ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM ADOBE PHOTOSHOP

43 660 3
ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM ADOBE PHOTOSHOP

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÀI THU HOẠCH Môn học: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC Chủ đề: ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM ADOBE PHOTOSHOP Giảng viên : GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm Học viên : Trần Thị Hồng Yến Mã số HV : CH1201150 Chuyên ngành : Khoa Học Máy Tính (Học viên cao học Khóa 07/2012) Tháng 04 năm 2013 BÀI THU HOẠCH Môn học: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC Chủ đề: ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM ADOBE PHOTOSHOP Giảng viên : GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm Học viên : Trần Thị Hồng Yến Mã số HV : CH1201150 Chuyên ngành : Khoa Học Máy Tính (Học viên cao học Khóa 07/2012) Tháng 04 năm 2013 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC - Giảng viên: GS. TSKH. HOÀNG VĂN KIẾM LỜI NÓI ĐẦU o0o Ngày nay, đồ họa đã trở thành một thứ tất yếu của cuộc sống. Chúng ta có thể thấy các sản phẩm của đồ họa xuất hiện mọi nơi, trong mọi lĩnh vực, từ những vật dụng nhỏ cho đến những ấn phẩm quảng cáo lớn. Trong đó, hình ảnh là một thứ không thể thiếu. Một hình ảnh ấn tượng, độc đáo sẽ có giá trị hơn ngàn lời quảng cáo. Vì thế, khâu xử lý hình ảnh đóng vai trò quan trọng nhất. Nó quyết định sự thành công trong quảng cáo. Nhắc đến “xử lý ảnh” là chúng ta liên tưởng ngay đến Adobe Photoshop - một phần mềm “máu thịt”của các nhà thiết kế. Photoshop đã trở thành một phần mềm xử lý ảnh đứng đầu, không có đối thủ cạnh tranh. Ngoài khả năng chính là chỉnh sửa ảnh cho các ấn phẩm, Photoshop còn được sử dụng trong các hoạt động khác như: thiết kế trang web, vẽ các loại tranh (matte painting và nhiều thể loại khác), vẽ texture cho các chương trình 3D gần như là mọi hoạt động liên quan đến ảnh bitmap. Với biệt tài “biến cái không thể thành có thể”, “hiện thực hóa những giấc mơ cổ tích”, Photoshop được mọi người gán cho danh xưng là “gã phù thủy”! Là giáo viên dạy thiết kế quảng cáo, lần đầu làm quen phần mềm xử lý ảnh Photoshop với phiên bản CS2, tôi đã bị cuốn hút thật sự bởi những tính năng tuyệt vời của nó. Với bộ công cụ đơn giản, dễ sử dụng, kết hợp với các lệnh, hiệu ứng đa dạng, Photoshop giúp tôi tạo ra các sản phẩm vô cùng độc đáo, đầy tính sáng tạo. Trải nghiệm qua nhiều phiên bản, thực nghiệm những tính năng mới được bổ sung, cảm xúc của tôi đã dần thay đổi: từ tò mò, tìm tòi, khám phá cho đến thích thú, đam mê, sáng tạo và thăng hoa cùng phần mềm này. Trong suy nghĩ của tôi và nhiều người, Photoshop ra đời phiên bản cao hơn để bổ sung những tính năng mới, nâng cấp các công cụ chuyên dùng để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của mọi đối tượng. Thế nhưng, với môn học đầu tiên “Phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học” của khóa học Thạc Sĩ CNTT – Trường Đại Học Công Nghệ Thông Tin, do Giáo sư Tiến sĩ Khoa học HOÀNG VĂN KIẾM giảng dạy, tôi đã thấu hiểu và có một cái nhìn sâu sắc hơn. Với những kiến thức, kinh nghiệm lĩnh hội từ Thầy, tôi nhận thức được mỗi thay đổi, mỗi tính năng mới ra đời của Photoshop nói riêng và của một sản phẩm nói chung là thành quả của cả một tập thể những nhà nghiên cứu, phát triển ứng dụng đầy tâm huyết, giàu kinh nghiệm và ý tưởng sáng tạo. Với bài học “Phương pháp giải quyết vấn đề theo Học viên: TRẦN THỊ HỒNG YẾN – CH1201150 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC - Giảng viên: GS. TSKH. HOÀNG VĂN KIẾM khoa học về phát minh, sáng chế” của Thầy, tôi đã nhận ra việc ứng dụng 40 nguyên lý sáng tạo cơ bản TRIZ, cũng như 7 phép sáng tạo SCAMPER trong việc xây dựng và phát triển phần mềm Adobe Photoshop qua các phiên bản. Trong bài thu hoạch này, tôi xin trình bày những hiểu biết của mình về việc ứng dụng phương pháp sáng tạo SCAMPER trong việc xây dựng và phát triển phần mềm Adobe Photoshop, minh họa cụ thể 7 phép sáng tạo được ứng dụng trong quá trình nâng cấp lên phiên bản Photoshop CS6. Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy - Giáo sư Tiến sĩ Khoa học HOÀNG VĂN KIẾM. Những tiết giảng quý báu của Thầy đã giúp tôi hiểu và trân trọng những đóng góp to lớn, khả năng sáng tạo vĩ đại của một tập thể những nhà nghiên cứu, phát triển ứng dụng từ một phần mềm vốn rất quen thuộc. Từ đó, tôi tự tin áp dụng các phương pháp sáng tạo trong công tác giảng dạy với những bài học hay hơn, hướng dẫn học viên thiết kế các sản phẩm quảng cáo độc đáo và ấn tượng hơn. Tôi đã bị Photoshop chinh phục. Và giờ đây niềm đam mê Photoshop trong tôi đã, đang và sẽ được lan truyền đến những học viên của tôi từng ngày, từng ngày… Học Viên Cao Học Khóa 7 TRẦN THỊ HỒNG YẾN Học viên: TRẦN THỊ HỒNG YẾN – CH1201150 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC - Giảng viên: GS. TSKH. HOÀNG VĂN KIẾM MỤC LỤC o0o Học viên: TRẦN THỊ HỒNG YẾN – CH1201150 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC - Giảng viên: GS. TSKH. HOÀNG VĂN KIẾM CHƯƠNG I : LỊCH SỬ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM ADOBE PHOTOSHOP I. Tác giả phần mềm: Từ thuở niên thiếu, hai anh em Thomas Knoll và John Knoll đã thành thạo kỹ thuật xử lý ảnh trong buồng tối, do ảnh hưởng bởi niềm đam mê nhiếp ảnh của người cha - Glenn Knoll, giáo sư Đại học Michigan. Hai cậu Thomas và John cũng yêu thích việc lập trình trên máy tính Apple II. Thomas Knoll John Knoll Xúc cảm từ nghệ thuật nhiếp ảnh tác động đến việc chọn nghề của Thomas và John. Thomas theo ngành khoa học máy tính tại Đại học Michigan, luôn quan tâm đến những giải thuật xử lý ảnh (thu nhận từ máy quét). Khác với người anh, John tìm đến Đại học Southern California, theo ngành điện ảnh. Năm 1987, trong khi Thomas đang thực hiện luận án tiến sĩ về xử lý ảnh, John tốt nghiệp đại học và tìm được việc làm "trong mơ" tại Công ty ILM (Industrial Light and Magic), nơi chuyên thực hiện kỹ xảo hình ảnh cho các xưởng phim ở Hollywood. Học viên: TRẦN THỊ HỒNG YẾN – CH1201150 Trang 6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC - Giảng viên: GS. TSKH. HOÀNG VĂN KIẾM Khi thực hiện luận án, Thomas thử nghiệm nhiều giải thuật xử lý ảnh trên máy tính Mac (Macintosh). Máy Mac vào lúc đó dùng màn hình đơn sắc, khiến anh phải nghiên cứu giải thuật giả lập sắc độ xám để hiển thị được ảnh "đen trắng" trên màn hình. Thomas đặt tên cho tập hợp các chương trình nhỏ của mình là Display. Trong một lần về thăm nhà ở Michigan, John nhận thấy Display có nhiều nét giống với phần mềm xử lý ảnh mà anh thường dùng trên máy tính Pixar đắt tiền tại ILM. Không thể đứng ngoài "cuộc chơi", John tham gia vào việc phát triển phần mềm Display, tự tạo thêm hoặc đề nghị Thomas tạo thêm các chức năng mới cho Display giúp ích cho việc làm phim ở ILM. John đề nghị Thomas đổi tên Display đơn giản thành tên khác, hấp dẫn hơn. Lúc đầu cả hai chọn tên ImagePro, sau đổi thành PhotoLab, cuối cùng nhất trí chọn tên PhotoShop, một tên chưa ai dùng. Tuy nhiên, khi John đề nghị thương mại hóa PhotoShop, Thomas lại e ngại vì không muốn nhảy vào cuộc kinh doanh trong lúc luận án còn dở dang. Tin chắc vào triển vọng của PhotoShop, khi trở lại làm việc tại California, John tìm cách liên lạc với nhiều công ty ở vùng Silicon Valley để tìm kênh phân phối chuyên nghiệp cho sản phẩm "cây nhà lá vườn" của mình. Vừa thúc giục Thomas tiếp tục bổ sung chức năng cho PhotoShop, John vừa biên soạn tài liệu hướng dẫn sử dụng. Học viên: TRẦN THỊ HỒNG YẾN – CH1201150 Trang 7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC - Giảng viên: GS. TSKH. HOÀNG VĂN KIẾM Sau khi gửi lại tài liệu cùng đĩa mềm PhotoShop tại nhiều công ty, chờ thẩm định và nhận được nhiều lời từ chối, cuối cùng John cũng đạt được ý nguyện. Công ty Adobe chấp thuận phân phối PhotoShop với tên gọi Adobe Photoshop (Shop được sửa thành shop). Để hoàn thiện Photoshop trước khi phát hành, hai chuyên viên của Adobe - Steve Guttman và Russell Brown - đề nghị với John nhiều sửa đổi về cấu trúc và giao diện của phần mềm. John truyền đạt lại cho Thomas ở Michigan qua điện thoại. Cứ vài ngày, Thomas lại ra bưu điện, gửi cấp tốc đĩa mềm chứa chương trình vừa chỉnh sửa cho Adobe (lúc đó chưa phải là thời đại Internet). Từ đó đến nay, hai anh em nhà Knoll cùng với các nhà phát triển ứng dụng khác của hãng Adobe đã không ngừng nâng cấp, bổ sung và phát triển phần mềm này. Chính những ý tưởng sáng tạo với tốc độ kinh ngạc của họ đã giữ Adobe Photoshop luôn ở vị trí hàng đầu, không có đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực xử lý ảnh. Chúng ta cùng nhìn lại quá trình hình thành và phát triển của phần mềm được mệnh danh là “phù thủy ảnh số” này thông qua các hình ảnh dưới đây: Học viên: TRẦN THỊ HỒNG YẾN – CH1201150 Trang 8 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC - Giảng viên: GS. TSKH. HOÀNG VĂN KIẾM II. Quá trình tiến hóa của PHOTOSHOP qua từng phiên bản: Học viên: TRẦN THỊ HỒNG YẾN – CH1201150 Trang 9 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC - Giảng viên: GS. TSKH. HOÀNG VĂN KIẾM Học viên: TRẦN THỊ HỒNG YẾN – CH1201150 Trang 10 [...]... HOÀNG VĂN KIẾM Học viên: TRẦN THỊ HỒNG YẾN – CH1201150 Trang 13 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC - Giảng viên: GS TSKH HOÀNG VĂN KIẾM CHƯƠNG II : I ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM ADOBE PHOTOSHOP Giới thiệu tác giả phương pháp sáng tạo SCAMPER: Tác giả của phương pháp sáng tạo SCAMPER là ông Michael Mikalko (Mỹ) Ông là tác giả cuốn sách Cracking... intended?) − Học viên: TRẦN THỊ HỒNG YẾN – CH1201150 Trang 19 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC - Giảng viên: GS TSKH HOÀNG VĂN KIẾM III Ứng dụng phương pháp sáng tạo SCAMPER trong việc xây dựng và phát triển phần mềm Adobe Photoshop CS6: 1 Màu sắc giao diện (Interface Color): − Một giao diện mới thay cho giao diện cũ đã dùng 22 năm, Photoshop CS6 lấy màu xám tối (dark gray) làm màu giao diện... tiếng Việt và phát hành vào tháng 1/2009 với tựa là “Đột phá sức sáng tạo - Bí mật của những thiên tài sáng tạo Ông Michael Mikalko Sách chuyển ngữ Cracking Creativity Học viên: TRẦN THỊ HỒNG YẾN – CH1201150 Trang 14 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC - Giảng viên: GS TSKH HOÀNG VĂN KIẾM II Tìm hiểu phương pháp sáng tạo SCAMPER: SCAMPER là viết tắt chữ cái đầu của các từ như sau: SCAMPER Substitute... CH1201150 Trang 26 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC - Giảng viên: GS TSKH HOÀNG VĂN KIẾM Học viên: TRẦN THỊ HỒNG YẾN – CH1201150 Trang 27 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC - Giảng viên: GS TSKH HOÀNG VĂN KIẾM 11 Làm việc với các lớp hình khối (Shape Layers): − Trong Photoshop CS6, người dùng có thể tạo được nhiều vector hình khối bên trong một lớp vector, tô màu, tạo viền, sắp xếp,... chuyển đổi các lớp hình khối Photoshop đã tích hợp những tính năng đặc thù của phần mềm đồ họa vector Adobe Illustrator, giúp người dùng dễ dàng xử lý các đối tượng vector bên trong phần mềm đồ họa bitmap mà không cần thao tác phức tạp để chuyển đổi qua lại giữa hai phần mềm (phép kết hợp, điều chỉnh) Học viên: TRẦN THỊ HỒNG YẾN – CH1201150 Trang 28 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC - Giảng viên:... thể làm việc với nhiều lớp Đặc biệt, có thể thay đổi chế độ hòa trộn, kiểu khóa, độ mờ đục, và áp dụng các nhãn màu sắc cho nhiều layer cùng một lúc (phép thích ứng / điều chỉnh ) Học viên: TRẦN THỊ HỒNG YẾN – CH1201150 Trang 31 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC - Giảng viên: GS TSKH HOÀNG VĂN KIẾM 16 Bổ sung chức năng nhận diện da và khuôn mặt trong lệnh Color Range: − Trong phương pháp chọn... người dùng tập trung hơn vào nội dung thiết kế (phép thay thế) Giao diện Adobe Photoshop CS5 Giao diện Adobe Photoshop CS6 Học viên: TRẦN THỊ HỒNG YẾN – CH1201150 Trang 20 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC - Giảng viên: GS TSKH HOÀNG VĂN KIẾM 2 Thay đổi màu sắc giao diện (Changing Interface Color): − Photoshop CS6 cho phép người dùng tùy ý thay đổi màu giao diện trong phần thiết đặt hệ thống... quan sát trực quan hơn và thực hiện các thao tác chỉnh sửa chính xác hơn Photoshop đã tích hợp thông tin trong bảng Info và cho hiển thị ở góc phải trên trỏ chuột Trong khi ở những phiên bản trước, người dùng phải mở bảng Info để xem thông tin (phép thay thế, kết hợp và thích ứng) 5 Adobe Camera Raw 7.0: − Là công cụ được tích hợp vào Photoshop giúp lựa chọn, điều chỉnh màu sắc, và độ cân bằng theo từng... (Adjustments) và thuộc tính của mặt nạ (Mask) (phép tái cấu trúc / đảo ngược) Học viên: TRẦN THỊ HỒNG YẾN – CH1201150 Trang 24 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC - Giảng viên: GS TSKH HOÀNG VĂN KIẾM 7 Biên tập phim với Photoshop CS6: − Không thể ráp nối, tạo hiệu ứng chuyên nghiệp như các phần biên tập phim như Adobe Premiere Nhưng biên tập phim với Photoshop CS6 có thể tận dụng được những... Character và Paragraph Styles: − Photoshop CS6 hỗ trợ mạnh mẽ và tương đối đầy đủ chức năng định dạng văn bản, tương tự chương trình dàn trang chuyên nghiệp Adobe Indesign Đây là tính năng khá mới mẻ trong Photoshop CS6 Người dùng có thể lưu, cập nhật và áp dụng các định dạng một cách nhanh chóng và đồng bộ (phép kết hợp / điều chỉnh ) 13 Tìm kiếm layer: Học viên: TRẦN THỊ HỒNG YẾN – CH1201150 Trang 29 PHƯƠNG . hiểu biết của mình về việc ứng dụng phương pháp sáng tạo SCAMPER trong việc xây dựng và phát triển phần mềm Adobe Photoshop, minh họa cụ thể 7 phép sáng tạo được ứng dụng trong quá trình nâng. 2013 BÀI THU HOẠCH Môn học: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC Chủ đề: ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM ADOBE PHOTOSHOP Giảng viên : GS.TSKH BÀI THU HOẠCH Môn học: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC Chủ đề: ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM ADOBE PHOTOSHOP Giảng viên : GS.TSKH.

Ngày đăng: 05/07/2015, 23:10

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG I : LỊCH SỬ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM ADOBE PHOTOSHOP

    • I. Tác giả phần mềm:

    • II. Quá trình tiến hóa của PHOTOSHOP qua từng phiên bản:

    • CHƯƠNG II : ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM ADOBE PHOTOSHOP

      • I. Giới thiệu tác giả phương pháp sáng tạo SCAMPER:

      • II. Tìm hiểu phương pháp sáng tạo SCAMPER:

      • III. Ứng dụng phương pháp sáng tạo SCAMPER trong việc xây dựng và phát triển phần mềm Adobe Photoshop CS6:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan