Những giải pháp chủ yếu mở rộng thị trường tiêu thụ chè Việt Nam đến năm 2010.pdf

59 511 0
Những giải pháp chủ yếu mở rộng thị trường tiêu thụ chè Việt Nam đến năm 2010.pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Những giải pháp chủ yếu mở rộng thị trường tiêu thụ chè Việt Nam đến năm 2010

Trang 1

NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ CHÈ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010

Trang 2

Môû ñaău:-

Cheø ñöôïc coi laø moôt loái nöôùc giại khaùt coù nhieău cođng naíng ñoâi vôùi söùc khoẹ con ngöôøi, vì vaôy noù ñaõ trôû thaønh loái thöùc uoâng thođng dúng ñoâi vôùi nhađn dađn toôc ta vaø nhieău dađn toôc tređn theâ giôùi Cađy cheø ñöôïc troăng ôû khoạng 30 nöôùc tređn theâ giôùi, nhöng ñöôïc söû dúng haău heât caùc nöôùc ÔÛ Vieôt Nam, lòch söû troăng cheø cụa nöôùc ta coù töø raât lađu; nhöng cađy cheø ñöôïc khai thaùc vaø troăng vôùi dieôn tích lôùn baĩt ñaău vaøo nhöõng naím 1930 chụ yeâu ôû caùc vuøng Trung du, vuøng ñoăi nuùi phiaù Baĩc vaø Tađy nguyeđn Töø naím 1955 trôû lái ñađy ngheă troăng cheø ñaõ ñöôïc nhaø nöôùc chuù yù ñuùng möùc vaø chieâm moôt vò trí quan tróng trong ñôøi soâng kinh teâ cụa nhađn dađn Trong nhöõng naím gaăn ñađy sạn xuaât cheø ñaõ ñaùp öùng ñöôïc nhu caău thöùc uoâng cho nhađn dađn ñoăng thôøi coøn xuaât khaơu ñát kim ngách töø 50 ñeân gaăn 70 trieôu USD moêi naím, Tuy coù thôøi gian giaù cheø xuoâng thaâp laøm cho ñôøi soâng ngöôøi troăng cheø gaịp nhieău khoù khaín, nhöng nhìn chung veă toơng theơ cađy cheø vaên giöõ vò trí quan tróng trong neăn kinh teâ quoâc dađn Ôû caùc vuøng troăng cheø chính ñeău coù caùc nhaø maùy cheâ bieân cheø keât hôïp vôùi caùc phöông phaùp sô cheâ thụ cođng goùp phaăn táo vieôc laøm cho khoạng 70 ván lao ñoông, laøm taíng thu nhaôp cho moôt boô phaôn ñaùng keơ nhađn dađn mieăn nuùi, vuøng cao, phụ xanh ñaât troâng ñoăi tróc, bạo veô mođi sinh Vì vaôy phaùt trieơn cađy cheø ñöôïc Boô nođng nghieôp vaø phaùt trieơn nođng thođn ñaùnh giaù laø moôt höôùng quan tróng nhaỉm thuùc ñaơy toâc ñoô taíng tröôûng cụa nođng nghieôp vaø kinh teâ nođng thođn nöôùc ta vaø cađy cheø ñöôïc xem laø cađy “xoaù ñoùi giạm ngheøo” trong thôøi gian qua Sạn phaơm cheø ñöôïc xem laø moôt trong möôøi nođng sạn phaơm naỉm trong chöông trình xuaât khaơu coù tieăm naíng lôùn cụa ñaât nöôùc, vaø hieôn nay ñöùng háng thöù 9 trong 10 nöôùc xuaât khaơu cheø lôùn nhaât tređn theâ giôùi

Vieôc phaùt trieơn cheø ôû nöôùc ta coù yù nghiaõ kinh teâ - xaõ hoôi quan tróng trong neăn kinh teâ quoâc dađn Nhu caău tieăm naíng cụa sạn phaơm naøy coøn raât lôùn, caăn ñöôïc nghieđn cöùu cạ veă maịt lyù luaôn laên thöïc tieên ñeơ caùc doanh nghieôp cheø Vieôt Nam coù theơ môû roông sạn xuaât, môû roông thò tröôøng tieđu thú trong vaø ngoaøi nöôùc nhaỉm khai thaùc heât tieăm naíng, theâ mánh cụa ñaât nöôùc veă kinh doanh ngaønh naøy

Tuy vaôy trong boâi cạnh moôt neăn kinh teâ ñang chuyeơn ñoơi töø cô cheâ taôp trung bao caâp sang cô cheâ thò tröôøng; ñaịc bieôt laø ñang trong tieân trình hoôi nhaôp caùc khu vöïc maôu dòch töï do ASEAN -AFTA vaø WTO; Caùc doanh nghieôp thuoôc ngaønh cheø cuõng nhö caùc doanh nghieôp ngaønh khaùc gaịp phại nhöõng khoù khaín, luùng tuùng böôùc ñaău, nhaât laø trong tieân trình hoôi nhaôp khu vöïc vaø toaøn caău Ñaịc bieôt ñoâi vôùi thò tröôøng nođng sạn phaơm nhö luùa gáo, caø pheđ, tieđu, ñieău vaøo cuoâi nhöõng naím 1990 ñeân nay gaịp nhieău khoù khaín veă thò tröôøng; ña soâ sạn phaơm nođng nghieôp naỉn trong tình tráng bạo hoaø, cung vöôït caău, gađy söùc eùp leđn giaù cạ, ñaịc bieôt sạn phaơm keùm söùc cánh tranh veă chaât löôïng, giaù cạ, tieâp thò daên ñeân khoù khaín trong vieôc môû roông thò tröôøng, coù luùc khođng tieđu thú ñöôïc gađy khoù khaín cho ñôøi soâng nhađn dađn, vaø cuõng laø moôt baøi toaùn nam giại cho caùc caẫp laõnh ñáo Tuy nhieđn thôøi gian qua ngaønh cheø Vieôt Nam vaên giöõ ñöôïc möùc taíng tröôûng

Trang 3

cao, xuất khẩu tăng cao và đã chiếm lĩnh được một số thị trường mới kể cả các thị trường khó tính như Châu Aâu, Mỹ, Pháp, Nhật nhưng vẫn là tình trạng phát triển theo chiều rộng Thiếu tính bền vững, thị trường còn bấp bênh chưa có mạng lưới tiêu thụ ổn định, ngay cả các doanh nghiệp lớn như Tổng Công ty chè Việt nam và Công ty chè Lâm Đồng vẫn còn khó khăn lúng túng trong việc mở rộng thị trường kể cả thị trường trong nước

Để ngành chè Việt Nam có thể phát triển ổn định và vững chắc trong tương lai, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngành, để cây chè trở thành cây ổn định đời sống cho một phần lớn nhân dân miền núi, trung du, góp phần đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của xã hội, giảm bớt khoảng cách tụt hậu giữa các vùng dân cư và ngành chè thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn góp phần công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn nước ta Vấn đề có ý nghiã quan trọng là phải xây dựng một hệ thống các giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm chè trong nước và thế giới, giải quyết tốt đầu ra cho cây chè đến năm 2010 và tạo đà phát triển cho những năm tiếp theo

Đề tài : “ Những giải pháp chủ yếu mở rộng thị trường tiêu thụ chè Việt Nam đến năm 2010” được nghiên cứu nhằm mục tiêu góp phần thúc

đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của Ngành trong những năm sắp tới

Đây là một vấn đề rất rộng lớn bao gồm nhiều khiá cạnh khác nhau Trong phạm vi luận văn này chúng tôi chỉ giới hạn nghiên cứu các nội dung liên quan trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường chè

Nội dung kết cấu của luận văn bao gồm 3 chương:

Chương I : Cơ sở lý luận về thị trường và vai trò của thị trường trong việc

phát triển các doanh nghiệp

Chương II : Thực trạng hoạt động kinh doanh chè trên thế giới và các doanh

nghiệp kinh doanh chè ở Việt Nam Đánh giá những thành tựu những tồn tại yếu kém và những nhân tố ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ chè của các doanh nghiệp thuộc ngành chè Việât Nam

Chương III : Đề xuất một số các giải pháp chủ yếu mở rộng thị trường tiêu thụ

chè của các doanh nghiệp chè Việât Nam, bao gồm các giải pháp về chiến lược thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, giải pháp về tổ chức sắp xếp ngành chè, giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực

Thông qua luận văn, chúng tôi nhằm đến những vấn đề sau đây:

- Trình bày logic các vần đề hình thành nên lý luận tương đối hoàn chỉnh về thị trường và vai trò của thị trường đối với hoạt động của doanh nghiệp

Trang 4

- Tổng hợp phân tích tình hình sản xuất - thị trường chè thế giới làm rõ xu hướng vận động của thị trường chè thế giới và triển vọng của thị trường rút ra một số kinh nghiệm cho việc tổ chức, sắp xếp kinh doanh chè trong điều kiện của Việt Nam

- Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh ngành chè trong thời gian 5 năm qua xác định được tiềm năng to lớn của ngành chè đi sâu phân tích hoạt động tiêu thụ chè của Việt Nam trên các thị trường thế giới, khu vực cũng như nội điạ từ năm 1995 năm trở lại đây để tìm ra tồn tại cần khắc phục và triển vọng của từng thị trường đối với ngành chè từ đó có các biện pháp cụ thể đối với từng thị trường cụ thể

- Nghiên cứu các nhân tố tác động đến khả mở rộng thị trường của sản phẩm chè Việt Nam để có biện pháp tác động đến nó

- Dự đoán nhu cầu và thị trường để có giải pháp chiến lược nhằm mở rộng thị trường đến năm 2010 đồng thời đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước và ngành tạo điều kiện để các doanh nghiệp thuộc ngành chè có thể mở rộng tiêu dùng trong nước cũng như hội nhập vào thị trường các nước trong khu vực và trên thế giới

Trang 5

CHƯƠNG I

Thị trường và vai trò của thị trường trong việc phát triển các doanh nghiệp

1.1 Những quan niệm về thị trường và kinh tế thị trường 1.1.1 Các khaí niệm về thị trường

Thị trường là một quá trình trong đó người mua và người bán một thứ hàng hoá tác động qua lại nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá Sự hình thành và phát triển của thị trường gắn liền với sự hình thành, phát triển của sản xuất, lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ Thị trường có vai trò to lớn thúc đẩy phát triển, mở rộng sản xuất và lưu thông hàng hoá

Thị trường là nơi thừa nhận công dụng xã hội của SP và lao động chi phí để sản xuất ra nó Thị trường là đòn bảy kích thích giảm chi phí sản xuất, chỉ rõ nhu cầu tiêu dùng của xã hội về số lượng, cơ cấu và xu hướng tăng hay giảm của hàng hoá Đó là cơ sở để điều chỉnh sản xuất, bảo đảm cung - cầu hợp lý hơn Vấn đề là các DN cần phải nắm vững các thông tin về thị trường để điều chỉnh sản xuất cho phù hợp với quan hệ cung cầu và thị hiếu của khách hàng

Thị trường có vai trò quan trọng đến các quyết định của DN Thị trường là nơi mà người mua và người bán tự tìm đến với nhau qua trao đổi, thăm dò, tiếp xúc để nhận lấy lời giải đáp mà mỗi bên cần biết, thông qua thị trường ba vấn đề cơ bản của một tổ chức kinh tế là : sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Và sản xuất cho ai? được xác định Các DN khi xây dựng chiến lược mà không dựa vào thị trường để tính toán và kiểm chứng số cung, cầu thì chiến lược sẽ không có cơ sở khoa học và mất phương hướng Ngược lại việc tổ chức mở rộng thị trường mà thoát ly sự điều tiết của công cụ chiến lược thì tất yếu sẽ dẫn đến sự rối loạn trong hoạt động kinh doanh

1.1.2 Kinh tế thị trường

Kinh tế thị trường là loại kinh tế trong đó cung và cầu hàng hoá gặp gỡ cân bằng nhau trên thị trường – Nền kinh tế thị trường chủ yếu được hình thành từ hàng hoá, tiền tệ, người tiêu dùng, các nhà kinh doanh, từ đó hình thành các quan hệ hàng – tiền; mua-bán; cung – cầu và giá cả hàng hoá trên thị trường Quan hệ hàng –tiền là quan hệ kinh tế cơ bản, mối quan hệ này rất đa dạng vì hàng hoá rất đa dạng Kinh tế thị trường hoạt động trong môi trường cạnh tranh do các quy luật kinh tế khách quan chi phối, gồm có: quy luật giá trị, duy luật cung cầu, quy luật canh tranh, quy luật tối đa hoá lợi nhuận…

Thị trường mà nhà nước không can thiệp vào là thị trường tự do, trong thị trường này, các cá nhân tự do theo đuổi quyền lợi của mình bằng cách cố gắng sản xuất để thu lợi nhuận càng nhiều càng tốt, nhờ vậy mà nền kinh tế có thể

Trang 6

điều tiết thông qua cung- cầu, giá cả để quyết định các vấn đề sản xuất, tiêu dùng, theo Adam Smith “bàn tay vô hình” sẽ dẫn dắt tới chỗ làm lợi cho xã hội nói chung

Nền kinh tế thị trường càng phát triển thì càng nảy sinh ra nhiều khuyết tật như tạo ra tính chu kỳ trong kinh tế, tạo ra sự bất công trong xã hội, phân hoá người giàu và người nghèo, bỏ qua nhiều nhu cầu xã hội cần thiết vì đầu tư không có lợi Do đó đòi hỏi chính phủ phải can thiệp vào tạo nên mô hình kinh tế hỗn hợp

Ngày nay không có một quốc gia nào trên thế giới kể cả các nước chưa có công nghiệp phát triển đến các nước hậu công nghiệp mà không có sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế thị trường với các lý do khác nhau tùy theo mục tiêu, biện pháp, các giải pháp xử lý trong việc điều tiết, kiểm soát kinh tế thị trường Sự can thiệp của nhà nước bảo đảm cho sự vận động của thị trường được ổn định, nhằm tối đa hoá hiệu quả kinh tế, bảo đảm định hướng chính trị của nền kinh tế, khắc phục những khuyết tật vốn có của nền kinh tế thị trường, tạo ra những công cụ quan trọng để điều tiết thị trường ở tầm vĩ mô, hạn chế tính tự phát của nó

1.2 Phân loại thị trường

Trong kinh doanh người ta dựa vào nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại thị trường mỗi cách phân loại có một ý nghĩa quan trọng riêng đối với quá trình kinh doanh

- Căn cứ vào quan hệ mua bán giữa các nước người ta chia thành thị trường trong một nước và thị trường thế giới Với sự phát triển kinh tế và sự phân công lao động thế giới, kinh tế mỗi nước trở thành một mắc xích của hệ thống kinh tế thế giới do đó thị trường một nước có quan hệ mật thiết với thị trường thế giới Chính vì vậy dự báo được sự tác động thị trường thế giới tới thị trường nội điạ là cần thiết cho sự thành công của DN trong thị trường nội địa

- Căn cứ vào mức độ xã hội hoá của thị trường người ta chia ra thành thị trường khu vực và thị trường thống nhất toàn quốc Thị trường khu vực bị chi phối nhiều của các yếu tố kinh tế xã hội, tự nhiên… của khu vực, thị trường thống nhất toàn quốc có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Các quan hệ kinh tế diễn ra trên thị trường ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nền kinh tế quốc dân

- Căn cứ vào hàng hoá lưu thông trên thị trường người ta chia thành thị trường tư liệu sản xuất và thị trường tiêu dùng

- Căn cứ vào số lượng người mua và người bán trên thị trường người ta chia thành thị trường độc quyền và thị trường cạnh tranh

- Căn cứ vào vai trò của từng khu vực thị trường trong hệ thống thị trường, người ta chia ra thị trường chính Thị trường chính là thị trường có khối lượng

Trang 7

hàng hoá tiêu thụ trên thị trường này chiếm tuyệt đại bộ phận so với tổng khối lượng hàng hoá được tiêu thụ trên các thị trường Trên thị trường này số lượng các nhà kinh doanh lớn Và cạnh tranh gay gắt, các quan hệ kinh tế, giá cả diễn ra tương đối ổn định và ảnh hưởng đến các quan hệ kinh tế, giá cả trên các thị trường khác Các nhà kinh doanh khi thâm nhập được vào thị trường chính thì quá trình kinh doanh an toàn hơn Vai trò của thị trường chính trong hệ thống thị trường cực kỳ quan trọng đối với việc ra quyết định

1.3 Phân khúc thị trường và lựa chọn thị trườøng mục tiêu 1.3.1 Phân khúc thị trường

Trên thị trường, số người mua thường rất đông, phân bố trên phạm vi rộng có những nhu cầu và thói quen khác nhau, mỗi DN cần phải phát hiện ra những phần thị trường hấp dẫn nhất mà họ có khả năng phục vụ và mang lại hiệu quả nhất Nhu cầu của mỗi người được phục vụ một cách riêng biệt là điều lý tưởng nhất, nhưng việc này không thể thực hiện được nếu khối lượng người mua quá lớn Trong những điều kiện như thế người ta cần phân khúc thị trường để phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng Vậy phân khúc thị trường có thể được hiểu là một quá trình chia thị trường thành những khúc nhỏ nhằm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng Trên thực tế thị trường bao gồm nhiều người mua còn người mua thì khác nhau rất nhiều về các mặt: nhu cầu, khả năng tài chính, vị trí địa lý, thái độ và thói quen Mỗi yếu tố này đến lượt nó đều có thể dùng để làm cơ sở phân khúc thị trường Đối với chè là loại SP không đồng nhất, có rất nhiều chủng loại đáp ứng nhu cầu đa dạng, với các chất lượng khác nhau và như vậy giá cả cũng rất chênh lệâch Trên thị trường có rất nhiều người mua mà mỗi loại người mua có nhu cầu tuỳ theo tuổi tác, khu vực điạ lý, thoí quen, tầng lớp xã hội Vì vậy việc tiến hành phân tích để phân thành các khúc để tuỳ theo khả năng của DN mà phục vụ là điều cần thiết

+ Phân khúc thị trường theo nguyên tắc địa lý: Nguyên tắc naỳ đòi hỏi phải chia cắt thị trường thành những đơn vị địa lý khác nhau: Quốc gia, vùng, tỉnh, thành phố, xã ví dụ thị trừơng khu vực châu Á, Thị Trường Trung Đông, thị trường nông thôn, thị trường thành thị

+ Phân khúc thị trường theo nguyên tắc nhân khẩu học là phân thị trường thành những nhóm căn cứ vào những biến nhân khẩu học như giới tính, tuổi tác, quy mô gia đình, mức thu nhập, loại nghề nghiệp, học vấn, tín ngưỡng, chủng tộc, dân tộc, bởi vì nhu cầu, sở thích, cường độ tiêu dùng có liên quan đến các đặc điểm về nhân khẩu học, ví dụ những nước Hồi giáo thường dùng chè đen coi chè là “Quốc thuỷ”, Nhật Bản có Đạo trà, Trung Quốc có văn hoá trà Trung Hoa… +Phân khúc thị trường theo nguyên tắc tâm lý học: Người mua được phân thành các nhóm giai tầng xã hội, lối sống hay đặc tính nhân cách Các đặc tính giai tầng xã hội khác nhau có ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng một loại hàng hóa khác nhau, các bậc nho sĩ , trí thức dùng trà để thư giãn, tu tĩnh tinh thần

Trang 8

+ Phân khúc thị trường theo nguyên tắc hành vi: Phân khúc thị trường trên cơ sở hành vi người mua được chia thành nhóm tuỳ theo kiến thức, thaí độ của họ, tính chất sử dụng hàng và phản ứng đối với nhóm hàng đó, bao gồm: lý do mua hàng, những lợi ích đang tìm kiếm, tình trạng người sử dụng, như dùng chè vì một lý do giảm béo, ngăn ngừa bệnh tật, hoặc giá trị tinh thần của chè thể hiện ở tính thanh nhã của SP này

1.3.2 Lựa chọn thị trường mục tiêu

Việc phân khúc thị trường theo quan điểm của marketing sẽ xác định được khả năng của các khúc thị trường khác nhau mà người bán dự định tham gia Sau đó công ty quyết định: cần chiếm bao nhiêu khúc thị trường? làm thế nào để xác định khúc thị trường có lợi nhất đối với mình?

Theo quan điểm của Marketing có ba phương án chiếm lĩnh thị trường marketing phân biệt, marketing không phân biệt và marketing tậïp trung

+ Marketing không phân biệt: Công ty có thể bỏ qua các khác biệt của

các phần thị trường và chào bán SP đồng loạt như nhau trên toàn bộ thị trường Trong trường hợp này công ty không tập trung vào các nhu cầu khác nhau của khách hàng mà tập trung vào cái gì chung cho tất cả các nhu cầu đó Công ty dựa vào phương pháp phân phối đại trà và quảng cáo đại chúng Phương án này chi phí thấp về sản xuất và quảng cáo Và thường sản xuất hàng hoá cho các khúc thị trường rất lớn, trong thời gian qua hầu hết là ngành chè sử dụng phương pháp này, chỉ sản xuất một loại chè đen CTC và OTD theo thiết bị Anh –Ấn cho tất cả các thị trường

+Marketing có phân biệt: Công ty quyết định tham gia một số khúc thị

trường và chuẩn bị chào hàng riêng cho từng khúc thị trường đó Xu hướng ngaỳ nay có nhiều công ty sử dụng marketing có phân biệt Ngành chè cũng cần nghiên cứu áp dụng phương pháp này để thoả mản tốt hơn nhu cầu khách hàng

+ Marketing tập trung: Phương án này công ty thay vì tập trung vào

phần nhỏ của một phần thị trường lớn, công ty tập trung vào phần lớn của một hay nhiều thị trường nhỏ Phương án này phù hợp với những DN hạn chế về khả năng tài chính Và như vậy bảo đảm cho mình vị trí vững chắc và đạt danh tiếng nhất định trên thị trường đó Tuy nhiên phương án này có thể đạt rủi ro cao từ phiá khách hàng cũng như đối thủ cạnh tranh Vì vậy công ty muốn đa dạng hoá hoạt động của mình bằng cách chiếm lĩnh nhiều khúc thị trường khác nhau

Sau khi xác định được thị trường mục tiêu của DN lựa chọn, là thị trường có lợi nhất đối với DN, việc cần thiết là thiết kế SP và hình ảnh của Công ty làm sao để thị trường mục tiêu hiểu được và đánh giá cao những gì công ty đại

Trang 9

diện so với các đối thủ cạnh tranh Việc định vị của công ty phải dựa trên cơ sở hiểu rõ thị trường mục tiêu

1.4 )- Các quy luật của thị trường: 1.4.1)- Quy luật cung - cầu

Cung và cầu là những phạm trù của sản xuất và lưu thông hàng hoá, có quan hệ mật thiết với thị trường, cung là tổng số những hàng hoá có ở thị trường hoặc có khả năng cung cấp cho thị trường Cung biểu hiện kết quả sản xuất dưới hình thức hàng hoá Như vậy cung do sản xuất quyết định nhưng không đồng nhất với sản xuất Cầu là nhu cầu xã hội; tức là biểu hiện nhu cầu trên thị trường và được bảo đảm bằng lượng tiền tương ứng Một sở thích, nhu cầu về vật phẩm nào đó khi không có tiền để mua thì không được xem là “cầu” Quy mô của cầu phụ thuộc vào tổng số tiền của người tiêu dùng để mua tư liệu sinh hoạt và người sản xuất để mua tư liệu sản xuất Cung cầu có quan hệ mật thiết với nhau đều quan hệ trực tiếp đến giá cả Giá cả hàng hoá nào tăng lên sẽ giảm nhu cầu về hàng hoá đó nhưng lại kích thích sản xuất Tuy nhiên nếu nhận thức đúng đắn cung cầu thì có thể tác động lên chúng

Các nhà kinh tế học cổ điển và “ tân cổ điển” như A.Smith, D Ricardo, J Say, L.Walras đã nghiên cứu sâu sắc quan hệ cung cầu, J.say đã nêu ra “quy luật cung tạo ra cầu của nó” L.walras trong lý thuyết cân bằng tổng quát cho rằng, sức cầu của DN tăng lên làm cho giá tư bản và lao động tăng lên, tức là chi phí sản xuất tăng lên Ngược lại khi có thêm hàng hoá, DN sẽ tăng cung trên thị trường SP, do đó giá cả hàng hoá trên thị trường này sẽ giảm xuống làm cho thu nhập giảm xuống Khi thu nhập giảm xuống ngang với chi phí sản xuất thì cung và cầu ở trạng thái cân bằng DN sẽ không có lời trong việc sản xuất thêm nữa như vậy giá cả hàng hóa ổn định làm cho lãi suất và tiền lương ổn định, cả ba thị trường: SP, tư bản, lao động đều đạt được trạng thái cân bằng Ôâng gọi là cân bằng tổng quát

J.M Keynes nhà kinh tế học Tân cổ điển Anh, ông kịch liệt phê phán lý luận cân bằng tổng quát của L.Walras Trong thực tế sự mất cân đối giữa cung và cầu thường xuyên xảy ra trong quá trình kinh tế, sở dĩ có trường hợp đó là do cầu không theo kịp cung và cầu là một nhân tố tích cực, một động lực của nền kinh tế Cầu có vai trò tích cực đối với nền kinh tế vì vậy cần phải tăng tổng cầu, Tổng cầu lớn hơn tổng cung sẽ làm gia tăng đầu tư do đó sẽ tăng việc làm và gia tăng thu nhập, cuối cùng sản lượng quốc gia tăng Lý thuyết trọng cầu của Keynes đã được chính phủ nhiều nước vận dụng để cứu vãn nền kinh tế ra khỏi suy thoái Trong thời gian qua chính phủ VN cũng đã vận dụng lý thuyết này nhằm mục đích kích cầu, kích thích tăng trưởng kinh tế và đã đạt được một số hiệu quả đáng khích lệ

+ Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến cầu:

Trang 10

- Thu nhập: tiền dùng để mua hàng hoá của người tiêu dùng tăng thì cầu hàng hoá đó tăng tuy nhiên cũng có ngoại lệ đối với hàng hoá thứ cấp có cầu giảm khi thu nhập tăng Đối với chè là một loại đồ uống không thể thiếu đối với một bộ phân lớn người tiêu dùng và trở thành nhu cầu tiêu dùng thường xuyên Với thu nhập bình quân tăng thêm người ta càng tiêu dùng nhiều hơn, các loại chè có chất lượng cao, loại chè bổ dưỡng Ngược lại chè chất lượng kém là hàng thứ cấp có cầu giảm khi thu nhập tăng

- Giá cả của chính hàng hoá đóù tỷ lệ nghịch với cầu, trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, giá của hàng hoá nào giảm thì cầu hàng hoá đó tăng và ngược lại

- Giá cả và số lượng của hàng hoá thay thế tác động đến sự co giãn của cầu Các SP nước giải khát (NGK ) có gaz, nước khoáng, nước tăng lực, bia, cà phê là những sản phẩn thay thế của chè và là đối thủ cạnh tranh quyết liệt đối với SP chè trên thị trường Khi giá cả và số lượng cũng như chủng loại của các loại NGK thay đổi trên thị trường dẫn đến co giãn của cầu chè trên thị trường - Khẩu vị và sở thích như sự chú ý đến sức khoẻ, thức ăn giảm béo không nhiễm chất độc, bảo vệ sức khoẻ thì cầu tăng Vì vậy muốn biết cầu của một loại hàng hoá nào đó cần phải phải nhận định được 4 yếu tố này

+ Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến cung :

- Công nghệ của người sản xuất bao gồm các bí quyết về phương pháp sản xuất, trong nông nghiệp về công nghệ giống mới, phương pháp chăm sóc mới và các sáng kiến

- Chi phí các yếu tố đầu vào như lao động, máy móc và nguyên, nhiên liệu - Sự điều tiết của chính phủ như chính sách khuyến khích đầu tư phát triển ngành hoặc những quy định nghiêm ngặt về vệ sinh thực phẩm, chính sách thuế ảnh hưởng đến cung trên thị trường

1.4.2)- Quy luật cạnh tranh

Cạnh tranh trên thị trường là quá trình cạnh tranh giữa các DN hay các quốc gia với nhau về việc sản xuất và tiêu thụ một loại SP nào đó, nhằm đứng vững trên thị trường và làm tăng thêm lợi nhuận của mình Cạnh tranh là giành giật những điều kiện thuận lợi để chiếm ưu thế trong sản xuất và tiêu thụ SP

Theo Micheal Porter Cạnh tranh trong một ngành diễn ra liên tục, hiện trạng của cuộc cạnh tranh trong một ngành phụ thuộc vào năm lực lượng canh tranh cơ bản như : quyền lực của người cung ứng, quyền lực của người mua, nguy cơ nhập cuộc của các đối thủ mới, mối đe doạ của SP thay thế, cuộc cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại Toàn bộ năm lực lượng cạnh tranh này kết hợp với nhau xác định cường độ cạnh tranh và mức lợi nhuận của ngành, những lực lượng mạnh nhất sẽ thống trị và trở thành trọng yếu theo quan điểm xây dựng chiến lược cạnh tranh Ngành chè lực lượng cạnh tranh mạnh nhất là: mối de doạ của SP thay thế và cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại trên thị trường thế giới

Trang 11

Sơ đồ 1: Năm lực lượng điều khiển cuộc cạnh tranh trong ngành

Nguy cơ đe doạ từ người Mới vào cuộc

Khả năng Khả năng éùp giá của người bán khả năng éùp giá của người mua

Các đối thủ tiềm ẩn

Các đối thủ cạnh

Nguy cơ các SP thay thế

DN thay thế

Nguồn : Chiến lược cạnh tranh Michael Porter

Sức mạnh của áp lực cạnh tranh trong ngành sẽ quyết định mức độ đầu tư, cường độ canh tranh và mức lợi nhuận của ngành Khi các áp lực cạnh tranh càng mạnh thì khả năng sinh lời và tăng giá của công ty ngành bị hạn chế Ngược lại, khi áp lực cạnh tranh yếu đó là cơ hội cho các công ty thu được lợi nhuận cao Để đối phó thành công với năm lực cạnh tranh và tạo ra tỷ suất lợi nhuận siêu ngạch cho DN Theo Micheal Porter có ba loại chiến lược cạnh tranh chung (những chiến lược này có thể được sử dụng riêng rẽ hoặc kết hợp với nhau) cho việc tạo ra một vị trí chắc chắn lâu dài và vượt lên trên đối thủ cạnh tranh trong ngành

+ Chiến lược nhấn mạnh chi phí: Chiến lược này được hiểu là DN đề

ra mục tiêu chi phí thấp trong ngành đang kinh doanh Một nhà sản xuất có chi phí thấp phải tìm kiếm và khai thác tất cả các nguồn lực có thuâän lợi về chi phí Nhà sản xuất với chi phí thấp điển hình thường bán SP tiêu chuẩn và quan tâm tới quy mô sản xuất có hiệu quả hoặc khai thác những thuận lợi chi phí tuyệt đối từ mọi nguồn lực Nếu một DN có thể duy trì được mức chi phí thấp, khi đó sẽ trở thành một DN có hiệu quả sản xuất kinh doanh trên trung bình với điều kiện là DN có thể khống chế giá cả ở mức trung bình hoặc gần với mức trung bình ngành

Chiến lược chi phí thấp bảo vệ công ty khỏi năm lực cạnh tranh vì rằng DN sản xuất ra các SP, dịch vụ với chi phí thấp, có thể định giá bán thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh mà vẫn có thể thu được lợi nhuận ngang bằng với các DN khác Và khi các đối thủ hạ giá bán bằng với giá DN đặt ra, thì với lợi thế chi phí thấp DN vẫn có mức lợi nhuận cao hơn Việc đạt được mức chi phí thấp thường đòi hỏi phải có thị phần tương đối cao hoặc những lợi thế khác về

Trang 12

nguyên vật liệu Một lợi thế khác nữa của chiến lược chi phí thấp là nếu chiến tranh giá cả xảy ra ở vào giai đoạn bảo hoà trong chu kỳ sống của SP DN có chi phí thấp sẽ hoạt động có hiệu quả hơn các đối thủ cạnh tranh

+ Chiến lược khác biệt hoá SP: Đó là chiến lược tạo ra sự độc đáo duy

nhất của SP dịch vụ được thừa nhận trong toàn ngành Dựa trên những khiá cạnh khác nhau của SP, mà giá trị được chấp nhận bởi người mua Khác biệt hoá SP, nếu đạt được, sẽ là chiến lược tạo khả năng cho DN thu được lợi nhuận cao hơn mức bình quân, bởi vì nó tạo ra một vị trí chắc chắn cho DN trong việc đối phó với năm lực cạnh tranh Khác biệt hoá tạo ra sự cách biệt đối với đối thủ cạnh tranh vì có niềm tin của khách hàng vào nhãn hiệu SP Khác biêt hoá đôi khi loại trừ khả năng thị phần cao Bởi vì nó yêu cầu nhận thức về tính riêng biệt mà tính riêng biệt thì không đi đôi với thị phần cao Tuy nhiên khi lựa chọn chiến lược khác biệt hoá thì đã ngầm định đánh đổi với lợi thề chi phí nếu chiến lược này đòi hỏi phải có chi phí cao

Chiến lược khác biệt hoá SP đòi hỏi DN phải lựa chọn các thuộc tính của SP sao cho phân biệt SP của mình với SP của các đối thủ khác

+ Chiến lược trọng tâm hoá: Hai chiến lược chi phí thấp và khác biệt

hoá có thể phối hợp trong phạm vi thị trường mà DN cố gắng đạt được ưu thế cạnh tranh Chiến lược tập trung hoá hướng vào việc phục vụ thật tốt một thị trường mục tiêu Lựa chọn một phân khúc hay một nhóm phân khúc thị trường, trên cơ sở phân khúc đó tìm các biện pháp thích hợp để loại trừ đối thủ cạnh tranh Trong chiến lược nhấn mạnh chi phí thì DN tìm kiếm ưu thế về chi phí trong phân khúc mục tiêu Còn trong chiến lược nhấn mạnh khác biệt hoá, DN tìm kiếm sự khác biệt về SP hoặc dịch vụ trong phân khúc mục tiêu Như vậy chiến lược tập trung trọng điểm chia thành hai hướng như sau:

- Chiến lược tập trung hoá trên cơ sở chi phí thấp : Lựa chọn thị trường mục tiêu và kiếm lợi thế chi phí trên thị trường mục tiêu đó

- Chiến lược trọng tâm hoá trên cơ sở khác biệt hoá: DN đi theo con đường chuyên biệt hoá SP vượt trội hơn đối thủ trên thị trường mục tiêu

Để có một chiến lược mở rộng thị trường thích hợp, DN cần phải căn cứ vào lợi thế cạnh tranh và phạm vi cạnh tranh của DN mà chọn trong các chiến lược chung nói trên, mối quan hệ giữa sự lựa chọn chiến lược mở rộng thị trường với hai yếu tố: lợi thế cạnh tranh và phạm vi cạnh tranh như sau:

Sơ đồ: 2 Ma trận lợi thế và phạm vi cạnh tranh của Porter Lợi thế cạnh tranh

Mục tiêu rộng Phạm vi cạnh tranh

Chi phí thấp

Khác biệt hoá

Mục tiêu hẹp

Chiến lược tập trung chi phí thấp

Chiến lược tập trung khác biệt hoá

Trang 13

Những yếu tố xác định lợi thế cạnh tranh của DN là thị phần và khả năng riêng có của DN như danh tiếng của DN, uy tín của SP Thị phần càng lớn thì lợi thế cạnh tranh càng cao, thị phần lớn DN sẽ có lợi thế chi phí theo quy mô, khả năng riêng có độc đáo của DN sẽ thu hút được sự chú ý của khách hàng

Để có thể mở rộng thị trường, các DN cần nghiên cứu cụ thể các chiến lược nêu trên, chuẩn bị các điều kiện và khả năng cho DN, trên cơ sở cân nhắc các yếu tố về quy mô trình độ sản xuất, điều kiện cạnh tranh, điều kiện tài chính để có giải pháp mở rộng thị trường thích hợp

1.5 Tính cấp thiết mở rộng thị trường tiêu thụ chè VN

Ngành chè VN có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước Đáp ứng nhu cầu thức uống cho thị trường nội địa, XK thu kim ngạch cho ngân sách quốc gia, giải quyết việc làm ổn định đời sống cho khoảng gần 1 triệu lao động thuộc dân cư và đồng bào miền núi và trung du góp phần ổn định kinh tế - chính trị tây nguyên miền núi Phát triển ngành chè nhằm thực hiện đường lối của Đảng và Nhà nước về chiến lược CNH-HĐH hướng về XK và CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn Trong Đại Hội toàn Quốc lần thứ IX lại tiếp tục nhấn mạnh phát triển cây chè trong các cây công nghiệp dài ngày gắn với công nghiệp chế biến phục vụ cho XK ở Trung du và miền núi, có thể khẳng định rằng cây chè có sứ mệnh quan trọng đối với nền kinh tế đất nước, nhưng vẫn là tình trạng phát triển theo chiều rộng, chưa tổ chức chặt chẽ và kém hiệu quả

Qui mô thị trường chè VN trên thế giới ở mức độ trung bình (khoảng 4% thị phần chè thế giới), thị trường tuy đã được mở rộng ra tới khoảng 45 nước nhưng thực chất chỉ có bề rộng chưa có chiều sâu các khách hàng chưa thực sự trung thành với SP chè VN Chưa tạo ra được các kênh phân phối vững chắc, chất lượng chè VN còn thấp, sức cạnh tranh SP còn kém, giá thấp hơn giá thế giới, noí chung thị trường còn bếp bênh

Thị trường chè nội địa có ý nghiã rất quan trọng khi thị trường thế giới trong giai đoạn bảo hoà Tuy có quy mô lớn nhưng chưa được tổ chức chặt chẽ, phát triển một cách tự phát, mức tiêu thụ rất thấp so với các nước trên thế giới và khu vực, SP tuy đã đa dạng về chủng loại nhưng vẫn chưa đáp ứng được toàn bộ nhu cầu người tiêu dùng, đang bị cạnh tranh bởi các loại NGK khác và đang có nguy cơ bị cạnh tranh bởi SP chè nhập ngoại

Mặt khác xu thế tất yếu khách quan của quá trình toàn cầu hoá, hoạt động kinh doanh ngày nay đang diễn ra trong điều kiện mới, sự hoạt động của DN gắn liền với toàn cục của nền kinh tế với sự hoà nhập vào khu vực và thế giới bằng sự tìm kiếm và phát huy lợi thế so sánh trong môi trường cạnh tranh gay gắt và dữ dội Cùng với xu thế đó VN đang trong tiến trình hộïi nhập vào khu vực mậu dịch tự do ASIAN -AFTA/CEFT hoàn thành vào năm 2006 Ký kết hiệp định thương mại Việt -Mỹ và tiến tới gia nhập vào tổ chức thương mại quốc tế (WTO) Thị trường quốc tế ngày càng mở rộng hơn trong tiến trình hội nhập

Trang 14

chắc chắn sẽ tạo cơ hội cho các DN chè Việât Nam mở rộng thị trường tiêu thụ, nắm bắt tốt hơn xu thế quốc tế

Bên cạnh những thuận lợi cũng không ít thử thách mà ngành chè VN phải đối mặt như: sức cạnh tranh của SP chè của VN còn yếu do năng suất lao động thấp, hiệu quả sản xuất và chất lượng SP của VN so với các nước trên khu vực và thế giới còn thấp, trình độ công nghệ và năng lực quản lý chưa tương xứng dẫn đến sức cạnh tranh yếu, vì vậy không dễ gì chiếm lĩnh được thị trường lớn thế giới như EU và Mỹ Đồng thời theo nguyên tắc cùng có lợi chúng ta cũng phải dỡ bỏ rào cản thuế quan, mở cửa cho hàng hoá nước ngoài vào VN, sự cạnh tranh trên thị trường nội điạ càng gay gắt hơn

Trong bối cảnh cạnh tranh mang tính toàn cầu như ngày nay, để các DN cũng như ngành chè VN có thể tồn tại và phát triển phải có giải pháp mở rộng thị trường, trong khi thị trường nội địa có nhưng sức mua còn thấp, thị trường thế giới rộng lớn nhưng chưa thực sự ổn định Việc nâng cao năng lực cạnh tranh của SP chè VN trên thị trường thế giới và khu vực để có thể mở rộng thị trường Các DN phải tự nhìn nhận đánh giá đúng về trình độ, năng lực quản lý, chiến lược phát triển và kinh doanh, nguồn lực con người, chất lượng và giá thành SP, mạng lưới tiêu thụ, khả năng tiếp thị ….thì mới có khả năng chiếm lĩnh được thị trường thế giới và khu vực

Vì vậy phát triển cây chè gắn liền với chiến lược mở rộng thị trường thế giới và trong nước trong điều kiện xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế là một vấn đề cấp thiết cần đặt ra Trong phạm vi luận văn này chúng tôi xin được nghiên cứu và đề xuất một số các giải pháp chủ yếu nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ chè xoay quanh các vấn đề tăng sản lượng, chất lượng và giá trị chè tiêu thụ và các biện pháp tổ chức quản lý ngành chè phù hợp với xu thế mới

Trang 15

CHƯƠNG II

Thực trạng hoạt động kinh doanh của ngành chè Việt Nam 2.1 Lịch sử phát triển - tình hình SXKD chè thế giới

2.1.1 Lịch sử phát triển chè thế giới

Cho đến nay vẫn có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc xuất xứ của chè Nhiều công trình nghiên cứu và khảo sát trước đây cho rằng nguồn gốc của cây chè là ở vùng cao nguyên Vân Nam Trung Quốc, nơi có khí hậu ẩm ướt và ấm Những tác giả khác thì cho rằng chè có nguồn gốc từ miền Bắc Miến Điện hoặc ở VN Chè bắt đầu là thứ đồ uống dành riêng các tầng lớp quý tộc vua chuá và những người giàu có và qua quá trình phát triển của thương mại dần dần đã trở thành một loại đồ uống thông dụng trên toàn thế giới như ngày nay và cây chè đã được trồng ở một số các quốc gia như một ngành công nghiệp chính như Aán độ, Trung quốc, Nhật bản, Sri lanca, Indonesia

Sản phẩm chè trên thế giới được chia thành 3 loại căn bản là chè đen, chè xanh, và chè oolong Chè đen là loại chè được sản xuất theo công nghệ oxy hoá hoàn toàn, được chế biến theo 1 trong hai phương pháp là phương pháp OTD và phương pháp CTC, là loại chè được ưa chuộng tại các nước phương Tây và Trung Đông Chè xanh là loại chè được chế biến bỏ qua giai đoạn oxy hoá, chè xanh là SP chủ yếu của các nước phương Đông và đang được sự ưa chuộng ở Mỹ và Châu Aâu Chè oolong là chè trung gian giữa chè xanh và chè đen về maù sắc và mùi vị, chế biến theo công nghệ oxy hoá một phần và được ưa chuộng tại Trung Quốc và các nước Đông Á

Ngày nay có rất nhiều loại chè có hương vị và hình thức khác nhau được tiến triển từ ba loại căn bản này như là chè bánh, chè rời, chè phên, chè thảo mộc, chè dược liệu gồm SP gốc là chè có trộn lẫn một số phụ gia khác như hoa, quả, vỏ, hạt, là và rễ của nhiều loại cây trồng khác

Sau những thập niên 70 cùng với tốc độ phát triển của xã hội công nghiệp khi người tiêu dùng đề ra những yêu cầu đối với các loại nước uống nhanh chóng và thuận tiện, vệ sinh thì các nước sản xuất chè đều lần lượt nghiên cứu các loại chè thể lỏng, tiện dụng và đã đưa vào thị trường tiêu thụ một số các SP mới như chè hoà tan, chè lon, chè hoa quả…

Chè còn được coi là SP có nhiều giá trị dược liệu có lợi cho sức khoẻ con người Bên cạnh các công năng của chè đối với sức khoẻ con người được các nhà khoa học Nga và Nhật Bản khám phá ra trước đây, các nhà khoa học Nhật bản hiện đại đã tìm ra các đặc tính dược liệu của chè xanh, đã chứng minh rằng chất catechin trong chè xanh có ảnh hưởng ngăn chặn các chức năng của các chất gây ra đột biến trong tế bào con người mà có thể dẫn đến ung thư Chè xanh còn chứa một hoá chất chống lại nguyên nhân của bệnh cao huyết áp và nghẽn động mạch, chống lão hoa Nói chung khoa học hiện đại ngày càng tìm ra những đặc

Trang 16

tính dược liệu lý thú của chè mà các loại nước giải khát (NGK) khác không so sánh được Có thể kết luận chè luôn tồn tại với sự tồn tại của xã hội loài người

2.1.2 Tình hình sản xuất chè thế giới

Cây chè chỉ thích hợp được trong những điều kiện tự nhiên nhất định Ngay cả những nước có điều kiện thích hợp cho cây chè nhưng chất lượng cũng khác nhau do các điều kiện khí hậu, tự nhiên ưu đãi khác nhau Hiện nay trên thế giới có khoảng 30 nước trồng được chè, tập trung chủ yếu ở những nước Châu á và Châu Phi Những nước sản xuất chè chính trên thế giới hiện nay là Aán độ, Nhật bản, Srilanca, Trung Quốc, Kenya Sản xuất chè thế giới ngày càng tăng đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thế giới Tình hình biến động của sản xuất chè thế giới thể hiện qua bảng số liệu sau

Bảng1: Tình hình sản xuất của thế giới giai đoạn 1995-2000

Qua bảng số liệu có thể thấy rằng, sản xuất chè thế giới có tốc độ tăng trưởng bình quân 2,7% trong giai đoạn 95-2000, tốc độ tăng lớn nhất vào năm 1998 là 11% nhưng phân bổ sản xuất chỉ tập trung vào một số nước, 5 nước sản xuất hàng đầu trong 30 nước sản xuất chè chiếm 77% tổng SP sản xuất của thế giới có thể nói rằng sản xuất mang tính tập trung cao vào một nhóm nước có lợi thế so sánh quốc tế, Đặc điểm sản xuất của các nước này là :

Aán Độ là một nước sản xuất và tiêu thụ lớn nhất sản lượng chè trên thế giới với hai vùng chuyên canh sản xuất chè tập trung lớn là ở vùng Đông Bắc Aán và Nam Aán Sản lượng hàng năm chiếm khoảng 30% của sản xuất thế giới Nhờ lợi thế về khí hậu thổ nhưỡng nên chè có năng suất cao (7,8 T/ha) Đặc điểm của sản xuất chè Aán độ là trồng tập trung bằng giống chè Aán Độ lá to, SP chủ yếu là chè đen được chế biến theo công nghệ CTC (88%) và một phần theo công nghệ OTD (12%) Chè Aán độ có chất lượng được ưa chuộng trên thế giới, hai tỉnh Assam và Darjeeling là hai khu vực sản xuất chè đặc sản có tiếng trên thế Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn này là 1,9%

Trang 17

Khác với Aán độ chè của Trung quốc được trồng và kinh doanh bởi các tổ chức sản xuất riêng lẻ, nghề trồng chè Trung Quốc đã có một lịch sử lâu đời, cây chè được phân bố trên phạm vi rộng lớn ở các tỉnh Điều kiện tự nhiên, khí hậu Trung Quốc thích hợp cho việc trồng chè Giống chè chủ yếu là giống chè Trung Quốc lá to và lá trung bình Diện tích vào khoảng 1,13 triệu hecta, với sản lượng sản xuất đứng thứ hai trên thế giới SP của Trung Quốc SP của Trung Quốc chủ yếu là chè xanh chè Oolong và các loại chè nhài sản xuất theo công nghệ cổ truyền Trung Quốc, chiếm tỷ trọng trên 90% phần còn lại là chè đen Về chủng loại bao gồm khoảng 2000 loại chè khác nhau nhưng nổi tiếng là các loại của Oolong về hương vị nhẹ nhàng và mùi thơm độc nhất của nó được Tốc độ tăng trường bình quân giai đoạn này là 3,3%/năm chủ yếu là chè xanh

SriLanka là nước sản xuất đứng thứ ba trên thế giới sau Aán Độ và Trung Quốc, tập trung vào các tỉnh miền trung, miền tây và miền bắc, đa số diện tích phân bố ở độ cao trừ 600m trở lên, diện tích vào khoảng 187,309 ha được trồng bằng các loại gống Assam của Aân Độ chè của Sri Lanka chủ yếu trồng bằng giống ghép cành nên có đặc trưng chất lượng đồng nhất và nổi tiếng được đánh giá là tốt nhất trên thế giới, năng suất bình quân 7,15 T/ha Sản lượng hàng năm trung bình 250 - 300 ngàn T chủ yếu là chè đen sản xuất theo công nghệ CTC Tốc độ tăng trưởng bình quân 4,6%/năm

Kenya là một nước sản xuất chè lớn, diện tích hớn 110.000 ha tập trung ở các vùng núi cao ở độ cao từ 1600 – 3000 mét, Sản lượng chè của Kenya thường ở mức 245 –250 ngàn T/năm hầu hết là chè đen CTC Chè là nguồn trao đổi ngoại thương chính chiếm từ 17-20% tổng thu nhập của đất nước vì vậy ngành chè của Kenya được tổ chức quản lý chặt chẽ 80% được tổ chức quản lý bởi nhửng người nông dân quy mô nhỏ, phần còn lại được tổ chức quản lý bởi một số người sản xuất quy mô lớn SP của các chủ trại quy mô nhỏ bán qua cơ quan bảo trợ là cơ quan phát triển chè kenya (KTDA) Cơ quan này có trách nhiệm thu gom chế biến và bán SP của các chủ trại nhỏ Sản lượng sản xuất trong giai đoạn này không tăng trưởng do hạn hán

Ngành chè Indonesia phát triển hơn 200 năm qua, với diện tích trồng chè khác với các quốc gia khác về mặt vị trí, đất đai và khí hậu, chè được trồng trên núi cao nới đất núi lửa và khí hậu nhiệt đới SP chính là chè đen, khoảng 80% SP được XK, chất lượng chè Indonesia có đặc trưng sáng và có hương vị tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ đạt cao nhất trong nhóm 5 nước sản xuất hàng đầu là 4,9 %

Đặc điểm sản xuất của các nước này là:

+ Vì là ngành công nghiệp chính của đất nước, nên được chính phủ các nước quan tâm tổ chức rất chặt chẽ, hoạt động của Hiệp hội chè rất mạnh Đặc biệt Aán Độ Srilanka và Kenya được tổ chức quản lý bởi Ủy ban chè quốc gia và các cơ quan phát triển chè là các cơ quan thuộc chính phủ

+ Với điều kiện đất đai, khí hậu thích hợp và chú trọng đầu tư nên sản xuất nông nghiệp đạt kết quả cao: năng suất cao, chất lượng búp chè tốt

+ Ngoài công nghệ OTD các nước Aán Độ, Srilanka và Kenya đã phát minh ra công nghệ chè mảnh CTC mới và được các nước EU ưa thích

Trang 18

+ Về sản phẩm, chất lượng nổi tiếng trên thế giới

+ Là những nước có lợi thế cạnh tranh dẫn đầu ngành về sản lượng và chất lượng

+ Riêng Trung Quốc, nổi tiếng về chè Oolong và chè xanh do giống chè có chất lượng cao nhưng phần lớn tiêu dùng nội địa, chè đen XK chiếm tỷ lệ thấp (15.000T/năm) chất lượng được đánh giá là thấp trên thế giới

2.13 Tình hình thị trường chè thế giới 2.131 Tình hình XK chè trên thế giới

Hiện nay trên thế giới có khoảng 30 nước XK chè, nhưng thị trường được chi phối bởi các quốc gia sản xuất lớn Ngoài hai nước Aán độ và Trung Quốc, phần lớn SP sản xuất ra tiêu dùng nội địa thì các nước Srilanka, Kenya, Indonesia SP chủ yếu là XK (từ 80% trở lên)

Bảng 2 : Biến động thị trường của các nước XK chè lớn giai đoạn 1995-2000 Các nước khác 334,9 334,7 385,0 389,1 378,9 292,97 98,122,28Toàn thế giới 1.178,9 1.227,2 1.315,5 1.412,1 1.373,5 1.315,0 102,3100

(Nguồn số liệu : FAO

Qua bảng số liệu trên cho thấy rằng 5 nước XK lớn chiếm 77,3% thị phần thế giới, trong đó Srilanka chiếm thị phần lớn nhất là 21,3% tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn này là 10%, Trung Quốc chiếm 17,31% tốc độ tăng trưởng bình quân là 6,3%, Aán độ chiếm thị phần 15,29% tốc độ tăng trưởng bình quân là 6,4%, Kenya chiếm 15,83% giảm thị phần trong thời kỳ này là 2,5%, Indonesia chiếm 7,98% tốc độ tăng trưởng bình quân là 9,5% Các nước khác chiếm 22,28 % giảm 1% thị phần trong thời kỳ này Nhìn chung tốc độ tăng cung trên thị trường thế giới là 2,3%, Srilanka là nước chiếm ưu thế lớn nhất trên thị trường nên có ưu thế trong cạnh tranh, tốc độ tăng thị phân gấp 4 lần tốc độ tăng của toàn thế giới

Biểu đồ 1 : Thị phần của các nước XK chính năm 2000 ( ĐVT : %)

Trang 19

Nguồn : FAO

Thị trường XK chủ yếu của Srilanka là các nước trong khối cộng đồng chung (CIS) chiếm 20% SP, tiếp đó là các nước Vương Quốc Ả rập chiếm 15% Nga và các nước Trung Đông là những thị trường nhập ổn định của Srilanka Đây là những thị trường có truyền thống uống chè và khối lượng tiêu thụ lớn nên thị trường của Srilanka có tốc độ tăng trưởng lớn Hầu hết SP của Srilanka bán tại trung tâm đấu giá quốc tế và có mạng lưới phân phối hoàn hảo, có hai loại chè bán theo xuất xứ nổi tiếng trên thế giới là chè Ceylon và Dilmah

Aán độ và Trung Quốc là hai nước sản xuất chè lớn nhất thế giới nhưng lại là là hai nước có sản lượng tiêu thụ nội địa lớn, sản lượng tiêu thụ chiếm từ70-75% tổng SP sản xuất của cả nước Nhưng vì dân số đông nên lượng tiêu thụ bình quân đầu người xếp vào loại thấp trên thế giới Thị trường chủ yếu của Trung quốc là Nhật bản với 68% thị phần chè xanh Thị trường chủ yếu của Aán Độ là các nước CIS được bán qua trung tâm đấu giá quốc tế Calcutta, Cochin bên cạnh đó Aán độ còn có mạng lưới phân phối Tata và Tetley phân phối chè rộng khắp thế giới Loại chè nổi tiếng của Aán độ được bán theo xuất xứ là chè Darjeeling với sản lượng hàng năm khoảng 40-50 ngàn tấn được bán với giá cao gấp 3 đến 5 lần chè thông thường

Kenya là một nước châu phi XK một lượng lớn chè, là ngành thu ngoại tệ chính cho đất nước này, SP chủ yếu được xuất sang các nước Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống Nhất, Pakistan, Liên hiệp Vương quốc Anh Ngành chè của nước này được chính phủ rất quan tâm và được tổ chức rất chặt chẽ bởi Uỷ ban chè Kenya, cơ quan phát triển chè Kenya ( bao gồm các người sản xuất chè và các quan chức của chính phủ) Thị phần giảm trong thời gian qua là do hạn hán kéo dài gây ảnh hưởng đến phát triển cây chè SP được phân phối tại trung tâm đấu giá Mombassa

Indonesia là một nước châu Á sản xuất chè với quy mô lớn 80% sản lượng là XK, thị trường tiêu thụ ổn định của Indonesia là xu hướng thị phần ngày càng mở rộng do chính sách của chính phủ cũng như điều kiện tự nhiên ưu đãi nên chất lượng chè được ưa chuộng SP chủ yếu là chè đen OTD được bán qua trung tâm đấu giá Jakarta

Đặc điểm chung:

+ Chiếm thị phần lớn trên thế giới, chất lượng tốt được khách hàng ưa thích có mạng lưới phân phối hoàn hảo, vững chắc, hầu hết bán tại các trung tâm đấu giá quốc tế đến các nhà phân phối lớn trên thế giới

+Ngoài việc xuất thô làm nguyên liệu đóng goí các nước đều có công nghệ xuất chè tinh chế sang các nước và các loại đặc sản bán theo xuất xứ có giá trị rất cao trên thế giới

+ Chè Darjeeling và Atxam của Aán Độ, chè Ceylon và Dimah của Srilanka được bán với xuất xứ trên thế giới có giá trị cao gấp nhiều lần chè thông thường

Trang 20

+ Ngành chè được tổ chức quản, lý chặt chẽ bằng các cơ quan thuộc chính phu như Ủûy ban chè quốc gia

2.132 Tình hình nhập khẩu chè trên thế giới

Theo đánh giá của các chuyên gia trong nhóm các nước sản xuất kinh doanh chè thuộc tổ chức Nông – Lương thế giới (FAO) đến cuối thế kỷ 20 đã có trên một nửa dân số thếâ giới uống chè Hầu hết các nước đều có người uống chè trong đó có khoảng 160 nước có nhiều người uống chè, mức tiêu thụ bình quân trên đầu người của thế giới hiện nay là 0,5 kg/người/năm Nước có mức tiêu thụ bình quân đầu người cao nhất là Ailen 3,09kg/người/năm Nước có mức tiêu dùng bình quân đầu người thấp là Aán Độ, Trung Quốc, Mỹ nhưng dân số rất đông nên lại là nước có mức tiêu dùng lượng chè hàng năm rất lớn: Aán độ 620-650 ngàn T chè đen/năm; Trung Quốc 430-450 ngàn T chè xanh/năm

Trong 131 nước nhập chè lớn trên thế giới, các nước hàng năm nhập số lượng lớn gồm Nga, Anh từ 150-200 ngàn tấn/năm, Pakistan, Mỹ hàng năn nhập từ trên 100 đến 150 ngàn T Nhật, Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Ai cập mỗi năm nhập từ 50-70 ngàn tấn Các nước Iraq, Balan, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ mỗi năm nhập từ 20-30 ngàn tấn Các nước khác nhập trên 10 ngàn tấn mỗi năm Số lượng NK của thế giới thể hiện ở bảng số liệu sau:

Bảng 3: Nhu cầu nhập khẩu chè các nước lớn trên thế giới(ĐVT :1000 T)

(Nguồn số liệu: FAO, năm 2000 số liệu thống kê của Hiệp hội chè Aán Độ)

Từ bảng số liệu thấy rằng nhu cầu NK chè giai đoạn 1995-2000 tăng chậm, tốc độ tăng trường bình quân trong hàng năm là 1% Có thể chia ra thành các khu vực thị trường sau:

+ Thị trườøng các nước Đông Âu, và CIS Trong khu vực này CIS là

nước có lượng NK lớn nhất chiếm 11,5% tổng sản phẩm nhập khẩu thế giới Hàng năm CIS nhập khoảng trên 150 ngàn tấn chè, tốc độ tăng bình quân trong giai đoạïn 1995-2000 là 1,8% Phần lớn chè nhập vào CIS là chè cấp trung và cấp thấp do tập quán cũng như do điều kiện kinh tế, thị trường khu vực này thuộc loại dễ tính Ucraina và Ba lan là những nước NK lớn nhất Đồng Aâu, mỗi năm nhập từ 20-30 ngàn tấn Tại CIS uống chè đã trở thành truyền thống và là nhu cầu khó thay thế, chè xanh tiêu thụ chủ yếu tại miền Nam, chè đen tiêu thụ

Trang 21

nhiều ở các vùng còn lại mức tiêu thụ bình quân đầu người là 1,1 kg/người/năm Khu vực này được đánh giá là tăng trưởng trong tương lai khi dân số tăng và nền kinh tế phục hồi trở lại

+Thị trường Trung Đông: Đặc điểm của thị trường này là người dân

thuộc vùng naỳ theo đạo Hồi dùng chè là chính vì họ không uống nước có cồn, chè là NGK chính, tập quán uống chè thị trường này giống như thị trường Nga và Đông Âu

Pakistan là một trong những thị trường lớn nhập mỗi năm nhập từ

110-115 ngàn tấn, số lượng nhập giao động từ 111-119 ngàn tấn/ năm Đây là thị trường có thể chấp nhận nhiều chủng loại chè khác nhau từ cấp cao đến cấp thấp cả chè xanh đến chè đen và cả chè theo công nghệ OTD và CTC Tương lai đây là thị trường có xu hướng tăng trưởng

Iraq cũng là thị trường trong khu vực có lượng tiêu dùng lớn Về SP Thị

trường này đòi hỏi khắt khe về chất lượng, yêu cầu các loại chè đen OTD chất lượng cao Đây là thị trường có tốc độ tăng trưởng cao nhưng nhìn chung NK chè trong giai đoạn qua không ổn định do tình hình chính trị bất ổn tại khu vực Các nước bán chè vào khu vực này chủ yếu do sự can thiệp của nhà nước bằng các hợp đồng đổi dầu và hợp đồng đấu thầu qua liên hợp quốc Vì vậy do các công ty nhà nước đảm nhận việc bán chè vào khu vực này

Ai cập cũng là thị trường NK lớn khoảng 80 ngàn T/ năm Thị trường này tiêu thụ chủ yếu là chè đen OTD Do rào cản thương mại của chính phủ nên nhu cầu giảm trong thời gian qua Hiện nay rào cản thương mại đang dần được tháo dỡ và thị trường trở nên tự do hơn vì vậy tiềm năng tăng trưởng trong tương lai

Giống như thị trường Đông Aâu và CIS , khu vực này gồm các nước uống chè truyền thống nên chè có chất lượng cao được ưa chuộng và nhu cầu ngày càng tăng

+Thị trường các nước phát triển Tây Âu và bắc Mỹ: Anh và Mỹ là

hai nước NK lớn trong khu vực, đặc biệt Anh chiếm tỷ trọng cao nhất thế giới

12% tổng sản phẩm nhập khẩu của thế giới Đặc điểm các nước này có tập quán

uống chè đen Với xu thế của một xã hội công nghiệp người ta ưa thích các loại chè tiện lợi tan nhanh như như chè mảnh CTC, chè bột, chè túi nhúng, chè tan vì vậy trong mấy năm gần đây nhu cầu chè mảnh CTC tăng lên rất nhanh ở các nước này: Anh 50%; Mỹ 60% Khối lượng chè hoà tan đang được sản xuất và tiêu dùng ở các nước này ngày càng tăng Đây là khu vực thị trường đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng, đặc biệt là tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn thực phẩm được kiểm tra rất nghiêm ngặt trước khi NK vào đây Anh là nước nhập chè với số lượng lớn nhất, uống chè tại đây đã hình thành phong cách và tập quán Trước những năm 70 của thế kỷ 20 chè chiếm 70% thị phần các loại nước uống Tuy nhiên trong những năm gần đây xu hướng giảm do cà phê các loại NGK khác đã giành lại một thị phần đáng kể của chè

Trang 22

Mỹ tiêu dùng chính là cà phê tỷ lệ tiêu dùng giữa chè và cà phê là 1/10, nhưng số người uống chè chiếm 31% dân số Chính phủ Mỹ miễn thuế cho chè nhập vào nước, nhưng lại quy định tiêu chuẩn cho từng nước xuất vào Mỹ Xu hướng nhập chè của Mỹ ổn định trong những năm gần đây Người Mỹ có 80% dân số thích uống chè lạnh, chè hoà tan, chè bột hỗn hợp, chính vì cách uống chè như vậy nên người Mỹ không quan tâm đến ngoại hình, chỉ quan tâm đến màu nước vì vậy chè mảnh CTC và các loại chè cấp thấp cấp trung sẽ được các nhà NK Mỹ quan tâm

+ Thị trường Đông Á: Đài Loan và Nhật Bản là nước sản xuất và

nhập khẩu chè, Nhật đứng thứ 6 trên thế giới về sản lượng, song cũng là nước NK chè tương đối lớn vì sản xuất không đủ tiêu dùng trong nước mỗi năm nhập trên 50 ngàn tấn về SP thị trường này có tính riêng biệt, tiêu thụ chủ yếu là chè Oolong và chè xanh sản xuất theo công nghệ Nhật Bản, chè đen cũng được tiêu dùng nhưng chủ yếu là chè pha sẵn, chè túi nhúng hoặc chè uống với đá nên không yêu cầu chè đen cấp cao Thị trường này đòi hỏi rất nghiêm ngặt về chất lượng ít nhạy cảm về giá, tốc độ tăng trưởng 8-10% chủ yếu là chè xanh Trong 10 năm gần Nhật và Đài Loan tăng cường đầu tư và chuyển giao công nghệ ra nước ngoài, NK chè thành phẩm về nước Đây là thị trường có tiềm năng nhập khẩu chè xanh rất cao, vì gắn liền với văn hoá dân tộc lâu đời, coi ý nghiã văn hoá của việc uống chè còn hơn ý nghiã vật chất, nên nhu cầu xuất hiện theo hướng đa dạng vừa truyền thống vừa hiện đại và khó thay thế

2.133 Xu hướng vận động của thị trường chè thế giới

+Xu hướng chung: Xét trên khiá cạnh mậu dịch thương mại từ 1997 đến

nay, theo số liệu của của tổ chức Nông-Lương quốc tế (FAO) thị trường đang vận động theo hướng cung vượt cầu Những nước NK lớn đều giảm lượng chè đen, trong khi lượng cung trên thị trường tăng mạnh hơn

Biểu đồ2: Cung-cầu của thế giới thời kỳ 1995-2000

Trang 23

Nguồn : FAO

Từ biểu đồ có thể nhận định rằng xu hướng chung của thị trường là cung tăng mạnh hơn cầu từ năm 1997, điều này gây sức ép giảm giá tại hầu hết các trung tâm đấu giá quốc tế làm giá chè bình quân của thế giới có xu hướng giảm trong mấy năm gần đây

Bảng 4 : Biến động giá thế giới giai đoạn 1995-2000 (ĐVT : USD/kg)

+Xu hướng cụ thể: Các nước có xu hướng tăng cung là Srilanka, Aân độ,

Kenya, Srilanka và các nước châu Á và Đông phi (tốc độ tăng cung bình quân thời kỳ này là 2,7%)

Tăng cung là do các nước sản xuất và XK chè là các nước đang phát triển chủ yếu dựa vào nông nghiệp coi tăng sản lượng nông sản XK là một trong các mục tiêu tăng trưởng, tạo việc làm, là nguồn thu ngoại tệ của chính phủ các nước này

Các nước có xu hướng tăng cầu: các nước khu vực Đông Aâu, CIS, các nước vùng Trung đông, Đông Á và Đông Nam Á nhu cầu có khuynh hướng tăng trong những năm sắp tới Vùng Trung Đông chè là nước giải khát chính nhu cầu tăng do tốc độ tăng dân số và tăng trưởng kinh tế tại Đông Aâu và CIS truyền thống uống chè đã trở thành tập quán khó thay thế, nhu cầu tăng cao cùng với tốc độ tăng dân số, thu nhập và cải thiện tình hình thanh toán cũng như giải quyết công nợ trong tương lai Các nước vùng Đông Á và Đông Nam á uống chè gắn với tập quán, văn hoá dân tộc, hình thành văn hoá lâu đời, nhận thức về lợi ích của việc uống chè đối với sức khoẻ của người dân khu vực này ngaỳ càng tăng

Các nước giảm nhu cầu là các nước Châu đại dương, Nam phi, Anh nhu cầu giảm đáng kể trong những năm gần đây, do sự cạnh tranh của các loại đồ uống nhẹ, đồ uống thể thao là thứ đồ uống mang tính tấn công vào tầng lớp thanh niên ở các quốc gia phát triển, qua khảo sát thị trường đồ uống ở Anh trong một vài năm gần đây cho thấy :

+Bảng 5: Tỷ lệ dân số dùng các loại NGK mỗi ngày tại Anh: (ĐVT %)

Trang 24

Bảng 6: Tiêu thụ chè bình quân mỗi ngày (đối với người từ 10 tuổi trở lên (ĐVT (tách)

Nguồn: National Drinks Survey UK 1999

Từ số liệu trên cho thấy thị phần chè giảm tại Anh do cạnh tranh với các loại NGK có gaz, số người uống chè giảm 3% trong thời kỳ 95-99 và số tiêu dùng chè bình quân đầu người giảm 4% làm cho sản lượng nhập vào Anh giảm đáng kể từ 175 ngàn T và năm 1998 đến 162 ngàn T vào năm 1999 và năm 2000 chỉ còn 157 ngàn T

Nhu cầu trong các nước XK lớn như Aán độ, Trung quốc, tăng chậm do cạnh tranh với cà phê, cocacola và các loại nước uống khác, trong khi sản lượng sản xuất lại không ngừng tăng do chính sách khuyến khích của chính phủ, cũng như áp dụng thành tựu của cách mạng sinh học vào sản xuất nông nghiệp bằng các giống mới có năng suất cao

Do phát triển của xã hội công nghiệp, môi trường ngày càng trở nên ô nhiễm, con người càng có nhu cầu các loại uống các tác dụng phòng chống bệnh tật, hiện nay đang có nhu cầu dùng các loại chè chất lượng cao nhất là loại chè có tác dụng phòng chống bệnh tật, chè “hữu cơ”, chè dưỡng lão, chè giảm béo trong khi các nước sản xuất lớn vẫn đưa ra thị trường các loại chè cấp thấp, nên thị trường đang có xu hướng thừu chè chất lượng thấp và thiếu chè chất lượng cao

Do cạnh tranh với các loại NGK tiện dụng rất quyết liệt trên thị trường, các loại chè uống nhanh được chế biến từ chè thành phẩm như chè lon uống nhanh, chè hoà tan, cô đặc, các loại chè thảo dược có gốc là chè và được pha với một số nước hoa quả khác giàu chất bổ dưỡng và năng lượng các loại chè này được giới trẻ trong các nước công nghiệp như EU, Mỹ, Nhật, Hà Lan ưu thích Nói chung SP từ chè rất đa dạng và ngày càng có nhiều SP mới xuất hiện cùng với nhu cầu mới

Các loại chè chất lượng thấp đã bảo hoà, chè đen và xanh có chất lượng cao có nhu cầu cao trên thị trường, do tốc độ phát triển của công nghệ, nhiều SP có chất lượng cao xuất hiện, và thu nhập người tiêu dùng tăng lên thì có nhu cầu cao hơn về chất lượng

Ngoài các nước có truyền thống uống chè Xanh như Trung Quốc, Nhật Bản, VN và các nước Tây Bắc phi, Trung á thì nhu cầu chè xanh đang có xu hướng được dùng nhiều và tăng nhanh về nhu cầu ở các quốc gia phát triển vì đặc tính mới của SP này đã được các nhà khoa học cổ điển cũng như hiện đại chứng minh

Trang 25

Bảng 7: Xu hướng NK chè xanh qua các năm gần đây ở một số các nước phát

Nguồn : Tin thị trường chè thế giới

Bảng số liệu trên cho thấy tốc độ tăng trưởng chè xanh tại các quốc gia phát triển rất cao, đặc biệt là tại Canada và Anh Chính vì điều này mà xuất khẩu chè xanh của Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng mạnh trong vài năm gần đây

2.2 Đánh giá tình hình sản xuất chè VN

2.21 Khái quát tình hình phát triển của cây chè VN

Lịch sử trồng chè của VN đã có từ rất lâu, nhưng cây chè được khai thác và trồng với diện tích lớn bắt đầu vào những năm 1925-1940 do người Pháp mở các đồn điền trồng ở cao nguyên Trung bộ Theo tài liệu thống kê đến 1939 sản lượng chè VN khoảng 10900 T khô, đứng hàng thứ 6 trên thế giới sau Aán độ, Srilanka, Trung quốc, Nhật Bản, Indonesia Đặc điểm sản xuất là nhỏ lẻ, tự cấp tự túc, kỹ thuật canh tác quảng canh, năng suất thấp Từ năm 1945-1955 do ảnh hưởng của chiến tranh chống pháp, vườn chè bị bỏ hoang sản lượng giảm sụt hẳn Thời kỳ từ 1954 ngành chè đã được chú ý đúng mức, chè chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế của nhân dân ta, trong các vùng trồng chè, chè là nguồn thu nhập chính góp phần cải thiện đời sống nhân dân

Ngày nay phát triển cây chè trong các cây công nghiệp dài ngày đang được Đảng và chính phủ quan tâm Nhiều văn kiện của Đảng và nhà nước đã nhấn mạnh đến sản xuất và xuát khẩu chè Với lợi thế so sánh quốc tế về phát triển cây chè, đến năm 2000 diện tích chè đã tăng đến 90 ngàn hecta, sản lượng lên đến 76.500 T khô, xuất khẩu 55.000 T đưa VN lên hàng thứ 8 trong 10 nước XK lớn nhất thế giới

2 22 Tình hình sản xuất chè VN

Tình hình sản xuất chè ở VN được xem xét trên các góc độ: diện tích, sản lượng, và các loại hình sở hữu Quy mô tổng quát của hoạt động sản xuất chè VN từ năm 1995 đến nay thể hiện trong bảng số liệu sau:

Trang 26

Bảng 8: Sản lượng và diện tích chè thời kỳ 1995-2000 Ngoài quốc doanh (1000T) 10,941 13,809 18,873 20,984 21,116 24,0117,6Đầu tư nước ngoài (1000T) 0,8931,9915,7905,815 18,000230,9

( Nguồn số liệu: Tổng cục thống kê 2000)

Trong những năm vừa qua ngành chè VN không ngừng được đầu tư phát triển mở rộng diện tích canh tác và thâm canh trên diện tích hiện có, quy mô sản xuất trong nước đã được mở rộng từ thời kỳ từ 1995 trở lại đây sản xuất đã tăng gần gấp hai lần từ 40 lên đến 76,5 ngàn T, (bình quân tăng thời kỳ này là 13,9% tổng diện tích từ 66,7 ngàn ha lên đến gần 90 ngàn ha (bình quân tăng thời kỳ này là 6,2%) trong đó diện tích chè kinh doanh là 70.427 ha, tốc độ tăng sản lượng lớn hơn tốc độ tăng diện tích Có thể nói rằng hoạt động sản xuất chè không chỉ tăng theo bề rộng mà cả bề sâu Khu vực đầu tư nước ngoài tăng mạnh nhất, đến năm 2000 năng lực chế biến đầu tư nước ngoài chiếm 25% năng lực sản xuất cả nước Khu vực quốc doanh và ngoài quốc doanh cũng tăng khá 18,5% và 17,6% Về mặt cơ cấu, khu vực quốc quanh với hai đơn vị lớn là Tổng Công ty chè Việt nam và Công ty chè Lâm Đồng với một số đơn vị địa phương khác chiếm tỷ trọng lớn nhất (41,6%.)

Phân bố theo khu vực địa lý : Tình hình phân bổ diện tích theo các

vùng lãnh thổ cũng có sự biến chuyển theo hướng tập trung chuyên canh ngày càng sâu thể hiện ở chỗ tận dụng lợi thế so sánh của các vùng cao có khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp cho chè có chất lượng tốt như: Lâm Đồng là tỉnh có diện tích lớn nhất nước tốc độ phát triển thời kỳ 1995-2000 là 52% Thái Nguyên là tỉnh có diện tích lớn thứ 2 :tốc độ phát triển thời kỳ 1995-2000 là 57%, Hà giang là tỉnh có diện tích lớn thứ 3 tốc độ phát triển là 74%

Bảng 9 : Tình hình sản xuất chè phân theo vùng địa lý

DT(ha) DT (ha) DT(ha) NS tạ/ha DT(ha) NS tạ/ha

Trang 27

Nguồn : Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn

Qua bảng số liệu trên cho thấy chè được trồng ở 33 tỉnh tập trung chủ yếu ở các vùng núi, trung du và tây nguyên, các tỉnh trồng tập trung là 14 tỉnh trung du và miền núi phiá Bắc (62.538 ha chiếm tỷ trọng 69,5%),và Lâm Đồng là vùng tập trung lớn nhất nước (20.518 ha chiếm tỷ trọng 22,8%) Tuy nhiên tuỳ theo điều kiện tự nhiên khí hậu đất đai thích hợp cho các giống chè nên cây chè cũng cho năng suất và chất lượng khác nhau Vùng có năng suất, chất lượng cao thường là các vùng chè tập trung, có diện tích lớn và ở vùng núi cao như Lào cai, Yên Bái, Phú thọ, Thaí Nguyên, Lâm Đồng (vùng có độ cao trung bình từ trên 800mét) Hiện nay năng suất bình quân cả nước đạt 46,1 tạ chè búp tưoi/ha (gần bằng mức trung bình thế giới) tăng so với năm 1997 là 36,%

+ Giống : Có nhiều giống chè hiện đang trồng, nhưng chủ yếu là giống chè

Trung du (chiếm 62,72% diện tích, 56.426 ha) được trồng phổ biến ở vùng núi thấp và trung du Giống chè Shan (chiếm 31,1%), 27.979ha trồng phổ biến ở vùng núi và vùng cao (trên 500 mét so với mực nước biển), còn lại là các giống mới như chè cành, chè ghép và chè giống mới nhập của Nhật, Aán Độ Đài Loan và Trung Quốc gồm 20 loại có chất lượng cao hương thơm đặc biệt đã trồng ở Lâm Đồng và phiá Bắc Nhưng mới ở giai đoạn bắt đầu chuyển đổi giống mới, tốc độ còn chậm, vườn chè kinh doanh chủ yếu bằng hạt nên SP không đồng nhất

Trang 28

+ Chăm sóc:

Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đầu tư cho trồng và chăm sóc chè thấp chỉ đạt 80% yêu cầu, cho trồng chè đạt 40% yêu cầu) (ở những vùng nghèo tỷ lệ này còn thấp hơn) Quy trình chưa được thực hiện nghiêm túc về kỹ thuật canh tác, chưa thâm canh ngay từ đầu Mật độ cây trồng trên 1 ha thấp do thiếu vốn trồng, tình trạng phun thuốc trừ sâu không đúng liều lượng và chủng loại rất lan tràn đã làm ảnh hưởng đến chất lượng chè và uy tín của chè VN

+ Cơ sở và công nghệ chế biến

Công nghệ được xem là khâu cực kỳ quan trọng trong trong quá trình sản xuất chè, tạo ra hàng ngàn loại chè thành phẩm khác nhau thoả mãn nhu cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, và cũng là khâu quan trọng tác động mạnh đến tiêu thụ

Cùng với tốc độ phát triển của diện tích và sản lượng, các cơ sở chế biến mang tính công nghiệp tăng trưởng rất mạnh trong thời gian qua, đặc biệt từ năm 1998-2000, số lượng tăng từ 78 cơ sở năm 1998 đến 174 cơ sở năm 2000 (tăng 226%), công suất chế biến tăng từ 172.050 T búp năm 1998 lên đến 282.400 T vào năm 2000 (tăng 164%) Có thể kết luận rằng các cơ sở chế biến quy mô vừa và nhỏ tăng mạnh hơn

Hầu hết các cơ sở chế biến đều tập trung tại các vùng trồng chè và gắn với vùng nguyên liệu Phân bố các nhà máy chế biến thể hiện ở bảng dưới đây

Bảng10 : Phân bổ năng lực chế biến theo điạ lý năm 2000:

Khu vực Số cơ sở

Trang 29

Qua bảng số liệu có thể đánh giá năng lực chế biến của toàn ngành còn thiếu so với khả năng cung cấp nguyên liệu, bên cạnh đó trong tình trạng phát triển nhà máy chế biến tràn lan thiếu quy hoạch, không gắn với vùng nguyên liệu dẫn đến tình trạng có nơi thiếu năng lực chế biến như Hà Giang, Thái nguyên, Lào Cai chỉ đạt dưới 50%, những nơi thừa năng lực chế biến từ 25 đến 100 % như Phú thọ, Sơn La, Hoà Bình, Hà Tĩnh, Gia Lai Điều này làm giảm hiệu quả đầu tư, giảm sức cạnh tranh của các DN dẫn đến giảm sức cạnh tranh của toàn ngành Nơi thừa công suất dẫn đến chi phí cố định/ĐVSP cao hoặc phải vận chuyển nguyên liệu nơi khác đến làm tăng chi phí biến đổi/ ĐVSP làm giảm lợi thế chi phí Nơi thiếu công suất maý móc hoạt động trong tình trạng quá tải không đảm bảo quy trình dẫn đến chất lượng kém

Cơ cấu theo năng lực sản xuất: Theo đánh giá của Hiệp hội chè VN

năm 2000, qui mô sản xuất của ngành chè gồm có 12 nhà máy quy mô lớn với công suất chế biến từ 30 T búp tưới/ngày trở lên (chiếm tỷ trọng 26% công suất chế biến), quy mô vừa và nhỏ có 46 nhà máy công suất chế biến từ 10 đến 28 T búp/ngày (chiếm tỷ trọng 39%), quy mô nhỏ có 116 cơ sở với công suất chế biến từ 0,5 đến 8 T búp/ngày (chiếm tỷ trọng 35%)

Biểu đồ 3 : Năng lực sản suất theo quy mô chế biến năm 2000

Nguồn : Hiệp hội chè VN

Như vậy các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ chiếm tỷ trọng lớn cả về số lượng lẫn công suất chế biến Ngoài những cơ sở chế biến theo báo cáo thống kê của các tỉnh còn có hàng chục ngàn xưởng chế biến thủ công bán cơ giới và hàng vạn lò chế biến thủ công Cơ cấu quy mô nhỏ chiếm tỷ trọng lớn (35%) thêm vào hàng vạn các lò chế biến thủ công là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chất lượng chè VN không đồng nhất, chè khuyết tật đưa ra tiêu thụ làm giảm uy tín chè

Về trình độ công nghệ và thiết bị chế biến của ngành chè VN:

Theo đánh giá của Hiệp hội chè VN, công nghệ chế biến chè của toàn ngành chỉ đạt mức trung bình yếu Công nghệ chậm được đổi mới cho phù hợp với nhu cầu của thị trường và phù hợp với nguyên liệu giống mới, chưa được chuẩn hoá đồng bộ trong các dây chuyền sản xuất chè XK, ngoài các đơn vị Liên doanh công nghệ tiến tiến, chưa có công nghệ mới tinh chế các chè để tạo ra SP có giá trị gia tăng cao

Ngày đăng: 22/09/2012, 16:30

Hình ảnh liên quan

2.1.2 Tình hình sạn xuaât cheø theâ giôùi. - Những giải pháp chủ yếu mở rộng thị trường tiêu thụ chè Việt Nam đến năm 2010.pdf

2.1.2.

Tình hình sạn xuaât cheø theâ giôùi Xem tại trang 16 của tài liệu.
2.13 Tình hình thò tröôøng cheø theâ giôùi 2.131  Tình hình XK cheø tređn theâ giôùi 2.131  Tình hình XK cheø tređn theâ giôùi  - Những giải pháp chủ yếu mở rộng thị trường tiêu thụ chè Việt Nam đến năm 2010.pdf

2.13.

Tình hình thò tröôøng cheø theâ giôùi 2.131 Tình hình XK cheø tređn theâ giôùi 2.131 Tình hình XK cheø tređn theâ giôùi Xem tại trang 18 của tài liệu.
2.13 Tình hình thò tröôøng cheø theâ giôùi 2.131  Tình hình XK cheø tređn theâ giôùi 2.131  Tình hình XK cheø tređn theâ giôùi  - Những giải pháp chủ yếu mở rộng thị trường tiêu thụ chè Việt Nam đến năm 2010.pdf

2.13.

Tình hình thò tröôøng cheø theâ giôùi 2.131 Tình hình XK cheø tređn theâ giôùi 2.131 Tình hình XK cheø tređn theâ giôùi Xem tại trang 18 của tài liệu.
2.132 Tình hình nhaôp khaơu cheø tređn theâ giôùi. - Những giải pháp chủ yếu mở rộng thị trường tiêu thụ chè Việt Nam đến năm 2010.pdf

2.132.

Tình hình nhaôp khaơu cheø tređn theâ giôùi Xem tại trang 20 của tài liệu.
2.21 Khaùi quaùt tình hình phaùt trieơn cụa cađy cheø VN. - Những giải pháp chủ yếu mở rộng thị trường tiêu thụ chè Việt Nam đến năm 2010.pdf

2.21.

Khaùi quaùt tình hình phaùt trieơn cụa cađy cheø VN Xem tại trang 25 của tài liệu.
Bạng 9: Tình hình sạn xuaât cheø phađn theo vuøng ñòa lyù - Những giải pháp chủ yếu mở rộng thị trường tiêu thụ chè Việt Nam đến năm 2010.pdf

ng.

9: Tình hình sạn xuaât cheø phađn theo vuøng ñòa lyù Xem tại trang 26 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan