Quản lý lưu học sinh trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay

124 903 19
Quản lý lưu học sinh trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

i LỜI CẢM ƠN Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc nhất đến thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Công Giáp đã giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi cũng gửi lòng biết ơn sâu sắc tới khoa Sau đại học, trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng như các thầy cô giáo đã giảng dạy và truyền đạt kiến thức bằng sự yêu nghề và tâm huyết đã giảng dạy và hướng dẫn cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi cũng xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn đến Phòng Du học – Trung tâm Hợp tác Chuyên gia và Kỹ thuật với nước ngoài; Phòng Quản lý lưu học sinh – Cục Đào tạo với nước ngoài; Trung tâm Sinh viên Quốc tế – Cục Đào tạo với nước ngoài, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện, động viên khuyến khích, cung cấp tư liệu và đóng góp ý kiến cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn, bản thân tôi còn nhận thấy mình còn thiều xót và chưa hoàn chỉnh luận văn mặc dù đã có rất cố gắng rất nhiều. Luận văn cũng không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định do còn thiếu xót kinh nghiệm trong quản lý giáo dục. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của các quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2014 Tác giả luận văn Trịnh Thị Hà ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CMCX Chảy máu chất xám CNH, HĐH Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa ĐH Đại học ĐSQ Đại Sứ quán ĐTVNN Đào tạo với nước ngoài GD & ĐT Giáo dục và Đào tạo KHKT Khoa học kỹ thuật KT - XH Kinh tế – xã hội NSNN Ngân sách Nhà nước QL Quản lý ThS Thạc sĩ TS Tiến sĩ iii MỤC LỤC Lời cảm ơn…………………………………………………………………….i Danh mục chữ viết tắt…………………………………………………….… ii Mục lục……………………………………………………………… …….iii Danh mục bảng…………………………………………………………….…vi Danh mục biểu đồ………………………………………………… ……….vii MỞ ĐẦU i Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ LƯU HỌC SINH VIỆT NAM TẠI NƯỚC NGOÀI 5 1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề 5 1.2. Một số khái niệm cơ bản 9 1.2.1. Lưu học sinh 9 1.2.2. Lưu học sinh học bổng 9 1.2.3. Lưu học sinh tự túc 10 1.2.4. Quản lý 10 1.2.5. Hiệu quả quản lý 13 1.3. Đặc điểm, yêu cầu của công tác quản lý lưu học sinh ở nước ngoài 15 1.3.1. Đặc điểm 15 1.3.2. Yêu cầu 19 1.4. Nội dung quản lý lưu học sinh ở nước ngoài 21 1.4.1. Tổ chức bộ máy quản lý lưu học sinh 21 1.4.2. Xây dựng và ban hành các chính sách quản lý lưu học sinh 25 1.4.3. Tổ chức chỉ đạo triển khai các chính sách quản lý lưu học sinh 25 1.4.4. Kiểm tra, giám sát các chính sách quản lý lưu học sinh 26 1.4.5. Xây dựng hệ thống thông tin về lưu học sinh 27 1.5. Các yếu tố tác động đến công tác quản lý lưu học sinh ở nước ngoài 28 Tiểu kết Chương 1 30 iv Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ LƯU HỌC SINH VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI 31 2.1. Tình hình du học nước ngoài của học sinh Việt Nam 31 2.1.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về du học nước ngoài 31 2.1.2. Quy mô du học nước ngoài của học sinh Việt Nam 33 2.2. Thực trạng quản lý lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài 41 2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý lưu học sinh 43 2.2.2. Xây dựng và ban hành các chính sách quản lý lưu học sinh 45 2.2.3. Tổ chức chỉ đạo triển khai các chính sách quản lý lưu học sinh 49 2.2.4. Kiểm tra, giám sát các chính sách quản lý lưu học sinh 50 2.2.5. Xây dựng hệ thống thông tin về lưu học sinh 53 2.2.6. Những yếu tố và điều kiện cho việc quản lý công tác lưu học sinh 53 2.3. Đánh giá chung thực trạng quản lý lưu học sinh ở nước ngoài 56 2.3.1. Ưu điểm 60 2.3.2. Hạn chế 62 2.3.3. Nguyên nhân 66 2.4. Kinh nghiệm quản lý lưu học sinh của một số nước 69 2.4.1. Kinh nghiệm quản lý lưu học sinh của Trung Quốc 69 2.4.2. Kinh nghiệm quản lý lưu học sinh của Nhật Bản 72 Tiểu kết chương 2 74 Chương 3. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ LƯU HỌC SINH VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY 75 3.1. Các nguyên tắc đề xuất các biện pháp 75 3.1.1. Đảm bảo tính kế thừa 75 3.1.2. Đảm bảo tính bến vững 75 3.1.3. Đảm bảo tính hiệu quả 75 3.1.4. Đảm bảo tính khoa học 75 3.2. Các biện pháp quản lý lưu học sinh ở nước ngoài 76 v 3.2.1. Hoàn thiện cơ cấu, tổ chức bộ máy và cơ chế phối hợp trong công tác quản lý lưu học sinh 76 3.2.2. Xây dựng và quán triệt những quy định chung của Nhà nước về công tác quản lý lưu học sinh 80 3.2.3. Xây dựng kế hoạch quản lý lưu học sinh 83 3.2.4. Tăng cường và nâng cao chất lượng tổ chức thực hiện hoạt động quản lý lưu học sinh 87 3.2.5. Tăng cường công tác chỉ đạo hoạt động quản lý lưu học sinh 90 3.2.6. Tăng cường giám sát, kiểm tra và đánh giá việc quản lý lưu học sinh . 93 3.3. Khảo sát các biện pháp quản lý lưu học sinh 95 3.3.1. Khảo sát tính cần thiết 95 3.3.2. Kháo sát tính khả thi 99 3.3.3. Đánh giá chung 101 Tiểu kết Chương 3 103 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 104 1. Kết luận 104 2. Khuyến nghị 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO 108 PHỤ LỤC 112 vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Số lượng tuyển sinh đi học bằng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước (2000 – 2010)………………………… 34 Bảng 2.2 Số lượng đào tạo tiến sỹ theo nguồn kinh phí Đề án 322 34 Bảng 2.3 Số lượng đào tạo theo đề án phối hợp………………… 35 Bảng 2.4 Số lượng chuyển tiếp sinh đã được xét duyệt………… 36 Bảng 2.5 Số lượng học bổng cho sinh viên nghiên cứu khoa học 36 Bảng 2.6 Số lượng tuyển sinh học bổng đại học…………………. 37 Bảng 2.7 Số lượng học bổng cấp cho sinh viên chương trình kỹ sư chất lượng cao PFIEV………………………………. 38 Bảng 2.8 Số lượng học bổng bán phần…………………………… 39 Bảng 2.9 Đánh giá việc xây dựng và ban hành các chính sách quản lý lưu học sinh Việt Nam………………………… 48 Bảng 2.10 Đánh giá công tác kiểm tra, giám sát các chính sách quản lý 51 Bảng 3.1 Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết cho các biện pháp………………………………………………… 97 Bảng 3.2 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp… 99 vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Số lượng tuyển sinh các đề án phối hợp giai đoạn 2000 -2010…………………………………………………… 35 Biểu đồ 3.1 Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết cho các biện pháp…………………………………………………… 99 Biểu đồ 3.2 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp… 101 Biều đồ 3.3 Đánh giá chung tính rất cần thiết và khả thi của các biện pháp…………………………………………………… 102 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài “Thực hiện chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2020 đã xác định rõ một trong ba đột phá là phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân, gắn kết với việc phát triển nguồn nhân lực với phát triển ứng dụng khoa học, công nghệ. Sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới sẽ tạo ra nhiều cơ hội và thuận lợi to lớn, đồng thời cũng phát sinh nhiều thách thức đối với sự nghiệp phát triển giáo dục”. Vì vậy, nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực không chỉ của các trường học, sở, ban ngành mà là của toàn dân. Muốn thực hiện được điều đó, Đảng và Nhà nước cần phải có các chính sách phù hợp cũng như nguồn ngân sách đầu tư đồng bộ. Trong những năm vừa qua Nhà nước đã xây dựng các đề án đề đào tạo các cán bộ như đề án 322, đề án đào tạo các cán bộ tại cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước và một số đề án tương tự khác. Thực tế, việc đưa các nguồn nhân lực ra nước ngoài đào tạo là điều kiện bức thiết nhưng việc lựa chọn được nhân lực đáp ứng được nhu cầu đào tạo nước ngoài không đơn giản. Trong suốt thời gian hoạt động các đề án, việc quản lý các nhân lực hay nói một cách chính xác là các lưu học sinh cũng gặp nhiều khó khăn như trong công tác quản lý lưu học sinh tại nước ngoài. Nhiệm vụ của các nhà quản lý lưu học sinh là đảm bảo nguồn nhân lực đó được trang bị không những giỏi về mặt tri thức, hiểu biết đầy đủ về quyền lợi và nghĩa vụ của mình ở nước ngoài. Dù vậy, các đối tượng đi học theo diện đề án hầu hết là những học sinh, sinh viên, cán bộ có phẩm chất chính trị tốt, đạo đức tốt, năng lực ngoại ngữ khá, và chuyên môn giỏi nhưng vì các lưu học sinh có mặt khắp nơi trên thế giời, địa lý xa và kinh tế hạn hẹp. Chính những điều này gây khó khăn cho công tác quản lý lưu học sinh gặp khá nhiều trở ngại. Đặc biệt, vào những năm 90 trở lại đây, Việt Nam phát triển thêm một nguồn nhân lực mới có nhu cầu đào tạo ở nước ngoài bằng tài chính tự túc 2 của gia đình. Quản lý lưu học sinh bằng các chương trình học bổng ở mức độ nào đấy cũng đã quản lý được song để quản lý số lượng chiếm đến 90% trong tổng số nhân lực được đào tạo ở nước ngoài thì quả thật là còn nhiều vấn đề cần phải có nhiều biện pháp mới, khoa học, phù hợp với xu thế mới để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các đối tượng mới này. Để làm được điều đó, cần phải có sự đầu tư đồng bộ về các cơ chế chính sách, các quy định tài chính phù hợp để quản lý lưu học sinh trong quá trình hội nhập Quốc tế. Nhiều nhà quản lý giáo dục đã cho rằng việc quản lý lưu học sinh không tốt sẽ dẫn theo rất nhiều hệ lụy song chúng ta đều hiểu hơn cả đó chính là đảm bảo quyền và nghĩa vụ của lưu học sinh ở nước ngoài. Lưu học sinh không được đảm bảo quyền thì sẽ không biết mình được gì trong quá trình được quản lý và mình có nghĩa vụ gì khi mình được quản lý. Chính điều này, cũng đã thôi thúc tác giả với vị trí của một người tư vấn, quản lý lưu học sinh đã quyết định chọn đề tài: “Quản lý lưu học sinh trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay” 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý lưu học sinh Việt Nam tại nước ngoài, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho sinh viên Việt Nam trong suốt quá trình học tập. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác quản lý lưu học sinh trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay. 3.2. Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý lưu học sinh Việt Nam trong thời gian vừa qua . 3.3. Đề xuất các biện pháp quản lý công tác lưu học sinh Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế . 3 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu Công tác quản lý lưu học sinh Việt Nam trong giai đoạn Hội nhập Quốc tế hiện nay 4.2. Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp quản lý công tác lưu học sinh Việt Nam trong giai đoạn hội nhập Quốc tế 5. Câu hỏi nghiên cứu 5.1. Thực trạng việc áp dụng các chính sách pháp luật cho việc quản lý lưu học sinh trong giai đoạn hiện nay như thế nào? 5.2. Công tác quản lý lưu học sinh trong giai đoạn hội nhập nên tiếp cận theo hướng nào? 5.3 . Biện pháp nào có thể sử dụng để quản lý lưu học sinh trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay? 6. Giả thuyết khoa học Nếu như có các biện pháp quản lý công tác lưu học sinh trong giai đoạn hội nhập hiện nay một cách khoa học thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng quản lý lưu học sinh tại các cơ sở nước ngoài, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho mỗi lưu học sinh trong thời gian tới, thực hiện tốt nhiệm vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo giao phó, nâng cao vai trò hợp tác quốc tế của Cục Đào tạo với nước ngoài nói riêng và của Việt Nam nói chung. 7. Phạm vi nghiên cứu - Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác quản lý lưu học sinh trong giai đoạn hiện nay. - Các số liệu thống kê được sử dụng trong luận văn là số liệu của Cục Đào tạo nước ngoài - Bộ Giáo dục và Đào tạo từ năm 2001 đến nay. 8. Phương pháp nghiên cứu Kết hợp các nhóm phương pháp nghiên cứu sau: [...]... trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý lưu học sinh Việt Nam tại nước ngoài Chương 2: Thực trạng công tác quản lý lưu học sinh Việt Nam tại nước ngoài trong những năm vừa qua Chương 3: Các biện pháp quản lý lưu học sinh Việt Nam trong giai đoạn hội nhập Quốc tế 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ LƯU HỌC SINH VIỆT NAM TẠI NƯỚC NGOÀI 1.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong sự... mới về biện pháp quản lý lưu học sinh từ việc hoàn thiện các cơ cấu, tổ chức bộ máy quản lý lưu học sinh đến xây dựng kế hoạch 8 quản lý lưu học sinh Tác giả cũng mạnh dạn đưa ra các biện pháp khác như tăng cường công tác chỉ đạo hoạt đọng quản lý lưu học sinh cũng như tăng cường giám sát, kiểm tra và đánh giá việc quản lý lưu học sinh để làm tốt vai trò chuyên viên quản lý lưu học sinh cũng như đưa ra... công ty quản lý lưu học sinh để thực hiện hiệu quả hơn công tác đào tạo ở nước ngoài Ở nước ngoài, các phòng/bộ phận và cán bộ quản lý lưu học sinh đã và đang duy trì liên hệ trực tiếp với Cục Đào tạo với nước ngoài để xử lý công việc liên quan Đó là tiền để cho việc phát triển hệ thống cơ quan quản lý lưu học sinh tại nước ngoài trong bối cảnh mở cửa và hội nhập Việc phối hợp quản lý lưu học sinh bao... sát các chính sách quản lý lưu học sinh để nhằm nâng cao chất lượng quản lý lưu học sinh trong thời điểm hiện tại đồng thời cũng nhằm tìm ra những hoạt động quản lý, quy trình quản lý còn thiếu xót Từ đó, bổ sung những chính sách phù hợp với thực tiễn Khối lượng công viện quản lý lưu học sinh hiện tại tương đối lớn và gặp khá nhiều khó khăn Hàng ngày, các chuyên viên quản lý lưu học sinh phải giải quyết... đến quản lý lưu học sinh như: Văn phòng, Phòng Kế hoạch - Tài chính, Phòng Phát triển giáo dục quốc tế, Phòng Lưu học sinh, Phòng Quản lý các đề án, dự án; Bước 4: Báo cáo tổng kết quá trình kiểm tra, giám sát các chính sách quản lý lưu học sinh để từ đó rút kinh nghiệm và xây dựng được kế hoạch kiểm tra, giám sát có hiệu quả cho đợt sau 1.4.5 Xây dựng hệ thống thông tin về lưu học sinh Trong quản lý. ..8.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Gồm các phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp, khái quát, hệ thống hoá các vấn đề, tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu như: quản lý, quản lý lưu học sinh, công tác quản lý lưu học sinh học tập tại nước ngoài Thông qua đó làm cơ sở lý luận đề phân tích thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý công tác quản lý lưu học sinh Việt Nam tại nước ngoài 8.2... phát và quản lý kinh phí đà tạo lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước; 1.4.3 Tổ chức chỉ đạo triển khai các chính sách quản lý lưu học sinh - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có cử lưu học sinh đi học nước ngoài; các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn du học có trách nhiệm quản lý lưu 25 học sinh trong. .. khác nhau nên cũng có các biện pháp quản lý ngành giáo dục khác nhau, đặc biệt trong khâu quản lý lưu học sinh Việc nâng cao chất lượng quản lý lưu học sinh không chỉ nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của lưu học sinh mà con xây dựng một quy trình quản lý thu hút nhân tài quay trở lại phục vụ đất nước Song thực tế cho chúng ta thấy, mỗi một đất nước có vị trí địa lý, thiên nhiên, nguồn nhân lực cũng... tình hình thực hiện công tác thu chi tài chính; nắm bắt được tình hình học tập, sinh hoạt của sinh viên đang học tại nước ngoài Rà soát lại công tác ứng dụng công nghệ thông tin hiện nay trong quá trình quản lý như; phần mềm quản lý tuyển sinh (đăng ký online); phần mềm quản lý chi tiêu nội tệ, phần mềm theo dõi cấp phát kinh phí cho sinh viên tại nước ngoài, phần mềm quản lý sinh viên đang học tập tại... điểm hiện tại 1.2 Một số khái niệm cơ bản 1.2.1 Lưu học sinh Lưu học sinh được hiểu là công dân Việt Nam đang sống với học tập ở nước ngoài, đang được đào tạo ở nước ngoài, bao gồm học sinh, sinh viên, học viên sau ĐH, nghiên cứu sinh, thực tập sinh, tu nghiệp sinh và học viên dự các khóa học bồi dưỡng ngắn hạn, không phân biệt nguồn kinh phí sử dụng cho việc đào tạo ở nước ngoài [30, tr 1] 1.2.2 Lưu học . quản lý lưu học sinh trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay? 6. Giả thuyết khoa học Nếu như có các biện pháp quản lý công tác lưu học sinh trong giai đoạn hội nhập hiện nay một cách khoa học. tư vấn, quản lý lưu học sinh đã quyết định chọn đề tài: Quản lý lưu học sinh trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý nhằm. tác quản lý lưu học sinh trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay. 3.2. Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý lưu học sinh Việt Nam trong thời gian vừa qua . 3.3. Đề xuất các biện pháp quản

Ngày đăng: 05/07/2015, 22:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan