Thơ Việt Nam hiện đại viết về biển đảo (Khảo sát qua một số tác giả tiêu biểu)

113 3K 15
Thơ Việt Nam hiện đại viết về biển đảo (Khảo sát qua một số tác giả tiêu biểu)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BÙI THỊ THU HUẾ THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI VIẾT VỀ BIỂN ĐẢO (KHẢO SÁT QUA MỘT SỐ TÁC GIẢ TIÊU BIỂU) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận văn học HÀ NỘI-2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BÙI THỊ THU HUẾ THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI VIẾT VỀ BIỂN ĐẢO (KHẢO SÁT QUA MỘT SỐ TÁC GIẢ TIÊU BIỂU) Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số: 60.22.01.20 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Khánh Thành Hà Nội - 2014 LỜI CẢM ƠN Tác giả xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến Ban Giám hiệu trường Đa ̣ i học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc Gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để các học viên chúng tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Cùng với các học viên lớp Cao học Lý luận Văn học, chân thành cảm ơn quý thầy cô đã tận tình giảng dạy, mở rộng và chuyển tải kiến thức chuyên môn sâu sắc và cập nhật thông tin hiện đại cho chúng tôi. Đặc biệt, chúng tôi chân thành cảm ơn PGS.TS Trần Khánh Thành, thầy đã không quản ngại thời gian và công sức, hướng dẫn tận tình giúp tác giả hoàn thành tốt luận văn. Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè thân thuộc đã luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc, giúp tác giả thực hiện tốt luận văn này. Dù đã có nhiều cố gắng song luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Kính mong nhận được sự chia sẻ, những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn! Tác giả Bùi Thị Thu Huế 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 1. Lý do chọn đề tài 3 2. Lịch sử vấn đề 5 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7 4. Phương pháp nghiên cứu 8 5. Cấu trúc luận văn 8 CHƢƠNG 1: BIỂN ĐẢO VÀ THƠ VIẾT VỀ ĐỀ TÀI BIỂN ĐẢO 9 1.1. Biển đảo Việt Nam 9 1.2. Thơ viết về đề tài biển đảo 12 1.2.1. Thơ viết về biển đảo từ năm 1945 đến năm 1975 13 1.2.2. Thơ viết về biển đảo từ sau năm 1975 đến nay 21 CHƢƠNG 2: NHỮNG CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO TRONG THƠ VIẾT VỀ BIỂN ĐẢO 38 2.1. Cảm hứng nghệ thuật 38 2.2. Biển đảo - Tiếng thơ khẳng định chủ quyền lãnh thổ 41 2.3. Biển đảo - Tiếng thơ ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam 46 2.4. Biển đảo - Tiếng thơ thể hiện tình yêu đôi lứa 57 CHƢƠNG 3: HỆ THỐNG HÌNH TƢỢNG VÀ BIỂU TƢỢNG NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU 65 3.1. Hệ thống hình tượng tiêu biểu 65 3.1.1. Hình tượng nghệ thuật 65 2 3.1.2. Hình tượng biển đảo gắn liền với Tổ quốc 67 3.1.3. Hình tượng người lính 74 3.1.4. Hình tượng những con người lao động 81 3.2. Những biểu tượng nghệ thuật 84 3.2.1. Biểu tượng nghệ thuật 84 3.2.2. Biểu tượng thuyền và biển 87 3.2.3. Biểu tượng cánh buồm 91 3.2.4. Biểu tượng cánh chim hải âu 97 KẾT LUẬN 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO 104 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đất nước Việt Nam có bờ biển trải dài theo hình chữ S với trên 3000 km bờ biển suốt từ biên giới Trung Quốc cho tới vịnh Thái Lan. Là một quốc gia nằm trong số 10 nước trên thế giới có chỉ số cao nhất về chiều dài bờ biển, biển đảo Việt Nam không chỉ gắn liền với những kỳ quan thiên nhiên mà còn là những dấu mốc gắn liền với những giá trị lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, chiếm giữ vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng của đất nước. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, biển là chiến lược của toàn cầu. Mỗi một dân tộc muốn lớn mạnh phải từ biển. Do đó, biển đảo có một vai trò vô cùng to lớn. Cảm hứng về biển đảo trong thơ ca từ xưa đến nay luôn dạt dào, xuyên thấm không gian, thời gian. Tình yêu đối với biển đảo bao giờ cũng chân thành và thiêng liêng nhất. Ở đó, khái niệm về đất nước, quê hương đã trở thành những xúc cảm bi tráng, thiết tha và trong sáng nhất. Vì vậy, thơ viết về biển đảo rất phong phú và đa dạng. Sự phong phú đa dạng ấy được đánh dấu bằng số lượng các tác phẩm thơ viết về biển đảo ngày một nhiều thêm và trong số đó có không ít những tác phẩm đạt giải trong các cuộc thi thơ. Tháng 5/2011, tình hình Biển Đông trở nên nóng bỏng bởi sự kiện tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu Viking II và Bình Minh II của PVN. Biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bị đe dọa mất chủ quyền. Tổ quốc đang đứng trước những hiểm họa đến từ biển thì những vần thơ viết về biển đảo càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Nó thôi thúc lay động tâm trí và hành động của mỗi người nhất là thế hệ trẻ Việt Nam, làm dấy lên tình yêu, sự gắn bó với biển đảo quê hương. Từ đó, mỗi người thấy cần có trách nhiệm hơn trong việc giữ gìn đất đai Tổ quốc. Bởi biển đảo là một phần lãnh thổ, là máu thịt của đất nước thân thương. Ý thức về biển đảo của cha ông ta đã hình thành từ rất sớm. Trên hình hoa văn trống đồng ở Đền Hùng, đã có những con thuyền vượt sóng ra khơi. 4 Trong truyền thuyết về cội nguồn dân tộc có chi tiết 50 người con của Âu Cơ - Lạc Long Quân đã theo cha xuống biển. Như vậy, chúng ta đã có một văn hóa biển từ rất lâu đời. Đến nay, nó vẫn được phát huy và là sợi dây gắn kết mọi con dân nước Việt. Riêng thơ viết về biển đảo đạt thành tựu lớn cả về số lượng và chất lượng (có đến hơn 1000 bài thơ viết về đề tài này). Mỗi nhà thơ khai thác biển đảo ở một góc cạnh, chiều kích riêng. Đặc biệt sự xuất hiện của các trường ca đã giúp các nhà thơ nhìn biển đảo sâu rộng hơn. Có thể nói, chưa bao giờ thơ Việt Nam viết về biển đảo lại phong phú như bây giờ. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, viết về biển đảo là cách thể hiện tình yêu đất nước, thể hiện thái độ chính trị. Khảo sát các công trình nghiên cứu, chúng tôi thấy chưa có một luận văn, luận án nào nghiên cứu “Thơ Việt Nam hiện đại viết về biển đảo”. Thảng hoặc trong các luận văn, luận án nghiên cứu về Hữu Thỉnh, Trần Đăng Khoa, các tác giả có nhắc đến đề tài biển đảo hay hình tượng người lính ở một mục nhỏ mà chưa có những nghiên cứu sâu rộng, bao quát vấn đề. Chọn đề tài: “Thơ Việt Nam hiện đại viết về biển đảo”, chúng tôi muốn bước đầu nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện những đặc điểm riêng của mảng thơ biển đảo cùng những đóng góp của các tác giả đối với đời sống văn học đương đại. Đồng thời khẳng định tình yêu biển đảo - yêu quê hương, đất nước là một mạch nguồn không bao giờ vơi cạn trong văn học. Nó hình thành một dòng chảy mãnh liệt thẩm thấu trong tâm hồn những người dân Việt Nam từ xa xưa, được nối tiếp cho đến ngày nay và mai sau. Nghiên cứu đề tài “Thơ Việt Nam hiện đại viết về biển đảo” giúp cho người viết có cái nhìn khái quát về một trong những cảm hứng chủ đạo của thơ Việt Nam hiện đại là cảm hứng về quê hương, đất nước. Qua việc khảo sát các tác giả tiêu biểu viết về biển đảo, người viết muốn chỉ ra những điểm chung cũng như những nét riêng trong cách nhìn, cách nghĩ cũng như cách khai thác đề tài của mỗi nhà thơ. 5 2. Lịch sử vấn đề Đề tài nghiên cứu “Thơ Việt Nam hiện đại viết về biển đảo” là một đề tài mới, mang tính thời sự nóng bỏng. Theo khảo sát của chúng tôi đến nay, từ luận văn tốt nghiệp, luận văn Thạc sĩ cho đến luận án Tiến sĩ chưa có ai nghiên cứu vấn đề “Thơ viết về biển đảo”. Trên các báo Biên phòng, Sài Gòn giải phóng, Thanh niên … và các trang báo mạng thấy rải rác xuất hiện một số bài viết bàn về đề tài biển đảo trong thơ Việt Nam. Nổi lên là các bài viết: Biển đảo và Tổ quốc trong thơ của tác giả Phạm Thị Phương Thảo, Biển - đảo và thơ của tác giả Tạ Văn Sỹ, Biển đảo là nguồn cảm hứng vô tận cho thi ca và âm nhạc của tác giả Nguyễn Viết Chính, và Biển đảo - nguồn cảm hứng nghệ thuật vô bờ của tác giả Nguyễn Hữu Quý… Các bài viết đó đều khẳng định biển đảo là “nguồn cảm hứng vô tận cho thi ca và âm nhạc”, là “nguồn cảm hứng nghệ thuật vô bờ”. Trong bài Biển đảo và Tổ quốc trong thơ, tác giả Phạm Thị Phương Thảo thấy rõ vị trí địa lí của lãnh thổ Việt Nam - một đất nước có “bờ biển trải dài theo hình chữ S” nên biển đảo là nơi “gắn liền với những kỳ quan của thiên nhiên của thế giới bởi những vẻ đẹp và những kiến tạo độc đáo”. Nó không chỉ là “những vị trí và dấu mốc quan trọng trước lịch sử”, mà còn là “nguồn cảm hứng bất tận của thi ca”. Để mỗi khi đọc những bài thơ viết về biển đảo mỗi người Việt Nam chúng ta thấy được thôi thúc, lay động tâm thức và hành động. Tác giả bài viết còn khẳng định: “Lãnh thổ Việt Nam chúng ta bây giờ không chỉ được trải dài từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau, mà còn bao gồm cả vùng trời, vùng biển và hải đảo được trải rộng từ Tây Trường Sơn tới Đông Trường Sa. Do đó với mỗi người dân yêu nước và có lòng tự cường dân tộc cần thấy rõ ranh giới và lãnh thổ của đất nước ta luôn gắn liền với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” [80]. 6 Tác giả Nguyễn Viết Chính trong bài viết của mình Biển đảo là nguồn cảm hứng vô tận cho thi ca và âm nhạc nhấn mạnh: “Đất nước Việt Nam thân thương của chúng ta có đến 3670 cây số bờ biển, với hơn 1 triệu km 2 diện tích nước trên biển Đông và trên 4000 đảo chìm, đảo nổi lớn, nhỏ. Biển đã mang lại cho ta những tiềm năng vô tận và đồng thời là nguồn cảm hứng cho các sáng tạo của văn học nghệ thuật, trong đó có thơ ca và âm nhạc” [7]. Tác giả dẫn ra lời lý giải của nhà văn Nguyễn Trí Huân về câu hỏi tại sao thơ ca và âm nhạc lại có nhiều tác phẩm viết về biển như vậy: “Việt Nam là một dân tộc hướng ra biển. Biển “nóng” lên thế nào, đất liền cũng sẽ “nóng” lên như vậy. Trên biển không chỉ có sóng, có gió mà còn có cả con người - những con người hết sức đẹp đẽ. Trong nhiều năm qua, đã có hàng trăm nhà văn, nhà thơ đến với Trường Sa, Hoàng Sa Nhưng không chỉ có Trường Sa, Hoàng Sa, mà những hòn đảo khác nữa trong vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc mãi sẽ là đề tài lớn với thi ca, bởi đó là máu thịt, là hương hỏa từ ngàn đời của ông cha ta bao thế hệ” [7]. Còn trong bài Biển đảo - nguồn cảm hứng nghệ thuật vô bờ, tác giả Nguyễn Hữu Quý cũng khẳng định: “ Biển đảo, một phần lãnh thổ vô cùng thiêng liêng của Tổ quốc mang những dấu ấn lịch sử dựng nước và giữ nước sâu đậm của dân tộc ta, gắn với hình ảnh của những người lính, người dân đối mặt với sóng gió luôn là nguồn cảm hứng dạt dào vừa quen thuộc vừa mới mẻ của những văn nghệ sĩ” [66]. Tiếp thu những bài viết trên, luận văn nghiên cứu tìm hiểu “Thơ Việt Nam hiện đại viết về biển đảo” để có một cái nhìn toàn diện về mảng đề tài này trong văn học Việt Nam hiện đại. Đây là sự nối tiếp một trong hai mạch nguồn lớn nhất của nền văn học nước ta. Trên cơ sở đó, chúng tôi mong góp một tiếng nói nhỏ bé của mình để khẳng định đầy đủ và sâu sắc hơn những đóng góp của thơ hiện đại Việt Nam trong dòng chảy của thi ca dân tộc, nhất là trước những vấn đề thời sự hôm nay. 7 3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu “Thơ Việt Nam hiện đại viết về biển đảo” nhằm phát hiện những nét chung cũng như những tìm tòi riêng của các nhà thơ khi viết về biển đảo. Đặc biệt thấy được tiếng thơ khẳng định chủ quyền lãnh thổ đất nước trong thơ Việt Nam hiện đại là một dòng chảy từ xưa đến nay nó vẫn xuyên thấm, vẫn được khúc xạ qua tâm hồn nhiều thế hệ. Trong luận văn, chúng tôi tập trung khảo sát một số gương mặt tiêu biểu của thơ Việt Nam hiện đại viết về biển đảo để thấy được các nhà thơ đó đã làm nên một diện mạo đa phong cách nhưng lại có sự thống nhất trong việc khẳng định chủ quyền, lãnh thổ. Từ đó, khẳng định vị trí, phong cách thơ của các cây bút tiêu biểu cũng như những đóng góp của họ đối với nền thơ ca hiện đại Việt Nam. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Luận văn đi sâu nghiên cứu một số gương mặt tiêu biểu của thơ Việt Nam hiện đại viết về biển đảo. Trong đó, người viết tập trung làm rõ những đặc điểm của thơ viết về biển đảo cũng như những đóng góp của các nhà thơ. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi luận văn, chúng tôi chọn khảo sát một số trường ca, tập thơ và một số bài thơ tiêu biểu viết về biển đảo như: Các trƣờng ca, tập thơ: - Trường ca Tổ quốc nhìn từ biển - Nguyễn Việt Chiến. - Trường ca Hạ thủy những giấc mơ - Nguyễn Hữu Quý. - Trường ca Người sau chân sóng - Lê Thị Mây. - Trường ca Trường ca Biển (chương 5) - Hữu Thỉnh. - Trường ca Tổ quốc - đường chân trời - Nguyễn Trọng Văn. - Trường ca Điệp khúc vô danh - Anh Ngọc. - Tập thơ Ta viết bài thơ gọi biển về - Huy Cận, gồm 45 bài. - Tập thơ Đi ngang qua bão - Trần Đăng Khoa, trong đó có 10 bài viết về biển đảo. [...]... bài thơ viết về biển đảo ngày một nhiều hơn Mỗi một giai đoạn văn học lại ghi dấu những bài thơ hay viết về đề tài này Biển đảo là máu thịt của đất nước nên các nhà thơ viết về biển đảo cũng chính là viết về Tổ quốc thân yêu Tình hình biển đảo hiện nay đang nóng bỏng từng giờ càng thôi thúc nhiều nhà thơ hướng trái tim của mình ra biển để sáng tác Với họ, viết về biển đảo chính là một cách để thể hiện. .. chương: Chương 1: Biển đảo và thơ viết về đề tài biển đảo Chương 2: Những cảm hứng chủ đạo trong thơ viết về biển đảo Chương 3: Hệ thống hình tượng và biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu 8 CHƢƠNG 1: BIỂN ĐẢO VÀ THƠ VIẾT VỀ ĐỀ TÀI BIỂN ĐẢO 1.1 Biển đảo Việt Nam Lâu nay, khi nói đến lãnh thổ Việt Nam nhiều người thường chỉ nghĩ đến diện tích đất liền hay phần lục địa chạy dài từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau,... trên biển và từ hướng biển Biển đảo vì thế trở thành một vấn đề nóng bỏng, thu hút sự quan tâm của nhiều lĩnh vực Trong đó thơ ca cũng lấy biển đảo là nguồn cảm hứng cho các sáng tạo 1.2 Thơ viết về đề tài biển đảo Nhận rõ vị trí tầm quan trọng của biển đảo nên các nhà thơ đã dành không ít những tác phẩm viết về biển đảo Có thể nói, biển đảo đã trở thành một đề tài lớn thu hút sự quan tâm của văn học... chuyến đi thực tế dành cho nhà văn nhà thơ hướng ra biển đảo, có cuộc thi hay phong trào sáng tác thơ về biển đảo và cái không thể thiếu là: có các trang thơ về biển đảo Đóng góp cho thơ Việt Nam viết về biển đảo ở thời kỳ này là các sáng tác của thế hệ các nhà thơ trưởng thành từ sau năm 1975 như: Hữu Thỉnh, Anh Ngọc, Phan Thị Thanh Nhàn, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Việt Chiến, Nguyễn Hữu Quý, Lê Thị Mây,... nhìn từ biển đã đạt giải nhì trong cuộc thi thơ Đây biển Việt Nam Đúng là một bài thơ để đời về đề tài biển đảo Sau thành công của bài thơ Tổ quốc nhìn từ biển, Nguyễn Việt Chiến bắt tay vào viết trường ca cùng tên với cái nhìn ở các chiều kích sâu rộng, bao quát hơn về đời sống của con người và biển cả Qua trường ca này, ông đã dựng lại cái không khí tráng ca của một thời trận mạc mà dân tộc Việt Nam. .. sát đội ngũ các nhà thơ chúng ta thấy có không ít những tác giả viết về biển đảo Thậm chí ngay trong một số tập thơ viết về đề tài chiến tranh thì vẫn có những bài thơ viết với cảm hứng biển đảo Từ các nhà thơ của thế hệ thơ Mới như: Xuân Diệu, Huy Cận đến những nhà thơ thời chống Mĩ như: Xuân Quỳnh, Hữu Thỉnh, Thanh Thảo, Tế Hanh, Giang Nam, Tô Nhuần, Phan Ngọc Thường Đoan, Nguyễn Thị Hồng Ngát, Phan... Thư tình người lính biển, Có lẽ chính những năm tháng sống gắn bó cùng đồng đội trên quần đảo Trường Sa đã giúp Trần Đăng Khoa viết được những trang rất chân thực và sâu sắc về đời sống người lính Nếu không phải là người lính đã từng gắn bó, sống chết với biển đảo thì dù tài năng đến đâu cũng khó có thể có những trang thơ về biển đảo sâu sắc đến thế Trong những sáng tác viết về biển đảo của Trần Đăng... - 1975 còn ghi dấu nhiều bài thơ của các nhà thơ khác viết về biển đảo như: Gửi từ đảo nhỏ, Tôi đi Bào Ngư của Hữu Thỉnh, Bến cá - Thanh Thảo, Huyện đảo quê hương - Giang Nam, Nói với con chim biển - Tô Nhuần, Ở biển - Phan Ngọc Thường Đoan, Biển đêm, Biển lặng, Biển một ngày, Em lại ra với biển - Nguyễn Thị Hồng Ngát, Núi, Biển, Em và Anh - Phan Thị Thanh Nhàn, Trước biển - Vũ Quần Phương, Tháng tư,... ở 25 hòn đảo lớn nhỏ trong cuộc đời lính biển của mình Vừa trực tiếp cầm súng chiến đấu bảo vệ đảo vừa cầm bút nói hộ cho tâm trạng của hàng ngàn người lính trên biển Đông, Trần Đăng Khoa hơn ai hết hiểu sâu sắc cuộc sống nơi đảo xa Anh có hàng loạt những bài thơ viết về biển đảo như: Đồng đội tôi trên đảo thuyền chài, Ghi ở đảo chìm, Cây bão táp đảo 24 Nam Yết, Lính đảo chìm, Đợi mưa trên đảo Sinh... giả đề cập đến trong thơ 1.2.2 Thơ viết về biển đảo từ sau năm 1975 đến nay Đại thắng mùa xuân 1975 đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, đặt một dấu mốc vĩ đại và mở ra một thời kì mới trong lịch sử dân tộc - Đất nước thống nhất, non sông thu về một mối Đồng thời điều kiện lịch sử ấy cũng đưa tới một chặng đường mới của nền văn học Việt Nam Nền văn học Việt Nam vốn đồng hành và . 1: BIỂN ĐẢO VÀ THƠ VIẾT VỀ ĐỀ TÀI BIỂN ĐẢO 9 1.1. Biển đảo Việt Nam 9 1.2. Thơ viết về đề tài biển đảo 12 1.2.1. Thơ viết về biển đảo từ năm 1945 đến năm 1975 13 1.2.2. Thơ viết về biển đảo. NỘI-2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BÙI THỊ THU HUẾ THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI VIẾT VỀ BIỂN ĐẢO (KHẢO SÁT QUA MỘT SỐ TÁC GIẢ TIÊU BIỂU) . ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BÙI THỊ THU HUẾ THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI VIẾT VỀ BIỂN ĐẢO (KHẢO SÁT QUA MỘT SỐ TÁC GIẢ TIÊU BIỂU)

Ngày đăng: 06/07/2015, 16:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan