Tài liệu thi công chức xã, Chuyên đề TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ

8 426 1
Tài liệu thi công chức xã, Chuyên đề TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chuyên đề 3: TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ I. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ 1. Vị, trí, vai trò của Hội đồng nhân dân xã trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Hội đồng nhân dân (HĐND) xã là cơ quan quyền lực nhà nước ở cơ sở, đồng thời là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân ở địa phương. Hội đồng nhân dân xã quyết định mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, an toàn xã hội tại cơ sở; quyết định trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, xã hội và đời sống; quyết định đối với việc thực hiện chính sách dân tộc và tôn giáo, quyết định trong lĩnh vực thi hành pháp luật, quyết định trong lĩnh vực xây dựng chính quyền địa phương và quản lý địa giới hành chính; bầu và phê chuẩn các chức danh hành chính theo luật định. Đó những công việc mà xã, phường, thị trấn được phân cấp và những việc đáp ứng yêu cầu tự quản của cộng đồng dân cư ở cơ sở. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, vai trò của Hội đồng nhân dân được tăng cường đổi mới nhằm đáp ứng điều kiện thực tiễn, thể hiện cụ thể trong các hoạt động sau: - Giám sát hoạt động của cơ quan hành chính và những công việc do cấp trên thực hiện trên địa bàn, nhất là việc sử dụng đất đai, quỹ công, tài sản công, kể cả các quỹ do dân đóng góp, bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn. - Các đại biểu Hội đồng nhân dân, ngoài việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong các kỳ họp Hội đồng, còn được phân công tham gia các hoạt động thường xuyên, gắn bó với dân như tổ chức giám sát của Hội đồng nhân dân, của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, Ban thanh tra nhân dân, tổ hoà giải, các tổ chức tự quản của dân 2. Vị trí, vai trò của Ủy ban nhân dân xã trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Ủy ban nhân dân xã là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân cùng cấp, là cơ quan hành chính ở địa phương, có nhiệm vụ thực hiện quản lý nhà nước một cách toàn diện trên địa bàn xã, tổ chức thực hiện nghị quyết và quyết định của Hội đồng nhân dân cùng cấp. Vai trò của Ủy ban nhân dân xã trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thể hiện trong các nội dung: - Hướng dẫn việc thực hiện, chương trình, kế hoạch, đề án khuyến khích phát triển nông, lâm, ngư nghiệp theo quy định của cấp trên. Tổ chức thực hiện các biện pháp ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ để phát triển sản xuất, hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi trong sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch chung. Mỗi xã có một công chức chuyên trách về nông nghiệp và phát triển nông thôn. Hình thành các Ban nông nghiệp ở cấp xã có từ 4 - 6 nhân viên trên các lĩnh vực: khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y, kiểm lâm. - Đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ công chức xã và thực hiện chế độ bổ nhiệm có thời hạn. Tiếp tục đổi mới cải cách hành chính, giảm bớt phiền hà cho người dân, đẩy mạnh phân cấp và tạo điều kiện cho chính quyền cấp xã hoạt động có hiệu quả. Bước sang giai đoạn mới nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta có nhiều thời cơ mới, những cũng phải đối phó với những thách thức cả trong nước và quốc tế. Ở trong nước, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang được đẩy mạnh nền kinh tế phát triển năng động tạo điều kiện thuận lợi về vốn, thị trường, dịch vụ cho nông nghiệp, nông thôn nhưng lại tranh chấp đất đai và nguồn lực khác, tạo ra nguy cơ làm cho nông thôn tụt hậu. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển khoa học công nghệ, khủng hoảng lương thực và năng lượng toàn cầu tuy đem lại cơ hội để nông nghiệp nước ta tiếp cận với thị trường, nguồn vốn, công nghệ mới nhưng cũng làm gia tăng áp lực cạnh tranh, biến động thị trường. Thời cơ và thách thức trên đặt ra vấn đề phải giải quyết đồng bộ có hiệu quả các vấn đề về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, củng cố phát triển hệ thống chính trị ở nông thôn tạo cơ sở để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, thực hiện thành công mục tiêu đưa nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp vào năm 2020. II. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ 1. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân xã Điều 119 Hiến pháp năm 1992 quy định rằng “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở cấp xã, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân cấp xã, do nhân dân cấp xã bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân cấp xã và nhà nước cấp trên”. Hội đồng nhân dân thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn theo qui định của Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Trung ương, đồng thời phát huy quyền chủ động sáng tạo của cấp xã. Với phương thức hoạt động chính là các kỳ họp, Hội đồng nhân dân có quyền ra nghị quyết về những vấn đề của cấp xã và thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước khác ở cấp xã trong việc tuân theo pháp luật. Về cơ cấu, Hội đồng nhân dân cấp xã được hình thành bởi các đại biểu do nhân dân trong xã, phường, thị trấn bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân trong xã (phường, thị trấn), tuyên truyền, vận động nhân dân và gương mẫu thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước, động viên nhân dân tham gia các hoạt động quản lý nhà nước. Hội đồng nhân dân cấp xã có Thường trực Hội đồng nhân dân. Đây là cơ quan thường trực của Hội đồng nhân dân giữa hai kỳ họp, do Hội đồng nhân dân bầu ra tại kỳ họp đầu tiên của mỗi khóa Hội đồng. Thành viên thường trực Hội đồng nhân dân không thể đồng thời là thành viên của Ủy ban nhân dân cùng cấp. 2. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân xã Cơ cấu của Ủy ban nhân dân xã theo luật định gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên. Chủ tịch Ủy ban nhân dân phải là Đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp. Ủy ban nhân dân cấp xã do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra theo nguyên tắc bỏ phiếu kín. Theo pháp luật hiện hành, số thành viên Ủy ban nhân dân cấp xã được qui định như sau: - Đối với xã đồng bằng, trung du có dân số dưới 8000 người thì số thành viên Ủy ban nhân dân là 03 người, gồm 01 Chủ tịch, 01 Phó Chủ tịch và 01 Ủy viên. Các thay đổi về số lượng phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phê chuẩn. - Đối với xã đồng bằng, trung du có dân số từ 8000 người trở lên và xã biên giới thì số thành viên Ủy ban nhân dân là 05 người, gồm 01 Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch và 02 Ủy viên. Ủy ban nhân dân xã không có các cơ cấu trực thuộc mà chỉ có các chức danh chuyên trách để phụ trách các mảng công việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã. Các mảng công việc đó là: công an; quân sự; văn phòng - thống kê; địa chính - xây dựng; tài chính - kế toán; tư pháp - hộ tịch; văn hóa - xã hội. III. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ 1. Cơ chế hoạt động của Hội đồng nhân dân xã Hội đồng nhân dân xã chủ yếu hoạt động thông qua các kỳ họp. Tại kỳ họp, Hội đồng nhân dân bàn bạc và quyết định những vấn đề được nêu ra trong chương trình nghị sự, quyết định các biện pháp để thi hành các quyết định, chỉ thị, pháp luật của Nhà nước ở xã, thực hiện quyền giám sát thực thi pháp luật và nghị quyết của Hội đồng nhân dân. Hội đồng nhân dân họp mỗi năm 2 kỳ và có thể có những cuộc họp chuyên đề hoặc họp bất thường. Ủy ban nhân dân có trách nhiệm cùng Thường trực Hội đồng nhân dân chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Hội đồng nhân dân xã. Trừ trường hợp ngoại lệ, Hội đồng nhân dân xã họp công khai. Một dung quan trọng của các kỳ họp Hội đồng nhân dân là thực hiện quyền chất vấn của các đại biểu Hội đồng nhân dân đối với Ủy ban nhân dân, các thành viên Ủy ban nhân dân xã. Các quyết định của Hội đồng nhân dân được thông qua dưới hình thức nghị quyết. Nghị quyết phải được quá bán tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân tán thành. Nghị quyết Hội đồng nhân dân xã đề ra chủ trương, biện pháp, thời gian thực hiện và trách nhiệm các cơ quan, đơn vị thực hiên nghị quyết đó. Nghị quyết Hội đồng nhân dân xã có hiệu lực sau khi được thông qua hoặc được Thường trực Hội đồng nhân dân hay Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phê chuẩn. Thường trực Hội đồng nhân dân xã có các hoạt động sau đây: - Triệu tập và chủ tọa các kỳ họp Hội đồng nhân dân; - Đôn đốc, kiểm tra Ủy ban nhân dân xã và các cơ quan nhà nước khác ở xã trong việc thực thi các nghị quyết của Hội đồng nhân dân; - Xem xét tình hình giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân, tiếp dân, tổng hợp ý kiến, nguyện vọng của nhân dân để báo các với Hội đồng nhân dân tại các kỳ họp; - Tổng hợp các chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân để báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp; - Giữ mối liên hệ với các đại biểu Hội đồng nhân dân xã, với Thường trực Mặt trận Tổ quốc xã; - Báo cáo về hoạt động của Hội đồng nhân dân xã lên Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện. Thường trực Hội đồng nhân dân xã làm việc theo nguyên tắc tập thể, mỗi tháng họp ít nhất một lần, có thể họp bất thường. 2. Cơ chế hoạt động của Ủy ban nhân dân xã Hoạt động của Ủy ban nhân dân xã dựa trên nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, kết hợp với chế độ thủ trưởng. Chủ tịch Ủy ban nhân dân là người chịu trách nhiệm chính trong việc lãnh đạo và điều hành hoạt động của Ủy ban nhân dân. Các vấn đề Ủy ban nhân dân xã phải thảo luận tập thể và quyết định theo đa số là: - Chương trình làm việc của Ủy ban nhân dân; - Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; dự toán ngân sách xã, quyết toán ngân sách hàng năm và quỹ dự trữ của xã trình Hội đồng nhân dân xã quyết định; - Kế hoạch đầu tư, xây dựng các công trình trọng điểm ở xã trình Hội đồng nhân dân xã quyết định; - Các biện pháp thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã về kinh tế - xã hội, thông qua báo cáo của Ủy ban nhân dân xã trước khi trình trình Hội đồng nhân dân xã; - Đề án thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính ở xã. Ủy ban nhân dân xã họp ít nhất mỗi tháng một lần. Các quyết định của Ủy ban nhân dân xã phải được ít nhất quá nửa thành viên Ủy ban nhân dân xã tán thành. Hình thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân xã là quyết định và chỉ thị. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thay mặt ký xác nhận. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là người lãnh đạo, điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn luật định, cùng với tập thể Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm về hoạt động của Ủy ban nhân dân trước Hội đồng nhân dân xã và cơ quan nhà nước cấp trên. Chủ tịch Ủy ban nhân dân phân công công tác cho các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các thành viên khác của Ủy ban nhân dân. Những cán bộ, công chức này chịu trách nhiệm trước Chủ tịch về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao. - Cá nhân Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có những nhiệm vụ quyền hạn sau: + Lãnh đạo công tác của Ủy ban nhân dân xã, các thành viên của Ủy ban nhân dân, bộ phận chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân xã; + Đôn đốc công tác của các bộ phận chuyên môn thuộc Uỷ ban trong thực hiện Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã; + Quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã, trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của tập thể Ủy ban nhân dân giải quyết; + Áp dụng các biện pháp nhằm cải tiến lề lối làm việc, quản lý, điều hành bộ máy hành chính xã hoạt động có hiệu quả; + Ngăn ngừa và đấu tranh chống các hành vi quan liêu, hách dịch, cửa quyền, vô trách nhiệm, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực khác trong bộ máy chính quyền xã. + Tổ chức việc tiếp dân, xét, giải quyết kiến nghị, khiếu nại tố cáo của nhân dân theo quy định của pháp luật. + Triệu tập và chủ toạ các phiên họp của Ủy ban nhân dân xã; bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức ở xã. + Chỉ đạo và áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng chống thiên tai, cháy nổ, dịch bệnh, an ninh, trật tự và báo cáo Ủy ban nhân dân xã trong kỳ họp gần nhất. Trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân ra quyết định, chỉ thị. CÂU HỎI THẢO LUẬN Câu 1: Anh, chị hãy trình bày cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Câu 2: Anh, chị hãy phân tích các hình thức hoạt động của Hội đồng nhân dân xã. Hình thức hoạt động nào là quan trọng nhất? Tại sao? TÀI LIỆU THAM KHẢO - Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi năm 2001). - Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2003 - Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH 11 ngày 02/4/2005 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội khoá XI ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân. - Quyết định số 77/2006/QĐ-TTg ngày 13/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy chế làm việc mẫu của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. . Chuyên đề 3: TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ I. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ 1. Vị, trí, vai trò của Hội đồng nhân dân xã trong. ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ 1. Cơ chế hoạt động của Hội đồng nhân dân xã Hội đồng nhân dân xã chủ yếu hoạt động thông qua các kỳ họp. Tại kỳ họp, Hội đồng nhân dân bàn bạc và. tiên của mỗi khóa Hội đồng. Thành viên thường trực Hội đồng nhân dân không thể đồng thời là thành viên của Ủy ban nhân dân cùng cấp. 2. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân xã Cơ cấu của Ủy ban nhân

Ngày đăng: 06/07/2015, 11:24

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chuyên đề 3:

  • TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

  • VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ

  • CÂU HỎI THẢO LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan