày ở Tuyên Quang hiện nay Bản sắc văn hoá của một dân tộc là di sản vô cùng quí giá, đó là tinh hoa cốt lõi và là linh hồn của chính dân tộc đó Tuy nhiên, những giá trị tạo nên bản sắc đó không phải là bất biến Khi điều kiện kinh tế xã hội thay đổi thì cần phải có sự chọn lọc, bổ sung và đổi mới những giá trị đó cho phù hợp Giữ gìn và phát huy bản sắc văn. .. chỉ có ở dân tộc Tày ở Tuyên Quang, song được cộng đồng người này thể hiện và phát huy với những sắc thái, đặc trưng riêng trong môi trường tự nhiên-xã hội của dân tộc mình Giừ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Tày ở Tuyên Quang là giữ gìn những đặc điểm tích cực trong bản sắc văn hoá dân tộc, làm cho các đặc điểm đó tốực, hơn, phong phú hơn, đồng thời loại bỏ kịp thời các đặc điểm đã trở nên... hóa đang bị mất dần như: Tiếng nói, trang phục Vì vậy, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá mỗi dân tộc trong đó có dân tộc Tày là yêu cầu khách quan nhằm tăng cường hiểu biết cơ bản về giá trị của những di sản văn hóa quý báu của các dân tộc trong phát triển và hội nhập trong giai đoạn hiện nay 28 1.2.2 Tác động của kinh tế thị trường đối với công tác giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc . GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC TÀY Ở TUYÊN QUANG 1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Tày ở Tuyên Quang 1.1.1. Khái niệm văn hoá và bản. nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của người Tày ở Tuyên Quang hiện nay 105 3.3.2 Một số giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy tốt hơn nữa bản sắc văn hoá người Tày ở Tuyên Quang hiện nay. nếu đánh mất nền văn hóa của mình. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày là việc làm mang tính thời sự, cấp bách hiện nay. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày cũng là làm

Ngày đăng: 07/07/2015, 09:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan