Bồi dưỡng năng lực tư duy biện chứng cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý huyện an dương hải phòng

98 1.1K 2
Bồi dưỡng năng lực tư duy biện chứng cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý huyện an dương   hải phòng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH HC VIN CHNH TR KHU VC I NGUYN TH HNG bồi dỡng năng lực t duy biện chứng cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý huyện an dơng - hải phòng hiện nay LUN VN THC S Chuyờn ngnh: Trit hc 1 Hà Nội, tháng 6 năm 2015 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Năng lực tư duy biện chứng biểu hiện sức mạnh trí tuệ của con người, là công cụ sắc bén để nhận thức và cải tạo hiện thực. Trong thời đại ngày nay, dưới sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và sự phát triển của kinh tế tri thức, vai trò của năng lực tư duy biện chứng lại càng được tăng lên. Thực tiễn Việt Nam trong những năm vừa qua đã khảng định rằng cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp cách mạng, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Hiện nay, công cuộc đổi mới ở nước ta chỉ có thể thắng lợi khi cán bộ có đủ phẩm chất và năng lực cần thiết, có trình độ tư duy cao cấp đáp ứng được nhiệm vụ mới - đó là năng lực tư duy biện chứng Mác-xít. Nhận thức rõ điều đó, Nghị quyết các Đại hội Đảng lần thứ VI, VII, VIII, IX, X, XI cũng như các Nghị quyết 3, 4 của Ban chấp hành Trung ương Đảng, các Nghị quyết 01, 09 của Bộ Chính trị (Khóa VII) và gần đây nhất là các Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương khóa XI đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của tư duy, trí tuệ đối với cán bộ lãnh đạo quản lý. Huyện An Dương - thành phố Hải Phòng, với một đội ngũ cán bộ được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau và trưởng thành từ thực tiễn chỉ đạo kinh 2 tế, chính trị, văn hóa - xã hội… trong thời gian qua đã góp phần không nhỏ đưa huyện có những bước phát triển vượt bậc. Tuy nhiên, bên cạnh những thế mạnh về phẩm chất đạo đức, kinh nghiệm thực tiễn và năng lực tư duy, những yếu kém về tư duy lý luận, sự lạc hậu của tư duy so với sự phát triển của thực tiễn, mà đặc biệt là sự yếu kém về tư duy biện chứng, được biểu hiện trên các căn bệnh trong phương pháp tư duy như lối tư duy siêu hình, kinh nghiệm chủ nghĩa, giáo điều, bảo thủ, chủ quan duy ý chí… đã dẫn tới một số sai lầm trong công tác chỉ đạo của huyện. Những yếu kém về tư duy biện chứng, về phương pháp tư duy của đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý đang là một vấn đề hết sức cấp bách cần phải giải quyết khi huyện An Dương đang hòa mình trong xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Bởi lẽ, sự thành công hay không thành công của huyện phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý hiện nay. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải nghiên cứu một cách sâu sắc tư duy biện chứng, cũng như đánh giá đúng những mặt mạnh, mặt yếu về phương diện tư duy ở cán bộ lãnh đạo quản lý, làm rõ tầm quan trọng của tư duy biện chứng đối với cán bộ lãnh đạo quản lý trong quá trình đổi mới hiện nay. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp đúng đắn nhằm bồi dưỡng, rèn luyện, nâng cao trình độ tư duy biện chứng cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý của huyện An Dương. Đây cũng là yêu cầu cấp bách mà cả lý luận và thực tiễn hiện nay đang đặt ra. Vì những lý do đó, tác giả chọn vấn đề: “Bồi dưỡng năng lực tư duy biện chứng cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý huyện An Dương - Hải Phòng” làm đề tài luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề tư duy biện chứng, năng lực tư duy biện chứng luôn là đối tượng thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, được các tác giả trong và ngoài nước đề cập đến dưới nhiều góc độ khác nhau. 3 Chúng ta từng biết đến các tác giả nổi tiếng của Liên xô trước đây với những công trình nghiên cứu tầm cỡ, có giá trị khoa học. Chẳng hạn, I.X.Narxki, Gorxki: “Phép biện chứng của nhận thức khoa học”, Mátxcơva, 1978; M.M.Rôdentan: “Nguyên lý lôgíc biện chứng”, Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc, 1979; I.D.Anđriep: “Lôgíc biện chứng”, Mátxcơva, 1985; A.P.Séptulin: “Phương pháp nhận thức biện chứng”, Nxb Sách giáo khoa Mác - Lênin, Hà Nội, 1978; E.V.Ilencôv: “Lôgíc học biện chứng”, Nxb.Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2003.v.v Các công trình nghiên cứu này đề cập đến những vấn đề cốt lõi của triết học duy vật biện chứng, như vấn đề phép biện chứng, vấn đề nhận thức luận, vấn đề lôgíc học.v.v Đây là cơ sở lý luận và phương pháp luận cơ bản để nghiên cứu vấn đề năng lực tư duy biện chứng. Vấn đề tư duy được đề cập đến trong những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ta: “Tư duy khoa học trong giai đoạn cách mạng khoa học - công nghệ” của các tác giả Lê Hữu Nghĩa, Phạm Duy Hải, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998. Các tác giả đã nghiên cứu vấn đề tư duy, bản chất và đặc điểm chủ yếu của tư duy khoa học, cũng như một số nét đặc trưng của tư duy khoa học trong giai đoạn mới của cách mạng khoa học - công nghệ; “Vấn đề tư duy trong triết học của Hêghen” của các tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn, Đỗ Minh Hợp, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999. Công trình này đã phân tích một cách cụ thể, có phê phán quan điểm của Hê ghen về tư duy, qua đó chỉ ra những giá trị khoa học, những “hạt nhân hợp lý” trong quan điểm của ông về vấn đề này; “Thông tin và vấn đề tiếp nhận, xử lý thông tin của tư duy người Việt Nam”, Luận án tiến sĩ Triết học của Lê Thị Duy Hoa, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2002. Tác giả luận án đã phân tích quá trình tiếp nhận và xử lý thông tin diễn ra trong tư duy, khái quát những đặc điểm cơ bản của quá trình tiếp nhận và xử lý thông tin trong tư duy người Việt nam, từ đó đề 4 xuất các giải pháp nâng cao năng lực tiếp nhận và xử lý thông tin trong điều kiện cuộc cách mạng thông tin hiện nay.v.v Những năm đầu của thời kỳ đổi mới đất nước, chúng ta tìm thấy nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu đề cập tới vấn đề tư duy, năng lực tư duy của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các nhà khoa học, tiêu biểu như cuốn “Đổi mới tư duy và phong cách tư duy” của Nguyễn Văn Linh, Nxb.Sự thật, Hà Nội, 1987; “Năng lực tư duy lý luận trong quá trình đổi mới tư duy” của Nguyễn Ngọc Long, Tạp chí Cộng sản, số 10/1987; “Quán triệt tư duy biện chứng duy vật và nội dung quan trọng của đổi mới tư duy” của Dương Phú Hiệp, Tạp chí Triết học, số 2/1987; “Mấy vấn đề cấp bách về đổi mới tư duy lý luận” của Học viện Nguyễn Ái Quốc, 1988, v.v Các công trình này đã bàn tới vấn đề bản chất tư duy, năng lực tư duy, cũng như tính tất yếu và định hướng chủ yếu trong đổi mới tư duy ở nước ta. Khắc phục các căn bệnh thường thấy ở đội ngũ cán bộ nước ta như bệnh giáo điều, bệnh kinh nghiệm là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết trong quá trình đổi mới tư duy, nâng cao năng lực, trình độ tư duy. Hướng nghiên cứu này chúng ta tìm thấy ở các luận án tiến sĩ Triết học, các bài viết trên các tạp chí, tiêu biểu như luận án “Bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa ở đội ngũ cán bộ nước ta trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội” của Trần Văn Phòng, Học Viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1994; Lê Hữu Nghĩa: “Một số căn bệnh trong phương pháp tư duy của cán bộ ta”, Tạp chí Triết học, số 2/1988, phân tích nguồn gốc và biểu hiện của các căn bệnh này ở nước ta, từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục. Vấn đề rèn luyện, phát triển tư duy cho học sinh, sinh viên được một số tác giả đề cập đến trong các bài báo, các luận văn thạc sĩ. Ví dụ, Vũ Văn Viên: “Rèn luyện, nâng cao năng lực tư duy khoa học cho sinh viên, học sinh”, Tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, số 2/1992; Trần Viết Quang: “Những yêu cầu về rèn luyện, nâng cao năng lực tư duy cho sinh viên 5 hiện nay”, Tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, số 3/1996 và “Phát triển năng lực tư duy lý luận cho sinh viên thông qua giảng dạy triết học Mác – Lê nin ở nước ta hiện nay”, Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1996; Nguyễn Thanh Hưng: “Góp phần rèn luyện và phát triển tư duy biện chứng cho học sinh thông qua dạy học hình học ở trường trung học phổ thông”, Luận văn thạc sĩ Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Vinh, 2003; Hoàng Thúc Lân: “Giảng dạy triết học Mác – Lê nin với việc nâng cao năng lực tư duy biện chứng cho sinh viên các trường đại học”, Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 2004,v.v Trong các công trình nên trên, một số tác giả phân tích sự cần thiết, yêu cầu rèn luyện tư duy cho học sinh và sinh viên, một số khác lại tập trung làm rõ vai trò của triết học và các khoa học cụ thể trong việc rèn luyện tư duy cho người học. Vấn đề nâng cao năng lực, trình độ tư duy cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ giảng dạy lý luận chính trị có nhiều công trình nghiên cứu. Chẳng hạn, Hồ Bá Thâm: “Nâng cao năng lực tư duy của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã hiện nay”, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1994; Nguyễn Đình Trãi: “Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ giảng viên lý luận Mác – Lênin ở các trường Chính trị tỉnh”, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2001; Nguyễn Thị Bích Thủy: “Vai trò của tư duy biện chứng đối với cán bộ lãnh đạo kinh tế trong quá trình đổi mới ở nước ta hiện nay”, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2001; Trần Thành: “Tư duy lý luận với hoạt động của người cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003. Các công trình nghiên cứu đã phân tích vai trò của tư duy đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ giảng dạy, đánh giá thực trạng và lý giải nguyên nhân của tình trạng yếu kém 6 về tư duy trong đội ngũ cán bộ, từ đó đề xuát những giải pháp nâng cao năng lực, trình độ tư duy cho đội ngũ này. Nhìn chung các công trình nêu trên chủ yếu nghiên cứu những vấn đề về tư duy, năng lực tư duy, đổi mới tư duy. Cho đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách riêng biệt, có hệ thống, chuyên sâu và cụ thể về việc bồi dưỡng năng lực tư duy biện chứng cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý ở huyện An Dương - Hải Phòng hiện nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích của luận văn Trên cơ sở làm sáng tỏ vai trò của tư duy biện chứng đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý ở huyện An Dương - Hải Phòng, cũng như thực trạng năng lực tư duy biện chứng của đội ngũ cán bộ quản lý ở huyện, từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực tư duy biện chứng cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn - Làm rõ các phạm trù tư duy biện chứng, năng lực tư duy biện chứng ở góc độ triết học duy vật biện chứng. - Phân tích vai trò của tư duy biện chứng mác-xít đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý. - Phân tích thực trạng năng lực tư duy biện chứng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý ở huyện An Dương - Hải Phòng. - Đề xuất một số phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực tư duy biện chứng cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn Luận văn không xem xét cán bộ lãnh đạo quản lý nói chung mà chỉ xem xét cán bộ lãnh đạo quản lý trong huyện An Dương - Hải Phòng. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 7 Luận văn dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, nhất là những nguyên lý của phép biện chứng, lý luận nhận thức và lôgíc biện chứng. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận văn đã sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp, qui nạp và diễn dịch, lịch sử và lôgíc, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê… 5. Những đóng góp mới của luận văn - Góp phần làm rõ vai trò của tư duy biện chứng mác-xít đối với cán bộ lãnh đạo quản lý nói chung và ở huyện An Dương - Hải Phòng nói riêng. - Khái quát một số đặc điểm nói lên thực trạng tư duy ở cán bộ lãnh đạo quản lý ở huyện An Dương - Hải Phòng, từ đó đề xuất một số phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực tư duy biện chứng cho đội ngũ cán bộ này. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được kết cấu thành 02 chương, 04 tiết. Chương 1: Năng lực tư duy biện chứng và sự cần thiết bồi dưỡng năng lực tư duy biện chứng cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý huyện An Dương - Hải Phòng hiện nay. Chương 2: Thực trạng, phương hướng và một số giải pháp bồi dưỡng năng lực tư duy biện chứng cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý huyện An Dương - Hải Phòng hiện nay. 8 9 NỘI DUNG Chương 1 NĂNG LỰC TƯ DUY BIỆN CHỨNG VÀ SỰ CẦN THIẾT BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TƯ DUY BIỆN CHỨNG CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ HUYỆN AN DƯƠNG - HẢI PHÒNG HIỆN NAY 1.1. Tư duy biện chứng và năng lực tư duy biện chứng 1.1.1. Tư duy biện chứng Tư duy nói riêng, nhận thức nói chung là một trong những hoạt động sống cơ bản nhất của loài người. Vấn đề tư duy chiếm vị trí quan trọng trong lịch sử tư tưởng triết học, cũng như trong triết học mác-xít. Theo Từ điển tiếng Việt, tư duy là: “Giai đoạn cao của quá trình nhận thức, đi sâu vào bản chất và phát hiện ra tính quy luật của sự vật bằng những hình thức như biểu tượng, khái niệm, phán đoán và suy lý” [66, tr. 1070]. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, tư duy là giai đoạn cao, trình độ cao của quá trình nhận thức thế giới của con người, là sự phản ánh gián tiếp, khái quát, tích cực và sáng tạo thế giới bằng các khái niệm, phán đoán, suy luận , và nhờ đó có thể phản ánh được những mặt, những mối liên hệ, bản chất, có tính quy luật của khách thể nhận thức. Tư duy con người bắt nguồn từ thuộc tính phản ánh của vật chất và là kết quả của quá trình phát triển rất lâu dài của giới tự nhiên. Tư duy là thuộc tính của vật chất nhưng không phải của mọi dạng vật chất, mà chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tính tổ chức cao, hệ thống cực kỳ phức tạp, đó là bộ não con người. Bộ não con người hiện đại là sản phẩm của quá trình tiến hóa lâu dài về mặt sinh vật - xã hội sau khi vượn biến thành người. Quá trình tư duy của con người diễn ra trên cơ sở hoạt động sinh lý thần kinh của bộ não con người. Tuy nhiên, nếu tách rời thế giới bên ngoài, tách rời môi 10 [...]... luận biện chứng duy vật cũng như các thao tác của tư duy lôgíc nhằm phát hiện và giải quyết một cách hiệu quả những vấn đề nhận thức và thực tiễn đang đặt ra 1.2 Sự cần thiết bồi dưỡng năng lực tư duy biện chứng cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý huyện An Dương - Hải Phòng 1.2.1 Đặc điểm của đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý 26 Bảng 01: Bảng phân tích chất lượng cán bộ lãnh đạo diện thành ủy quản lý (Uỷ... tạo, bồi dưỡng cán bộ, chúng ta rất chú trọng nhiệm vụ rèn luyện, nâng cao năng lực tư duy, đặc biệt là năng lực tư duy biện chứng Vì thế, phạm trù năng lực tư duy biện chứng được bàn đến trong các công trình nghiên cứu ở nước ta Chẳng hạn, trong luận án tiến sĩ Triết học, tác giả Nguyễn Thị Bích Thủy đề cập tới khái niệm này ở góc độ hẹp mang tính đặc thù: năng lực tư duy biện chứng là khả năng đưa... định phạm trù năng lực tư duy biện chứng, cần thấy được thực chất của hoạt động tư duy con người Cũng như mọi hoạt động khác, hoạt động tư duy bị chi phối bởi phương pháp luận chung nhất định với chức năng định hướng, gợi mở cho quá trình hoạt động Khi nói tư duy biện chứng hay phương pháp tư duy biện chứng, tư duy siêu hình hay phương pháp tư duy siêu hình là nói đến các loại hình tư duy được định... tạo phương pháp luận biện chứng duy vật mà còn phải vận dụng thành thục các thao tác của tư duy lôgic, tuân thủ nghiêm ngặt các quy luật, quy tắc lôgíc Nói cách khác, chủ thể vừa phải có năng lực phương pháp luận biện chứng duy vật, vừa phải có năng lực tư duy lôgíc Như vậy, năng lực tư duy biện chứng là tổng hợp những phẩm chất tâm sinh lý, trí tuệ của chủ thể, thể hiện ở khả năng nắm vững và vận... tác giả, năng lực tư duy chính là khả năng, sức mạnh của con người trong nhận thức và thực tiễn, do đó, việc rèn luyện, nâng cao năng lực tư duy, trước hết là năng lực tư duy lý luận có tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình đổi mới tư duy Trong luận án tiến sĩ Triết học của mình, tác giả Hồ Bá Thâm cho rằng: Năng lực tư duy là tổng hợp những khả năng ghi nhớ, tái hiện, liên tư ng, trừu tư ng hóa,... duy siêu hình; về loại tư duy, có tư duy lôgic và tư duy triết học, tư duy toán học, tư duy chính trị, tư duy văn hóa, tư duy nghệ thuật; về cấp độ tư duy, có tư duy kinh nghiệm và tư duy lý luận… Theo từ điển Bách khoa Xô Viết đã nêu khái niệm khá đầy đủ và khẳng định: Tư duy là trình độ cao của quá trình nhận thức mà con người có được, của quá trình phản ánh hiện thực khách quan Nó tạo ra tri thức... càng tin tư ng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và của cấp uỷ, chính quyền các cấp Năm 2011, được Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố công nhận Đảng bộ trong sạch vững mạnh 5 năm 2006 - 2011 Về trình độ tin học, ngoại ngữ cán bộ lãnh đạo diện thành ủy quản của huyện An Dương - thành phố Hải Phòng 32 Bảng 02: Bảng phân tích trình độ tin học, ngoại ngữ cán bộ lãnh đạo diện thành ủy quản lý (Uỷ viên Ban Thường... khả năng đưa ra những kết luận đúng đắn, hợp lý, kịp thời của chủ thể Đó còn là khả năng lãnh đạo, tổ chức để biến quyết định thành hiện thực” [77, tr 20] Năng lực tư duy biện chứng mà tác giả đề cập ở đây là năng lực tư duy biện chứng của cán bộ lãnh đạo kinh tế, Nó biểu hiện trong quá trình nhận thức, ra quyết định, tổ chức 23 thực hiện, xử lý các mối quan hệ nảy sinh, kiểm tra, tổng kết rút kinh... khi nói về tư duy người ta thường quan tâm đến năng lực và trình độ tư duy của các chủ thể Khái niệm năng lực và năng lực tư duy được đề cập tới trong một số công trình nghiên cứu ở nước ta Theo Từ điển tiếng Việt do GS Hoàng Phê chủ biên, năng lực là: “1 Khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó”; 2 Phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn... hóa từ tư duy đến thực tại là rất quan trọng đối với tiến trình phát triển của lịch sử Chính bằng tư duy mà con người có thể 15 xây dựng các giả thuyết khoa học, các lý thuyết trừu tư ng, các mô hình lý tư ng cho hiện thực và dự báo tư ng lai Cũng tùy theo cách tiếp cận khác nhau mà người ta có thể có các cách phân loại tư duy khác nhau Chẳng hạn, về phương thức tư duy, có tư duy biện chứng và tư duy . lý huyện An Dương - Hải Phòng hiện nay. 8 9 NỘI DUNG Chương 1 NĂNG LỰC TƯ DUY BIỆN CHỨNG VÀ SỰ CẦN THIẾT BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TƯ DUY BIỆN CHỨNG CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ HUYỆN AN DƯƠNG. biện chứng. - Phân tích vai trò của tư duy biện chứng mác-xít đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý. - Phân tích thực trạng năng lực tư duy biện chứng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý ở huyện. vai trò của tư duy biện chứng đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý ở huyện An Dương - Hải Phòng, cũng như thực trạng năng lực tư duy biện chứng của đội ngũ cán bộ quản lý ở huyện, từ đó

Ngày đăng: 03/07/2015, 23:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan