Hệ thống thông tin quản lý Đề tài Supply Chain Management

27 825 6
Hệ thống thông tin quản lý Đề tài Supply Chain Management

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG  Báo cáo cuối kỳ Hệ thống thông tin quản lý Đề tài: Supply Chain Management Giảng viên: Mai Thúy Nga Thực hiện: Nhóm 3 Page 1 of 27 Mục lục Page 2 of 27 I. LỜI MỞ ĐẦU Thuật ngữ Supply Chain Management (SCM) vẫn còn khá mới mẻ đối với phần lớn các công ty, mặc dù nó đang trở thành “mốt thời thượng” trong các hoạt động kinh doanh hiện đại. Đối với các công ty, SCM có vai trò rất to lớn, bởi SCM giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Nhờ có thể thay đổi các nguồn nguyên vật liệu đầu vào hoặc tối ưu hoá quá trình luân chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ mà SCM có thể giúp tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Có không ít công ty đã gặt hái thành công lớn nhờ biết soạn thảo chiến lược và giải pháp SCM thích hợp, ngược lại, có nhiều công ty gặp khó khăn, thất bại do đưa ra các quyết định sai lầm như chọn sai nguồn cung cấp nguyên vật liệu, chọn sai vị trí kho bãi, tính toán lượng dự trữ không phù hợp, tổ chức vận chuyển rắc rối, chồng chéo… Toàn cầu hóa và thương mại quốc tế đang đặt ra cho các doanh nghiệp những thách thức về kiểm soát và tích hợp dòng chảy hàng hóa, thông tin và tài chính một cách hiệu quả. Điều này đồng nghĩa với việc bất kỳ doanh ngiệp nào xây dựng một chuỗi cung ứng nhanh nhạy, thích nghi cao và sáng tạo sẽ giúp họ dễ dàng vượt qua đối thủ trong cuộc chiến cạnh tranh. Việt Nam đang là một quốc gia có tốc độ hội nhập vào “thế giới phẳng” rất nhanh, và giờ đây đã là một thành phần không thể thiếu trong nhiều công thức sản phẩm đa quốc gia. II. Tổng quan về Supply Chain Management (SCM) 1. Giới thiệu về quản lý chuỗi cung ứng: SCM (Supply Chain Management – Quản lý chuỗi cung ứng) là 1 phần trong ERP. Về cơ bản, SCM sẽ cung cấp giải pháp cho toàn bộ các hoạt động đầu vào của doanh nghiệp, từ việc đặt mua hàng của nhà cung cấp, cho đến các giải pháp tồn kho an toàn của công ty. Trong hoạt động quản trị nguồn cung ứng, SCM cung cấp những giải pháp mà theo đó, các nhà cung cấp và công ty sản xuất sẽ làm việc Page 3 of 27 trong môi trường cộng tác, giúp cho các bên nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và phân phối sản phẩm/dịch vụ tới khách hàng. SCM tích hợp hệ thống cung ứng mở rộng và phát triển một môi trường sản xuất kinh doanh thực sự, cho phép công ty của bạn giao dịch trực tiếp với khách hàng và nhà cung cấp ở cả hai phương diện mua bán và chia sẻ thông tin. Ngoài ra, SCM còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động tiếp thị, đặc biệt là tiếp thị hỗn hợp (4P: Product, Price, Promotion, Place). Chính SCM đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến và vào đúng thời điểm thích hợp. Mục tiêu lớn nhất của SCM là cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng với tổng chi phí nhỏ nhất. 2. Các thành phần của chuỗi cung ứng. Một dây chuyền cung ứng sản xuất bao gồm tối thiểu ba yếu tố: nhà cung cấp, bản thân đơn vị sản xuất và khách hàng. - Nhà cung cấp: là các công ty bán sản phẩm, dịch vụ là nguyên liệu đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất, kinh doanh. Thông thường, nhà cung cấp được hiểu là đơn vị cung cấp nguyên liệu trực tiếp như vật liệu thô, các chi tiết của sản phẩm, bán thành phẩm. Các công ty cung cấp dịch vụ cho sản xuất, kinh doanh được gọi là nhà cung cấp dịch vụ. - Đơn vị sản xuất: là nơi sử dụng nguyên liệu, dịch vụ đầu vào và áp dụng các quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Các nghiệp vụ về quản lý sản xuất được sử dụng tối đa tại đây nhằm tăng hiệu quả, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo nên sự thông suốt của dây chuyền cung ứng. - Khách hàng: là người sử dụng sản phẩm của đơn vị sản xuất. Chuỗi cung ứng được cấu tạo từ 5 thành phần cơ bản. Các thành phần này là các nhóm chức năng khác nhau và cùng nằm trong chuỗi cung ứng: - Sản xuất (Làm gì, như thế nào, khi nào) - Vận chuyển (Khi nào, vận chuyển như thế nào) - Tồn kho (Chi phí sản xuất và lưu trữ) - Định vị (Nơi nào tốt nhất để làm cái gì) Page 4 of 27 - Thông tin (Cơ sở để ra quyết định) a. Sản xuất: Sản xuất là khả năng của dây chuyền cung ứng tạo ra và lưu trữ sản phẩm. Phân xưởng, nhà kho là cơ sở vật chất, trang thiết bị chủ yếu của thành phần này. Trong quá trình sản xuất, các nhà quản trị thường phải đối mặt với vấn đề cân bằng giữa khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng và hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp. b. Vận chuyển: Đây là bộ phận đảm nhiệm công việc vận chuyển nguyên vật liệu, cũng như sản phẩm giữa các nơi trong dây chuyền cung ứng. Ở đây, sự cân bằng giữa khả năng đáp ứng nhu cầu và hiệu quả công việc được biểu thị trong việc lựa chọn phương thức vận chuyển. Thông thường có 6 phương thức vận chuyển cơ bản - Đường biển: giá thành rẻ, thời gian vận chuyển dài và bị giới hạn về địa điểm giao nhận. - Đường sắt: giá thành rẻ, thời gian trung bình, bị giới hạn về địa điểm giao nhận. - Đường bộ: nhanh, thuận tiện. - Đường hàng không: nhanh, giá thành cao. - Dạng điện tử: giá thành rẻ, nhanh, bị giới hạn về loại hàng hoá vận chuyển (chỉ dành cho dữ liệu, âm thanh, hình ảnh…). - Đường ống: tương đối hiệu quả nhưng bị giới hạn loại hàng hoá (khi hàng hóa là chất lỏng, chất khí ). c. Tồn kho: Tồn kho là việc hàng hoá được sản xuất ra tiêu thụ như thế nào. Chính yếu tố tồn kho sẽ quyết định doanh thu và lợi nhuận của công ty bạn. Nếu tồn kho ít tức là sản phẩm của bạn được sản xuất ra bao nhiêu sẽ tiêu thụ hết bấy nhiêu, từ đó chứng tỏ hiệu quả sản xuất của công ty bạn ở mức cao và lợi nhuận đạt mức tối đa. d. Định vị: Bạn tìm kiếm các nguồn nguyên vật liệu sản xuất ở đâu? Nơi nào là địa điểm tiêu thụ tốt nhất? Đây chính là những yếu tố quyết định sự thành công của dây chuyền cung ứng. Định vị tốt sẽ giúp quy trình sản xuất được tiến hành một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. Page 5 of 27 e. Thông tin: Thông tin chính là “nguồn dinh dưỡng” cho hệ thống SCM của bạn. Nếu thông tin chuẩn xác, hệ thống SCM sẽ đem lại những kết quả chuẩn xác. Ngược lại, nếu thông tin không đúng, hệ thống SCM sẽ không thể phát huy tác dụng. Bạn cần khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và cố gắng thu thập nhiều nhất lượng thông tin cần thiết. 3. Quy trình quản lý chuỗi cung ứng: Các thành phần chính của quy trình quản lý chuỗi cung ứng bao gồm: - Cam kết - Kế hoạch - Sản xuất - Phân phối 4. Các vấn đề của quy trình quản lý chuỗi cung ứng Một số vấn đề có thể xảy ra trong quá trình quản lý chuỗi cung ứng đó là dự đoán nhu cầu khách hàng không chính xác, quá trình vận chuyển, giao hàng không đúng kế hoạch, thay đổi đơn đặt hàng… Những rủi ro trên có ảnh hưởng đến việc cung cấp thông tin hoặc làm cho thông tin không chính xác dẫn đến quy trình có thể thực hiện không đúng kế hoạch. III. Quy trình quản lý chuỗi cung ứng doanh nghiệp Trần Anh Trần Anh là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị máy tính, với những chính sách kinh doanh mang tính đột phá như: chính sách kinh doanh "bán giá bán buôn đến tận tay người tiêu dùng", chính sách "cam kết hoàn tiền khi có biến động giá" Trần Anh có hệ thống nhà cung cấp rộng khắp trên toàn quốc, cung cấp nhiều mặt hàng thiết bị tin học của nhiều hãng khác nhau. Với mạng lưới rộng khắp như vậy một yêu cầu đặt ra với công ty là phải giao hàng cho khách đúng thời hạn yêu cầu trong đơn đặt hàng đồng thời quản lý tốt việc nhập xuất kho khi mua và bán các mặt hàng. Page 6 of 27 Quy trình quản lý chuỗi cung ứng của doanh nghiệp: Page 7 of 27 Quy trình quản lý chuỗi cung ứng Những chức năng có thể thực hiện với OpenERP. Những chức năng không thực hiện được với OpenERP Những chức năng của tác nhân bên ngoài. Page 8 of 27 Quy trình quản lý vận chuyển: Quy trình quản lý vận chuyển Page 9 of 27 IV. Phần mềm OpenERP 1. Mô tả phần mềm: Là một hệ thống phần mềm mã nguồn mở được thiết kế đặc biệt để giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và tiết kiệm chi phí. Hiện tại OpenERP đã được phát triển với hơn 700 modules khác nhau đáp ứng hầu hết mọi yêu cầu quản lý của các công ty trong đa dạng các lĩnh vực khác nhau. 2. Giới thiệu các chức năng chính: Bán hàng • Hóa đơn • Các sản phẩm • Sổ địa chỉ Mua hàng • Sổ địa chỉ • Các sản phẩm Kho hàng • Kiểm soát hàng tồn kho • Schedulers • Products Sản xuất • Manufacturing order • Planning • Master Data • WorkCenters • Routing 3. Chi tiết các chức năng chính: a. Hóa đơn Lưu lại hóa đơn của các lần bán hàng cho khách và danh sách, thông tin, số lượng các sản phẩm bán ra trong các hóa đơn. b. Các sản phẩm Danh sách các sản phẩm có bán của công ty, thông tin chi tiết về các sản phẩm: màu sắc, chủng loại, chức năng… c. Sổ địa chỉ Page 10 of 27 [...]... SCM tích hợp hệ thống cung ứng mở rộng và phát triển một môi trường sản xuất kinh doanh thực sự, cho phép công ty có thể giao dịch trực tiếp với khách hàng và nhà cung cấp ở cả hai phương diện mua bán và chia sẻ thông tin Page 26 of 27 Danh mục tài liệu tham khảo Slide:”Tổng quan Hệ thống thông tin quản lý – ĐH Thăng Long Open ERP, a modern approach to integrated business management (tài liệu hướng...Lưu lại thông tin và địa chỉ của khách hàng (Bán hàng) và địa chỉ các nhà cung cấp (Mua hàng), cách thực liên lạc với khách hàng và nhà cung cấp d Các sản phẩm Dach sách các sản phẩm đã từng mua về của công ty, thông tin về các sản phẩm e Kiểm soát hàng tồn kho Quản lý thông tin về lượng hàng tồn kho, thông tin về lượng hàng tại mỗi kho của các chi nhánh f Products Thông tin các sản phẩm có... hàng g Manufacturing order Quản lý đơn hàng sản xuất từ khi có yêu cầu đặt hàng của khách, kiểm tra hàng hóa, mua nguyên vật liệu, chuyển vào kho và giao cho khách h i j k hàng Planning Lập kế hoạch sản xuất hàng hóa và giao cho khách Master Data Quản lý hóa đơn nguyên vật liệu, lập lịch sản xuất, giao hàng… WorkCenters Quản lý mức tiêu thụ của máy móc (nhân công) Routing Routing xác định các công đoạn... khảo Slide:”Tổng quan Hệ thống thông tin quản lý – ĐH Thăng Long Open ERP, a modern approach to integrated business management (tài liệu hướng dẫn về OPEN ERP) SUPPLY CHAIN MANAGEMENT - QUẢN LÝ CHUỔI CUNG ỨNG SCM là gì? - BWP - Nguyễn Tuyết Mai Quản trị chuỗi cung ứng tối ưu: thách thức nào cho các doanh nghiệp Việt Nam – saga.vn Page 27 of 27 ... nhân viên có thể tạo mới một hóa đơn nguyên liệu cho việc chế tạo sản phẩm(lên kế hoạch về nguyên liệu) Lập hóa đơn nguyên vật liệu 15: Liên hệ với nhà cung cấp để nhập nguyên liệu Page 21 of 27 Hóa đơn đặt hàng với nhà cung cấp 16: Nhà cung cấp sẽ xác nhận lại thông tin và kiểm tra kho để xuất hàng 17: Nhà cung cấp vận chuyển nguyên liệu để giao hàng 18: Đơn vị sản xuất sẽ nhập nguyên liệu mới vào kho... vận chuyển và giao cho khách hàng Page 25 of 27 VI Tổng kết Công ty nào cũng luôn tìm mọi cách để tạo một kênh liên lạc thông suốt giữa nhà cung ứng và khách hàng của họ, xoá bỏ những nhân tố cản trở khả năng sinh lời, giảm chi phí, tăng thị phần và giành được đông đảo khách hàng Vì lý do đó, SCM được xem như một giải pháp tốt để nâng cao hiệu quả kinh doanh Với SCM, việc chia sẻ dữ liệu kinh doanh sẽ... Module sản xuất Page 17 of 27 V Giao diện áp dụng OpenERP vào quy trình chuỗi cung ứng của công ty Trần Anh 1: đơn vị sản xuất nhận đơn đặt hàng từ khách hàng hoặc từ nhân viên bán hàng 2: Nhân viên quản lý kho sẽ kiểm tra số lượng sản phẩm được đặt hàng trong kho Kiểm tra hàng tồn kho 3 4: Nếu còn đủ lượng sản phẩm có thể giao cho khách tại kho hàng thì có thể thực hiện luân chuyển hàng hóa giữa các... danh sách sản phẩm tương ứng, chọn ra các công cụ và các nhóm người lao động cần thiết để chế tạo ra sản phẩm Page 22 of 27 Tạo mới một workCenter Tạo mới một Routing Page 23 of 27 Phân công sản xuất cho WorkCenter Phân công cho sản xuất cho Routing Page 24 of 27 Chế tạo sản phẩm 20: Sau khi sản xuất thì sản phẩm được đưa vào một kho xác định và cập nhật lại số lượng trong kho đó 21: Khi đã có đủ sản . cuối kỳ Hệ thống thông tin quản lý Đề tài: Supply Chain Management Giảng viên: Mai Thúy Nga Thực hiện: Nhóm 3 Page 1 of 27 Mục lục Page 2 of 27 I. LỜI MỞ ĐẦU Thuật ngữ Supply Chain Management. 27 e. Thông tin: Thông tin chính là “nguồn dinh dưỡng” cho hệ thống SCM của bạn. Nếu thông tin chuẩn xác, hệ thống SCM sẽ đem lại những kết quả chuẩn xác. Ngược lại, nếu thông tin không đúng, hệ thống. thức sản phẩm đa quốc gia. II. Tổng quan về Supply Chain Management (SCM) 1. Giới thiệu về quản lý chuỗi cung ứng: SCM (Supply Chain Management – Quản lý chuỗi cung ứng) là 1 phần trong ERP. Về

Ngày đăng: 07/07/2015, 08:12

Mục lục

  • II. Tổng quan về Supply Chain Management (SCM)

  • III. Quy trình quản lý chuỗi cung ứng doanh nghiệp Trần Anh

  • IV. Phần mềm OpenERP

    • 1. Mô tả phần mềm:

    • 2. Giới thiệu các chức năng chính:

    • 3. Chi tiết các chức năng chính:

    • 4. Giao diện các chức năng chính:

    • V. Giao diện áp dụng OpenERP vào quy trình chuỗi cung ứng của công ty Trần Anh

    • Danh mục tài liệu tham khảo

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan