Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường cao đẳng Dược Phú Thọ hiện nay

106 501 0
Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường cao đẳng Dược Phú Thọ hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN *** BÙI THỊ THU GIANG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG DƢỢC PHÚ THỌ HIỆN NAY L L U U Ậ Ậ N N V V Ă Ă N N T T H H Ạ Ạ C C S S Ĩ Ĩ T T R R I I Ế Ế T T H H Ọ Ọ C C Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN *** BÙI THỊ THU GIANG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG DƢỢC PHÚ THỌ HIỆN NAY Chuyên ngành: Triết học Mã số: 60.22.03.01 L L U U Ậ Ậ N N V V Ă Ă N N T T H H Ạ Ạ C C S S Ĩ Ĩ T T R R I I Ế Ế T T H H Ọ Ọ C C Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thanh Bình Hà Nội - 2014 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới PGS. TS. Nguyễn Thanh Bình đã trực tiếp hướng dẫn luận văn Thạc sỹ. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô khoa Triết học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội đã giảng dạy , cung cấp cho tôi những kiến thức về Triết học để tôi hoàn thành luận văn Thạc sỹ này trong điều kiện tốt nhất. Cuối cùng, tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, đồng nghiệp và sinh viên trường Cao đẳng Dược Phú Thọ đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình điều tra thực trạng và thu thập tài liệu để hoàn thành luận văn. Tác giả luận văn Bùi Thị Thu Giang LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Nguyễn Thanh Bình. Các số liệu, tài liệu nêu ra trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng . Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Tác giả luận văn Bùi Thị Thu Giang DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nội dung CNH Công nghiệp hoá HĐH Hiện đại hoá GD Giáo dục ĐT Đào tạo NXB Nhà xuất bản XHCN Xã hội chủ nghĩa BYT Bộ Y tế QĐ Quyết định MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu 3 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 6 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 6 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 6 6. Đóng góp của luận văn 7 7. Cấu trúc của luận văn 7 CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP 8 VÀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP 8 1.1. Một số khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài nghiên cứu 8 1.1.1. Khái niệm đạo đức 8 1.1.2. Khái niệm nghề nghiệp 10 1.1.3. Đạo đức nghề nghiệp 13 1.2. Khái niệm giáo dục đạo đức và giáo dục đạo đức nghề nghiệp 14 1.2.1. Khái niệm giáo dục đạo đức 14 1.2.2. Khái niệm giáo dục đạo đức nghề nghiệp 15 1.2.3. Nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên nghề Dược trong nhà trường 17 1.3. Những phẩm chất đạo đức cần hình thành ở sinh viên nghề Dƣợc 25 1.3.1. Đặc điểm tâm lí và nhân cách của sinh viên nghề Dược 25 1.3.2. Những yêu cầu về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của người dược sỹ mà sinh viên nghề Dược cần rèn luyện từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường 29 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM GIÁO DỤC 47 ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG DƢỢC PHÚ THỌ HIỆN NAY 47 2.1. Thực trạng nhận thức việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trƣờng Cao đẳng Dƣợc Phú Thọ hiện nay 47 2.1.1. Động cơ và thái độ của sinh viên đối với nghề Dược 47 2.1.2. Thực trạng nhận thức của sinh viên về các tiêu chuẩn, phẩm chất đạo đức của người dược sỹ 50 2.2. Thực trạng việc thực hiện các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trƣờng Cao đẳng Dƣợc Phú Thọ và hiệu quả của các biện pháp đó 55 2.2.1. Thực trạng nhận thức của Ban lãnh đạo nhà trường và giáo viên về biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường Cao đẳng Dược Phú Thọ 55 2.2.2. Thực trạng thực tập nghề nghiệp với việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên nghề Dược 58 2.2.3. Thực trạng việc thực hiện các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường Cao đẳng Dược Phú Thọ 60 2.2.4. Thực trạng về nội dung dạy và học có ảnh hưởng đến các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường Cao đẳng Dược Phú Thọ 62 2.3. Những thành tựu và hạn chế trong việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trƣờng Cao đẳng Dƣợc Phú Thọ và nguyên nhân của nó 68 2.3.1.Những thành tựu trong việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường Cao đẳng Dược Phú Thọ và nguyên nhân của những thành tựu đó 68 2.3.2. Những hạn chế trong việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường Cao đẳng Dược Phú Thọ và nguyên nhân của những hạn chế đó 70 2.4. Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trƣờng Cao đẳng Dƣợc Phú Thọ hiện nay 74 2.4.1. Những nguyên tắc có tính chất định hướng và đề xuất các biện pháp74 2.4.2. Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường Cao đẳng Dược Phú Thọ hiện nay 77 KẾT LUẬN 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Về vai trò của giáo dục và đào tạo trong sự nghiệp công nghiệp hóa (CNH) hiện đại hóa (HĐH) đất nước hiện nay, văn kiện Đại hội X của Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định rõ: “Giáo dục đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy CNH - HĐH đất nước” [15, tr.77]. Đây là quan điểm cơ bản của Đảng ta về vai trò ngày càng cao của nguồn nhân lực và của giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực đối với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước ở nước ta hiện nay. Đ©y cũng chính là yêu cầu khách quan được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến và nhất là trong công tác giáo dục nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao cho thế hệ trẻ. Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao và có phẩm chất đạo đức tốt đáp ứng yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp là chức năng và nhiệm vụ trọng tâm của bậc giáo dục Đại học và Cao đẳng ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, trong thực tế của công tác giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay, giáo dục đạo đức nghề nghiệp đang đặt ra nhiều vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách. Về vấn đề này, Đảng ta nhấn mạnh: “Chất lượng giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nhất là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao vẫn còn hạn chế, chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu xã hội. Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng số lượng, quy mô với nâng cao chất lượng, giữa dạy chữ và dạy người” [15, tr.167]. Bên cạnh trí tuệ và sức khỏe, yếu tố góp phần quan trọng tạo ra chất lượng toàn diện của nguồn lực con người chính là đạo đức, nhân cách. Xét ở phương diện cá thể, trong cấu trúc nhân cách thì đạo đức và năng lực (đức và tài) là hai thành tố cốt yếu tạo nên nhân cách một con người. Trong 2 đó, đạo đức là cái gốc rất quan trọng, là cơ sở hình thành thế giới quan, nhân sinh quan của mỗi người. Đức là sự nỗ lực cống hiến to lớn cho xã hội, là sự trung thành tận tụy với chế độ xã hội mà họ phục vụ, là trách nhiệm công dân, lương tâm nghề nghiệp của mỗi người Để đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước còn đòi hỏi ở người lao động những phẩm chất lao động và năng lực nghề nghiệp như: Kỷ luật tự giác, tinh thần hợp tác và tác phong lao động công nghiệp, tiết kiệm nguyên liệu và thời gian Như vậy, nhân cách đạo đức cùng những phẩm chất lao động và nghề nghiệp góp phần tạo nên chất lượng toàn diện của nguồn nhân lực con người. Việc xem xét cấu trúc nhân cách một cách toàn diện gồm trí lực, thể lực và nhân cách đã đặt ra yêu cầu đối với giáo dục (GD) đào tạo (ĐT) là phải phát triển cân đối giữa dạy chữ - dạy nghề - dạy đạo làm người. Trong đó, mục đích của việc dạy người là nhằm “tạo ra những con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức” (9, tr.26). Có trí tuệ, đạo đức và năng lực thì mới có đủ điều kiện để thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước ở nước ta. Mỗi nghề nghiệp đều có những nét đặc thù riêng. Xuất phát từ đặc thù riêng ấy, thực tiễn xã hội đặt ra những yêu cầu cụ thể về đạo đức của từng ngành nghề. Vì thế từ lâu, đạo đức nghề nghiệp dưới những hình thức và mức độ nhất định đã hình thành như một lĩnh vực đặc thù của đạo đức xã hội. Ph.Ăngghen đã chỉ ra rằng: “Trong thực tế, mỗi giai cấp và ngay cả mỗi nghề nghiệp đều có đạo đức riêng của mình” (28, tr.245). Đặc biệt, nghề Dược là một nghề liên quan trực tiếp tới tính mạng và sức khỏe con người mà đối với mỗi người sức khỏe là vốn quý nhất. Cho nên, việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên nghề Dược từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường là một vấn đề thực tiễn hết sức quan trọng. 3 Cố giáo sư Hồ Đắc Di, một trong những người thầy thuốc tiêu biểu của ngành y tế Việt Nam đã từng nói: “Nghề thầy thuốc đòi hỏi phải nắm được nhiều lĩnh vực, kiến thức khoa học (giải phẫu, sinh lý, sinh hoá, vật lý, hoá học, toán học…) đồng thời nghề này cũng không dung thứ bất cứ thứ gì trái đạo đức bởi vì nó liên quan đến cái tinh tế nhất là sự sống của con người và “trong mọi nghề, có lẽ nghề thầy thuốc và nghề thầy giáo là hai nghề cao thượng nhất, một mang lại sự sống, một mang lại trí tuệ, và cả hai đều đòi hỏi lương tâm trong sạch…” [Dẫn theo: 41; tr.12]. Trong những năm qua, trường Cao đẳng Dược Phú Thọ rất chú trọng tới chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, trong quá trình đào tạo còn nặng về kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp mà chưa quan tâm thỏa đáng tới mảng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên. Các hoạt động nhằm giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên rất ít được tổ chức (mới chỉ dừng lại ở hoạt động của Đoàn Thanh niên). Vì thế, sau khi tốt nghiệp, nếu gặp những tình huống khó khăn, họ sẵn sàng bỏ nghề không một chút băn khoăn, đi làm nghề khác với thái độ dửng dưng, không nuối tiếc nghề nghiệp mà mình đã chọn và được đào tạo. Và hơn thế nữa, một người dù có chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp giỏi nhưng không có đạo đức nghề nghiệp thì không những không giúp ích cho xã hội mà còn gây nguy hại cho người khác và cho xã hội. Với tất cả những lý do nêu trên, tác giả đã chọn “Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trƣờng Cao đẳng Dƣợc Phú Thọ hiện nay" để làm đề tài Luận văn Thạc sỹ của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu Đạo đức nghề nghiệp là một vấn đề rất quan trọng, nó góp phần không nhỏ vào việc thành công hay thất bại của nghề nghiệp. Vì vậy, việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên cũng là một vấn đề cần được đặt lên hàng [...]... thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ của luận văn là: - Khái quát một số vấn đề lý luận chung về đạo đức nghề nghiệp và giáo dục đạo đức nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp nghề Dược - Thực trạng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường Cao đẳng Dược Phú Thọ và nguyên nhân của thực trạng ấy - Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường. .. dục đạo đức cho sinh viên ngành Dược nói chung và sinh viên trường Cao đẳng Dược Phú Thọ nói riêng 5 3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng đạo đức và hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên của trường Cao đẳng Dược Phú Thọ, tác giả luận văn đề xuất một số giải pháp giáo dục đạo đức chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức của nhà trường cho đối tượng... yêu cầu giáo dục đạo đức nghề nghiệp sau khi được xây dựng, nó quy định những nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp cụ thể cần hình thành ở người học nghề Sau khi xác định nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp, nó sẽ quy định phương pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp Trong mối quan hệ giữa lực lượng tham gia giáo dục đạo đức nghề nghiệp và người học nghề thì lực lượng giáo dục đạo đức nghề nghiệp giữ... việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường Cao đẳng Dược Phú Thọ - Phân tích một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường Cao đẳng Dược Phú Thọ hiện nay 7 Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm hai chương, 7 tiết Chương 1 Lý luận chung về đạo đức nghề nghiệp. .. chung về đạo đức nghề nghiệp và giáo dục đạo đức nghề nghiệp, với 3 tiết Chương 2 Thực trạng và giải pháp của việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường Cao đẳng Dược Phú Thọ hiện nay, với 4 tiết 7 CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP VÀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP 1.1 Một số khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài nghiên cứu 1.1.1 Khái niệm đạo đức Đạo đức là là một vấn đề dành được... giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường Cao đẳng Dược Phú Thọ hiện nay 4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là thực trạng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường Cao đẳng Dược Phú Thọ trong những năm gần đây - Phạm vi nghiên cứu là một số biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường Cao đẳng Dược Phú Thọ 5 Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của... trong lĩnh vực nghề nghiệp đó 1.2 Khái niệm giáo dục đạo đức và giáo dục đạo đức nghề nghiệp 1.2.1 Khái niệm giáo dục đạo đức Giáo dục đạo đức là một bộ phận nền tảng, hợp thành nội dung của giáo dục đạo đức toàn diện nhằm giúp thế hệ trẻ hình thành lý tưởng, ý thức, tình cảm đạo đức tạo nên mặt thế giới quan, nhân sinh quan làm cơ sở cho hành vi đạo đức của con người Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ... Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn Đặc biệt, dưới ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thị trường, giáo dục đạo đức đang trở nên phức tạp Trong tình hình đó, công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên hiện nay có một số đặc điểm đáng chú ý: Giáo dục đạo đức là nhiệm vụ quan trọng của toàn xã hội; đạo đức của một bộ phận học sinh, sinh viên đang... Tuy nhiên, giáo dục đạo đức nghề nghiệp là một hệ thống mở vì các thành tố cấu thành của nó còn có mối quan hệ chặt chẽ với các lĩnh vực khác của đời sống xã hội: Chính trị, đạo đức, pháp luật, văn hóa 1.2.3 Nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên nghề Dược trong nhà trường Nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên nghề Dược khi còn học tập tại trường được... trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh Giáo dục đạo đức cho thế hệ học sinh, sinh viên có những nhiệm vụ chủ yếu sau: - Giáo dục tri thức đạo đức: Cung cấp cho học sinh, sinh viên những tri thức cơ bản về các phẩm chất và chuẩn mực đạo đức để từ đó giúp học sinh, sinh viên hình thành niềm tin đạo đức - Giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức: . GIÁO DỤC 47 ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG DƢỢC PHÚ THỌ HIỆN NAY 47 2.1. Thực trạng nhận thức việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trƣờng Cao đẳng Dƣợc Phú Thọ. giáo viên về biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường Cao đẳng Dược Phú Thọ 55 2.2.2. Thực trạng thực tập nghề nghiệp với việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên nghề. giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường Cao đẳng Dược Phú Thọ 62 2.3. Những thành tựu và hạn chế trong việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trƣờng Cao đẳng Dƣợc Phú Thọ

Ngày đăng: 07/07/2015, 01:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan