Ôn tập Tác phẩm Đàn ghi ta của Lorca

11 1.6K 5
Ôn tập Tác phẩm Đàn ghi ta của Lorca

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thành Viên Tuổi Học Trò 123doc.org ĐÀN GHITA CỦA LORCA Federico Garcia Lorca sinh ngày 5/6/1898 ở tỉnh Granada, miền Nam Tây Ban Nha. Không chỉ là một nhà thơ nổi tiếng, ông còn có tài năng về âm nhạc và hội hoạ. Là con chim hoạ mi xứ Espagna, ông sáng tác rất nhiều khúc ngẫu hứng cho guitar. Như một nghệ sĩ du ca lãng tử, Lorca đi lang thang cất lên tiếng hát ca ngợi tự do và cái đẹp cùng cây đàn duyên dáng này. Lorca không chỉ vĩ đại với đất nước TBN, ông còn là nhà thơ vĩ đại đối với toàn thế giới. Người Tây Ban Nha gọi ông là con chim hoạ mi Tây Ban Nha, còn người Mỹ thì coi Lorca như nhà thơ vĩ đại của chính nước Mỹ. Chính những câu thơ mạnh mẽ, hùng hồn thấm đậm tư tưởng lớn lao, phi thường của Lorca đã khiến cho bọn thể chế độc tài Franco lo sợ. Ngày 19/8/1936, chúng điệu Lorca ra bãi bắn để phi tang một con người với những tư tưởng tiến bộ. Là nạn nhân đầu tiên của chủ nghĩa phát xít, thi thể Lorca được tìm thấy trong đống xác 1500 người trên một miệng sâu gần Granada, nơi khởi đầu và cũng là nơi kết thúc sự sống của một con người kiệt xuất, một nhà thơ vĩ đại. Bi kịch của Garcia Lorca lại xuất phát từ mâu thuẫn giữa khát vọng nghệ thuật và khát vọng tự do của người nghệ sĩ đứng về phía nhân dân với chế độ phát xít Tây Ban Nha đầu thế kỉ XX. Hình tượng Garcia Lorca trong bài thơ là hình tượng bi tráng về người nghệ sĩ chân chính trong môi trường bạo lực thống trị: - Một nghệ sĩ tự do và cô đơn. - Một cái chết oan khuất, bi phẫn bởi thế lực tàn ác. - Một tâm hồn bất diệt. - Bài thơ làm sống lại huyền thoại về một con người, một nghệ sĩ, một chiến sĩ, về một xứ sở và về chính âm nhạc, thi ca. - Bài thơ thể hiện chân dung đẹp đẽ của nghệ sĩ Lorca trong sự ngưỡng mộ, lòng đồng cảm và sự tiếc thương sâu sắc của tác giả TT. Xuyên suốt bài thơ, song hành với hình tượng Lorca là hình tượng cây đàn. Tiếng đàn cất lên tiếng lòng của Lorca trước cuộc sống, trước thời đại. Nó là linh hồn, là tinh thần của Lorca, và hơn hết là số phận của nhà thơ vĩ đại này. Chất nhạc trong bài thơ - Khổ 1: Khúc dạo đầu với những đối âm căng thẳng, gay gắt thể hiện tình hình chính trị "ngột ngạt", sự "cũ mòn" của nghệ thuật đương thời với hình ảnh người nghệ sĩ khao khát tự do, say mê sáng tạo. - Khổ 2. Tiếp mạch say sưa, ngây ngất ở cuối khổ 1, nhưng bị cắt đột ngột, chuyển sang những âm thanh gằn, sắc thể hiện sự kinh hoàng, rùng rợn, ấn tượng về chiếc "áo choàng bê bết đỏ". - Khổ 3. Miên man, quay cuồng trong nỗi đau đớn, mất mát với những hợp âm nối tiếp nhau, tan hòa vào nhau để lại một dấu ấn sâu đậm về cái chết, sự mất mát, nỗi đau đớn tột cùng (cả tinh thần và thể xác) - Khổ 4. Dàn trải, trầm lắng, suy tư thể hiện niềm xót thương, không ào ạt, mạnh mẽ, quay cuồng như khổ ba, không bất ngờ, kinh hoàng như khổ hai, song thấm sâu da diết. - Khổ 5. Trầm, sâu, da diết, thấm đẫm chất suy tư, như một lời tâm sự, một cái nhìn hồi cố về cuộc đời - cuộc hành trình tranh đấu và sáng tạo của Lor-ca. - Khổ 6. Những âm thanh được tăng dần về cường độ tuy vẫn giữ những chủ âm sâu lắng, da diết. Tiết tấu nhanh hơn thể hiện sự dồn nén, chất chứa cảm xúc trước sự lựa chọn của người nghệ sĩ vĩ đại (hiến trọn cuộc đời mình nhân dân, cho tự do, cho nghệ thuật dẫu biết rằng con đường đấu tranh ấy thăm thẳm hiểm nguy). Tiết tấu dồn dập 1 Thành Viên Tuổi Học Trò 123doc.org được đẩy lên đến cao trào để rồi kết thúc đột ngột trong lặng im (Chàng ném trái tim mình vào lặng yên bất chợt). Một khoảng im lặng tưởng chừng như vô tận, tưởng chừng như hư vô và cái chết chiếm lĩnh trọn vẹn.Nhưng không, từ xa mờ vọng lại những âm thanh quen thuộc, gần gũi, thân thương: li-la li-la li-la. Đúng là tiếng ghi ta của Lor-ca (hay của một chàng du ca nào đó - hát lên khúc dân ca An-đa-lu-xi-a). Nó vẫn văng vẳng đâu đây. Giai điệu của nó vẫn hiện hữu trong trái tim, tâm hồn nhân dân TBN, trọn vẹn trong tình yêu và sự ngưỡng mộ của mọi trái tim từ mọi phương trời. Hình tượng Lorca Cuộc đời Lorca là một chuỗi dài những ngày rong ruổi qua những miền kí ức rời rạc, để rồi người chứng nhân và truyền lại cho hậu thế là những sáng tác của chính ông. Thanh Thảo đã chắp nối chúng lại thành một cuộc đời, và viết tiếp sự giải thoát cho cái chết đớn đau của cuộc đời ấy bằng Đàn ghita của Lorca. Đi tìm trong nhân gian, sẽ chẳng có mấy người nghệ sĩ thống thiết với tình yêu nghệ thuật đến độ: Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ghita (Lorca). Người nghệ sĩ ấy khẩn cầu nhân gian chôn mình chung với cây đàn – với tình yêu của mình – để ở đâu đó nơi miền cực lạc, mình được ôm cây đàn cất lên một ngẫu khúc cho đỡ nhớ thương nghệ thuật. Và hãy chôn tôi chung với nghệ thuật của tôi, để nghệ thuật không bị ám ảnh bởi đỉnh cao của ai đó, để nghệ thuât vượt lên, tiếp tục hành trình cách tân của mình. Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ghita. Một câu thơ (trong bài Ghi nhớ của Lorca) đọc lên đã thấy hình ảnh cái chết hiện về. Một gương mặt ngậm cười như chấp nhận với cái chết đã đoán trước được và đã chuẩn bị đủ mọi hành trang, kể cả di chúc. Nhưng đôi mắt thì tha thiết buồn, khát khao sống, khát khao rong ruổi, khát khao cống hiến, khát khao hát và viết. Vì thế mà trong lòng nhân loại, cái chết ấy trở nên tức tưởi, đau đớn. Thanh Thảo đại diện cho nhân loại cất lên tiếng khóc: những tiếng đàn bọt nước Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt li-la li-la li-la đi lang thang về miền đơn độc với vầng trăng chếnh choáng trên yên ngựa mỏi mòn Khổ thơ như lời tự sự kể lại cuộc đời Lorca mà Thanh Thảo là nhà chép sử cần mẫn và đầy nhạy cảm. Mỗi chi tiết trong bài thơ đều gợi lại hình ảnh của Lorca, chàng nghệ sĩ, người chiến sĩ cách mạng có lí tưởng cao đẹp nhưng số phận bất hạnh. Fe-de- ri-co Gar-ci-a Lor-ca là một người Tây Ban Nha. Anh sinh năm 1898, đúng vào giai đoạn chủ nghĩa phát xít Franco đang hoành hành trên xứ sở bò tót. Vì thế mà, như mọi thanh niên khác, anh đảm nhiệm vai trò một người chiến sĩ, chiến đấu hết mình vì tự do. Và với thiên chức trời ban, anh còn là con chim họa mi vàng của xứ Espagna. Tài năng và niềm khát khao tự do đang độ phát triển, thì anh bị bọn phát xít thủ tiêu. Xác ông được tìm thấy trong đống xác 1500 người bị bắn vào ngày 19/8/1936 trên miệng một vực sâu gần Granada. Tóm lược lại những điều trên, ta mới thấy khổ thơ đầu bài thơ dường như đã tóm lược được tình yêu và cuộc đời Lorca. Bài thơ mở đầu với hình ảnh những tiếng đàn bọt nước ngay lập tức gọi cho ta cái gì đó mong manh, chông chênh, và vụn vỡ. Nói chính xác hơn là cuộc đời Lorca mong manh, chứ không phải 2 Thành Viên Tuổi Học Trò 123doc.org nghệ thuật của ông mong manh, mà nó mạnh mẽ, khát khao như tình yêu của ông. Câu thơ mở đầu gợi cảm giác mỏng manh, xót thương theo người đọc suốt cả bài thơ. Liền tiếp đó, tác giả giới thiệu với người đọc Lorca là người Tây Ban Nha, để lỡ ai đó chưa biết gì về ông, cũng hình dung được một thanh niên choàng trên vai chiếc áo choàng đỏ gắt oai vệ chiến đấu với những con bò tót, giữa một đấu trường mấy nghìn khán giả. Và còn một đấu trường lớn hơn trên đất nước bò tót này, đó là đấu trường giữa phe phát xít và dân tộc Tây Ban Nha. Cuộc chiến không hề cân sức và có hậu cho những con người thực thụ. Câu thơ chậm lại với tiếng lila lila lla mang âm hưởng dân ca Tây Ban Nha vang về đâu đó trong kí ức, nghe tha thiết, dìu dặt, mà đau đớn, xót thương. Trong tiếng đàn ấy, Lorca đi lang thang về miền đơn độc/ với vầng trăng chếnh choáng/ trên yên ngựa mỏi mòn Một miền đơn độc, một vầng trăng chếnh choáng, một yên ngựa mỏi mòn. Tất cả gợi về sự mòn mỏi trong tâm hồn, nhưng bước chân thì không hề chùn lại, hay hẫng hụt. Mỏi mòn trong tâm hồn dễ hiểu bởi những tiên cảm về cái chết. Người ta làm sao có thể thôi đừng mệt mỏi khi cái chết luôn chực sẵn ở đâu đó trên mỗi con đường ta qua!? Nhưng vì tình yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp, mà chưa bao giờ bước chân Lorca chùn lại trước khó khăn nào. Thế mới thấy tình yêu nghệ thuật của người nghệ sĩ tự do ấy lớn thế nào. Trong khổ thơ tiếp theo, Thanh Thảo khắc họa hình ảnh một người nghệ sĩ yêu đời: Tây Ban Nha hát nghêu ngao Như bao chàng trai trẻ khác, yêu đời, chuộng tự do để có thể nghêu ngao hát trên bất cứ vùng đất nào của đất nước. Là người nghệ sĩ, còn gì vui sướng hơn được rong ruổi trên những con đường mình muốn qua, cất lên lời ca tiếng hát. Nhưng đọc Đàn ghita của Lorca, nốt nhạc vui nào cũng gọi về những dự cảm không lành. Chẳng thể trách Thanh Thảo sao lại phá đi những giây phút êm đềm. Bởi cuộc đời vốn thế đó thôi! bỗng kinh hoàng áo choàng bê bết đỏ Lorca bị điệu về bãi bắn chàng đi như người mộng du Tôi nhớ đã từng xem một bộ phim về hồn ma một bé gái. Cô bé ấy cũng có cái chết tức tưởi như Lorca. Đến mấy thế kỉ trôi qua, khi đã là một linh hồn già cỗi, cô bé mới gặp được một con người đồng điệu. Cô bé ấy đã đưa giấc mơ người ấy về quá khứ, chứng kiến cuộc đời của cô ấy. Như một cách giãi bày tiếng khóc đã hàng thế kỉ. Lorca có bao giờ về lại trong giấc mơ Thanh Thảo chưa nhỉ!? Trở về và một lần kể câu chuyện cuộc đời mình, một lần được nhói lòng với ai đó, một lần được cất tiếng khóc khi tiếng súng giết chết mình vang lên. Chiếc áo choàng đỏ gắt được nhắc đến với niềm tự hào trên kia, giờ bê bết đỏ. Cũng là màu đỏ đó thôi! Nhưng mỗi màu đỏ nó khác nhau: Một màu đỏ gắt của truyền thống, một màu đỏ bê bết của máu. Giây phút trong dự cảm đến rồi đây! Chàng bước ra bãi bắn như một người mộng du. Cô bé trong bộ phim tôi kể đã bước đi qua những đau khổ bằng đôi mắt lạnh tanh của thời gian và sự chua chát, nhưng đã giật mình nhói đau khi chiếc ghế dưới chân mình bị bọn cướp biển đá đi, và xác mình treo lủng lẳng trên xà nhà. Lorca cũng đi qua sự chua chát, cũng có không ít thời gian chuẩn bị cho cái chết, nhưng giống cô bé ấy, cũng nhói đau lúc lưỡi liềm thần chết kề vào cổ. 3 Thành Viên Tuổi Học Trò 123doc.org Thanh Thảo đã chọn thời điểm bi phẫn nhất cuộc đời Lorca để khắc họa. Vẫn biết, là người mang sứ mệnh cách tân, là người chiến sĩ là chấp nhận cái chết vui sướng như cày xong thửa ruộng, nhưng sao vẫn cứ thấy uất nghẹn mỗi khi nhắc về. Đã sinh ra cái đẹp, sao còn có sự bạo tàn?! Đã có tiếng hát yêu đời đến thế của người nghệ sĩ, sao còn có tiếng súng bi phẫn làm tắt lịm câu hát nghêu ngao? Tôi bỗng nhớ về cuốn tiểu thuyết Gắng sống đến bình minh của tác giả người Nga nào đó tôi không nhớ rõ tên. Cuốn tiểu thuyết kể về một người lính trong đêm trước khi rời xa thế giới. Đơn vị của anh bị địch tiêu diệt hoàn toàn. Anh cũng trúng đạn địch, bị thương rất nặng. Trong giây phút nằm trong rừng, chợt nhiên anh muốn nhìn thấy bình minh. Thế là anh bắt đầu hành trình dài hơn bao giờ hết trong cuộc đời. Trong đêm tối mịt mùng, anh trườn qua một chặng đường dài, đến quãng rừng trống có thể nhìn thấy bình minh. Anh chết khi bình minh sáng rực rỡ trên những tán lá rừng lấp lánh. Lorca cũng đã có một cuộc hành trình dài trước khi chết. Anh đi qua hết tiếng đàn mình: tiếng ghi-ta nâu bầu trời cô gái ấy tiếng ghi-ta lá xanh biết mấy tiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tan tiếng ghi-ta ròng ròng máu chảy Mỗi khi đọc Đàn ghita của Lorca, một cảm giác ớn lạnh lại chạy dọc sống lưng tôi, giống như lúc đọc những vần thơ ngập ngụa thế giới si mê của tử thần của Lorca. Dường như Thanh Thảo đã khắc họa được đúng cái chất Lorca ngay cả ở vần điệu, âm sắc, hình ảnh. Một người nghệ sĩ không ngất ngưởng, không ngông, nhưng tự do, lí tưởng. Bởi thế mà Đàn ghita của Lorca không hề có dòng nào viết hoa, không một dấu câu, không chủ ý bắt vần. Chảy vào lòng người đọc, chỉ có thơ, tình yêu, và tự do. Hình ảnh trong bài thì biến đổi sắc thái liên tục. Mới nghêu ngao hát đó, vậy mà đã áo choàng bê bết đỏ. Khổ thơ này cũng vậy. Từ bầu trời cô gái ấy, tiếng ghita đã hiện về như máu chảy ròng ròng. Sự biến đổi tự nhiên như chính cuộc đời Lorca chảy hết cả vào thơ vậy. Một loạt ẩn dụ chuyển đổi cảm giác được tác giả sử dụng để khắc họa trọn những cung bậc của tiếng đàn. tiếng ghi-ta nâu bầu trời cô gái ấy tiếng ghi-ta lá xanh biết mấy Tiếng đàn không chỉ còn là âm thanh, mà đã hóa thành màu sắc. Tôi bỗng muốn biết về cô gái Lorca yêu. Cô gái nào vậy nhỉ!? Mà bầu trời cô gái ấy tràn ngập gam màu nâu ấm áp, gam màu nâu của gỗ rừng, của socola ngọt ngào, của cafe đắng, của hương vani dịu ngọt, và gam màu nâu của một tình yêu nồng nàn, say đắm. Hay đó là màu da của những cô gái Digan? Những cô gái đã ấn lá bùa của mình lên trái tim chàng!? Để chàng tha thiết yêu cuộc đời. Tiếng đàn còn hóa thành màu xanh của lá. Đó là tiếng ghita yêu đời của một thời nghêu ngao hát, một thời ngập tràn hi vọng, một thời tha thiết yêu nghệ thuật, tha thiết yêu tự do, nên thấy cuộc đời này thật hạnh phúc. 4 Thành Viên Tuổi Học Trò 123doc.org Rồi Lorca nhớ về tiếng ghita của mình những tháng ngày khủng khiếp: tiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tan tiếng ghi-ta ròng ròng máu chảy Hình ảnh bọt nước đầu bài thơ trở lại. Nhưng lúc này, bọt nước đã vỡ tan. Tiếng đàn đã có hình khối, có linh hồn mong manh, và có số phận đớn đau. Tất cả đã vụn vỡ dưới chân như vụn của miếng kính bị đập nát. Và máu ròng ròng chảy. Có lẽ, nghĩ đến đây, Lorca bỗng nhiên nhói lòng, và nước mắt bắt đầu chảy ra đầy uất nghẹn, nên câu thơ cuối tắt lại, chỉ còn hai chữ: máu chảy. Trong trường ca Những người đi tới biển, Thanh Thảo từng viết: Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình Nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc? Đó có lẽ là tâm trạng Lorca lúc này: Chấp nhận cái chết như lẽ tự nhiên trong đời chiến sĩ, nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc? Rồi chẳng ai chôn cất tiếng đàn cả, như điều Lorca mong muốn. Có lẽ, người đời muốn tiếng đàn ông mãi cất lên giữa cuộc đời. Chỉ có mình Lorca, với ước mơ cách tân nghệ thuật, mới hiểu, nếu không chôn đi cái cũ, thì cái mới chẳng thể nào phát triển được. Tiếng đàn Lorca tiếp tục ngân nga giữa những trái tim yêu tiếng đàn ông, tiếp tục mọc lên không định hướng như cỏ mọc hoang níu giữ bước chân người đi. Tôi cũng đã nhiều lần tự hỏi, mình sẽ nhẫn tâm chôn đi tiếng đàn của Lorca để thực hiện di nguyện của ông, hay sẽ mãi là những giọt nước mắt vầng trăng? Tôi không biết, và có lẽ nhân loại cũng không biết. Nên một ngày, một tháng, một năm, một trăm năm trôi qua, long lanh trong đáy giếng vẫn là những giọt nước mắt vầng trăng. Cuộc đời Lorca là một nỗi đau lớn, còn mãi với trời đất, nhưng đó là một nỗi đau rất đẹp. Khi ta nói: giọt nước mắt và vầng trăng có nghĩa nỗi đau và sự vĩnh hằng. giọt nước mắt của vầng trăng có nghĩa đất trời khóc thương cho cái chết của Lorca. giọt nước mắt như vầng trăng có nghĩa nỗi đau lớn của Lorca và người đời trước cái chết oan khuất của ông. Dù ở khía cạnh nào cũng nói lên sự vĩnh hằng của Lorca. Vậy phải chăng di nguyện của Lorca là quá sức với nhân gian!? Kia rồi! Lorca đã đến được vơi nơi bình minh tỏa sáng: đường chỉ tay đã đứt dòng sông rộng vô cùng Lorca bơi sang ngang trên chiếc ghi-ta màu bạc chàng ném lá bùa cô gái di-gan vào xoáy nước chàng ném trái tim mình vào lặng yên bất chợt li-la li-la li-la 5 Thành Viên Tuổi Học Trò 123doc.org Đường chỉ tay đã đứt như những gì linh giác Lorca mách trước. Nhưng dòng sông từ cuộc đời sang bên kia thế giới thì thật dài và rộng, mà lại không có con cầu nào cả. Người ta chỉ có thể vứt lại sau lưng những hệ lụy thì mới có thể đi tiếp đến một thế giới tốt đẹp hơn cho tất thảy mọi linh hồn. Và, chàng chọn cách: ném lá bùa cô gái di-gan vào xoáy nước chàng ném trái tim mình vào lặng yên bất chợt Ném lại sau lưng những đớn đau, nuối tiếc một cách dứt khoát, chàng bơi qua dòng sông sinh tử bằng chiếc ghita màu bạc – tình yêu nghệ thuật, đến cõi siêu thoát. Thanh Thảo đã giải thoát cho Lorca, đã dẫn đường Lorca đến nơi nhìn thấy được bình minh lóng lánh trên những phiến lá rừng. Và ở nơi xa xôi nào đó, Lorca cất tiếng đàn: li-la li-la li-la Hay đó là tiếng ghita người đời đang tiếc thương cho Lorca!? Lila còn là tên của loài hoa lưu li. Có một câu chuyện kể lại rằng có một đôi trai gái yêu nhau tha thiết. Một hôm, cô gái thấy một bông hoa màu tím bên bờ sông rất đẹp. Chàng trai muốn hái bông hoa tặng người yêu. Nhưng không ngờ, chàng trượt chân ngã xuống dòng nước chảy xiết. Trước khi chìm vào dòng nước, chàng trai nói với lại rằng Forget-me-not. Từ ấy, Forget-me-not có nghĩa là lưu li trở thành tên loài hoa ấy. li-la li-la li-la , điệp ngữ lặp lại ba lần liên tiếp, như một tràng hoa tím thanh tú nhân loại dâng tặng đến Lorca: Chúng tôi sẽ không bao giờ quên tiếng đàn bất tử của ngài đâu!, không bao giờ quên bóng một kị sĩ đơn độc đã khuất nơi cuối chân trời. Điệp khúc li-la li-la li-la đầu bài thơ được lặp lại như lần cuối cùng ngân một niệm khúc cuối dành cho người nghệ sĩ tài hoa, người chiến sĩ yêu tự do nhưng có cuộc đời đau khổ. Tố Hữu từng thiết tha đáp lời Bất tri tam bách dư niên hậu/ Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như: Tiếng thơ ai động đất trời Nghe như non nươc vọng lời nghìn thu Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày (Kính gủi cụ Nguyễn Du). Và năm 1985, Thanh Thảo cũng tri ân Lorca bằng tấm lòng thương cảm và tràng hoa lưu li tím ngát. Lời thơ đã dứt, nhưng tiếng đàn thì ngân vang mãi, và trong mỗi chúng ta vương vấn màu tím ngát của một vòng hoa lưu li. Hình tượng tiếng đàn "Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn", lấy lời đề từ cho thi phẩm bằng chính lời của F.G.Lorca, Thanh Thảo đã tự bộc lộ ý tưởng sáng tác của mình, cây đàn Ghita và Lorca là hai hình tượng thơ xuyên thấm vào nhau. Sự tồn tại của Lorca là sự tồn tại của tiếng ghita và ngược lại. Trong đó tiếng đàn như một sinh thể sống song trùng với nhịp đập trái tim Lorca. Đàn ghi ta, và những cung bậc mà nó rung ngân là tâm hồn Lorca, là một phần của con người ông là sự sống của chính ông. Vì lẽ đó tiếng đàn ghita trong bài thơ như một hình tượng chất đầy ám ảnh. 6 Thành Viên Tuổi Học Trò 123doc.org Ngập tràn trong thi phẩm là tiếng đàn ghi ta, mở đầu là chuỗi âm li-la li-la li-la, giống như người nghệ sỹ vuốt những sợi tơ đàn chuẩn bị cho khúc nhạc cất lên. Và kết thúc lại là chuỗi âm thanh day dứt li-la li-la li-la, chạy trong không gian của những dấu chấm lửng biểu diễn khoảng lặng, về cực vô cùng. Theo đó, tiếng đàn trở thành sự sống muôn màu, là khí quyển gắn với cuộc đời, sự nghiệp Lorca. Tiếng đàn, biểu hiện tâm hồn nghệ sĩ của Lorca là tình yêu cuộc sống và khí phách kiên cường của người chiến sĩ yêu tự do, hoà nhập trái tim mình với con người và cuộc sống. Thanh Thảo viết về tiếng đàn bằng sự cảm nhận của nhà thơ nay về tiếng đàn xưa. Nhà thơ không miêu tả âm thanh của tiếng đàn mà dùng màu, dùng hình ảnh về màu “nâu”, “lá xanh biết mấy”, về hình khối, không gian “tròn”, “bọt nước”, “bầu trời cô gái ấy”, và những hình ảnh vận động “bọt nước vỡ tan”, “cỏ mọc hoang”; tiếng đàn mang số phận “ròng ròng máu chảy”. Cách viết ấy tạo ra những liên tưởng sự xuyên thấm đầy sức khơi gợi giữa âm thanh và hình ảnh. Mỗi hình ảnh về tiếng đàn mang một ý nghĩa, một biểu cảm riêng mở ra trường liên tưởng về cuộc sống muôn màu. Đang trong một không gian “Đơn độc””Kinh hoàng”, giữa sắc màu ghê rợn “Áo choàng bê bết đỏ”, giữa giây phút cái chết cận kề, đột ngột liên tưởng bay vút lên hòa nhập vào không gian khác: tiếng ghi-ta nâu bầu trời cô gái ấy tiếng ghi-ta lá xanh biết mấy Trong ngôn ngữ hội họa, màu nâu là biểu tượng của sự hồn nhiên trung thực, màu của đất. Cái hồn nhiên trung thực ấm nồng ấy giữa giây phút ranh giới của sự sống và cái chết bỗng bừng thức dậy cùng với bầu trời và cô gái. Đó là không gian hồi ức mà tiếng đàn mang lại, một không gian xanh sắc của sự sống của tình yêu lứa đôi. Trước cái chết người ta kinh hoàng và mưu cầu sự sống và thường liên tưởng suy nghĩ về những gì đen tối, ở đây bầu trời tâm hồn người nghệ sỹ vẫn đắm đuối với bầu trời ngọt ngào thấm đãm hương tình. Tiếng Ghi ta xanh trở thành biểu tượng của tâm hồn lãng mạn Lorca, một thứ lãng mạn như đôi cánh bay qua cõi chết. Ở giai điệu tiếp theo, tiếng ghita rung lên thổn thức: tiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tan tiếng ghi-ta ròng ròng máu chảy Hình ảnh bọt nước gợi liên tưởng về sự mỏng manh trôi nổi. Hình thành từ trong nước, nổi trôi trên mặt nước mong manh như không thể gì hơn, rồi tan vỡ. Nó như một sự thật cuộc sống phù du hữu hạn có sinh có diệt của đời người. Nhưng nó đau hơn ở chỗ những cái mới, cái đẹp trước sức mạnh bạo tàn của cái cũ, cái xấu, cái ác vốn tồn tại như một hệ thống ác quỷ thật khó lòng tồn tại. Nó sẽ bị tiêu diệt khi mà chưa đi hết cuộc đời mà quy luật dành cho nó. Thanh Thảo đã hướng người đọc vào hình ảnh so sánh độc đáo này và giúp họ tìm thấy trong chiếc bọt nước, hình ảnh một Lorca ngã xuống khi đang còn rất trẻ, khi lý tưởng của ông đang theo đuổi còn rất dở dang trong một cái chết bi thương. Và đồng thời cũng thấy được một Lorca dẫu chỉ như một chiếc bọt nước nhỏ bé nhưng đã vượt lên đồng loại ở chỗ dám nổi lên sống động, khi mà tất cả im lặng trật tự nơi cái mặt phẳng mặt nước im lìm trong cố hữu, cũ kỹ, già nua. Nhưng sự thật, tiếng đàn vẫn “Ròng ròng máu chảy”. Cách liên tưởng độc đáo này làm cho tiếng đàn trở thành một sinh thể sống, và nó đang đổ máu cho tự do cho cuộc sống, nó đang bị tiêu diệt một cách phi lý nhất. Thi sĩ đã xây dựng được bức tranh đậm chất bi tráng về Lorca - bị hành hình dã man và xác bị ném xuống giếng. Từ bức tranh này, dường như Thanh Thảo muốn nêu lên một quan điểm nghệ thuật: Nghệ thuật thuộc về cuộc sống, của cuộc sống nên nghệ thuật chính là cuộc sống nó có số phận như một con người vậy. 7 Thành Viên Tuổi Học Trò 123doc.org Nếu kết nối câu thơ những tiếng đàn bọt nước ở đầu bài với các câu thơ khác là tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan và tiếng ghi ta ròng ròng – máu chảy, sẽ thấy những ý nghĩa ẩn tàng dư ba đằng sau lớp ý nghĩa diễn tả âm thanh tuôn trào, sôi động của tiếng đàn. Tiếng đàn giống như tiếng kêu cứu của con người, của cái đẹp vang lên trong thế giới bạo tàn. không ai chôn cất tiếng đàn tiếng đàn như cỏ mọc hoang “không ai chôn cất tiếng đàn”- Câu thơ gợi nhiều ý nghĩa cần suy ngẫm. Tiếng đàn không thể “chôn cất” được bởi nó là môt giá trị tinh thần, sự tồn tại của nó vượt ra ngoài mọi giới hạn vật chất. Dập vùi về tinh thần với hy vọng khuất phục vốn là một điều khó, xác định sự tồn tại của nó trong tư duy, trong trái tim con người lại khó hơn, và giết chết nó vốn là điều không thể nằm ngoài tầm tay và ý chí chủ quan của thế giới loài người. Phải chăng, đây chính là một một ẩn dụ về thế giới bạo tàn Tây Ban Nha, không nhận biết được những giá trị của Lorca và từ Lorca, đã vùi dập ông. Cái chết về thể xác chúng có thể thực hiện, nhưng tinh thần và ý chí của ông chúng không bao giờ tiêu diệt được. Đây là một logic dẫn đến so sánh đầy ấn tượng “tiếng đàn như cỏ mọc hoang”. Hình ảnh cỏ mọc hoang gợi sức sống mãnh liệt, không gì ngăn cản được. Nó là một hiện thực của tự nhiên, chưa bao giờ và ở đâu trên trái đất cỏ có thể lụi tàn tuyệt diệt, ngược lại sự hồi sinh và sức sống của nó mãnh liệt vô biên. So sánh này làm bật lên sức sống của tiếng đàn Lorca như một tất yếu bất diệt. Và đó chính là triết lí nghệ thuật cña Thanh Thảo đem đến cho người đọc: nghệ thuật nằm ngoài mọi quy luật của băng hoại, chỉ mình nó không thừa nhận cái chết. “li - la li - la li - la” … Chuỗi âm thanh này xuất hiện cuối thi phẩm như một điểm nhấn làm nổi bật hình tượng tiếng đàn. Hòa nhập với chuỗi âm thanh đầu bài thơ nó làm cho hình tượng tiếng đàn trở lên hoàn thiện. Đồng thời mở ra những liên tưởng về hình tượng mới, hình tượng Lorca với sức sống và khát vọng tự do mãnh liệt, trên nền nhạc bảng lảng, chập chờn những yêu thương và những khốc liệt bạo tàn. Một góc nhìn về bài thơ “Đàn ghi-ta của Lor-ca” của Thanh Thảo Có một ý kiến của Nguyễn Đình Thi đó là:“Điều kì diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ, ngoài cái nghĩa của nó, ngoài công dụng gọi tên sự vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến xung quanh nó những cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, toả ra xung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy. Sức mạnh nhất của câu thơ là ở sức gợi ấy.” (Mấy ý nghĩ về thơ, Ngữ văn 12 Nâng cao, tập một, trang 52) Chính nhà thơ đã kiến tạo nên một thế giới giàu sức gợi từ những ngôn ngữ ta khả dĩ thường gặp. Tài năng của nhà thơ không gì khác hơn là làm cho “mỗi tiếng, mỗi chữ” trong đời thường “bỗng tự phá tung mở rộng” làm “tỏa ra… một vùng ánh sáng động đậy”. Thơ càng hay, càng giàu khả năng tạo ra “vùng ánh sáng động đậy”, đồng nghĩa với tiềm tàng “sức gợi”. Và điều đó hẳn nhiên cũng không dễ cho người tiếp nhận. Song, với những bài thơ hay, người tiếp nhận càng có động lực đi đến cùng, chạm đến đáy, dẫu điều ấy không hề dễ dàng. Đàn ghi-ta của Lor-ca của Thanh Thảo là một thi phẩm như thế. 1. Cấu trúc: Với cấu trúc tinh tế song không khó để nhận ra, bảy khổ của bài thơ tự thân đã có bốn ý lớn với các nội dung lần lượt là: - 6 dòng đầu (khổ 1): khắc họa hình ảnh Lor-ca trên hành trình lí tưởng. - 12 dòng tiếp (khổ 2 và 3): tái hiện cái chết bi thảm, dữ dội của Lor-ca. 8 Thành Viên Tuổi Học Trò 123doc.org - 4 dòng tiếp (khổ 4): thể hiện sự xót thương, nuối tiếc những dở dang của Lor-ca trong cuộc đời và nghệ thuật. - 9 dòng cuối (khổ 5, 6, 7): suy tư về cuộc giải thoát và cách giã từ cuộc sống của Lor- ca. Đối với kết cấu này, chúng tôi nghiêng về định hướng cùng với những kiến giải của sách giáo khoa và sách giáo viên chương trình Chuẩn. Sách giáo khoa và sách giáo viên chương trình Nâng cao chưa thật chú trọng việc lí giải vấn đề này. Theo chúng tôi, giúp học sinh nắm bắt và lí giải sự liên kết nội tại, tìm ra mạch ngầm của tứ thơ là một trong những yếu tố quan trọng góp phần quyết định thành công của giờ dạy đọc hiểu văn bản. Mở đầu bài thơ là khổ thơ một khắc họa hình ảnh Lor-ca như một sự định vị các phẩm chất, không, tố chất nội tại: Lor-ca – người nghệ sĩ, ca sĩ dân gian Tây Ban Nha tự do nhưng đơn độc trên hành trình lí tưởng, cũng là trên hành trình nghệ thuật. Tiếp theo, khổ hai là bước ngoặt bi thảm trên hành trình thân phận của một con người trần thế – Lor-ca bị sát hại trong bi phẫn tột cùng. Kết nối khổ một và khổ hai là sự đối lập. Đối lập với tự do là bạo tàn, đối lập với ngoại cảnh giàu thi hứng (vầng trăng, yên ngựa) là bối cảnh kinh hoàng, rùng rợn (áo choàng bê bết đỏ, bãi bắn). Kế đó là khổ ba gắn kết với khổ hai trong một chuỗi hệ lụy (1) từ cái chết đầy bi phẫn của Lor-ca (áo choàng bê bết đỏ, tiếng ghi-ta ròng ròng máu chảy). Khổ bốn kết nối với khổ ba bằng chuỗi hệ lụy (2). Nếu hệ lụy (1) nêu ý trực diện – sự đau thương, vỡ tan thì hệ lụy (2) lại gợi đến những hàm ý thẳm sâu – sự dang dở những khát vọng cách tân tư tưởng, cách tân nghệ thuật (không ai chôn cất tiếng đàn/ tiếng đàn như cỏ mọc hoang). Cận kết là khổ năm – sáu trình bày những suy tư chiết xuất từ hệ lụy (1) và (2). Đó là sự chiêm nghiệm được giải thoát, cách giã từ thân phận người một cách rất … Lorca. Kết thúc bài thơ là dòng thơ, cũng là chuỗi thanh âm li-la li-la li-la đứng riêng, đứng tách biệt nhưng thật lạ là không hề chênh vênh. Ngược lại, dòng thanh âm ấy thật sự đối trọng với toàn bộ hình thể trước đó của bài thơ, bởi đó là dư ba của bài thơ, cũng là dư ba của một phận người, một kiếp đời nghệ sĩ. Âm thanh ấy là do Lor-ca để lại cho hậu thế hay chính là do nhân thế tấu lên khúc du ca tiễn biệt người con tài hoa bạc mệnh đi vào cõi vĩnh hằng? Âu là cả hai vậy. Mặc dù nhà thơ Thanh Thảo đã từng chia sẻ: “Cũng như nhiều bài thơ ngắn khác của tôi, bài Đàn ghi-ta của Lor-ca được viết liền một mạch, trong một khoảng thời gian rất ngắn” và “Bài thơ được viết rất nhanh, hầu như không sửa chữa gì thêm (…) tôi viết bài thơ trong trạng thái không nghĩ ngợi gì, một trạng thái mà vô thức chiếm lĩnh tôi trọn vẹn”. Song chắc chắn có một linh cảm nghệ thuật khó lí giải được đã khiến từ ngữ gọi từ ngữ, nhịp điệu đẩy đưa nhịp điệu (Thanh Thảo) và bài thơ nên hình nên vóc, có sự gắn kết ý và tình kì diệu đến mức nhà thơ cũng đã thẳng thắn: “(…) hỏi tôi có gửi lời tri âm hay kí thác nào vào bài thơ ấy không, tôi xin trả lời rất thật là tôi không biết”. Nhà thơ không biết, nhưng linh cảm nghệ thuật biết. Thực ra, sâu thẳm và chìm khuất trong thi phẩm, để làm nên sự gắn kết về cấu trúc, hẳn phải có sự góp mặt của chiều sâu tâm hồn và tư tưởng từ tác giả. Vì thế, ngay ở phần Tìm hiểu chung nhiệm vụ người thầy là phải giới thiệu đầy đủ phong cách thơ của tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. Đây chính là một trong những điều then chốt giúp học sinh nắm được và có những luận giải tinh tế, sâu xa về cấu trúc tác phẩm. 9 Thành Viên Tuổi Học Trò 123doc.org 2. Hình ảnh: “Hình ảnh của thơ là hình ảnh thực nảy lên trong tâm hồn khi ta sống trong một cảnh huống hoặc trạng thái nào đấy. Hình ảnh còn tươi nguyên, bao giờ cũng mới mẻ, đột ngột lạ lùng” (Nguyễn Đình Thi). Đích thực là thế với nhiều hình ảnh trong Đàn ghi-ta của Lorca. Ví như “áo choàng đỏ gắt” (màu đỏ của xứ bò tót), “vầng trăng chếnh choáng” (bởi nhìn qua mắt người say), “yên ngựa mỏi mòn” (trên dặm đường thiên lý), “áo choàng bê bết đỏ” (bởi loạt đạn của những kẻ thủ ác)… Song bên cạnh vẻ thực một cách rất đời ấy, Thanh Thảo còn kiến tạo nên một loạt hình ảnh mà thoạt nghe, ta đã biết khó lòng kiến giải thấu đáo. Nào là “tiếng đàn bọt nước, tiếng ghi-ta nâu, tiếng ghi-ta xanh, tiếng ghi-ta tròn, tiếng ghi-ta ròng ròng máu chảy”, nào là “không ai chôn cất tiếng đàn, tiếng đàn như cỏ mọc hoang, giọt nước mắt vầng trăng, đường chỉ tay đã đứt, dòng sông rộng “… Hẳn nhiên ở đây, nên chăng ta cần hình dung đã có sự giao thoa giữa âm và ảnh, khiến âm giai đấy (tiếng đàn) mà chất chứa bao tố chất của thi ảnh (bọt nước, nâu, xanh, tròn…) ? Với bản chất là các thủ pháp tiêu biểu của thơ siêu thực như ẩn dụ, biểu trưng, chuyển đổi cảm giác; có sự kết hợp với lối cấu trúc đặc thù (từ bỏ hình thức thẳng chuyển sang hình thức nổi, sử dụng lối viết kết hợp chữ nghĩa và phân tích câu theo một trật tự mới; tất cả dựa trên quan niệm thẩm mĩ và triết lí gián đoạn (rất gần với lối nghệ thuật sắp đặt đương đại), thơ Thanh Thảo nói chung, bài Đàn ghi-ta của Lor- ca nói riêng ít nhiều đã tạo được ấn tượng trong mắt người đọc, nhất là về hình ảnh. Song nếu nói rằng: “quan niệm thẩm mĩ và triết lí gián đoạn, đối lập với quan niệm thẩm mĩ đối ngẫu, song song hay tuyến tính” (Sách Giáo viên Ngữ văn 12, tập một, trang 161) thì e rằng phải cân nhắc ít nhiều, chí ít là với Thanh Thảo và bài Đàn ghi-ta của Lor-ca. Trong thiển ý của người viết bài này, mặc dù có sắp đặt, có gián đoạn rất Tây, Thanh Thảo vẫn là một nhà thơ phương Đông, nhà thơ Việt Nam. Vì thế bài thơ vẫn còn dấu vết của các thi ảnh đối ngẫu (áo choàng đỏ/ tiếng ghi-ta nâu/ tiếng ghi-ta xanh ); các thi ảnh song song (tiếng đàn/ tiếng ghi-ta/ chiếc ghi-ta …); các thi ảnh tuyến tính (tiếng đàn bọt nước/ tiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tan, áo choàng đỏ gắt/áo choàng bê bết đỏ; bọt nước/ dòng sông/ bơi/ xoáy nước…) chỉ có điều các thi ảnh Thanh Thảo không dễ để nhận biết. Có một góc độ nữa mà người thầy cần chia sẻ với học sinh, đó là khi xây dựng các hình ảnh trong bài thơ, Thanh Thảo đã cố tình mở ra trường nghĩa “liên văn bản” khi tái sử dụng một số thi ảnh và thi liệu của chính Lor-ca. Ví như câu thơ “không ai chôn cất tiếng đàn” là ảnh chiếu của câu thơ bất hủ trong bài Ghi nhớ: “khi nào tôi chết/ hãy vùi vùi xác tôi cùng cây đàn/ dưới lớp cát”; hình ảnh “áo choàng đỏ gắt” là phiên bản của hình ảnh trong thơ Lor-ca: “con ngựa đen/ vầng trăng đỏ”; câu thơ trùng điệp cú pháp: “ném là bùa/ ném trái tim” được tái tạo từ câu thơ: “Hãy ném trái chanh nho nhỏ ấy/ vào gió”. Thanh Thảo đã muốn dùng lại một số hình ảnh có biến cải của Lor-ca và thật sự đã dùng rất đắt. Có một hình ảnh mà người viết cố tình đặt cuối mục này, bởi nó là sự giao thoa giữa hình ảnh và âm thanh, đó là chuỗi từ “li-la li-la li-la”. Đọc dòng thơ thứ ba ở khổ đầu, sau đó được điệp nguyên ở kết bài, tách riêng thành một đoạn, bất giác người đọc ngỡ mình như đang nghe một giai điệu. Song như Thanh Thảo thổ lộ, nét hình mới là giá trị đầu tiên của chuỗi từ đó: “Hoa li-la (hoa ly, hoa huệ tây, hoa tử đinh hương) thì không chỉ có ở Tây Ban Nha, 10 [...]... 123doc.org nhưng dường như nó đã đi vào một tác phẩm nào đó viết về Tây Ban Nha mà tôi nhớ” Và ông mở luôn giá trị liên tưởng nhạc điệu của chuỗi từ: “Với lại, li-la còn gợi âm thanh như một cú “vê” ghi- ta 3 Nhạc điệu: Đây vừa là nhạc tính hữu dạng, được nhìn nhận như là nội tố tất yếu của thơ, cũng vừa là một nét riêng của thơ Thanh Thảo, trong đó có bài Đàn ghi- ta của Lor-ca Cùng với thể thơ tự do, Thanh... được nhạc của thơ, nhạc của Đàn ghi- ta của Lor-ca cũng đồng nghĩa với việc phải nỗ lực thật sự mới mong chạm được thứ nhịp điệu bên trong của tình ý, tâm ý vốn đa dạng, biến hình – đặc biệt là với thơ siêu thực Ngoài tất cả những yếu tố thường kì của nhạc tính được tận dụng như vần, nhịp, các thủ pháp điệp, láy, bài thơ còn có sự cố tình của Thanh Thảo khi dùng lại một vài đề tài nhạc trong thơ của Lor-ca... điệp, láy, bài thơ còn có sự cố tình của Thanh Thảo khi dùng lại một vài đề tài nhạc trong thơ của Lor-ca Bản thân thơ Lor-ca đã thấm đẫm chất nhạc dân gian Anđa-lu-xi-a của Tây Ban Nha Và chất nhạc ấy đã được trung chuyển đến Đàn ghi- ta của Lor-ca bởi sự ám ảnh đậm đặc rồi thăng hoa trong Thanh Thảo 11 . tiếng ghi- ta nâu, tiếng ghi- ta xanh, tiếng ghi- ta tròn, tiếng ghi- ta ròng ròng máu chảy”, nào là “không ai chôn cất tiếng đàn, tiếng đàn như cỏ mọc hoang, giọt nước mắt vầng trăng, đường chỉ tay. tiếng đàn "Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn& quot;, lấy lời đề từ cho thi phẩm bằng chính lời của F.G .Lorca, Thanh Thảo đã tự bộc lộ ý tưởng sáng tác của mình, cây đàn Ghita và Lorca. tuôn trào, sôi động của tiếng đàn. Tiếng đàn giống như tiếng kêu cứu của con người, của cái đẹp vang lên trong thế giới bạo tàn. không ai chôn cất tiếng đàn tiếng đàn như cỏ mọc hoang “không

Ngày đăng: 05/07/2015, 16:30

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Một góc nhìn về bài thơ “Đàn ghi-ta của Lor-ca” của Thanh Thảo

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan