Một số khía cạnh về triết lý giáo dục trong tư tưởng Hồ Chí Minh

109 549 4
Một số khía cạnh về triết lý giáo dục trong tư tưởng Hồ Chí Minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG MỘT SỐ KHÍA CẠNH VỀ TRIẾT LÝ GIÁO DỤC TRONG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành Hồ Chí Minh học HÀ NỘI – 2013 - 2 - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG MỘT SỐ KHÍA CẠNH VỀ TRIẾT LÝ GIÁO DỤC TRONG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học Mã số: 60 31 02 04 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Ngô Văn Lệ HÀ NỘI – 2013 - 3 - LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Nguyễn Thị Ngọc Trang, học viên cao học khóa 01 chuyên ngành Hồ Chí Minh học của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu có nguồn trích dẫn rõ ràng, kết quả nêu trong luận văn là trung thực Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Trang - 4 - LỜI CẢM ƠN Tác giả luận văn xin trân trọng cảm ơn Thầy hướng dẫn – GS.TS. Ngô Văn Lệ, quý Thầy cô giảng dạy tại Khoa Khoa học Chính trị - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, quý Thầy cô công tác tại Bộ môn Hồ Chí Minh học cùng gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã hết lòng chỉ bảo, giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành công trình này! Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Trang - 1 - MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 1. Tính cấp thiết của đề tài. 3 2. Tình hình nghiên cứu đề tài. 6 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 9 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 10 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. 10 6. Đóng góp của luận văn. 11 7. Kết cấu của luận văn. 12 Chương 1.MỘT SỐ KHÍA CẠNH VỀ TRIẾT LÝ GIÁO DỤC TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 13 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 13 1.1.1.Khái niệm về giáo dục 13 1.1.2. Mục tiêu giáo dục 14 1.1.3. Triết lý và Triết lý giáo dục 15 1.1.4. Triết lý giáo dục của Hồ Chí Minh 18 1.1.5. Tư tưởng và tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục 22 1.2. MỘT SỐ KHÍA CẠNH VỀ TRIẾT LÝ GIÁO DỤC TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 34 1.2.1. Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu 34 1.2.2. Xây dựng một nền giáo dục của một nước độc lập, đào tạo những công dân hữu ích cho nước. 47 1.2.3. Giáo dục làm người (Giáo dục nhân văn) 53 1.2.4. Dù khó khăn đến đâu cũng phải dạy tốt, học tốt, “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” 59 Chương 2.VẬN DỤNG TRIẾT LÝ GIÁO DỤC CỦA HỒ CHÍ MINHTRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM TA HIỆN NAY 73 2.1. Thực trạng về tình hình giáo dục của đất nước ta trong bối cảnh hiện nay 73 - 2 - 2.2. Vận dụng triết lý giáo dục của Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục ở Việt Nam ta hiện nay 85 2.2.1. Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu 85 2.2.2. Xây dựng một nền giáo dục của một nước độc lập, đào tạo những công dân hữu ích cho đất nước. 90 2.2.3. Giáo dục làm người (Giáo dục nhân văn) 92 2.2.4. Dù khó khăn đến đâu cũng phải dạy tốt, học tốt, “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” 95 KẾT LUẬN 99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102 - 3 - MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Giáo dục là một ngành nghề then chốt, quan trọng nhất trong toàn xã hội. Bởi lẽ, muốn phát triển đất nước, muốn đất nước trở nên giàu có và hùng mạnh thì đòi hỏi mọi công dân phải được nâng cao trình độ tri thức, chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của thời đại. Đặc biệt trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, mọi quốc gia đều quan tâm đến giáo dục, quan tâm đến việc đào tạo những con người hữu ích cho xã hội. Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập và phát triển nên đòi hỏi mỗi con người Việt Nam phải có nền tảng tri thức. Khi ta có tri thức ta mới có thể nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ, phát triển xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước. Đất nước Việt Nam ta cũng mong muốn đào tạo được một đội ngũ trí thức vừa hồng vừa chuyên, vừa rèn luyện cả đức lẫn tài. Một đất nước có được sự hùng mạnh sánh với năm châu hoặc đứng vững trên trường quốc tế hay không đều dựa vào bản lĩnh cũng như kiến thức vững vàng của chính dân tộc đó. Phát triển giáo dục là cơ sở để phát triển mọi ngành nghề khác. Cho nên, ngành giáo dục có một tầm quan trọng rất lớn. Chính vì những lẽ trên, để xây dựng một xã hội phồn vinh, một đất nước giàu đẹp văn minh, Việt Nam ta nâng giáo dục và đào tạo lên một tầm quan trọng lớn và nó được xem là quốc sách hàng đầu của đất nước. Giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân ta. Phát triển giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh. Các nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục là nâng cao chất lượng và hiệu quả, phát triển quy mô giáo dục cả đại trà và mũi nhọn trên cơ sở đảm bảo chất lượng, thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và xây dựng xã hội học tập. - 4 - Ngay sau khi khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất quan tâm đến giáo dục. Theo quan điểm của Người, mọi người dân phải có một sự hiểu biết nhất định, hiểu biết về nhiệm vụ và quyền lợi của bản thân và của dân tộc mình, quốc gia mình. Nhân dân càng hiểu biết càng có đủ bản lĩnh và trí tuệ để tham gia vào công cuộc chung của đất nước. Muốn cho dân mạnh, nước giàu thì dân trí phải cao. Khi dân trí cao sẽ xuất hiện nhiều nhân tài tham gia xây dựng đất nước. Người chỉ ra con đường đưa đất nước thoát khỏi cảnh yếu hèn, chính là con đường phát triển giáo dục. Người kêu gọi mọi người thi đua học tập để đưa dân tộc ta trở thành một dân tộc văn minh, tiến bộ. Trong thực tiễn lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành sự quan tâm rất lớn đối với đối với ngành Sư phạm và sự nghiệp phát triển giáo dục nước nhà. Nền giáo dục của nước nhà trong thời đại Hồ Chí Minh đã có những khẩu hiệu thật sự ý nghĩa như: Gắn nhà trường với cuộc sống, trường ra trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy, trò ra trò, hai tốt: dạy tốt, học tốt. Mọi lời dạy của Người, nhất là đối với việc giáo dục, đều vừa giản dị, gần gũi với người dân vừa mang một tính triết lý sâu xa. Triết lý giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh không phải chỉ thể hiện ở lời nói mà là cơ sở định hướng cho hoạt động thực tiễn giáo dục và xây dựng con người của toàn xã hội. Triết lý giáo dục của Người nhằm đào tạo cho xã hội những con người toàn diện, có năng lực, có đạo đức, đồng thời cũng phải có trách nhiệm lớn lao đối với đất nước, xã hội. Triết lý giáo dục chi phối, chỉ đạo toàn bộ các khâu, các lĩnh vực cụ thể của giáo dục, từ nội dung giáo dục, phương châm giáo dục, phương pháp giáo dục, tổ chức giáo dục…, ảnh hưởng quyết định đến tất cả các cấp của nền giáo dục, từ tiểu học, trung học, cho đến đại học, trên đại học. Kiểu triết lý giáo dục nào thì đưa đến kiểu nội dung, phương châm, phương pháp, tổ chức giáo dục đó. - 5 - UNESCO cũng đã đưa ra triết lý giáo dục: “ Phải coi giáo dục là then chốt hàng đầu trong việc giải quyết các vấn đề của cuộc sống xã hội”; “Học, học mãi, học suốt đời” ; “Giáo dục có bốn cái trụ là: học để biết - học để làm - học để chung sống - học để tồn tại”. Trong cuộc sống của đất nước hôm nay, không một ngành nào lại được xã hội, báo chí, đặc biệt các bậc học giả quan tâm, bàn luận nhiều như ngành giáo dục. Sở dĩ như vậy vì giáo dục là quốc sách hàng đầu. Bởi giáo dục ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của mọi nhà, của toàn dân. Nguyện vọng chung rất chính đáng của nhân dân là đưa được nền giáo dục của nước nhà vượt qua yếu kém, vươn lên ngang tầm các nền giáo dục tiên tiến trong khu vực và thế giới. Chúng ta thường phê phán nền giáo dục dưới thời phong kiến là sách vở, giáo điều. Điều đó có phần đúng. Nhưng sự thật là, chính nền giáo dục đó đã thuộc về một phương thức tối ưu cho mọi quốc gia, cho muôn đời, tạo hệ thống chấp chính cho quốc gia bằng con đường học vấn là cơ bản, dựa trên nguyên tắc tối thượng “nhân bất học bất tri lý”. Cái thiếu nhất ở cấp độ vĩ mô nhất trong nền giáo dục hiện thời của đất nước chính là thiếu một nền tảng khoa học xã hội nhân văn thực sự vững chắc. Một đất nước muốn phát triển bền vững nhất thiết phải có một nền tảng khoa học xã hội nhân văn bền vững. Một nền giáo dục muốn phát triển cũng phải có một nền tảng khoa học xã hội nhân văn vững chắc. Thành tựu khoa học giáo dục hiện có ở nước ta vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu này. Trong nội dung giáo dục, với thời hiện đại, tất nhiên phải coi khoa học tự nhiên công nghệ là mũi nhọn, là động lực chính nhưng rõ ràng nó không phải là nền tảng mà khoa học xã hội nhân văn mới là nền tảng và đóng vai trò điều tiết trong phát triển. Hiện nay, đất nước ta đã xây dựng được hệ thống giáo dục quốc dân thống nhất, khá hoàn chỉnh bao gồm đủ các cấp học, bậc học, trình độ đào tạo, - 6 - các loại hình nhà trường và phương thức giáo dục. Mạng lưới cơ sở giáo dục đã được mở rộng đến khắp các xã, phường, tạo điều kiện tăng trưởng rõ rệt về số lượng học sinh, sinh viên. Việc mở rộng quy mô, đa dạng hóa loại hình nhà trường (bán công, dân lập, tư thục) và phát triển các hình thức giáo dục không chính quy đã tạo thêm cơ hội học tập cho nhân dân, trước hết là thanh thiếu niên, góp phần thúc đẩy sự phát triển hệ thống giáo dục quốc dân và bước đầu hình thành xã hội học tập. Tuy nhiên, ở tất cả các cấp học, bậc học, cách dạy, cách học trong các nhà trường chủ yếu vẫn là truyền thụ một chiều, nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành, chưa phát huy tinh thần tự học và tư duy sáng tạo của người học. Cách thức đánh giá, tổ chức thi cử chậm được đổi mới, tạo ra tâm lý dạy và học để đối phó với thi cử, gây căng thẳng cho người học, người dạy, cho xã hội, làm chậm quá trình đổi mới phương pháp dạy và học trong nhà trường. Dù đã trải qua một thời gian khá dài – gần một thế kỷ nhưng triết lý giáo dục trong tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn mang một giá trị thực tiễn lớn lao vì xã hội nào, thời đại nào con người cũng cần phải tích cực học tập, rèn luyện, trau dồi kiến thức, kỹ năng thực hành để góp phần bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Từ những lẽ trên, tác giả nhận thấy cần phải có một phương pháp tích cực nhằm đổi mới giáo dục, do đó tác giả chọn đề tài: " Một số khía cạnh về triết lý giáo dục trong tư tưởng Hồ Chí Minh" làm chủ đề nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ Chính trị học, chuyên ngành Hồ Chí Minh học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài. Từ trước đến nay, việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và triết lý giáo dục đã được nhiều tác giả nghiên cứu và nhiều công trình được công bố. Khi đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục có các công trình sau: [...]... lý giáo dục trong tư tưởng Hồ Chí Minh" (từ trang 11 đến trang 79), giới thiệu một số khái niệm về giáo dục, mục tiêu giáo dục , triết lý và triết lý giáo dục, triết lý giáo dục của Hồ Chí Minh, tư tưởng và tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, một số triết lý về giáo dục trong tư tưởng Hồ Chí Minh Chương 2: “Vận dụng triết lý giáo dục của Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục ở Việt Nam ta hiện nay” (từ... trong tư tưởng Hồ chí Minh - Phạm vi nghiên cứu: Một số khía cạnh về triết lý giáo dục trong tư tưởng Hồ chí Minh và trong giai đoạn hiện nay 5 Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận: Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về giáo dục luôn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam Tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh không bó hẹp trong việc giáo dục tri... tư tưởng nhân văn, tư tưởng đạo đức, tư tưởng văn hóa… Trong tư tưởng văn hóa có tư tưởng giáo dục, tư tưởng giáo dục có - 18 - quan hệ chặt chẽ với tư tưởng nhân văn – triết lý nhân sinh, trong giáo dục có giáo dục đạo đức, mà ở đây gọi chung là triết lý giáo dục Triết lý giáo dục của Hồ Chí Minh đã đưa các giá trị tinh thần dân tộc ta đã tạo lập nên (trong đó có triết lý giáo dục yêu nước) lên đỉnh... là triết lý giáo dục cách mạng: tư tưởng chỉ đạo xây dựng một nền giáo dục của Việt Nam độc lập Đây là một đề tài nghiên cứu có ý nghĩa lý luận sâu sắc và ý nghĩa thực tiễn lâu bền, nhiều nhà khoa học và toàn thể giáo giới quan tâm Triết lý giáo dục Hồ Chí Minh là một bộ phận của tư tưởng Hồ Chí Minh Hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh là sự gắn bó thống nhất những quan điểm tư tưởng chính trị với tư tưởng. .. một cách có hệ thống một số khía cạnh về triết lý giáo dục trong tư tưởng Hồ chí Minh và trong giai đoạn hiện nay, rút ra bài học kinh nghiệm có thể vận dụng trong hoàn cảnh thực tế diễn ra trên đất nước 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Đề tài tìm hiểu và làm rõ những khái niệm về giáo dục, hoạt động giáo dục và một số khía cạnh về triết lý giáo dục trong tư -9- tư ng Hồ chí Minh. .. chung về tình hình giáo dục của đất nước ta trong bối cảnh hiện nay và vận dụng triết lý giáo dục của Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục ở Việt Nam ta hiện nay - 12 - Chƣơng 1 MỘT SỐ KHÍA CẠNH VỀ TRIẾT LÝ GIÁO DỤC TRONG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH 1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM 1.1.1 Khái niệm về giáo dục Giáo dục là nhằm truyền thụ những tri thức và kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng và lối sống, bồi dưỡng tư tưởng và... Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về giáo dục và công tác giáo dục - 10 - Phân tích tài liệu: phân tích các nguồn tài liệu, số liệu sẵn có về các công trình nghiên cứu có liên quan đến tư tưởng, hoạt động giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh Phương pháp lịch sử: là tập hợp, sưu tầm, xử lí các nguồn tư liệu về giáo dục có liên quan đến một số khía cạnh về triết lý giáo dục trong tư tưởng Hồ. .. tình hình giáo dục của đất nước 6 Đóng góp của luận văn Dựa trên cơ sở phân tích một số khía cạnh về triết lý giáo dục trong tư tưởng Hồ Chí Minh cho thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm đến giáo dục Người có tư tưởng xuyên suốt về giáo dục Đào tạo con người xã hội chủ nghĩa không có con đường nào khác ngoài giáo dục tri thức khoa học và lý tư ng, đạo đức xã hội chủ nghĩa Đó là nền giáo dục nhằm... dục – đào tạo” và “Chiến lược giáo dục – đào tạo 20112020” phải có triết lý giáo dục Việt Nam Triết lý giáo dục là ý nghĩa sâu xa đã được trải nghiệm, là tư tưởng giáo dục (cả đào tạo), lý luận chung về giáo dục, đường lối, chủ trương, chính sách phát triển giáo dục, phương châm, nguyên lý chỉ đạo Triết lý giáo dục là tư tưởng chỉ đạo giáo dục công dân của một đất nước trong từng giai đoạn lịch sử... Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, 1992 - Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục của Đặng Quốc Bảo, nhà xuất bản Giáo dục, 2008 - Triết học giáo dục ở Việt Nam của Thái Duy Tuyên, nhà xuất bản Đại học Sư Phạm Hà Nội, 2007 - Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hoá mới Việt Nam, Tiến sĩ Bùi Đình Phong, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội, 2001 -8- - Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục Thanh niên của Văn . dục, triết lý giáo dục của Hồ Chí Minh, tư tưởng và tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, một số triết lý về giáo dục trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Chương 2: “Vận dụng triết lý giáo dục của Hồ Chí Minh. 1.1.5. Tư tưởng và tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục 22 1.2. MỘT SỐ KHÍA CẠNH VỀ TRIẾT LÝ GIÁO DỤC TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 34 1.2.1. Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu 34 1.2.2. Xây dựng một. " Một số khía cạnh về triết lý giáo dục trong tư tưởng Hồ Chí Minh& quot; (từ trang 11 đến trang 79), giới thiệu một số khái niệm về giáo dục, mục tiêu giáo dục , triết lý và triết lý giáo dục,

Ngày đăng: 06/07/2015, 20:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan