Đạo đức kinh doanh với các hoạt động kinh tế

6 363 1
Đạo đức kinh doanh với các hoạt động kinh tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ I- KHÁI NIỆM Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh. Đạo đức kinh doanh chính là phạm trù đạo đức được vận dụng vào trong hoạt động kinh doanh, là một dạng đạo đức nghề nghiệp. Đạo đức kinh doanh có tính đặc thù của hoạt động kinh doanh - do kinh doanh là hoạt động gắn liền với các lợi ích kinh tế, do vậy khía cạnh thể hiện trong ứng xử về đạo đức không hoàn toàn giống các hoạt động khác: Tính thực dụng, sự coi trọng hiệu quả kinh tế là những đức tính tốt của giới kinh doanh nhưng nếu áp dụng sang các lĩnh vực khác như giáo dục, y tế hoặc sang các quan hệ xã hội khác như vợ chồng, cha mẹ con cái thì đó lại là những thói xấu bị xã hội phê phán. Song cần lưu ý rằng đạo đức kinh doanh vẫn luôn phải chịu sự chi phối bởi một hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức xã hội chung. Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh: Tính trung thực: Không dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời. Giữ lời hứa, giữ chữ tín trong kinh doanh. Nhất quán trong nói và làm. Trung thực trong chấp hành luật pháp của nhà nước, không làm ăn phi pháp như trốn thuế, lậu thuế, không sản xuất và buôn bán những mặt hàng quốc cấm, thực hiện những dịch vụ có hại cho thuần phong mỹ tục. Trung thực trong giao tiếp với bạn hàng (giao dịch, đàm phán, ký kết) và người tiêu dùng: Không làm hàng giả, khuyến mại giả, quảng cáo sai sự thật, sử TED 18 Group Page 1 Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp dụng trái phép những nhãn hiệu nổi tiếng, vi phạm bản quyền, phá giá theo lối ăn cướp. Trung thực ngay với bản thân, không hối lộ, tham ô, thụt két, "chiếm công vi tư" Tôn trọng con người: Đối với những người cộng sự và dưới quyền, tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng, tôn trọng hạnh phúc, tôn trọng tiềm năng phát triển của nhân viên, quan tâm đúng mức, tôn trọng quyền tự do và các quyền hạn hợp pháp khác. Đối với khách hàng: Tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý khách hàng. Đối với đối thủ cạnh tranh, tôn trọng lợi ích của đối thủ Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt Phạm vi áp dụng của đạo đức kinh doanh Đó là tất cả những thể chế xã hội, những tổ chức, những người liên quan, tác động đến hoạt động kinh doanh: thể chế chính trị, chính phủ, công đoàn, nhà cung ứng, khách hàng, cổ đông, chủ doanh nghiệp, người làm công,… Văn hóa doanh nghiệp trong kinh tế Toàn bộ các giá trị văn hóa được xây dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp; tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống riêng của mỗi doanh nghiệp. II- VÍ DỤ THỰC TẾ TED 18 Group Page 2 Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp 1- Ví dụ 1 Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sao Mai An Giang (Sao Mai) là doanh nghiệp tư nhân kinh doanh tổng hợp nhiều lĩnh vực và ngành nghề; có 8 Cty thành viên, 5 Ban quản lý dự án và các Văn phòng đại diện trong – ngoài nước. Hiện Sao Mai có gần 4000 CB-CNV, trong đó cán bộ nhân viên có trình độ đại học 320 người, hàng chục thạc sỹ chuyên ngành và hơn 1000 công nhân kỹ thuật và thợ bậc cao Đức tính tiết kiệm : Tiết kiệm ở đây là chi tiêu hợp lý, sử dụng nguyên nhiên vật liệu đúng kế hoạch, không lãng phí. Từ năm 2009 đến nay Hội đồng Quản trị của Công ty đã áp dụng khoán chi phí điện nước, văn phòng phẩm cho các 5 Ban Quản lý dự án mỗi tháng 2 triệu đồng. Để có thể tiết giảm tối đa theo chi phí khoán nêu trên, 5 Ban Quản lý dự án đã có ý thức sử dụng thật tiết kiệm điện nước. Đối với máy lạnh chỉ được mở vào buổi sáng lúc 9 h 30 phút đến 10 h 30 phút, buổi chiều từ 14h30 phút đến 16h30 phút. Chỉ mở đèn vào những lúc thiếu ánh sáng tư nhiên. Máy vi tính chỉ được sử dụng vào công việc, nghiêm cấm việc sử dụng internet vào việc riêng, chơi game hoặc đọc báo. Internet được vận dụng tối đa trong việc truyền dẫn văn bản, dữ liệu từ Hội đồng Quản trị, Ban Tổng Giám đốc đến các phòng ban và nhân viên. Hạn chế tối đa sử dụng các văn bản bằng giấy tờ, từ đó đã tiết kiệm được chi phí văn phòng phẩm. Sử dụng giấy in 2 mặt. Báo cũ, giấy in đã qua sử dụng còn được dùng vào việc hữu ích khác như kế hoạch nhỏ dành cho học sinh. Từ những việc làm tưởng chừng như rất nhỏ đó hàng năm doanh nghiệp tiết kiệm được gần 100 triệu đồng từ chi phí điện nước và văn phòng phẩm, đóng góp đáng kể vào hiệu quả kinh doanh của Sao Mai … Quan tâm xây dựng chuẩn mực công sở văn minh: TED 18 Group Page 3 Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp Đặc biệt nhất là tại Công ty Cổ phần Đầu tư & Xây dựng Sao Mai có môi trường sạch, không khói thuốc lá. Qui định cấm hút thuốc lá được thực thi rất nghiêm ngặt ở 8 Cty thành viên, 5 Ban quản lý dự án và các Văn phòng đại diện trong – ngoài nước. Không hút thuốc lá không chỉ dừng lại ở việc giữ gìn vệ sinh môi trường mà rộng hơn là giúp cho mỗi cán bộ CNV trong Công ty tiết kiệm được 1 phần không nhỏ chi phí, giúp cho mỗi con người biết quí trọng hơn đến sức khỏe của mình, kéo dài tuổi thọ, tăng thời gian cống hiến cho doanh nghiệp, góp phần làm cho gia đình hạnh phúc. Thực hiện tốt việc chống tham ô lãng phí: Một khi tinh thần tiết kiệm được tuyên truyền rộng rãi theo chiều sâu thì tình trạng tham ô lãng phí cung sẽ sẽ được đẩy lùi, mà trên hết vẫn phải có biện pháp phòng ngừa. Tham ô lãng phí không chừa bất cứ ai, không thể không xảy ra ở bất cứ môi trường nào nếu như có cơ hội. Vì vậy, ở một phương diện nào đó thì tham ô lãng phí phải được triệt tiêu bằng các biện pháp như ; tạo điều kiện cho CBCNV nâng cao thu nhập, giáo dục ý thức bảo vệ của công và có nhiều hình thức kỷ luật bằng vật chất hoặc phi vật chất để giúp CBCNV “nói không” với tham ô lãng phí. 2- Ví dụ 2 Kinh doanh xăng dầu "Việc kinh doanh xăng dầu chưa bao giờ chịu thua lỗ và thiệt thòi Việc lỗ-lãi trong kinh doanh đôi khi là có thật, song các doanh nghiệp cũng sẽ tìm mọi cách luồn lách, xin cơ chế để không bị thiệt và lỗ " Đó là khẳng định của ông Phạm Tất Thắng - chuyên gia kinh tế cao cấp, nguyên là lãnh đạo trong ngành thương mại (nay là Bộ Công Thương) khi trả lời phỏng TED 18 Group Page 4 Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp vấn phóng viên xung quanh kết quả kiểm tra doanh nghiệp xăng dầu mà Bộ Tài chính vừa công bố. Sai phạm trong đạo đức Không trung thực trong việc công bố lỗ lãi Theo kết quả thanh tra DN xăng dầu mà Bộ Tài chính công bố (2012) đã cho thấy một thực tế là các DN xăng dầu lãi, nhưng luôn kêu lỗ để không giảm giá bán lẻ xăng dầu. DN xăng dầu lãi nhưng luôn kêu lỗ là sự thật, sự thật từ lâu rồi, nên chúng ta đừng nói tới đạo đức trong kinh doanh xăng dầu. Sự thật là cái gì có lợi thì họ làm bởi kinh doanh xăng dầu độc quyền quá lâu rồi. DN quen với việc họ được hô thanh thế, được ưu ái, chăm bẵm từ lâu, nên khó bỏ.Đạo đức kinh doanh có lẽ không đem lại lợi lộc gì nên người ta không cần nghĩ đến. Không tôn trọng người tiêu dùng : làm mất niềm tin Xăng dầu là ngành kinh doanh độc quyền nên người tiêu dùng chỉ có 1 sự lựa chọn duy nhất , Nhà nước vẫn giao vốn cho DN và quản lý trên vốn nên lợi dụng niềm tin của khách hàng mà các DN xăng dầu đã có những hoạt động không minh bạch Nhưng các cơ quan nhà nước "chưa mạnh tay" chứ không thể không mạnh tay vì người tiêu dùng cũng đã phần nào thấy rõ những bất cập, thiệt thòi trong tiêu dùng xăng dầu. Sự biến động của giá xăng tác động dây chuyền đến nhiều ngành sản xuất , giá xăng dầu tăng làm cho CPI tăng , các mục tiêu kiềm chế lạm phát khó được kiểm soát nên đã ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô. TED 18 Group Page 5 Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp Lợi nhuận tỷ lệ nghịch với đạo đức kinh doanh Thiếu vắng nền tảng văn hóa, đạo đức trong kinh doanh, chỉ nhắm mắt chạy theo lợi nhuận, đó chính là nguyên nhân dẫn đến hiện trạng nói trên. Các vi phạm gian lận chủ yếu về đo lường bằng thủ đoạn bấm khống số tiền trên cột bơm trong khi khách hàng đang đổ xăng, ngưng bán hàng mà không có lý do chính đáng, không có chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu, vi phạm về quản lý hóa đơn chứng từ, lĩnh vực kế toán Về mặt hàng gas, đã kiểm tra 257 vụ, phát hiện 189 vụ vi phạm, chiếm tỷ lệ 73,54% thông qua các hành vi bán không lập chứng từ kế toán, hóa đơn, vi phạm về niêm yết giá, kinh doanh gas giả, gas trôi nổi, chiết nạp gas lậu gas mini từ bình gas 12 kg Điển hình là vụ Nguyễn Hữu Dũng, giám đốc Cty Tây Nam bị bắt về hành vi buôn lậu xăng dầu :làm hồ sơ giả đổi xăng thành dầu tái xuất đi Campuchia ba chuyến, thu lợi hàng trăm triệu đồng. Ngoài ra , Nguyễn Hữu Dũng còn có dấu hiệu của tội nhận hối lộ Vì vậy, những hành động xuất phát từ lợi ích cá nhân mà quên đi đạo đức của người làm kinh doanh thì sẽ không thể tồn tại lâu được. TED 18 Group Page 6 . các chủ thể kinh doanh. Đạo đức kinh doanh chính là phạm trù đạo đức được vận dụng vào trong hoạt động kinh doanh, là một dạng đạo đức nghề nghiệp. Đạo đức kinh doanh có tính đặc thù của hoạt. Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ I- KHÁI NIỆM Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có. đặc thù của hoạt động kinh doanh - do kinh doanh là hoạt động gắn liền với các lợi ích kinh tế, do vậy khía cạnh thể hiện trong ứng xử về đạo đức không hoàn toàn giống các hoạt động khác: Tính

Ngày đăng: 05/07/2015, 06:23

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Điển hình là vụ Nguyễn Hữu Dũng, giám đốc Cty Tây Nam bị bắt về hành vi buôn lậu xăng dầu :làm hồ sơ giả đổi xăng thành dầu tái xuất đi Campuchia ba chuyến, thu lợi hàng trăm triệu đồng. Ngoài ra , Nguyễn Hữu Dũng còn có dấu hiệu của tội nhận hối lộ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan