Chuyên đề đánh giá bước đầu về tác dụng biện pháp tuốt lá, tỉa cành đến thời điểm ra hoa của cây na

28 644 0
Chuyên đề đánh giá bước đầu về tác dụng biện pháp tuốt lá, tỉa cành đến thời điểm ra hoa của cây na

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1. Giới thiệu chung. Cây na có tên khoa học: Annona squamosa thuộc chi Annona, loài Annonaceae. Chi Annona xuất phát từ chữ Latin “anon” - “sản xuất hàng năm” do thuộc tính cho quả hàng năm của các loài khác nhau trong chi này. Na còn có tên thường gọi khác là mãng cầu ta, mãng cầu dai, sa lê, phan lệ chi. Có hàng chục loại mãng cầu có quả ăn được nhưng trên thế giới có 2 loại được trồng phổ biến nhất đó là na (Annona squamosa) và mãng cầu xiêm (Annona muricata). Cây na là cây thân gỗ thường rụng lá vào mùa đông, cao từ 5 - 10m, phân cành thường tạo thành tán hình nón. Hệ thống rễ ăn sâu và có thể lan rộng hơn đường kính tán. Lúc cây còn nhỏ có tồn tại rễ cọc tuy nhiên rễ này sau đó bị tiêu biến. Lá đơn, hình elip có mùi hăng. Hoa lưỡng tính, đài dưới màu trắng xanh hoặc vàng xanh gồm 2 vòng xoắn 3 cánh ngoài lớn hơn. Quả hình trứng là quả phức do nhiều nhụy hoa sau khi thụ phấn thụ tinh kết hợp lại, quả nhiều thịt màu trắng, hạt màu đen bóng, mỗi quả có nhiều hạt. Cây na được xác định có nguồn gốc ở vùng châu Mỹ nhiệt đới. Từ thế kỷ 16, cây na đã được nhập vào nhiều nước nhiệt đới. Do tính thích nghi rộng nên na được trồng phổ biến ở các vùng Nhiệt đới và Á nhiệt đới. Na được nhập vào nước ta từ lâu và được trồng khắp cả nước chỉ trừ một vài vùng có nhiệt độ xuống quá thấp về mùa đông. Na sinh trưởng thuận lợi ở nhiệt độ trung bình hàng năm 25 - 30 0 C, lượng mưa trung bình khoảng 1.000 mm/năm. Na là cây có tính thích nghi rất rộng. Na chịu được đất xấu, đất trống đồi trọc, đất chua mặn, chịu hạn rất tốt nhưng không chịu úng ngập, độ pH thích hợp 5,5 - 6,5. Cây na có thể được nhân giống vô tính, đặc biệt thông qua các kỹ thuật ghép. Tuy nhiên na thường được nhân giống hữu tính bằng hạt. Việc nhân giống bằng hạt vừa tạo được sự đồng đều của cây con, hệ số nhân cao. Hạt giống có thể gieo trực tiếp vào các hố trồng hoặc trong vườn ươm. Sau gieo 20 - 30 ngày hạt nảy mầm đạt 85 - 90% và cây có thể được trồng 6 - 8 tháng sau. 2 Quả na ngon, ngọt, có mùi thơm thanh khiết nên được nhiều người ưa thích. Quả na nặng khoảng 130g - 370g, số hạt 1 quả từ 14 - 66 hạt, phần ăn được từ 34,4% - 60,6%, chất hoà tan từ 18,0 - 28,2%, độ chua từ 0,20% đến 0,80%, lượng đường chiếm khoảng 68% của tổng chất rắn. Quả na còn chứa nhiều vitamin nhóm B (0,07 mg/100g) và C (20 mg/100g), một lượng nhỏ canxi và phốt pho. Ở Cu Ba còn có giống Na không hạt nhưng quả hơi nhỏ. Trồng na chủ yếu để lấy quả ăn tươi, ngoài ra ở một số nước, quả na được chế thành mứt, nước giải khát, hoặc thuốc chữa bệnh. Các bộ phận khác của cây cũng có thể được sử dụng vào việc hữu ích, như bột tán từ lá cây na có thể dùng diệt chấy rận. Các lá cũng có thể được nghiền ra chữa áp-xe, chữa chướng bụng khó tiêu, ghẻ và bệnh ngoài da, Theo Verheij, E.W.M và R.E.Coronel (1992), có thể xử lý ra hoa trái vụ trên cây na bằng cách làm rụng lá với hỗn hợp Urea 25% + Ethaphon 0,1% phun vào tán lá với chất bám dính. Sử dụng các chất kích thích sinh trưởng cây trồng như NAA 2,4D; 2,4,5-T và GA3 giúp gia tăng số trái đậu (Sundarajan et all, 1968). Trong kỹ thuật chăm sóc cây Na có rất nhiều biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất và chất lượng quả như: tỉa cành tuốt lá, thụ phấn bổ sung kết hợp chăm sóc bón phân hợp lý. Na thường cho năng suất thấp, ngoài những nguyên nhân kỹ thuật canh tác còn có vấn đề về thụ phấn. Na rất nhiều hoa nhưng tỉ lệ đậu quả thấp vì nhị đực nở trước, phấn tung rất lâu sau đó nhị cái mới nở quả do đó quả đậu ít. Muốn quả đậu nhiều, cần phải thụ phấn bằng tay cho Na. Song song với kỹ thuật tăng tỷ lệ đậu quả bằng thụ phấn bổ sung ở na, tuốt lá là một trong những biện pháp điều khiển cho cây na ra hoa trái vụ, rải vụ thu hoạch. Huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh có điều kiện thổ nhưỡng và địa hình rất thích hợp cho việc thâm canh và phát triển cây na dai. Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đông triều sản llượng na năm 2010 của huyện ước đạt hơn 8046 nghìn tấn quả. Ngay từ năm 1994 trong khi các địa phương khác tập trung phát triển cây vải thiều thì huyện Đông Triều lại chọn cho 3 mình một hướng đi hoàn toàn khác đó là phát triển cây na dai và đến nay điều đó đã cho thấy lựa chọn này là hoàn toàn đúng đắn. Xuất phát từ vai trò và lợi ích kinh tế của cây na tại huyện Đông Triều, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật tác động làm tăng năng suất, chất lượng quả và phòng trừ dịch hại tổng hợp trên cây Na”. Một trong những biện pháp kỹ thuật quan trọng tác động làm tăng năng suất, chất lượng quả là tỉa cành, tuốt lá. Vì vậy, trong năm 2011 chúng tôi tiến hành bố trí thực hiện chuyên đề: “Đánh giá bước đầu về tác dụng của biện pháp tuốt lá, tỉa cành đến thời điểm ra hoa của cây na ”. 4 PHẦN II: TÌM HIỂU VỀ BIỆN PHÁP TỈA CÀNH, TUỐT LÁ 2.1. Mục đích của việc tỉa cành tuốt lá Cây na trồng sau 3 năm cho quả, năm thứ 4, thứ 5 trở đi quả ngày một nhiều. Nếu được chăm tốt năng suất ngày càng cao và sẽ kéo dài được thời gian cho quả. Cùng với việc bón phân tưới nước đầy đủ, cắt tỉa cành là biện pháp kỹ thuật để góp phần khắc phục hiện tượng chóng tàn của cây: Làm cho cây khỏe, trẻ, hạn chế được sâu bệnh hại, sai quả, quả to và phẩm chất thơm ngon, cây không cao dễ chăm sóc thu hoạch. Hàng năm cần tiến hành cắt tỉa cho đến khi cây già không thể cho quả được nữa mới chặt đi và trồng mới. Tổ hợp các biện pháp kỹ thuật trồng trọt gồm các biện pháp chăm sóc riêng rẽ phối hợp nhằm tăng năng suất, sản lượng cây trồng. Mỗi biện pháp được áp dụng đều có mục đích cụ thể. Đốn tỉa cành tuốt lá là một trong những biện pháp kỹ thuật cơ bản trồng na. Đốn tỉa cành đúng kỹ thuật có tác dụng làm cho cây có tán đẹp, thông thoáng, giảm sâu bệnh hại, phát huy hiệu quả của phân bón và thuốc BVTV. Cây na thường cho quả từ năm thứ 3 sau trồng, ở các năm tiếp theo khung tán cây vừa phát triển về chiều rộng ra và chiều cao. Nếu để cây quá cao sẽ ảnh hưởng đến việc chăm sóc và thu hái. Việc tỉa cành tuốt lá cây Na có 4 mục đích chính sau: - Một là: Tỉa cành nhằm kích thích sự phát triển của cành sinh lộc (cành hữu hiệu) đồng thời duy trì cây đúng kính thước và chiều cao cây, tạo tán cây đồng đều tránh vườn cây rậm rạp. Trong những vườn cây rậm rạp như vậy sâu bệnh dễ phát sinh gây hại, chất lượng quả trở nên kém và không ra quả đều hàng năm. Do vậy, một chương trình tạo tán và đốn tỉa đúng đắn sẽ rất quan trọng để duy trì một vườn cây ăn quả khỏe mạnh, năng suất và chất lượng. - Hai là: Giúp cho ánh sáng và không khí tới lá để nâng cao tổng số diện tích lá hữu hiệu và tăng cường quang hợp. Nếu các cành cây được phân bổ và định hướng tốt chúng sẽ có một không gian đầy ánh sáng. Điều đó cải thiện tính 5 hữu hiệu của việc sử dụng nước cũng như chuyển đổi các chất dinh dưỡng của cây. Kết quả là năng suất và chất lượng quả được nâng cao. - Ba là: Tạo tán và đốn tỉa đúng cách sẽ giúp cho cây có một kích thước đúng đắn. Nhờ vậy, người trồng có thể dễ dàng kiểm soát và quản lý các cây trong vườn, nâng cao sức sống (thể chất) của cây, tăng cường sức chống chịu với các điều kiện bất thuận cũng như duy trì một cân bằng hữu hiệu nhất giữa sinh trưởng thân lá và ra quả. - Bốn là: Tuốt lá giúp cây Na ra quả trái vụ và rải vụ thu hoạch. Theo kinh nghiệm của ông Nguyễn Xuân Thuỷ, ở xã Huyền Sơn, huyện Lục Nam (Bắc Giang) vào khoảng thời gian trung tuần tháng 11 sẽ đốn toàn bộ cành cao của cây na, chỉ để cây na cao khoảng 1,5 - 1,8 m và cắt bớt cành cho thoáng. Nhờ đó, cây na sẽ chống chịu được mưa gió, quả không bị dập nát do va chạm trên cao; không tốn thức ăn để nuôi cành vô hiệu; quả ra tập trung vào thân và cành cấp một (những quả na gần thân thường là những quả to và đẹp); cây na cũng dễ thụ phấn và dễ thu hoạch hơn. Sau khi lập xuân khoảng 15 - 20 ngày, dùng kéo cắt sạch đầu cành từ 15 - 20 cm (cắt hết lá đầu cành và đốt để diệt sâu bệnh), đồng thời bón 20% lượng phân chuồng và 20% NPK của năm; tiếp đó phun kích phát tố để làm bật mầm hoa; khi hoa hé nở có màu trắng xanh thì tiến hành thụ phấn. Khi chăm bón các mầm cây na nên xử lý tỉa thưa mầm, những mầm để lại cắt sâu khoảng 10 - 15 cm và tỉa sạch lá. Những mầm này sau khoảng 10 - 15 ngày sẽ nhú hoa, cho những quả nhanh to và nhanh thu hoạch (bình thường những quả đầu cành khoảng 125 -130 ngày cho thu hoạch thì những quả xử lý mầm thân chỉ khoảng 90 - 95 ngày đã cho thu hoạch). Áp dụng kỹ thuật này cũng đã tăng tỷ lệ đậu quả, tăng trọng lượng mỗi quả na lên 300 - 400 gram (so trước đây chỉ khoảng 200 gram). Quả na dai to, đẹp hơn, khi bóc vỏ ruột không bị vỡ và chảy nước, dóc hạt, để được lâu hơn khi quả đã chín (khoảng từ 5 - 7 ngày), chất lượng thơm, ngon, nên bán rất được giá, có thời điểm na dai Lục Nam giá bán buôn tới 42.000 đồng/kg. Riêng vụ thu hoạch 2009 vừa rồi, na dai huyện Lục Nam được tiêu thụ chủ yếu ở thị trường Hà Nội, 6 Hải Phòng và một số tỉnh phía Bắc đã mang lại nguồn thu hàng chục tỷ đồng cho địa phương. 2.2. Các thời kỳ phát triển của cây na Na là cây ăn quả lâu năm, có tuổi thọ và chu kỳ kinh tế dài. Sự phát triển của vườn cây thường được chia thành những giai đoạn như sau: Thời kỳ kiến thiết cơ bản, thời kỳ đầu kinh doanh, thời kỳ khai thác và thời kỳ già cỗi. Trong đó thời kỳ đầu kinh doanh và thời kỳ khai thác là giai đoạn cho thu hoạch quả mang lại hiệu quả kinh tế. 2.2.1. Thời kỳ đầu kinh doanh Từ khi cây bắt đầu cho quả đến khi cây ra quả toàn cây. Đặc điểm của thời kỳ này là sinh trưởng dinh dưỡng vẫn còn rất mạnh, cành ra vẫn còn nhiều, tuy nhiên số lần ra trong năm giảm 3 - 4 lần/năm, số lượng cành ra ít hơn, cành ngắn và ít lá hơn. Bộ rễ trong giai đoạn này phát triển rất khỏe. Số cành ra quả tăng dần cho đến khi toàn cây ra quả. Trong thời kỳ này có thể xuất hiện các vấn đề sau: - Sự mất cân đối giữa sinh trưởng tán cây và bộ rễ: Thời kỳ này sinh trưởng dinh dưỡng vẫn còn chiếm ưu thế, bộ rễ cũng ở giai đoạn phát triển mạnh, do nhu cầu cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho tán cây và nuôi quả, rễ phát triển ra khỏi mô trồng và đi xuống tầng đất chặt sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của rễ. Dẫn đến rễ không cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho cây tạo nên sự mất cân đối giữa nhu cầu dinh dưỡng của thân cành lá và quả và sự cung cấp từ rễ. Do đó, cần áp dụng những biện pháp để giúp hệ thống rễ phát triển tốt như bón vôi điều chỉnh độ pH thích hợp kết hợp xới xáo ngoài tán, bón phân hữu cơ, giữ mực nước thích hợp trong vườn, ủ gốc trong mùa nắng để giữ ẩm độ đất. Ngoài ra trên tán cây áp dụng tỉa cành giúp cân đối nhu cầu dinh dưỡng của cây, loại bỏ những cành không cần thiết như cành vượt làm tiêu hao dinh dưỡng của cây, các cành thông thoáng nhận đầy đủ ánh sáng, tăng hiệu quả quang hợp tích lũy chất khô cho cây. Điều chỉnh lượng quả trên cây cho phù hợp. 7 - Mất cân đối giữa sinh trưởng dinh dưỡng và ra hoa: Khi bắt đầu vào thời kỳ này sinh trưởng dinh dưỡng vẫn còn mạnh hoặc trên những cây sinh trưởng dinh dưỡng vẫn còn mạnh, có thể cây chậm ra hoa cho quả hoặc trên những cây sinh trưởng dinh dưỡng kém, cây có khuynh hướng ra hoa nhiều ảnh hưởng đến sinh trưởng thân tán của cây. Những trường hợp trên phải tiến hành cắt tỉa khống chế những cành dinh dưỡng, mở tán thông thoáng để cây nhận đầy đủ ánh sáng giúp cây phân hóa mầm hoa tốt hơn. Đối với cây ra nhiều hoa thì cắt tỉa bỏ bớt để thúc đẩy sinh trưởng cành lá. 2.2.2. Thời kỳ khai thác. Là giai đoạn từ khi cây ra hoa toàn cây đến lúc cho năng suất cao nhất, đây là thời kỳ có ý nghĩa kinh tế cao nhất của vườn nên thời kỳ này càng dài hiệu quả kinh tế của vườn càng cao, nó phụ thuộc vào các yếu tố quản lý và chăm sóc, thời kỳ khai thác của vườn có thể lên đến 10-15 năm. Đặc điểm của thời kỳ này là cây ở giai đoạn thuần thục, tán cây đã ổn định, sinh trưởng dinh dưỡng kém, cành nhỏ, ngắn, ít lá chủ yếu là cành mang quả. Số lần ra cành trong năm ít từ 1 - 2 lần. Trong thời kỳ này thường xuất hiện những trường hợp sau: - Cây giao tán và mau cỗi - Hiện tượng sản lượng không ổn định. Nguyên nhân do sự mất cân đối nghiêm trọng giữa sinh trưởng dinh dưỡng và cung cấp dinh dưỡng cho hoa quả. Cành lá ra quá nhiều làm cây giao tán rậm rạp, quang hợp không hiệu quả. Chất hữu cơ tạo ra không đủ dự trữ để tiến hành phân hóa mầm hoa, thúc đẩy cây ra hoa, dinh dưỡng không đủ để cung cấp cho hoa phát triển cũng như để nuôi trái sau khi đậu. Cần tiến hành tỉa cành hàng năm không cho cây giao tán, loại bỏ những cành vô hiệu, giúp cành phân bố hợp lý nhận đầy đủ ánh sáng, tỉa bớt trái, cây mang trái vừa đủ giúp quả phát triển tốt và dinh dưỡng còn phải dự trữ để giúp cây phân hóa mầm hoa năm sau. 8 2.2.3. Tuổi cây cắt tỉa. Những năm đầu khi cây chưa ra quả việc cắt tỉa là tạo điều kiện cho tán chóng phát triển, cành phân bố đều, cân đối để tận dụng tối đa ánh sáng và dinh dưỡng. Có thể ngắt đọt để hạn chế bớt chiều cao cây. Cây bắt đầu cho thu hoạch việc cắt tỉa là bắt buộc. Đó là một trong những biện pháp kỹ thuật để thâm canh cây na. Nhất là thời kỳ sau khi cây có quả nhỏ, quả thưa từ năm 4 - 8 sau khi trồng. 2.3. Cơ sở khoa học của kỹ thuật tỉa cành tuốt lá - Theo lý luận về giai đoạn phát dục các vị trí cành trên cây có trình độ phát dục rất khác nhau. Cành phía trên hoặc phía trên ngọn của một cành thường có trình độ phát dục già, chóng ra hoa kết quả và khả năng sinh trưởng dinh dưỡng yếu, tuy nhiên nếu cành quá già cỗi sẽ cho quả nhiều quả nhỏ, kẹ, méo mó, chất lượng giảm không đảm bảo giá trị thương phẩm. Sau một thời gian sinh trưởng nhất định, những phần cành có tuổi phát dục già ấy cần được đốn đi để các mầm ở phía dưới phát triển. Vì những mầm này được phát sinh trên các cành có trình độ phát dục non nên có sức sống khỏe, sinh trưởng mạnh, khả năng cho quả to, đẹp, chất lượng quả ngon. - Trong quá trình sinh trưởng các cành ở phía trên mặt tán thường có ưu thế sinh trưởng ngọn, kìm hãm sự phát triển của các cành phía dưới. Do đó cần đốn tỉa để phá vỡ hiện tượng ưu thế ngọn, tạo điều kiện cho các mầm và các cành phía dưới phát sinh phát triển tạo tán nhiều cành đồng cấp. - Theo nghiên cứu của nhiều tác giả giữa bộ phận trên mặt đất và dưới mặt đất của cây có sự phát triển cân bằng giữa hai bộ phận đó, đốn tỉa tạo điều kiện cho bộ phận trên mặt đất phát triển từ đó hệ thống rễ dưới mặt đất phát triển sẽ làm tăng hấp thu nước và dinh dưỡng nuôi cây, nuôi quả. - Vào mùa đông ở nước ta thời tiết hanh khô, việc tỉa cành và tuốt lá là một biện pháp hạn chế sự thoát hơi nước giúp duy trì sự cân bằng nước trong cây tạo điều kiện cho cây sinh trưởng. 9 2.3.1. Các tập tính nảy chồi (lộc) và sinh quả của cây na. Đặc điểm của cây na là sau khi rụng lá, gặp mưa hoặc tưới nước cành sẽ ra lá mới đồng thời kèm theo nụ hoa. Ở những vùng khô hạn cục bộ trong năm có thể thông qua việc điều tiết nước, kết hợp với phân bón như kiểu “xiết nước” như với vườn quýt, làm cho cây ra hoa chậm lại, hoặc có thể dùng biện pháp tuốt lá sớm hơn so với hiện tượng rụng lá tự nhiên. Kinh nghiệm trồng na ở Thái Lan người ta còn kết hợp giữa việc cắt tỉa với tuốt lá để làm cho hoa ra muộn hơn. Các biện pháp làm cho na ra quả trái vụ đều kết hợp với việc bón phân và tưới nước. - Sự bật chồi: Ở cây na các chồi mới thường mọc vào mùa xuân, hè, đôi khi mùa thu. Các chồi mùa xuân và mùa hè là quan trọng nhất chúng phải được phát triển đúng cách không quá mạnh mẽ. - Tập tính sinh quả: Ở cây na trưởng thành, cành sinh quả phát triển chủ yếu từ các chồi xuân và hè. Các chồi xuân mọc từ các cành sinh quả cho năng suất cao nhất. Các hoa có thể phát triển từ đỉnh chồi hoặc các chồi nách (mắt nách, nách lá). 2.3.2. Dáng cây và hệ thống tạo tán. Các cây ăn quả có thể mọc rất cao, kể cả cây na. Cây na là cây có cành đa cấp, chúng nên được tạo tán để có dáng thích hợp với một trung tâm mở hay còn gọi là tán hình phễu, hình cốc, hình nón ngược. Người trồng cây sẽ có lợi nếu làm theo hệ thống này dễ dàng chăm sóc cây kể cả phun thuốc và thu hái quả, các cây trẻ cho tán mọc nhanh và ra quả sớm. Việc đốn tỉa cây được dễ dàng và tán sinh quả chiếm một diên tích lớn. Chọn 3 - 4 cành khỏe, thẳng mọc từ thân chính và phát triển theo 3 - 4 hướng tương đối đồng đều nhau làm cành cấp 1. Cành cấp 1 cùng với thân chính tạo thành một góc 35 - 40 0 . Từ cành cấp 1 sẽ phát triển các cành cấp 2 và chỉ giữa lại 2 - 3 cành. Cành cấp 2 phải để cách thân chính 15 - 30 cm và cành này cách cành khác 20 - 25 cm và cùng cành cấp 1 tạo thành một góc 30 - 35 0 . Từ cành cấp 2 sẽ hình thành những cành cấp 3. 10 Cành cấp 3 không hạn chế về số lượng và chiều dài nhưng cần loại bỏ các chỗ cành mọc quá dày hoặc quá yếu. Sau 3 năm cây sẽ có bộ tán cân đối, thuận lợi trong chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh và thu hoạch. Hình 1: Tạo tán cơ bản ở cây na 2.4. Các phương pháp, thời gian tỉa cành tuốt lá. Để biện pháp tỉa cành tuốt lá có hiệu quả cao nhất cần xác định thời gian thích hợp. Tại các vùng cây ăn quả ôn đới và Á nhiệt đới có mùa đông lạnh, việc trao đổi chất giảm trước lúc phát lộc xuân (ra chồi xuân) vì nhiệt độ thấp và mùa khô. Thời kỳ cây bị giảm trao đổi chất chính là thời điểm đốn tỉa cây. Tỉa nhẹ (tỉa phớt) cũng có thể tiến hành vào thời vụ khác để loại bỏ các chồi không mong muốn hoặc mọc dầy. Đối với cây na thời gian tỉa cành tuốt lá thường vào mùa đông (cuối tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau). Có thể áp dụng biện 30-40 0 30-35 0 Cành cấp 2 Cành cấp 1 Cành cấp 3 [...]... và ra hoa của cây na Thời gian tuốt lá tỉa cành sớm thì thời gian bật chồi, xuất hiện nụ và nở hoa sẽ sớm hơn, tuy nhiên nếu thời gian tỉa cành muộn thì thời gian ra hoa sẽ tập trung và thời gian nở hoa rộ gọn hơn Mặt khác thời điểm ra mầm, xuất hiện nụ và nở hoa cũng chịu ảnh hượng rất lớn của điều kiện thời tiết Để xác định cụ thể mức độ và đánh giá tác động thời điểm tỉa cành, tuốt lá ảnh hưởng đến. .. hộ điều tra đều sử dụng biện pháp tuốt lá, tỉa cành để tăng năng suất và chất lượng quả na Do khi sử dụng biện pháp tuốt lá, tỉa cành sâu bệnh giảm đáng kể, tạo điều kiện cho cành quả hữu hiệu phát triển - Thời gian tỉa cành tuốt lá: Tháng 12 đến tháng 2 Trong 120 hộ điều tra có 11 hộ tuốt lá tỉa cành vào cuối tháng 12, các hộ còn lại có thời gian tuốt lá tỉa cành từ tháng 1 đến tháng 2 - Thời gian... nghiên cứu của việc tỉa cành, tuốt lá cây Na tại Đông Triều Để đánh giá hiệu quả của biện pháp tỉa cảnh tuốt lá đến thời điểm ra hoa na chúng tôi tiến hành bố trí thí nghiệm gồm 5 công thức, 3 lần nhắc lại, mỗi công 18 thức bố trí 30 cây liền nhau Tổng số cây = 5*3*30 = 450 cây Thí nghiệm được bố trí như sau: + CT 1: Tuốt lá vào giữa tháng 1; + CT 2: Tuốt lá, cắt đầu cành vào giữa tháng 1; + CT 3: Tuốt lá... hoạch (nếu tuốt lá) kéo dài từ tháng 6 đến tháng 8 - Các hộ được điều tra đều khẳng định tỷ lệ đậu quả nếu tuốt lá cao hơn so với không thực hiện biện pháp tuốt lá, tỉa cành - Ngoài phương pháp tuốt lá hầu hết các hộ đều không áp dụng phương pháp nào khác gây rụng lá Trong 120 hộ điều tra chỉ có 03 hộ áp dụng phương pháp sử dụng thuốc gây rụng lá 15 - Năng suất (đối với hộ có áp dụng tỉa cành tuốt lá)... ra chồi khoảng 10 - 15 ngày sẽ xuất hiện những nụ hoa đầu tiên Hoa na thường nở tập trung trong khoảng 1 - 1,5 tháng Chúng tôi đã tiến hành theo dõi để xác định thời điểm xuất hiện nụ, nở hoa rộ của cây na Kết quả được thể hiện ở bảng 3 Bảng 2: Thời điểm ra hoa của cây na của các công thức STT CT Thời gian xuất hiện nụ Thời gian nở hoa Thời gian ra hoa rộ 1 CT1 11/4 29/4 11-21/5 2 CT2 10/4 28/4 11-21/5... tục tỉa cành tuốt lá - Tuốt lá: Sau thu hoạch quả na vào mùa đông cây sẽ rụng lá đến tháng 12 dương lịch các lá già còn lại sẽ được tuốt bỏ để kích thích cây ra lộc mới - Tỉa cành: Khi tuốt lá xong tiến hành cắt tỉa các cành tăm, cành già, cành sâu bệnh, các cành hoặc chồi mọc không đúng hướng hoặc đúng vị trí (cành vượt, mọc chen ngang hoặc hướng vào bên trong tán cây) - Tỉa quả: Tỉa bỏ các quả ra. .. Tuốt lá vào cuối tháng 1; + CT 4: Tuốt lá, cắt đầu cành vào cuối tháng 1; + CT 5: Không tuốt lá, tỉa cành (đối chứng) - Kỹ thuật tuốt lá: Tuốt 90 % số lá già - Kỹ thuật tỉa cành: Cắt đoạn đầu cành dài khoảng 20cm, tỉa bỏ cành vượt trong tán, cành bị sâu bệnh tạo sự thông thoáng cho cây - Bón phân: Dựa trên kết quả điều tra tập quán canh tác của nông dân tại vùng trồng na của huyện Đông Triều và kết quả... thức 5: Số lượng hoa ngày 01/5 là 20,1 hoa/ cây chiếm 4,4% tổng số lượng hoa điều tra Số lượng hoa nở tập trung từ ngày 16 - 21/5 với tổng số hoa là 218,2 hoa/ cây chiếm 54,3% tổng số lượng hoa điều tra 26 PHẦN IV KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1 Kết luận: Qua quá trình thực hiện chuyên đề tỉa cành tuốt lá chúng tôi rút ra một số kết luận sau: Thời điểm xuất hiện nụ ở công thức 4 (tuốt lá cắt đầu cành vào cuối tháng... ngày 11 - 21/5 với tổng số hoa là 375,2 hoa/ cây chiếm 68,9% tổng số lượng hoa điều tra Số lượng hoa giảm dần, đến ngày 04/6 số hoa là 93,8 hoa/ cây chiếm 16,2% tổng số lượng hoa điều tra được Tổng số hoa/ cây điều tra ở công thức 3 hơn công thức đối chứng là 142,8 hoa (bằng 135,5%) + Công thức 4: Số lượng hoa ngày 01/5 là 42,3 hoa/ cây chiếm 6,9% tổng số lượng hoa điều tra Số lượng hoa nở tập trung từ ngày... 11 - 21/5 với tổng số hoa là 386,7 hoa/ cây chiếm 67,8 % tổng số lượng hoa điều tra Số lượng hoa giảm dần, đến ngày 26/5 số hoa là 93,8 hoa/ cây chiếm 16,4% tổng số lượng hoa điều tra được Tổng số hoa/ cây điều tra ở công thức 2 hơn công thức đối chứng là 168,5 hoa (bằng 141,9%) + Công thức 3: Số lượng hoa ngày 01/5 là 30,7 hoa/ cây chiếm 5,6% tổng số lượng hoa điều tra Số lượng hoa nở tập trung từ ngày . chuyên đề: Đánh giá bước đầu về tác dụng của biện pháp tuốt lá, tỉa cành đến thời điểm ra hoa của cây na ”. 4 PHẦN II: TÌM HIỂU VỀ BIỆN PHÁP TỈA CÀNH, TUỐT LÁ. lớn của điều kiện thời tiết. Để xác định cụ thể mức độ và đánh giá tác động thời điểm tỉa cành, tuốt lá ảnh hưởng đến thời điểm bắt đầu ra hoa, thời điểm ra hoa rộ và thời điểm kết thúc nở hoa. sau: 3.3.1. Thời điểm bắt đầu xuất hiện hoa. Thời điểm tỉa cành tuốt lá có ảnh hưởng rất lớn đến thời điểm xuất hiện mầm và ra hoa của cây na. Thời gian tuốt lá tỉa cành sớm thì thời gian bật

Ngày đăng: 05/07/2015, 06:16

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan