Luận văn thạc sĩ Giải pháp mở rộng hoạt động nhận tiền gửi tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam -chi nhánh Đà Nẵng (full)

87 838 1
Luận văn thạc sĩ Giải pháp mở rộng hoạt động nhận tiền gửi tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam -chi nhánh Đà Nẵng (full)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Đặng Thị Hoàng Anh ii MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 Trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện, luận văn dựa trên cơ sở vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng kết hợp với các phương pháp như: 2 CHƯƠNG I 5 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG 5 NHẬN TIỀN GỬI CỦA NHTM 5 1.1. NGUỒN VỐN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM 6 1.1.1. Vốn chủ sở hữu 6 1.1.2. Vốn huy động từ nhận tiền gửi 7 1.1.3. Vốn đi vay (Phi tiền gửi) 8 1.1.4. Vốn nhận ủy thác đầu tư và các nguồn vốn khác 9 1.2. CÁC CÔNG CỤ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI CỦA NHTM 9 1.2.1. Tiền gửi thanh toán 10 1.2.2. Tiền gửi có kỳ hạn cho các khách hàng doanh nghiệp 11 1.2.3. Tiền gửi tiết kiệm 11 1.2.4. Phát hành Giấy tờ có giá 12 1.3. MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG NHẬN TIỀN GỬI CỦA NHTM 13 1.3.1. Nội dung mở rộng hoạt động nhận tiền gửi 13 1.3.2. Tiêu chí đánh giá mở rộng hoạt động nhận tiền gửi của NHTM 15 1.3.2.1. Mức tăng trưởng về quy mô tiền gửi 15 1.3.2.2. Mức tăng trưởng thị phần huy động tiền gửi 15 1.3.2.3. Tính chất hợp lý của cơ cấu tiền gửi huy động 16 1.3.2.4. Mức độ phù hợp của chi phí huy động tiền gửi đối với mục tiêu và chiến lược kinh doanh của NH trong từng thời kỳ 16 1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng hoạt động nhận tiền gửi của NHTM 16 iii 1.3.3.1. Những nhân tố bên ngoài ngân hàng 16 1.3.3.2. Những nhân tố bên trong ngân hàng 18 TÓM TẮT CHƯƠNG I 20 CHƯƠNG 2 21 THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG NHẬN TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG . 21 2.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG ( VIETINBANK ĐÀ NẴNG) 21 2.1.1. Đặc điểm về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức 21 2.1.2. Đặc điểm về nguồn lực 24 2.2. THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG NHẬN TIỀN GỬI CỦA VIETINBANK ĐÀ NẴNG TỪ NĂM 2008- 2011 28 2.2.1. Sản phẩm tiền gửi tại chi nhánh 28 2.2.2. Thực trạng mở rộng hoạt động nhận tiền gửi tại Vietinbank Đà Nẵng . 29 2.2.2.1 Mức tăng trưởng về quy mô huy động tiền gửi 29 2.2.2.2. Về thị phần huy động tiền gửi của Vietinbank Đà Nẵng 32 2.2.2.3. Về tính hợp lý của cơ cấu huy động tiền gửi 33 2.2.2.4. Chi phí huy động tiền gửi 37 2.2.2.5. Quan hệ giữa chi phí huy động đầu vào với lãi suất bán vốn cho Trụ sở chính 38 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬN TIỀN GỬI CỦA VIETINBANK ĐÀ NẴNG 42 2.3.1. Những thành tựu chủ yếu 42 2.3.2. Những hạn chế chủ yếu và nguyên nhân của những hạn chế 43 2.3.2.1. Hạn chế chủ yếu 43 2.3.2.2. Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế 46 TÓM TẮT CHƯƠNG II 49 iv CHƯƠNG 3 50 CÁC GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG NHẬN TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – 50 CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 50 3.1. ĐỊNH HƯỚNG VỀ CÔNG TÁC NHẬN TIỀN GỬI CỦA VIETINBANK ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN TỚI 50 3.2. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG NHẬN TIỀN GỬI TẠI VIETINBANK ĐÀ NẴNG 52 3.2.1. Đa dạng hóa đối tượng khách hàng kết hợp với tập trung đầu tư nhóm khách hàng trọng điểm 52 3.2.2. Hoàn thiện chính sách khách hàng đối với khách hàng dân cư 53 3.2.3. Tiếp tục phát triển các sản phẩm huy động tiền gửi 54 3.2.4. Mở rộng các dịch vụ ngân hàng hỗ trợ cho nhận tiền gửi 56 3.2.5. Vận dụng chính sách lãi suất huy động hợp lý, linh hoạt 58 3.2.6. Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu thị trường, xúc tiến, quảng bá, xây dựng hình ảnh NH, hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng 60 3.2.7. Tiếp tục phát triển hợp lý kênh phân phối dịch vụ tiền gửi 63 3.2.8. Tăng cường huy động vốn trung, dài hạn bằng các biện pháp thích hợp 64 3.2.9. Giải pháp bổ trợ 65 3.2.9.1. Giải pháp phát triển công nghệ ngân hàng và trang bị cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại 65 3.2.9.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng môi trường làm việc tích cực và có chính sách đãi ngộ xứng đáng 67 3.2.9.3. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro trong hoạt động nhận tiền gửi 69 3.3. KIẾN NGHỊ 70 v 3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ 70 3.3.1.1. Duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô 70 3.3.1.2. Hoàn thiện môi trường pháp lý 71 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 72 3.3.2.1. Về cơ chế chính sách 72 3.3.2.2. Về quản lý điều hành 72 3.3.2.3. Kiến nghị với NHCT VN 73 TÓM TẮT CHƯƠNG III 76 KẾT LUẬN 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79 QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DN Doanh nghiệp EUR Đồng EURO GTCG Giấy tờ có giá KBNN Kho Bạc Nhà nước NH Ngân hàng NHCT VN Ngân hàng Công Thương Việt Nam NHNN Ngân hàng Nhà nước NHNN&LD Ngân hàng nước ngoài và Liên doanh NHTM Ngân hàng Thương mại NHTW Ngân hàng Trung Ương TCKT Tổ chức Kinh tế TCTD Tổ chức tín dụng TG Tiền gửi TMCP Thương mại cổ phần USD Đô la Mỹ VND Việt Nam đồng vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1 Tình hình nhân lực của Vietinbank Đà Nẵng năm 2011 24 Bảng 2.2 Dư nợ tín dụng tại Vietinbank Đà Nẵng qua các năm (2007-2011) 26 Bảng 2.3 Kết quả hoạt động của Vietinbank Đà Nẵng từ năm 2007 đến 2011. 27 Bảng 2.4 Huy động tiền gửi của Vietinbank Đà Nẵng từ năm 2008 đến 2011 30 Bảng 2.5 Tổng huy động tiền gửi của một số NHTM trên địa bàn TP Đà Nẵng trong 4 năm 2008 – 2011 33 Bảng 2.6 Cơ cấu huy động tiền gửi theo hình thức huy động và đối tượng khách hàng 33 Bảng 2.7 Cơ cấu huy động tiền gửi phân theo kỳ hạn từ năm 2008 đến năm 2011 35 Bảng 2.8 Cơ cấu huy động tiền gửi phân theo loại tiền từ năm 2008 đến năm 2011 36 Bảng 2.9 Chênh lệch lãi suất đầu vào- đầu ra của Vietinbank Đà Nẵng 37 Bảng 2.10 Tình hình huy động và sử dụng vốn Vietinbank Đà Nẵng 44 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Khác với loại hình doanh nghiệp khác, NHTM là loại hình kinh doanh đặc biệt sản phẩm chủ yếu của nó là tiền, kinh doanh chủ yếu dựa vào nguồn vốn huy động từ bên ngoài, vốn chủ sở hữu chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nguồn vốn. Mục tiêu kinh doanh của ngân hàng là lợi nhuận, phần lớn lợi nhuận của NHTM là thu được từ hoạt động tín dụng còn hoạt động huy động vốn tuy không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng nhưng nó là nghiệp vụ rất quan trọng. Không có nghiệp vụ huy động vốn xem như không có hoạt động của ngân hàng thương mại. Nằm trong hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần, giữ vai trò chủ lực thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng (Vietinbank Đà Nẵng) tiến hành cổ phần hoá (IPO vào tháng 07/2009). Hiện nay với tên gọi Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (CTG), với mạng lưới chi nhánh rộng khắp trong cả nước, CTG đã và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu của mình trong công tác huy động vốn đáp ứng nhu cầu tín dụng cho mọi thành phần kinh tế. Nguồn vốn huy động của CTG đã liên tục tăng trưởng qua các năm nhưng so với yêu cầu thì những kết quả đạt được còn khá khiêm tốn. Trong bối cảnh chung đó, Vietinbank Đà Nẵng đã và đang rất chú trọng đến chỉ tiêu huy động vốn và xem đây là một trong những chỉ tiêu trọng tâm phải hoàn thành trong kế hoạch kinh doanh hàng năm. Đến thời điểm tháng 12 năm 2011, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã có hơn 59 chi nhánh Ngân hàng, cùng theo đó là hơn 232 phòng giao dịch đã khiến cho thị trường tài chính ngày càng bị thu hẹp với điều kiện cạnh tranh đã trở nên ngày càng gay 2 gắt và khốc liệt hơn. Việc hoàn thành các chỉ tiêu huy động vốn tại Vietinbank Đà Nẵng đã trở nên khó khăn hơn do vậy yêu cầu cần phải có một sự đánh giá đúng mực, đồng thời phải có những giải pháp, những cách tiếp cận mới để có thể hoàn thành công tác huy động vốn. Xuất phát từ vị trí quan trọng của nguồn vốn đối với sự phát triển kinh tế nói chung và hoạt động của Vietinbank Đà Nẵng nói riêng, tôi lựa chọn đề tài “Giải pháp mở rộng hoạt động nhận tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng”. 2. Mục tiêu nghiên cứu + Hệ thống hóa, tổng hợp, phân tích những vấn đề lý luận về hoạt động nhận tiền gửi của NHTM. + Đánh giá, phân tích thực trạng huy động vốn qua hình thức nhận tiền gửi tại Vietinbank Đà Nẵng trong mối quan hệ với sử dụng vốn có hiệu quả. + Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn bằng hình thức tiền gửi, đáp ứng các mục tiêu hoạt động tại Vietinbank Đà Nẵng. 3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Xuất phát từ nền tảng cơ sở lý luận về hoạt động huy động vốn của NHTM nói chung, về hoạt động nhận tiền gửi nói riêng, luận văn dựa vào các dữ liệu thu thập được, sử dụng các phương pháp phân tích cơ bản để đánh giá thực trạng của hoạt động nhận tiền gửi tại Vietinbank Đà Nẵng trong thời gian qua. Qua đó, tổng hợp, khái quát hóa các hạn chế cần khắc phục, kết hợp với các nghiên cứu tài liệu và phương pháp logic của tác giả để đề xuất các giải pháp nhằm mở rộng hơn nữa huy động vốn từ tiền gửi. Trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện, luận văn dựa trên cơ sở vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng kết hợp với các phương pháp như: - Phương pháp phân tích & tổng hợp; logic và lịch sử; quy nạp và diễn dịch. - Phương pháp thống kê 3 - Phương pháp so sánh; đối chiếu Đồng thời dựa vào các lý luận, quan điểm kinh tế, tài chính và định hướng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, xuất phát từ thực tiễn để làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động nhận tiền gửi của NHTM. Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Theo thông lệ quốc tế và theo Luật tổ chức tín dụng Việt Nam năm 2010, thì nhận tiền gửi là “Hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận”. Luận văn chỉ giới hạn nội dung nghiên cứu trong hoạt động nhận tiền gửi theo nội dung như trên chứ không nghiên cứu các hình thức huy động khác chẳng hạn các khoản vay phi tiền gửi của ngân hàng. - Về đánh giá, phân tích thực trạng luận văn tập trung nghiên cứu các dữ liệu tại Vietinbank Đà Nẵng trong thời gian từ năm 2008 - 2011. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Hệ thống hóa, phân tích những lý luận cơ bản về hoạt động huy động vốn tại các NHTM. - Đánh giá, phân tích thực trạng của công tác huy động vốn, cơ cấu vốn huy động tại Vietinbank Đà Nẵng. [...]... hàng TMCP Công Thương Việt Nam, do vậy chi nhánh NH Công Thương Đà Nẵng được đổi thành NH TMCP Công Thương Việt Nam- Chi nhánh Đà Nẵng (Vietinbank Đà Nẵng) Từ khi Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam tiến hành cổ phần hóa thì Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng hoạt động mang tính kinh doanh thực sự Mục tiêu trọng yếu của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- Chi nhánh Đà Nẵng là huy... thống ngân hàng - ngân hàng hai cấp, Ngân Hàng Công Thương Việt Nam được thành lập, theo đó Chi nhánh tại Tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng được thành lập Ngày 01/01/1997, sau sự kiện chia tách tỉnh, Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Quảng Nam - Đà Nẵng được tách thành Chi nhánh Đà Nẵng và Chi nhánh Quảng Nam Ngày 03/07/2009, NHNN nước ký quyết định số 14/GP-NHNN thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Công Thương. .. tương tự 6 Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương Chương 1: Cơ sở lý luận về mở rộng hoạt động nhận tiền gửi của NHTM Chương 2: Thực trạng mở rộng hoạt động nhận tiền gửi tại NH TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng Chương 3: Các giải pháp mở rộng hoạt động nhận tiền gửi tại NH TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng 5 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG HOẠT... các rủi ro tiềm tàng với mỗi ngân hàng Luận văn đã nêu ra được những tiêu chí cụ thể trong việc đánh giá mở rộ ng hoạt động nhậ n tiề n gử i và phân tích các tác nhân ảnh hưởng đến hoạt động này 21 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG NHẬN TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 2.1 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG ( VIETINBANK... tăng 57% so với năm 2009 và đạt 266 tỷ đồng Năm 2011, do sự chạy đua về lãi suất, nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh công tác huy động vốn, mở rộng cho vay, tăng cường các hoạt động dịch vụ, thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh nên tổng thu nhập đạt khá cao 685 tỷ đồng tăng 157,44% so với năm 2010 Lợi nhuận: Năm 2008, tổng lợi nhuận... tài sản, toàn bộ nguồn vốn của ngân hàng thể hiện bên tài sản Nợ (bao gồm các khoản nợ phải trả cho người khác và vốn chủ sở hữu) 1.1.1 Vốn chủ sở hữu Vốn thuộc sở hữu của NHTM là những giá trị tiền tệ do NHTM tạo lập được và thuộc sở hữu ngân hàng với các nguồn hình thành khác Nếu là ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước thì do ngân sách Nhà nước cấp, nếu là ngân hàng tư nhân thì đó là vốn... tiếp cận với các dịch vụ khác của ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán qua ngân hàng và dịch vụ tín dụng khi khách hàng cần vốn cho sản xuất, kinh doanh hoặc cần tiền cho tiêu dùng Ngoài lãi suất thì nhu cầu giao dịch với những tiện lợi nhanh chóng và an toàn là yếu tố cơ bản để họ quan tâm khi gửi tiền vào ngân hàng Đối với bản thân các ngân hàng, vốn huy động từ tiền gửi... càng được tăng lên, do đó rất khó có một định nghĩa ngân hàng” hoàn chỉnh Ở Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 theo khoản 3 Điều 4 có ghi “ Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của 6 Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận.” Trong đó “Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một... người gửi tiền theo thỏa thuận Do đó, các công cụ được sử dụng trong hoạt động nhận tiền gửi rất đa dạng Bản chất của các công cụ này là những công cụ tài chính mà các NH phát hành cho công chúng Ở một khía cạnh khác, có thể xem chúng là các sản phẩm dịch vụ tiền gửi mà NH cung cấp cho công chúng Xu hướng chung là các NH cung cấp một danh mục ngày càng đa dạng các công cụ tiền gửi cho khách hàng lựa chọn... động cơ bản của Vietinbank Đà Nẵng Bảng 2.2: Dư nợ tín dụng tại Vietinbank Đà Nẵng qua các năm (2007-2011) Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu I Tổng dư nợ cho vay của các NH 1 Phân theo kỳ hạn vay - Dư nợ ngắn hạn - Dư nợ trung, dài hạn 2007 Số 2008 (+), (-) (%) tiền 26.99 22,92 4 2009 (+), (-) (%) tiền 35.34 30,92 1 2010 (+), (-) (%) tiền 44.83 26,85 0 2011 (+), (-) (%) tiền 48.33 7,82 7 13.48 . Kho Bạc Nhà nước NH Ngân hàng NHCT VN Ngân hàng Công Thương Việt Nam NHNN Ngân hàng Nhà nước NHNN&LD Ngân hàng nước ngoài và Liên doanh NHTM Ngân hàng Thương mại NHTW Ngân hàng Trung Ương TCKT. hoạt động của ngân hàng thương mại. Nằm trong hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần, giữ vai trò chủ lực thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh. hoạt động nhận tiền gửi tại NH TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng Chương 3: Các giải pháp mở rộng hoạt động nhận tiền gửi tại NH TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng 5 CHƯƠNG

Ngày đăng: 06/07/2015, 09:16

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG I

  • CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG

  • NHẬN TIỀN GỬI CỦA NHTM

  • 1.1. NGUỒN VỐN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM

  • 1.1.1. Vốn chủ sở hữu

  • 1.1.2. Vốn huy động từ nhận tiền gửi

  • 1.1.3. Vốn đi vay (Phi tiền gửi)

  • 1.1.4. Vốn nhận ủy thác đầu tư và các nguồn vốn khác

  • 1.2. CÁC CÔNG CỤ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI CỦA NHTM

  • 1.2.1. Tiền gửi thanh toán

  • 1.2.2. Tiền gửi có kỳ hạn cho các khách hàng doanh nghiệp

  • 1.2.3. Tiền gửi tiết kiệm

  • 1.2.4. Phát hành Giấy tờ có giá

  • 1.3. MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG NHẬN TIỀN GỬI CỦA NHTM

  • 1.3.1. Nội dung mở rộng hoạt động nhận tiền gửi

  • 1.3.2. Tiêu chí đánh giá mở rộng hoạt động nhận tiền gửi của NHTM

  • 1.3.2.1. Mức tăng trưởng về quy mô tiền gửi

  • 1.3.2.2. Mức tăng trưởng thị phần huy động tiền gửi

  • 1.3.2.3. Tính chất hợp lý của cơ cấu tiền gửi huy động

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan