So sánh chính sách năng lượng ở Việt Nam và các nước lân cận

26 553 3
So sánh chính sách năng lượng ở Việt Nam và các nước lân cận

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận Môn học Quản lý bền vững các nguồn năng lượng GV: GS. TS. Lê Chí Hiệp MỤC LỤC MỤC LỤC 3 MỞ ĐẦU 5 PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ NĂNG LƯỢNG TẠI VIỆT NAM 7 1.1. Tình hình năng lượng Việt Nam 7 1.2. Nhận xét về lĩnh vực năng lượng Việt Nam 7 1.3. Hiện trạng sử dụng năng lượng tại Việt Nam 8 1.4. Quan điểm chính sách năng lượng Việt Nam 9 PHẦN 2: CHÍNH SÁCH NĂNG LƯỢNG CÁC QUỐC GIA TRONG VÙNG 10 2.1 CHÍNH SÁCH NĂNG LƯỢNG QUỐC GIA CỦA SINGAPORE 10 Chiến lược 1: Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh 10 Chiến lược 2: Đa dạng nguồn cung năng lượng 10 Chiến lược 3: Cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng 11 Chiến lược 4: Xây dựng ngành công nghiệp năng lượng và đầu tư nghiên cứu và phát triển năng lượng (R & D) 11 Chiến lược 5: Từng bước hợp tác quốc tế 12 Chiến lược 6: Xác định phương pháp tiếp cận cho cả chính phủ 12 2.2 CHÍNH SÁCH NĂNG LƯỢNG QUỐC GIA CỦA THÁI LAN 13 Tầm nhìn 13 Sứ mệnh 13 Mục tiêu: 13 Chiến lược: 14 Nhiệm vụ: 15 2.3 CHÍNH SÁCH NĂNG LƯỢNG QUỐC GIA CỦA MALAYSIA 17 Chính sách tại Malaysia hiện đang thực hiện: 19 2.4 CHÍNH SÁCH NĂNG LƯỢNG QUỐC GIA CỦA VIỆT NAM 19 Quan điểm về phát triển bền vững trong chiến lược, chính sách năng lượng Việt Nam: 20 Các hành động ưu tiên: 20 Đề xuất định hướng chiến lược phát triển bền vững năng lượng Việt Nam 22 Đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia 23 So sánh chính sách năng lượng ở Việt Nam và các nước lân cận 3 Tiểu luận Môn học Quản lý bền vững các nguồn năng lượng GV: GS. TS. Lê Chí Hiệp Sử dụng năng lượng hiệu quả và bảo tồn năng lượng 25 Phát triển nguồn năng lượng mới và tái tạo (NLM & TT) 26 PHẦN 3: KẾT LUẬN 27 So sánh chính sách năng lượng ở Việt Nam và các nước lân cận 4 Tiểu luận Môn học Quản lý bền vững các nguồn năng lượng GV: GS. TS. Lê Chí Hiệp MỞ ĐẦU Năng lượng có vai trò quyết định đến sự phát triển của xã hội loài người. Quốc gia nào tự chủ về năng lượng thì quốc gia đó sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ. Năng lượng chính là thước đo sự giàu có của nền kinh tế một quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay việc khai thác quá mức và ồ ạt các nguồn năng lượng đã làm cho nguồn năng lượng trở nên cạn kiệt. Bênh cạnh đó, việc sử dụng lãng phí nguồn năng lượng không những làm cho nguồn năng lượng cạn kiệt mà còn góp phần làm ảnh hưởng đến nền kinh tế đất nước vì những chi phí bỏ ra cho việc đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng và khắc phục những thiệt hại do việc phát thải CO2 ra môi trường là quá lớn. Bởi vì, nhu cầu sử dụng năng lượng càng cao, thì việc khai thác năng lượng sẽ gia tăng dẫn đến việc xả thải CO2 và các khí độc khác gây hủy hoại môi trường càng trầm trọng, nó gây ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của con người và gây ra hiệu ứng nhà kính. Trước thực trạng như thế, việc tìm ra các giải pháp để sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đang là vấn đề thời sự nóng bỏng, và là mối quan tâm lớn của các cơ quan chức năng và cộng đồng. Việc sử dụng năng lượng bền vững là một trong số những giải pháp cho sự phát triển bền vững và góp phần ứng phó tích cực đối với sự biến đổi khí hậu. Ở Việt Nam, vẫn có khoảng 3 triệu hộ gia đình nông thôn không được tiếp cận với các dịch vụ điện và phải phụ thuộc rất nhiều vào các lựa chọn thay thế. Việt Nam được ưu đãi với nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo dồi dào như thủy điện và năng lượng sinh khối bao gồm vỏ trấu và bã mía. Lúa và mía đường khu vực kinh tế được phát triển nhanh chóng trong vài năm qua và là nguồn nhiên liệu sinh khối tiềm năng và có thể trở thành một trong những lựa chọn tốt nhất cho các hệ thống năng lượng phân phối tại Việt Nam. Mặc dù mức tiêu thụ đầu người của điện lực tại Việt Nam thấp nhất ở Đông Nam Á, trong nhiều năm qua đã có sự gia tăng căng thẳng về nhu cầu .Là một nước đang phát triển, Việt Nam đang tích lũy kinh nghiệm trong các lĩnh vực hoạt động. Việt Nam cũng có hệ thống cung cấp điện cũ kỹ hàng chục năm, tuy nhiên chưa được đầu tư và phát triển đúng mức. So sánh chính sách năng lượng ở Việt Nam và các nước lân cận 5 Tiểu luận Môn học Quản lý bền vững các nguồn năng lượng GV: GS. TS. Lê Chí Hiệp Một trong những rào cản chính để thực hiện các dự án phát điện thành công được xác định là thiếu các mô hình kinh doanh thương mại trong ngành điện, thiếu hỗ trợ của Chính phủ để thúc đẩy hiệu quả công nghệ năng lượng và tài trợ cho các dự án như vậy. Hiện tại Việt Nam không xác định rõ ràng về chính sách năng lượng và năng lượng tái tạo hiệu quả cũng như phân định các cơ quan và các chương trình quản lý liên quan đến năng lượng. Tất cả các hoạt động liên quan đến nghiên cứu chính sách năng lượng thuộc trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ. Mục tiêu của tiểu luận nhằm so sách các giải pháp và chính sách năng lượng ở Việt Nam và các nước lân cận cụ thể như Thái Lan, Singapore, Malaysia và từ đó đề xuất ý kiến cá nhân người viết về các định hướng tương lai. So sánh chính sách năng lượng ở Việt Nam và các nước lân cận 6 Tiểu luận Môn học Quản lý bền vững các nguồn năng lượng GV: GS. TS. Lê Chí Hiệp PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ NĂNG LƯỢNG TẠI VIỆT NAM 1.1. Tình hình năng lượng Việt Nam • Năm 2005 − Cường độ năng lượng: 500 kgOE/1000 USD; − Tiêu thụ năng lượng trên đầu người: 250 kg TOE/năm; − Tiêu thụ điện năng trên đầu người: 540 kWh/năm. • Năm 2009 − Cường độ năng lượng: 650 kgOE/1000 USD; − Tiêu thụ năng lượng trên đầu người: 350 kg TOE/năm; − Tiêu thụ điện năng trên đầu người: 950 kWh/năm. STT NGUỒN NĂNG LƯỢNG KHAI THÁC ĐỂ SX ĐIỆN NĂNG 1 Than: 3,88 tỷ tấn 6-8 triệu tấn 2 Dầu: 2,3 tỷ tấn (615-957 tỷ tấn proven) 3 Khí: 1.207-1.507 tỷ m 3 (600 tỷ m 3 proven) 12 tỷ m 3 4 Thủy điện: 50-70 tỷ kWh 50-60 tỷ kWh 5 Quặng Uranium: 218.167 MT U3 6 Nguồn địa nhiệt: 200-400 MW 7 Năng lượng sinh khối: 43-46 TOE/năm 1.2. Nhận xét về lĩnh vực năng lượng Việt Nam − Tiêu thụ năng lượng đầu người thấp; − Sử dụng năng lượng tiết kiệm cả phía nhu cầu và cung cấp đều thấp, cường độ năng lượng cao; − Hệ số đàn hồi năng lượng khoảng 1,46; − Cường độ năng lượng trong ngành công nghiệp là: 600-700 kgOE/1000 USD; So sánh chính sách năng lượng ở Việt Nam và các nước lân cận 7 Tiểu luận Môn học Quản lý bền vững các nguồn năng lượng GV: GS. TS. Lê Chí Hiệp − Môi trường chưa hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài và tư nhân vào lĩnh vực năng lượng; − Giá năng lượng chưa hợp lý khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; − Đầu tư không đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng cho sự phát triển của nền kinh tế. 1.3. Hiện trạng sử dụng năng lượng tại Việt Nam Theo số liệu của Bộ Công thương, tỉ lệ tăng trưởng nhu cầu năng lượng ở Việt Nam hiện tăng ở mức gấp đôi so với tỉ lệ tăng trưởng GDP. Trong khi đó, ở các nước phát triển, tỉ lệ này chỉ ở mức dưới 1. Tiêu thụ năng lượng của Việt Nam ngày càng gia tăng, gấp gần 5 lần trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2004 (từ mức 4,21 triệu tấn dầu qui đổi lên 19,55 triệu tấn theo thứ tự), với một mức tăng trung bình hằng năm trong giai đoạn này là 11,7%/năm. Dự kiến, Việt Nam sẽ trở thành nước nhập khẩu năng lượng từ năm 2015. Căn cứ vào cơ cấu tiêu thụ năng lượng có thể thấy nhu cầu năng lượng ở nước ta đang tăng khá nhanh. Nếu lấy số liệu so sánh trong khoảng thời gian giữa 2 năm 1990 và năm 2007, thì tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng đã tăng từ 16,76 triệu tấn dầu qui đổi (TOE) lên 40,75 triệu TOE, trong đó tiêu thụ than tăng từ 7,9% lên 14,9%; xăng dầu tăng từ 14,8% lên 34,4%; khí đốt tăng từ 0,03% lên 1,33%; điện tăng từ 3,2% lên 12,9%. Trong khi đó, tình trạng lãng phí năng lượng lại rất lớn và hiệu quả sử dụng năng lượng còn rất thấp. Cụ thể, trong khâu sản xuất ra năng lượng, hiệu suất sử dụng năng lượng tại các nhà máy nhiệt điện chỉ đạt 28 - 32% (thấp hơn mức thế giới 10%), hiệu suất các lò hơi công nghiệp chỉ đạt chừng 60% (thấp hơn mức trung bình của thế giới khoảng 20%). Trong khâu tiêu thụ năng lượng, tình hình sử dụng năng lượng kém hiệu quả càng trầm trọng. Trong sản xuất công nghiệp (hộ tiêu thụ lớn nhất, chiếm hơn 50% số năng lượng phát ra), tỷ suất năng lượng tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm cao hơn nhiều không chỉ so với các nước tiên tiến, mà so cả với những nước trong khu vực. Theo tính toán cường độ năng lượng trong công nghiệp của nước ta cao hơn Thái Lan và Malaysia khoảng 1,5 đến 1,7 lần (nghĩa là để làm ra một giá trị sản phẩm như nhau, nước ta phải dùng nhiều hơn họ gấp 1,5 đến 1,7 lần năng lượng). Ví dụ để sản xuất 1 tấn thép từ quặng, các nhà máy thép của ta cần 11,32 - 13,02 triệu Kcal thì các nước tiến tiến chỉ cần 4 triệu Kcal, tái chế thép phế liệu, ta cần 2,82 triệu Kcal, thế giới chỉ cần 2 triệu Kcal. So sánh chính sách năng lượng ở Việt Nam và các nước lân cận 8 Tiểu luận Môn học Quản lý bền vững các nguồn năng lượng GV: GS. TS. Lê Chí Hiệp Việc sử dụng năng lượng thiếu hiệu quả và lãng phí chính là tiềm năng tiết kiệm năng lượng (TKNL) khi được đưa vào nề nếp. Theo những điều tra tính toán của Bộ Công Thương, ở các ngành công nghiệp nặng (xi măng, sắt thép, hóa chất, sành sứ ), công nghiệp nhẹ (sản xuất hàng tiêu dùng), công nghiệp thực phẩm (đông lạnh, chế biến) tiềm năng TKNL có thể lên tới trên 20%, các lĩnh vực xây dựng dân dụng, giao thông vận tải có thể lên tới trên 30%. Khu vực sinh hoạt và dịch vụ có tiềm năng tiết kiệm cũng không nhỏ do tình hình lãng phí năng lượng đang rất phổ biến. Việc sử dụng năng lượng không hiệu quả có nhiều nguyên nhân như công nghệ lạc hậu, các thiết bị sản xuất cũ kỹ và chậm đổi mới, tỷ lệ hao hụt quá nhiều trong khâu chuyển tải. Công tác quản lý việc sử dụng năng lượng trong doanh nghiệp chưa được chú ý đúng mức và một điều rất quan trọng là sự thiếu hiểu biết, chưa có ý thức tiết kiệm năng lượng ở mỗi tổ chức, cá nhân trong xã hội. 1.4. Quan điểm chính sách năng lượng Việt Nam − Khai thác đa dạng, hợp lý và có hiệu quả nguồn tài nguyên trong nước, kết hợp với xuât khẩu hợp lý trên cơ sở giảm dần tiến đến không xuất khẩu nhiên liệu sơ cấp, đáp ứng nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn nhiên liệu và bảo đảm an ninh năng lượng cho tương lai. − Phát triển các công trình mới đồng thời với việc cải tạo, nâng cấp các công trình cũ. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các khâu từ sản xuất đến truyền tải, chế biến và sử dụng năng lượng. − Phát triển năng lượng đi đôi với bảo tồn tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững ngành năng lượng. − Từng bước hình thành thị trường năng lượng cạnh tranh, đa dạng hóa phương thức đầu tư và kinh doanh trong ngành năng lượng. Nhà nước chỉ giữ độc quyền những khâu then chốt để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. − Đẩy mạnh chương trình năng lượng nông thôn. Nghiên cứu phát triển các dạng năng lượng mới cà tái tạo để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng năng lượng, đặc biệt đối với các hải đảo, vùng sâu, vùng xa. − Phát triển nhanh ngành năng lượng theo hướng đồng bộ, hiệu quả, trên cơ sở phát huy nguồn nội lực kết hợp với mở rộng hợp tác quốc tế. So sánh chính sách năng lượng ở Việt Nam và các nước lân cận 9 Tiểu luận Môn học Quản lý bền vững các nguồn năng lượng GV: GS. TS. Lê Chí Hiệp − Phát triển dựa trên cơ sở sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng mỗi miền; đảm bảo cung cấp đầy đủ, liên tục, an toàn cho nhu cầu năng lượng tất cả các vùng trong toàn quốc. − Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển nguồn điện trên cơ sở tiềm năng năng lượng sẵn có ở Việt Nam, hạn chế phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu. PHẦN 2: CHÍNH SÁCH NĂNG LƯỢNG CÁC QUỐC GIA TRONG VÙNG 2.1 CHÍNH SÁCH NĂNG LƯỢNG QUỐC GIA CỦA SINGAPORE Với mục tiêu rõ ràng, việc xây dựng chính sách năng lượng được Bộ Thương mại và Công nghiệp (MTI) Singapore xây dựng phát triển thành một khuôn khổ chính sách năng lượng quốc gia, qua đó phấn đấu duy trì sự cân bằng giữa các mục tiêu chính sách kinh tế, khả năng cạnh tranh, an ninh năng lượng và tính bền vững môi trường. Để đáp ứng mục tiêu về tăng trưởng kinh tế trong khi bảo vệ an ninh năng lượng và môi trường tự nhiên, Singapore tập trung xây dựng dựa trên sáu chiến lược chính: Chiến lược 1: Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh Singapore cam kết thúc đẩy thị trường cạnh tranh. Điều này sẽ giúp giữ giá năng lượng hợp lý và đảm bảo khả năng cạnh tranh kinh tế của họ. Thị trường hóa ngành điện và các khí đốt, và cho phép mở rộng thị trường bán lẻ điện. Nếu gặp thất bại tại thị trường, họ sẽ điều chỉnh và áp đặt các tiêu chuẩn, quy định. Khuyến khích khu vực tư nhân đổi mới và từ đó đạt được mục tiêu an ninh. năng lượng. Chiến lược 2: Đa dạng nguồn cung năng lượng Là 1 quốc gia không có tài nguyên, việc đa dạng hóa nguồn cung năng lượng sẽ giúp bảo vệ họ chống lại sự gián đoạn nguồn cung cấp, tăng giá và áp lực từ các nguồn cung cấp. Trong thị trường cạnh tranh, các công ty tự sẽ có các So sánh chính sách năng lượng ở Việt Nam và các nước lân cận 10 Tiểu luận Môn học Quản lý bền vững các nguồn năng lượng GV: GS. TS. Lê Chí Hiệp biện pháp đa dạng hóa nguồn cung, giảm rủi ro của họ. Vai trò của Chính phủ Singapre là tạo ra một khung mở và linh hoạt cho phép việc đa dạng hóa nguồn cung diễn ra thuận lợi. Đối với Singapore, cũng có những thách thức thực tế để đa dạng hoá do thủy điện, năng lượng hóa thạch và gió không có sẵn, trong khi năng lượng hạt nhân là không khả thi do đất nước nhỏ. Năng lượng mặt trời và than có, nhưng rào cản chi phí về công nghệ và môi trường là không nhỏ. Tuy nhiên, Singapore không xác định các loại hình năng lượng chủ lực do quan điểm công nghệ cải thiện nguồn năng lượng, loại hình không khả thi đối với Singapore ngày hôm nay có thể trở thành lựa chọn khả thi tương lai. Chiến lược 3: Cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng Nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng là một chiến lược quan trọng, qua đó có đạt được tất cả ba mục tiêu của chính sách năng lượng của Singapore. Sử dụng tối thiểu năng lượng để có được cùng một sản lượng sẽ giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng và tăng cường an ninh năng lượng, trong khi giảm chi phí kinh doanh, ô nhiễm và phát thải CO2. Chính phủ đã ban hành một hệ thống sử dụng hiệu quả năng lượng văn phòng (E2PO) và áp dụng toàn quốc gia. Kế hoạch sử dụng năng lượng hiệu quả được gọi là năng lượng hiệu quả Singapore (E2 Singapore). Chiến lược 4: Xây dựng ngành công nghiệp năng lượng và đầu tư nghiên cứu và phát triển năng lượng (R & D) Singapore xác định sẽ biến thách thức thành cơ hội xây dựng ngành công nghiệp năng lượng bởi vị trí nền kinh tế của họ trên thế giới, đồng thời để đáp ứng nhu cầu gia tăng toàn cầu và khu vực về năng lượng. Họ dự định tăng công suất lọc dầu để củng cố vị thế là trung tâm dầu hàng đầu của châu Á, đồng thời mở rộng phạm vi kinh doanh các sản phẩm năng lượng bao gồm khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), nhiên liệu sinh học và mua bán quyền phát thải carbon. Họ cũng định hướng phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo, bao gồm năng lượng mặt trời, nhiên liệu sinh học và các tế bào nhiên liệu. Việc đẩy mạnh khả năng nghiên cứu và phát triển (R & D) nhằm hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp năng lượng ở khu vực này, cũng sẽ cho phép họ phát triển các giải pháp nhằm giải quyết nhu cầu năng lượng của Singapore. So sánh chính sách năng lượng ở Việt Nam và các nước lân cận 11 Tiểu luận Môn học Quản lý bền vững các nguồn năng lượng GV: GS. TS. Lê Chí Hiệp Chiến lược 5: Từng bước hợp tác quốc tế Với diện tích đất hạn hẹp và sự phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng, điều quan trọng trong chính sách năng lượng của họ bao gồm nỗ lực thúc đẩy hợp tác quốc tế và khu vực về các lợi ích năng lượng hơn nữa. Để tăng cường an ninh năng lượng, Singapore tiếp tục tích cực tham gia các sáng kiến khác nhau liên quan đến năng lượng tại các diễn đàn lớn, bao gồm các Hiệp hội của các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tổ chức hợp tác kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS). Các hoạt động chống biến đổi khí hậu cần phải được thực hiện tại cấp quốc tế, do đó Singapore cũng tham gia tích cực vào Công ước khung Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC), cũng như tham gia thảo luận quốc tế về biến đổi khí hậu tại các diễn đàn khác. Chiến lược 6: Xác định phương pháp tiếp cận cho cả chính phủ Sự phức tạp gia tăng và tầm quan trọng trong chiến lược của chính sách năng lượng đòi hỏi nỗ lực của toàn chính phủ. Kết nối các cơ quan trong việc xây dựng chính sách năng lượng của Singapore bắt đầu với sự hình thành của các EPG trong tháng ba năm 2006. EPG đóng vai trò của xây dựng và phối hợp chính sách năng lượng và chiến lược của Singapore. Ngoài sự phát triển chính sách năng lượng quốc gia theo khuôn khổ sáu chiến lược nêu trên, các EPG nghiên cứu một loạt các vấn đề năng lượng bao gồm các lĩnh vực năng lượng và giao thông; hiệu quả năng lượng, biến đổi khí hậu, ngành công nghiệp năng lượng, năng lượng R &D; và thu hút các đối tác quốc tế đầu tư vào lĩnh vực năng lượng. Việc điều chỉnh bộ máy cũng được thực hiện, chẳng hạn như việc thành lập Phòng năng lượng mới trong MTI, việc mở rộng thị trường năng lượng Authority (EMA), và chương trình tạo ra năng lượng sạch cho Văn phòng (CEPO). Chính phủ cũng đã thành lập Viện Nghiên cứu Năng lượng (ESI) tại Đại học Quốc gia Singapore (NUS) để thúc đẩy và phát triển nghiên cứu định hướng chính sách về kinh tế, môi trường và quan hệ quốc tế trong các lĩnh vực năng lượng, cũng như góp phần vào đối thoại năng lượng và hợp tác trong khu vực. So sánh chính sách năng lượng ở Việt Nam và các nước lân cận 12 [...]... kịp thời và rộng rãi; So sánh chính sách năng lượng ở Việt Nam và các nước lân cận 18 Tiểu luận Môn học Quản lý bền vững các nguồn năng lượng GV: GS TS Lê Chí Hiệp 2 Hỗ trợ việc xây dựng và thực hiện các chính sách năng lượng và các sáng kiến để duy trì chiến lược tăng trưởng quốc gia; 3 thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng trong tất cả các thành phần kinh tế; 4 Phối hợp và linh... Uỷ ban về chính sách năng lượng chính (CEPA), thủ trưởng được bổ nhiệm theo Luật NEPC và của Bộ trưởng Bộ Năng lượng, cơ quan chính phủ đóng vai trò là thành viên Ủy So sánh chính sách năng lượng ở Việt Nam và các nước lân cận 15 Tiểu luận Môn học Quản lý bền vững các nguồn năng lượng GV: GS TS Lê Chí Hiệp ban CEPA là để hỗ trợ cho việc kiểm tra công việc liên quan đến quản lý năng lượng và phát triển... đẩy bảo tồn năng lượng và hiệu quả năng lượng, theo các nhiệm vụ được cho phép sau: 1 Đề xuất chính sách năng lượng và các kế hoạch quản lý và phát triển năng lượng của đất nước; 2 Đưa ra các biện pháp về bảo tồn năng lượng và nguồn năng lượng thay thế, và xác định khuôn khổ phân bổ ngân sách cho việc bảo tồn năng lượng và phát huy năng lượng thay thế; 3 Chỉ định các biện pháp để giải quyết và ngăn ngừa... năng lượng Việt Nam trong những năm qua đã có những thành tựu đáng kể trong việc cung cấp năng lượng cho sự phát triển KT-XH của đất nước Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là một nước có mức sản xuất và tiêu thụ năng lượng tính So sánh chính sách năng lượng ở Việt Nam và các nước lân cận 27 Tiểu luận Môn học Quản lý bền vững các nguồn năng lượng GV: GS TS Lê Chí Hiệp theo đầu người thấp Phát triển năng lượng. .. nguồn cung năng lượng phù hợp với thực tế So sánh chính sách năng lượng ở Việt Nam và các nước lân cận 13 Tiểu luận Môn học Quản lý bền vững các nguồn năng lượng GV: GS TS Lê Chí Hiệp năng lượng quốc gia và thế giới, qua đó đảm bảo an toàn năng lượng và tăng cường cung cấp năng lượng với giá cả phù hợp cho đất nước; 2 Phát triển mạng lưới điều phối, và khuyến khích sự tham gia của tất cả các bên liên... trình Nghị sự 21 So sánh chính sách năng lượng ở Việt Nam và các nước lân cận 19 Tiểu luận Môn học Quản lý bền vững các nguồn năng lượng GV: GS TS Lê Chí Hiệp của VN) Đây là chiến lược khung gồm các định hướng lớn, làm cơ sở pháp lý cho việc xây dựng chiến lược và chính sách phát triển năng lượng quốc gia Quan điểm về phát triển bền vững trong chiến lược, chính sách năng lượng Việt Nam: Việc đánh giá... sách năng lượng khác nhau bao gồm Chính sách năng lượng quốc gia (1979), Chính sách suy giảm năng lượng và nhiên liệu (1980), Chính sách đa dạng hóa (1981 & 1999), trong khi các chương trình năng lượng khác nhau liên quan là năng lượng tái tạo và chương trình hiệu quả năng lượng Chính sách năng lượng quốc gia có ba mục tiêu chính 1 Mục tiêu chính đầu tiên là đảm bảo đầy đủ, an toàn và hiệu quả năng lượng. .. trong việc phát triển các chính sách và biện pháp về khía cạnh môi trường và an toàn liên quan tới năng lượng; 4 Tăng tốc độ tinh giản hệ thống quản lý và tăng cường phát triển hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng; 5 Tăng cường sự tham gia của tất cả các bên liên quan và cải thiện mạng lưới hợp tác năng lượng quốc gia; So sánh chính sách năng lượng ở Việt Nam và các nước lân cận 14 Tiểu luận Môn... dân So sánh chính sách năng lượng ở Việt Nam và các nước lân cận 20 Tiểu luận Môn học Quản lý bền vững các nguồn năng lượng GV: GS TS Lê Chí Hiệp - Nâng cao chất lượng giáo dục - Mở rộng và nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế 3 Tài nguyên thiên nhiên và môi trường: - Chống thoái hóa đất - Bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên nước - Bảo vệ môi trường biển và phát triển tài nguyên biển - Bảo vệ và phát... nguồn năng lượng sạch, gần như vô tận, sử dụng phổ biến ở quy mô gia đình, có sẵn ở mọi nơi So sánh chính sách năng lượng ở Việt Nam và các nước lân cận 22 Tiểu luận Môn học Quản lý bền vững các nguồn năng lượng GV: GS TS Lê Chí Hiệp 4 Chủ động hội nhập quá trình phát triển năng lượng quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, bảo vệ độc lập tự chủ, bảo đảm nhu cầu năng lượng và bảo . Xúc tiến quảng bá và phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc phát triển các chính sách và biện pháp về khía cạnh môi trường và an toàn liên quan tới năng lượng; 4. Tăng tốc độ tinh giản. lượng tái tạo hiệu quả cũng như phân định các cơ quan và các chương trình quản lý liên quan đến năng lượng. Tất cả các hoạt động liên quan đến nghiên cứu chính sách năng lượng thuộc trách nhiệm. tiêu thụ năng lượng có thể thấy nhu cầu năng lượng ở nước ta đang tăng khá nhanh. Nếu lấy số liệu so sánh trong khoảng thời gian giữa 2 năm 1990 và năm 2007, thì tổng tiêu thụ năng lượng cuối

Ngày đăng: 06/07/2015, 13:21

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU

  • PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ NĂNG LƯỢNG TẠI VIỆT NAM

    • 1.1. Tình hình năng lượng Việt Nam

    • 1.2. Nhận xét về lĩnh vực năng lượng Việt Nam

    • 1.3. Hiện trạng sử dụng năng lượng tại Việt Nam

    • 1.4. Quan điểm chính sách năng lượng Việt Nam

    • PHẦN 2: CHÍNH SÁCH NĂNG LƯỢNG CÁC QUỐC GIA TRONG VÙNG

      • 2.1 CHÍNH SÁCH NĂNG LƯỢNG QUỐC GIA CỦA SINGAPORE

      • Chiến lược 1: Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh

      • Chiến lược 2: Đa dạng nguồn cung năng lượng

      • Chiến lược 3: Cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng

      • Chiến lược 4: Xây dựng ngành công nghiệp năng lượng và đầu tư nghiên cứu và phát triển năng lượng (R & D)

      • Chiến lược 5: Từng bước hợp tác quốc tế

      • Chiến lược 6: Xác định phương pháp tiếp cận cho cả chính phủ

      • 2.2 CHÍNH SÁCH NĂNG LƯỢNG QUỐC GIA CỦA THÁI LAN

      • Tầm nhìn

      • Sứ mệnh

      • Mục tiêu:

      • Chiến lược:

      • Nhiệm vụ:

      • 2.3 CHÍNH SÁCH NĂNG LƯỢNG QUỐC GIA CỦA MALAYSIA

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan