Đề thi học sinh giỏi huyện Khoái Châu môn Văn 9 năm học 2014 - 2015(có đáp án)

4 1.2K 9
Đề thi học sinh giỏi huyện Khoái Châu môn Văn 9 năm học 2014 - 2015(có đáp án)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN KHOÁI CHÂU (Đề thi gồm có 01 trang) ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Năm học 2014 - 2015 Môn: Ngữ văn - Lớp 9 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (3,0 điểm): Suy nghĩ của em về bài học cuộc sống rút ra từ câu chuyện sau: Tại buổi lễ tốt nghiệp ở một trường cấp 2, thầy hiệu trưởng đọc tên học sinh xuất sắc nhất trong năm học. Đọc đến lần thứ ba mà vẫn không thấy ai đi lên sân khấu. Thầy hiệu trưởng nhìn xuống, hỏi cậu học sinh xuất sắc đang bình thản ngồi bên dưới: - Em không nghe thầy gọi tên à? Cậu học sinh đứng lên, lễ phép: - Dạ thưa thầy, em đã nghe, nhưng em sợ các bạn chưa nghe thấy ạ ! ( Nguồn: Internet) Câu 2 ( 7,0 điểm): Cảm nhận của em về tình cảm gia đình qua hai đoạn thơ sau: …Dù ở gần con, Dù ở xa con, Lên rừng xuống bể, Cò sẽ tìm con, Cò mãi yêu con. Con dù lớn vẫn là con của mẹ, Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con… (Con cò- Chế Lan Viên, Ngữ Văn 9, Tập hai) Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát… (Nói với con - Y Phương, Ngữ Văn 9, Tập hai) Hết Họ và tên thí sinh:……………………………………….…Số báo danh:…………… Chữ ký của giám thị số 1:………………………………………….…………………… Ghi chú: - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. ĐỀ CHÍNH THỨC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHOÁI CHÂU HƯỚNG DẪN CHÂM CHO ĐỀ THI CHỌN HSG HUYỆN KHOÁI CHÂU NĂM HỌC 2014- 2015 Môn thi: Ngữ văn 9 Câu 1 (3,0 điểm): + Ý nghĩa của truyện: - Truyện là một bài học đúng đắn và sâu sắc trong cuộc sống, là lời khuyên cho những ai có tính xấu như vậy. - Cậu học sinh xuất sắc trong truyện ngắn đáng khen khi cậu học giỏi, có thành tích tốt nhất trong năm học, cậu đáng được tuyên dương, khen thưởng. Tuy nhiên cậu lại đáng chê trách khi cư xử không khiêm tốn, đây lại chính là ý nghĩa mà câu chuyện muốn nhắc nhở. - Khiêm tốn không bao giờ là đủ, cậu học trò đang lấy được thiện cảm của người đọc, nhưng vì tính kiêu căng, thiếu khiêm tốn mà ta không còn nhớ rằng cậu là một học sinh xuất sắc, mà chỉ biết cậu là một người kiêu ngạo. Vì danh lợi, muốn tất cả mọi người biết đến mình, cậu học trò đã đánh mất thái độ yêu quý ngưỡng mộ của mọi người dành hco mình. + Bài học: - Trong cuộc sống, phải nên khiêm tốn, đừng kiêu ngạo, đó là một tính xấu mà nhiều người mắc phải. - Danh và lợi đã vô tình trở thành chiếc lồng nhốt chúng ta vào trong ấy. Chúng ta luôn cố gắng giáo dục con em mình phải cố gắng học thật giỏi, phải trở thành nhân vật xuất sắc nhất, nhưng lại ít khi dạy các em tính khiêm tốn. B. Thang điểm. Điểm 3 Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, bài làm sáng tạo, văn viết có cảm xúc, bố cục rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi diễn đạt. Điểm 2 Đáp ứng khá đầy đủ các yêu cầu trên, bố cục rõ ràng, văn viết có cảm xúc, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. Điểm 1 Đáp ứng được một số yêu cầu cơ bản nhưng bình luận chưa sâu, bài học rút ra còn sơ sài, nông cạn. Diễn đạt chưa thật lưu loát. Điểm 0 Bài viết sai lệch cả về nội dung và hình thức. * Lưu ý: Nếu bài viết dưới dạng đoạn văn nhưng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, có sáng tạo thì giám khảo linh hoạt cho điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm. Câu 2 (7,0 điểm) A. Yêu cầu về kĩ năng - Bài văn có bố cục và cách trình bày hợp lí. - Hệ thống ý (luận điểm) rõ ràng và được triển khai tốt. - Diễn đạt suôn sẻ; mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. B. Yêu cầu về nội dung và cách cho điểm (Học sinh có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo một số ý cơ bản mang tính định hướng dưới đây) 1. Có những hiểu biết cơ bản về 2 tác giả và 2 tác phẩm. 2. Học sinh bằng cái nhìn so sánh để phát hiện ra vẻ đẹp của hai đoạn thơ. ĐỀ CHÍNH THỨC a. Hai đoạn thơ là sự cảm nhận sâu sắc, chân thực và xúc động về vẻ đẹp của tình cảm gia đình: - Ca ngợi tình mẹ, tình cha bao la, sâu rộng, bất tử. Cha mẹ là người luôn che chở, dìu dắt, yêu thương và chăm lo cho con cái từ thuở lọt lòng cho đến lúc trưởng thành. - Từ những cảm xúc gần gũi, chân thực hai đoạn thơ đã khái quát thành những triết lí sâu xa về tình cảm gia đình, ru những đứa con vào bài học làm người ý nghĩa . b. Mỗi đoạn thơ thể hiện một cách cảm nhận riêng về tình cảm gia đình: - Về nội dung: + Ở đoạn thơ Con cò là lời ru thấm đượm tình mẫu tử. Người mẹ được hình tượng hóa trong hình ảnh con cò quen thuộc của ca dao để nói lên quy luật muôn đời của tình cảm mẫu tử, đó là sự quan tâm, dìu dắt và yêu thương đến suốt đời của mẹ đối với con…( lấy dẫn chứng phân tích). + Ở đoạn thơ Nói với con là lời tâm sự chân thành, gần gũi của người cha đối với người con. Lời tâm sự vừa nói với con về tình yêu thương, sự nâng đỡ của cha mẹ đối với con cái vừa khắc sâu vào tâm trí con vẻ đẹp của truyền thống quê hương… (lấy dẫn chứng phân tích). - Về nghệ thuật: + Đoạn thơ Con cò hấp dẫn người đọc bởi hình tượng nghệ thuật (con cò) vừa gần gũi vừa độc đáo, giọng thơ vừa mượt mà, ngọt ngào vừa sâu sắc, triết lí, mang giai điệu của lời ru thiết tha, êm đềm… + Đoạn thơ Nói với con cuốn hút người đọc bởi hình ảnh thơ giàu sức biểu cảm, đăng đối, hài hòa, trìu mến phù hợp với một lời dặn dò, giọng thơ chân thành, gần gũi và ấm áp… c. Lí giải sự “đồng điệu” và “khác nhịp”trong cách bộc lộ tình cảm gia đình của 2 tác giả: + Hai nhà thơ đều là những người cha, trải nghiệm cảm xúc gia đình, thấu hiểu sâu sắc tình cảm cha-con (mẹ- con) nên đã có sự đồng điệu khi viết về vẻ đẹp của tình cảm thiêng liêng này… +Tuy vậy, hai tác giả có sự khác biệt về dân tộc, khác biệt về tư tưởng thẩm mỹ và lối sống nên trong khi bộc lộ tình cảm chung vẫn thấp thoáng những nét riêng… Điểm 7: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên; văn viết có cảm xúc, hình ảnh; dẫn chứng phong phú; phân tích sâu sắc; diễn đạt tốt, chữ viết sạch sẽ, rõ ràng. Điểm 5,6 Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên; văn viết có cảm xúc; dẫn chứng phong phú, diễn đạt tốt, chữ viết sạch sẽ, rõ ràng có thể còn một vài lỗi nhỏ về chính tả, diễn đạt. Điểm 3,4 Đáp ứng được khoảng một nửa số ý trên hoặc đủ ý nhưng dẫn chứng còn hạn chế, diễn đạt chưa tốt nhưng rõ ý; còn mắc một số lỗi dùng từ, chính tả, ngữ pháp. Điểm 1,2 Năng lực cảm nhận còn hạn chế; phân tích còn sơ sài; còn mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt. Điểm 0 Hoàn toàn lạc đề. . & ĐÀO TẠO HUYỆN KHOÁI CHÂU (Đề thi gồm có 01 trang) ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Năm học 2014 - 2015 Môn: Ngữ văn - Lớp 9 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (3,0. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. ĐỀ CHÍNH THỨC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHOÁI CHÂU HƯỚNG DẪN CHÂM CHO ĐỀ THI CHỌN HSG HUYỆN KHOÁI CHÂU NĂM HỌC 201 4- 2015 Môn thi: Ngữ văn 9 Câu 1. - Y Phương, Ngữ Văn 9, Tập hai) Hết Họ và tên thí sinh: ……………………………………….…Số báo danh:…………… Chữ ký của giám thị số 1:………………………………………….…………………… Ghi chú: - Thí sinh không sử dụng tài liệu. -

Ngày đăng: 04/07/2015, 07:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan