ĐVăn hóa doanh nghiệp và đọa đức kinh doanh ạo đức kinh doanh với người lao động

7 340 1
ĐVăn hóa doanh nghiệp và đọa đức kinh doanh ạo đức kinh doanh với người lao động

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Mục lục: 1.Sự tương tác giữa doanh nghiệp và người lao động. 2.Thực trạng môí quan hệ giưã doanh nghiệp và người lao động. 3.Kết luận. 1.Sự tương tác giữa doanh nghiệp và người lao động. Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động. (Theo bộ Luật Lao động – 2012) Theo ý hiểu: Người lao động là những người từ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động để tự tạo ra thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình. Trong đề tài đạo đức kinh doanh với người lao động, chúng ta xem xét các khía cạnh đạo đức của người lao đông trong doanh nghiệp. Thực hành đạo đức là tìm ra con đường đúng đắn nhằm mang lại lợi ích cho bản thân, môi trường và xã hội. Đạo đức của doanh nghiệp và người lao động trong kinh doanh: Nếu “đạo” ở đây có sự tương đồng giữa doanh nghiệp và người lao động, “đạo là tiền”, kiếm được càng nhiều tiền càng tốt. Thì “đức” là cách thức để doanh nghiệp hay người lao động đi đến cái “đạo” của mình và dường như “đức” của doanh nghiệp và người lao động là 2 con đường hoàn toàn khác nhau. Và ngay cả trong bản thân của mỗi người lao động cũng có sự mâu thuẫn (xung đột). Câu hỏi được đặt ra ở đây: Bạn muốn làm gì, sẵn sàng làm những gì cho doanh nghiệp của mình? Và bạn muốn doanh nghiệp của bạn làm những gì cho bạn? Nếu doanh nghiệp nói rằng: Để có thể đầu tư nhiều hơn, mở rộng sản xuất… thì sẽ phải cắt giảm chi phí, cụ thể trong đó có lương của bạn. Vậy bạn còn muốn thực hiện 100% những điều bạn vừa nói hay không? Trong mỗi cá nhân đã có những mâu thuẫn cụ thể. Vậy huống chi là 2 cá thể tách biệt: doanh nghiệp và người lao động, thì sẽ có nhiều hơn những mâu thuẫn. 1 Và nó được hiển hiện rõ rệt thông qua lợi ích mỗi bên. Đứng trên cương vị doanh nghiệp, để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp tất nhiên muốn tăng doanh thu và giảm chi phí và 1 cách đơn giản nhất để giảm chi phí là trả chi phí nhân công rẻ. Cụ thể là: lương, phụ cấp, bảo hiểm…càng thấp càng tốt; không cần quan tâm đến các điều kiện an toàn lao động, cơ sở vật chất hay điều kiên lao động gì đó; thời gian làm việc phải nhiều; trình độ và kinh nghiêm càng cao càng tốt… Đứng trên cương vị của người lao động, họ lại có mong muốn hoàn toàn ngược lại với doanh nghiệp. Tất nhiên, người lao động luôn kỳ vọng được trả lương và phụ cấp cao, bảo hiểm đầy đủ, được làm việc trong một môi trường an toàn và thuận tiện nhất; thời gian làm ít, nghỉ nhiều, được tự do, không bị kiểm soát, công việc nhàn nhạ. Bởi vậy, thực sự, việc dung hoà, tìm điểm chung giữa 2 lớp lợi ích này không phải điều dễ dàng. Do đó, thực trạng hiện nay mới có những tồn tại tốt đẹp và những tồn tại không mấy hay ho. 2.Thực trạng môí quan hệ giưã doanh nghiệp và người lao động. 2.1. Thực trạng tốt đẹp về đạo đức của người lao động trong doanh nghiệp 2.1.1 Kỹ sư dám đứng ra tố cáo sai phạm của Toyota Việt Nam Kỹ sư Lê Văn Tạch có 9 năm công tác tại Phòng Kỹ thuật Lắp ráp ô tô của Toyota Việt Nam (TMV) dám đứng ra tố giác việc TMV để xảy ra nhiều lỗi kỹ thuật nghiêm trọng ảnh hưởng tới chất lượng xe Innova và Fortuner. Theo bản tường trình ký tên ông Lê Văn Tạch, làm việc tại Toyota Việt Nam (TMV) từ tháng 3/2003, lỗi xảy ra khi lắp ráp dòng xe Innova và Fortuner gồm áp suất dầu phanh bánh sau lớn hơn tiêu chuẩn; bu-lông camber xiết ở trạng thái không tiêu chuẩn và lỗi bu-lông neo chân ghế xiết không đủ lực. Ông Tạch đã làm việc với đại diện Cục Đăng kiểm Việt Nam và yêu cầu trợ giúp làm sáng tỏ 3 lỗi có thể dẫn tới nghiêng xe Innova, hỏng chân ghế và có vấn đề tỷ lệ áp suất phanh dầu giữa bánh sau và bánh trước (của xe Innova và Fortuner). Theo ông Tạch, những lỗi trên là do hãng lắp ráp không làm theo đúng quy chuẩn 2 do mình tự đặt ra và có thể gây nên tai nạn lật xe hoặc các vụ tai nạn thảm khốc khi xe lưu hành trên đường. Ông Tạch cho biết đã nhiều lần trình báo với lãnh đạo TMV về những lỗi này trước khi nhờ cậy tới Cục Đăng kiểm Việt Nam. TMV đã thừa nhận lỗi trước công luận và cơ quan quản lý nhưng ông Tạch vẫn bị không ít dị nghị. Đây là một tấm gương đạo đức tốt về người lao động trong doanh nghiệp, dám tố cáo lỗi sai của doanh nghiệp mình nhằm hướng tới lợi ích chung của cộng đồng. Mặc dù ông biết rằng, sau này nguy cơ mình bị trù dập, đuổi việc là rất cao, nhưng vẫn dũng cảm hành động vì chính nghĩa, vì chữ “đức” của mình. Tuy nhiên đứng dưới góc độ của doanh nghiệp thì hành vi của ông Tạch là không thể chấp nhận vì đã gây tổn thất lớn cho doanh nghiệp. 2.1.2 Làm việc tại Facebook Facebook được bình chọn qua trang web Glassdoor, trở thành nơi có môi trường làm việc tốt nhất 2012. Họ đánh giá trên các tiêu chí: Cơ hội nghề nghiệp, về độ cân bằng cuộc sống, về lãnh đạo, về lợi ích đạt được và cả về những giá trị văn hóa tinh thần mang lại. Có rất nhiều luồng ý kiến đánh giá về thành công này của Facebook, và trong đó có lý do cho rằng: lãnh đạo của Facebook là người có tầm nhìn chiến lược, anh ta luôn tạo không khí làm việc tích cực nhất, sôi nổi nhất ở nơi làm việc, tạo mối liên kết rộng khắp giữa các cá nhân làm việc trong Facebook, giống như việc Facebook đang cố gắng kết nối toàn cầu vậy. Ngoài ra, tại Facebook còn cấp bữa ăn miễn phí cho nhân viên, chế độ giặt là, trợ cấp y tế, và chế độ hưu trí hàng đầu. Tuy nhiên vẫn xuất hiện việc làm thêm giờ, nhưng mọi người đều chấp nhận và coi đó là chuyện bình thường của cuộc sống, và đương nhiên họ được cấp thưởng cho thời gian làm thêm. Đó là một trong những nhân tố quan trong giúp cho Facebook phát triển vượt bậc như ngày hôm nay. Những ưu đãi của Facebook dành cho nhân viên của mình đã giúp khuyến khích “đạo đức” nhân viên của họ. Bên cạnh đó, còn nhiều doanh nghiệp với thực trạng tiêu cực… 2.2. Thực trạng xấu 2.2.1. Công ty TNHH giày Hong Fu Việt Nam 3 Công ty giày Hong Fu Việt Nam nghiêm cấm công nhân dùng keo 502 để dán giày, vì công ty có keo chuyên dụng để dán giày. Tuy nhiên, đôi lúc công nhân hay bỏ hộp keo 502 trong túi để dán lại những chỗ giày bị lỗi. Trưa 26-11, người quản đốc của công ty tên A Vương phát hiện một công nhân đổ keo 502 để dán giày, liền lấy hộp keo đổ lên tay chị Phương, làm chị hoảng sợ. Chiều 27-11, tại Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực, chị Phương cho biết: "Trưa 26-11, chị Lê Thị Hòa - công nhân trong xưởng - đi lấy thêm keo để dán giày vì có một chiếc bị hở đế. Lúc đó ông A Vương đến, gọi tôi lại, quát tháo. Sau đó, ông ta lấy một nắp hộp keo 502 đang đầy rồi đổ lên lòng bàn tay tôi, xoa đều giữa lòng bàn tay tôi, ép hai tay tôi lại. Hoảng quá, tôi bật khóc, trong khi ông Vương bỏ đi luôn. Tôi bị ngất, khi tỉnh dậy đã thấy mình nằm trong bệnh viện". Chiều 26-11, lãnh đạo Liên đoàn Lao động huyện Hoằng Hóa đã làm việc với Công ty giày Hong Fu. Liên đoàn Lao động huyện đã đề nghị lãnh đạo công ty đình chỉ công tác ông A Vương, có trách nhiệm hoàn toàn về mọi chi phí cho công nhân đang cấp cứu tại bệnh viện, công ty phải tính lương cho công nhân buổi chiều 26-11 vì sau khi sự việc xảy ra, công nhân đã đình công. Đại diện lãnh đạo Công ty giày Hong Fu đã thừa nhận việc làm của ông A Vương là sai. Công ty này cũng đồng ý đình chỉ công tác ông A Vương để Công an huyện điều tra vụ việc nêu trên. Qua ví dụ này ta thấy vấn đề đạo đức (phi đạo đức)trong kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay vô cùng nhức nhối, vấn đề đạo đức này xuất phát từ cả 2 phía doanh nghiệp và người lao động. Người lao động vì cái lợi ích bản thân mà đã bỏ qua nhưng quy định của doanh nghiệp, biết sai nhưng vẫn phạm. Tuy nhiên cách hành xử như vậy của vị quản đốc doanh nghiệp là vô cùng sai trái và phi đạo đức, xâm hại đến sức khỏe và danh dự người lao động. 2.2.2.Ngành giao thông vận tải nợ lương và bảo hiểm hơn 400 tỷ đồng Ngày 26/10, tin từ Công đoàn ngành giao thông vận tải Việt Nam cho biết, theo báo cáo chưa đầy đủ của các đơn vị, tính đến hết tháng 9/2012, toàn ngành có 68 doanh nghiệp rất khó khăn, chiếm tỷ lệ 15,8%, trong đó có 8 doanh nghiệp tạm dừng hoạt động và 2 doanh nghiệp đang làm thủ tục phá sản. Tổng số lao động thiếu việc làm trên 7.000 người, chiếm 8% tổng số công nhân viên toàn ngành. Nợ lương người lao động 9 tháng đầu năm là 204,6 tỷ đồng. Nợ các loại bảo hiểm 223,7 tỷ đồng. 4 Để giải quyết tình trạng này, Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo các công ty mẹ cần xem xét thành lập ngay quỹ lương để cho vay, hỗ trợ các đơn vị thành viên khó khăn trả nợ lương và bảo hiểm; từ nay đến hết năm phải cơ bản giải quyết được các khoản nợ người lao động. Dự kiến, Bộ Giao thông Vận tải sẽ ban hành chỉ thị về việc giải quyết công ăn việc làm bảo đảm đời sống chính sách cho người lao động, làm rõ trách nhiệm của từng cơ quan đơn vị. Trong đó, các ban quản lý dự án phải minh bạch trong đấu thầu để lựa chọn những đơn vị có kinh nghiệm trúng thầu các dự án; các chủ đầu tư phải nhanh chóng giải quyết nợ đọng cho doanh nghiệp. 2.2.3. Công nhân lấy trộm đồ của công ty TNHH Toyo Denso Lực lượng công an bắt quả tang 3 công nhân cùng 1 bảo vệ của Công ty TNHH Toyo Denso đã trộm cắp 5 quận dây đồng của doanh nghiệp, trị giá 60 triệu đồng. 5 Công an xã Ái Quốc lấy lời khai của các đối tượng Khoảng 2 giờ sáng 17-9, nhận tin báo của quần chúng nhân dân, Công an xã Ái Quốc (TP Hải Dương) đã phối hợp với Công ty TNHH Toyo Denso bắt quả tang vụ công nhân thông đồng với bảo vệ ăn trộm tài sản của doanh nghiệp. Các công nhân: Nguyễn Đông Phương (sinh năm 1987, ở xã Hồng Thắng, Thanh Miện), Bùi Đình Trường (sinh năm 1987, ở xã An Bình, Nam Sách), Nguyễn Quý Hoàng (sinh năm 1989, ở xã Tân Việt, Thanh Hà) cùng với Bùi Duy Khánh (sinh năm 1989, trú tại xã Hồng Lạc, Thanh Hà) là vệ sĩ Công ty Bảo vệ Hoàng Gia đang được Công ty Toyo Denso thuê làm nhân viên bảo vệ lấy trộm 5 cuộn dây đồng, mỗi cuộn có trọng lượng 13 kg của công ty, tổng trị giá 60 triệu đồng. Các đối tượng trên khai nhận, thời gian trước đó, lợi dụng lúc công nhân nghỉ ăn tối, bọn chúng đã lấy trộm trót lọt 10 vụ, tổng số 40 cuộn dây đồng các loại trị giá trên 500 triệu đồng của Công ty TNHH Toyo Denso. 3 kết luận: ‘Đạo đức’ ngày nay nói chung và đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp với người lao động nói riêng là 1 trong những vấn đề nhức nhối của xã hội tuy vậy xã hội ngày nay vẫn chưa chú trọng đến những vấn đề ‘đạo đức’ này. 6 DN và người lao động là 2 cá thể cùng đi trên một con thuyền. Nếu đôi bên cùng hạ cái tôi cá nhân, biết nghĩ về tất cả, thì con thuyền sẽ xuôi chèo mát mái. 7 . tác giữa doanh nghiệp và người lao động. 2.Thực trạng môí quan hệ giưã doanh nghiệp và người lao động. 3.Kết luận. 1.Sự tương tác giữa doanh nghiệp và người lao động. Người lao động là người từ. thấy vấn đề ạo đức (phi ạo đức) trong kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay vô cùng nhức nhối, vấn đề ạo đức này xuất phát từ cả 2 phía doanh nghiệp và người lao động. Người lao động vì cái. lao động để tự tạo ra thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình. Trong đề tài ạo đức kinh doanh với người lao động, chúng ta xem xét các khía cạnh ạo đức của người lao đông trong doanh nghiệp. Thực

Ngày đăng: 05/07/2015, 06:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan