Nghiên cứu ứng dụng GIS hỗ trợ công tác chuẩn hóa dữ liệu không gian về đất đai ở thành phố hải phòng

75 619 0
Nghiên cứu ứng dụng GIS hỗ trợ công tác chuẩn hóa dữ liệu không gian về đất đai ở thành phố hải phòng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, dƣới tác động của quá trình đô thị hóa, các biến động về đất đai diễn ra thƣờng xuyên và nếu không có biện pháp quản lý chặt chẽ thì sẽ dẫn đến những mâu thuẫn, xung đột về đất đai mà trong thực tế đã xảy ra khá nhiều. Do đó, việc quản lý thông tin về đất đai một cách kịp thời, chính xác là rất cần thiết. Trên thực tế, công tác quản lý thông tin, tƣ liệu về đất đai bằng phƣơng pháp truyền thống khó đáp ứng đƣợc nhu cầu tra cứu, khai thác thông tin. Năm 2004, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số 179/2004/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lƣợc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trƣờng đến năm 2015 và định hƣớng đến năm 2020. Trong Quyết định đã đƣa ra 4 mục tiêu chủ yếu và 7 nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, việc xây dựng CSDL Tài nguyên và Môi trƣờng nói chung và xây dựng CSDL đất đai nói riêng đƣợc cho là một trong các nhiệm vụ cơ bản nhất. Ngày 27/8/2010, Thủ tƣớng Chính phủ đã có Quyết định số 1065/QĐ-TTg phê duyệt Chƣơng trình Quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nƣớc giai đoạn 2011-2015, trong đó giao “Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng chủ trì phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông hƣớng dẫn xây dựng hệ thống thông tin về tài nguyên và môi trƣờng tại cơ quan Nhà nƣớc các cấp”. Từ những yêu cầu nêu trên, việc xây dựng CSDL đất đai là nhiệm vụ đặt lên hàng đầu với ngành quản lý đất đai. Đối với CSDL đất đai, việc đảm bảo tính đầy đủ, tính chính xác và tính nhất quán của dữ liệu đầu vào có ý nghĩa quyết định. Vì vậy, công tác chuẩn hóa dữ liệu đƣợc đặc biệt quan tâm khi xây dựng và vận hành các CSDL đất đai. Nằm trong bối cảnh chung của đất nƣớc, tại thành phố Hải Phòng, dữ liệu thông tin về đất đai chủ yếu tồn tại dƣới dạng sổ sách, lƣu trữ dạng giấy, các thông tin về biến động đất đai chƣa đƣợc cập nhật thƣờng xuyên, CSDL không đƣợc chuẩn hóa đồng bộ nên khả năng sử dụng dữ liệu đất đai còn khá hạn chế, gây khó khăn cho công tác quản lý và sử dụng tài nguyên đất đai của địa phƣơng. Vì vậy, 2 vấn đề chuẩn hóa dữ liệu, đặc biệt là dữ liệu không gian về đất đai đƣợc đặt ra nhƣ một vấn đề hết sức cấp thiết đối với ngành quản lý đất đai của thành phố Hải Phòng. Việc chuẩn hóa dữ liệu không gian về đất đai đòi hỏi phải thực hiện một khối lƣợng lớn công việc gắn liền với các bài toán không gian phức tạp. Vì vậy, nhu cầu tất yếu là phải áp dụng các công nghệ hiện đại, có khả năng phân tích không gian mạnh nhƣ công nghệ Hệ thông tin địa lý (GIS). Xuất phát từ tình hình thực tiễn đó, việc “Nghiên cứu ứng dụng GIS hỗ trợ công tác chuẩn hóa dữ liệu không gian về đất đai ở thành phố Hải Phòng” có ý nghĩa thực tiễn cao. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu ứng dụng GIS để giải quyết một số vấn đề tồn tại trong dữ liệu không gian về đất đai hiện nay ở thành phố Hải Phòng nhằm đảm bảo tính chính xác và tính nhất quán của dữ liệu, phục vụ cho công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai của thành phố. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu tổng quan về vấn đề chuẩn hóa dữ liệu không gian về đất đai. - Đánh giá thực trạng và nhu cầu chuẩn hóa dữ liệu không gian về đất đai ở thành phố Hải Phòng. - Nghiên cứu về khả năng ứng dụng GIS trong chuẩn hóa dữ liệu không gian đất đai. - Đề xuất ý tƣởng và quy trình chuẩn hóa dữ liệu không gian về đất đai. - Thử nghiệm thực tế. 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: - Phạm vi không gian: giới hạn nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hải Phòng. - Phạm vi khoa học: ứng dụng khả năng phân tích không gian của GIS để giải quyết một số bài toán liên quan đến chuẩn hóa dữ liệu không gian về đất đai. 3 5. Phƣơng pháp nghiên cứu: - Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu, số liệu: Dựa vào số liệu thống kê, tài liệu, tƣ liệu bản đồ trên địa bàn thành phố Hải Phòng để phân tích, nhận dạng các vấn đề chuẩn hóa dữ liệu không gian về đất đai. - Phương pháp phân tích không gian bằng GIS: sử dụng để giải quyết các bài toán liên quan đến chuẩn hóa dữ liệu không gian về đất đai. - Phương pháp thử nghiệm thực tế: nhằm kiểm chứng những ý tƣởng về chuẩn hóa dữ liệu và đánh giá khả năng ứng dụng trong thực tế. 6. Kết quả đạt đƣợc Đề xuất một số quy trình chuẩn hóa dữ liệu không gian về đất đai và thử nghiệm các quy trình này trong điều kiện thực tế của thành phố Hải Phòng. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Ý nghĩa khoa học: Đã đƣa ra một số ý tƣởng ứng dụng công nghệ GIS trong chuẩn hóa dữ liệu không gian về đất đai. Ý nghĩa thực tiễn: Đánh giá nhu cầu chuẩn hóa dữ liệu không gian đất đai ở thành phố Hải Phòng và đƣa ra một số giải pháp công nghệ để thực hiện công việc này. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chƣơng: - Chƣơng 1. Dữ liệu không gian về đất đai và vấn đề chuẩn hóa dữ liệu. - Chƣơng 2. Đánh giá nhu cầu chuẩn hóa dữ liệu không gian về đất đai tại thành phố Hải Phòng. - Chƣơng 3. Nghiên cứu đề xuất một số quy trình chuẩn hóa dữ liệu không gian về đất đai bằng GIS. 4 CHƢƠNG 1: DỮ LIỆU KHÔNG GIAN VỀ ĐẤT ĐAI VÀ VẤN ĐỀ CHUẨN HÓA DỮ LIỆU 1.1. Nội dung và vai trò của dữ liệu đất đai với phát triển kinh tế - xã hội 1.1.1 Một số khái niệm liên quan đến dữ liệu đất đai Dữ liệu về đất đai bao gồm tất cả các thông tin về tự nhiên, pháp lý, kinh tế, môi trƣờng và các đặc tính của đất đai cùng các đối tƣợng có liên quan. Dữ liệu về đất đai bao gồm dữ liệu không gian, dữ liệu thuộc tính và dữ liệu đặc tả. - Dữ liệu không gian về đất đai là dữ liệu về vị trí, hình thể của thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về hệ thống thủy văn, hệ thống thủy lợi; hệ thống đƣờng giao thông; dữ liệu về điểm khống chế; dữ liệu về biên giới, địa giới; dữ liệu về địa danh và ghi chú khác; dữ liệu về đƣờng chỉ giới và mốc giới quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao thông và các loại quy hoạch khác, chỉ giới hành lang an toàn bảo vệ công trình [4]. - Dữ liệu thuộc tính về đất đai là dữ liệu về ngƣời quản lý đất, ngƣời sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, tổ chức và cá nhân có liên quan đến các giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu thuộc tính về thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về tình trạng sử dụng của thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về quyền và nghĩa vụ trong sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất [4]. - Dữ liệu đặc tả (siêu dữ liệu - metadata) là những thông tin mô tả các đặc tính của dữ liệu nhƣ nội dung, định dạng, chất lƣợng, điều kiện và các đặc tính khác nhằm tạo thuận lợi cho quá trình tìm kiếm, truy cập, quản lý và lƣu trữ dữ liệu [4]. - CSDL đất đai là tập hợp thông tin có cấu trúc của dữ liệu đất đai đƣợc sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thƣờng xuyên bằng phƣơng tiện điện tử [4]. 5 Cần lƣu ý rằng CSDL là tập hợp các thông tin có tính chất hệ thống, không phải là các thông tin rời rạc, không có liên quan với nhau. Các thông tin này phải có cấu trúc và tập hợp các thông tin này phải có khả năng đáp ứng nhu cầu khai thác của nhiều ngƣời sử dụng một cách đồng thời. Đó chính là đặc trƣng của CSDL. - Hệ thống thông tin: là hệ thống tổng hợp các yếu tố (gồm hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, phần mềm, con ngƣời, dữ liệu và quy trình, thủ tục) cho phép thu thập, cập nhật, xử lý, tổng hợp và cung cấp thông tin. Là sự kết hợp của công nghệ thông tin và các hoạt động của con ngƣời liên quan vận hành, quản lý của hệ thống để hỗ trợ ra quyết định. - Hệ thống thông tin đất đai: là hệ thống thông tin đƣợc xây dựng để thu thập, lƣu trữ, cập nhật, xử lý phân tích, tổng hợp và truy xuất các thông tin đất đai và thông tin khác có liên quan đến đất đai. 1.1.2. Nội dung dữ liệu đất đai Thông tin đất đai đƣợc sử dụng trong công tác đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,… Để đáp ứng đƣợc các yêu cầu này, nhóm dữ liệu đất đai có các nội dung cơ bản sau [4]: - Nhóm thông tin về ngƣời sử dụng đất: gồm dữ liệu ngƣời quản lý đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, ngƣời sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, ngƣời có liên quan đến các giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; - Nhóm thông tin về thửa đất: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính của thửa đất; - Nhóm thông tin về tài sản gắn liền với đất: gồm dữ liệu không gian và thuộc tính của nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; - Nhóm thông tin về quyền và nghĩa vụ: gồm dữ liệu thuộc tính về tình trạng sử dụng của thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, hạn chế quyền và nghĩa vụ trong sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; 6 - Nhóm thông tin về thủy hệ: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về hệ thống thủy văn và hệ thống thủy lợi; - Nhóm thông tin về giao thông: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về hệ thống đƣờng giao thông; - Nhóm thông tin về biên giới, địa giới: gồm gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về mốc và đƣờng biên giới quốc gia, mốc và địa giới hành chính các cấp; - Nhóm thông tin về địa danh và ghi chú: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về vị trí, tên của các đối tƣợng địa danh sơn văn, thủy văn, dân cƣ, biển đảo và các ghi chú khác; - Nhóm thông tin về điểm khống chế tọa độ và độ cao: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về điểm khống chế tọa độ và độ cao trên thực địa phục vụ đo vẽ lập bản đồ địa chính; - Nhóm thông tin về quy hoạch: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về đƣờng chỉ giới và mốc giới quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao thông và các loại quy hoạch khác, chỉ giới hành lang an toàn bảo vệ công trình. 1.1.3. Vai trò của dữ liệu đất đai và hệ thống thông tin đất đai đối với phát triển kinh tế - xã hội Quản lý Nhà nƣớc về đất đai luôn là một vấn đề nóng và phức tạp. Vì vậy, các dữ liệu về đất đai đóng vai trò hết sức quan trọng để thực hiện công tác này trong xã hội hiện đại. Bên cạnh đó, dữ liệu đất đai phục vụ không chỉ cho công tác quản lý đất đai mà còn phục vụ nhiều ngành, nhiều lĩnh vực quản lý khác và phát triển kinh tế. Hầu hết các nƣớc tiên tiến trên thế giới đã hoàn thành việc xây dựng CSDL đất đai để phục vụ công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai, nhiều nƣớc sử dụng Giấy chứng nhận điện tử,… đã đem lại nhiều lợi ích to lớn. - Đối với xã hội: Việc sử dụng dữ liệu đất đai trong quản lý đất đai làm cho công tác quản lý 7 tài chính về đất đai một cách dễ dàng, hiệu quả và chính xác góp phần tăng thu ngân sách của địa phƣơng bằng việc thu đúng, thu đủ các loại thuế về đất đai. - Đối với cơ quan quản lý nhà nước về đất đai: Góp phần giúp các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về đất đai giảm đƣợc thời gian, công sức và quản lý một cách chính xác các thông tin về đất đai: Với việc sử dụng dữ liệu đất đai trong hệ thống thông tin đất đai giúp các nhà quản lý về đất đai giảm đƣợc đáng kể thời gian cho việc tra cứu, tìm kiếm các thông tin về đất đai và giúp có đƣợc thông tin một cách chính xác nhất, giúp quản lý các biến động và cập nhật chúng một cách kịp thời nhanh chóng, làm cho các thông tin luôn phản ánh một cách trung thực nhất về hiện trạng của từng thửa đất, giúp cho công tác quản lý tài chính về đất đai một cách dễ dàng và chính xác bằng việc cập nhật thuế đất, giá đất từng năm vào hệ thống,… Trong đó, cần nhấn mạnh đến tầm quan trọng của dữ liệu không gian về đất đai trong sự phát triển kinh tế xã hội. Dữ liệu không gian về đất đai bao quát toàn thể những vấn đề liên quan đến vị trí, hình thể của thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; hệ thống thủy văn, hệ thống thủy lợi; hệ thống đƣờng giao thông; địa giới, Đây là những vấn đề có liên quan trực tiếp đến việc sử dụng đất của đối tƣợng sử dụng đất. Hiện nay, tranh chấp về quyền sử dụng đất liên quan đến tranh chấp về địa giới hành chính xảy ra khá nhiều. Loại tranh chấp này thƣờng xảy ra giữa ngƣời ở hai tỉnh, hai huyện hoặc hai xã, tập trung ở những nơi có vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hóa hay ở những vị trí dọc triền sông lớn, những vùng có địa giới không rõ ràng, không có mốc giới nhƣng là vị trí quan trọng nhƣ những nơi có nguồn lâm sản quý. Cùng với việc chia tách các đơn vị hành chính tỉnh, huyện, xã thì tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính tƣơng đối nhiều. Vì vậy, trong quá trình xây dựng CSDL, dữ liệu không gian đóng vai trò rất quan trọng, nhằm tạo ra cơ sở pháp lý trong công tác giải quyết tranh chấp nói riêng và công tác quản lý đất đai, quản lý quy hoạch xây dựng nói chung. - Đối với người dân: Giúp ngƣời dân giảm thời gian đi lại, chờ đợi trong việc xin cấp các loại giấy tờ 8 về đất đai, có đƣợc các thông tin về đất đai một cách nhanh chóng và dễ dàng. Có thể giúp ngƣời dân tìm hiểu các thông tin của từng thửa đất một cách nhanh chóng, tiện lợi thông qua các trạm thông tin đƣợc lắp đặt sẵn của cơ quan quản lý đất đai, tại đây họ có thể tìm thấy những thông tin cần thiết về đất đai thay vì phải hỏi trực tiếp cán bộ làm công tác quản lý. 1.2. Nội dung và nhiệm vụ của công tác chuẩn hóa dữ liệu 1.2.1. Nhiệm vụ của công tác chuẩn hóa dữ liệu Chuẩn hóa dữ liệu là công việc chuyển đổi, xử lý những dữ liệu cần đƣa vào hệ thống về khuôn dạng chuẩn theo những mô hình dữ liệu đã thiết kế để sau đó cập nhật vào CSDL. Nội dung chính của công tác chuẩn hóa dữ liệu bao gồm: - Xây dựng bộ tài liệu hƣớng dẫn chuẩn hóa, thiết kế các mô hình dữ liệu thống nhất và xây dựng các môdun (chuẩn hóa, biên tập dữ liệu, quản lý dữ liệu, cập nhật và phân phối dữ liệu, phân tích và xử lý dữ liệu, thông báo tƣ liệu). - Áp dụng chuẩn vào thực hiện đối với các dữ liệu thực nhƣ thực hiện chuẩn hóa, kiểm tra số liệu để đảm bảo tính đúng đắn và toàn vẹn của dữ liệu, xử lý và chuyển đổi dữ liệu ban đầu theo chuẩn. - Việc chuẩn hóa dữ liệu đƣợc chia làm 2 khối: chuẩn hóa dữ liệu không gian và chuẩn hóa dữ liệu thuộc tính để trở thành một CSDL hoàn chỉnh. 9 Hình 1.1. Kiến trúc chuẩn hóa CSDL[11] 1.2.2. Nội dung chuẩn hóa dữ liệu không gian Chuẩn hóa các lớp đối tƣợng không gian theo chuẩn dữ liệu địa chính từ nội dung bản đồ số: + Lập bảng đối chiếu giữa lớp đối tƣợng không gian địa chính với nội dung tƣơng ứng trong từng loại bản đồ để tách, lọc các đối tƣợng cần thiết từ nội dung từng loại bản đồ. + Chuẩn hóa các lớp đối tƣợng không gian địa chính chƣa phù hợp với yêu cầu của chuẩn dữ liệu địa chính. + Chuẩn hóa quan hệ không gian (topology) giữa các đối tƣợng trong cùng một lớp hay thuộc các lớp khác nhau. CSDL Quốc gia về tài nguyên đất Phát triển ứng dụng: - Module - Phần mềm ứng dụng - Application Web - … Chuẩn hóa dữ liệu Số liệu, tài liệu Các chuẩn áp dụng cho việc chuẩn hóa dữ liệu trƣớc khi tích hợp vào CSDL Các qui định kỹ thuật, tài liệu chuẩn hóa cho hệ thống CSDL Các qui định kỹ thuật, tài liệu chuẩn hóa đã có, đã công bố ở Việt Nam Các dữ liệu bản đồ từ 1/200 đến 1/1.000.000,… Các qui định kỹ thuật, tài liệu chuẩn hóa cho hệ thống CSDL 10 1.2.3. Nội dung chuẩn hóa dữ liệu thuộc tính Đối soát phân loại thửa đất trên nguồn bản đồ sử dụng để xây dựng dữ liệu không gian địa chính so với thửa đất tƣơng ứng trong tƣ liệu hồ sơ địa chính. Dựa vào mức độ đồng nhất về hình học và tình trạng cấp GCN để đƣa ra danh sách phân loại thửa đất nhƣ sau [7]: - Thửa đất loại a: Bao gồm các thửa đất đã đƣợc cấp GCN theo BĐĐC có nội dung thông tin phù hợp với qui định hiện hành và chƣa có biến động; - Thửa đất loại b: Bao gồm các thửa đất đã đƣợc cấp GCN theo BĐĐC có một số nội dung thông tin (nguồn gốc sử dụng, mục đích sử dụng,…) chƣa phù hợp với qui định hiện hành và chƣa có biến động; - Thửa đất loại c: Bao gồm các thửa đất đã đƣợc cấp GCN theo BĐĐC nhƣng đã biến động thông tin thuộc tính; - Thửa đất loại d: Bao gồm thửa đất đã đƣợc cấp GCN theo BĐĐC nhƣng đã có biến động ranh giới thửa đất (tách, hợp thửa, điều chỉnh ranh giới,…) mà chƣa chỉnh lý BĐĐC; - Thửa đất loại e: Trƣờng hợp thửa đất đã đƣợc cấp GCN nhƣng chƣa cấp đổi GCN theo BĐĐC mới; - Thửa đất loại g: Các thửa đất chƣa đƣợc cấp GCN. Trên cơ sở danh sách phân loại thửa đất và kết quả chỉnh lý hoàn thiện hồ sơ địa chính đƣợc lập theo bƣớc 3 trên đây, tiến hành nhập và chuẩn hoá thông tin thuộc tính địa chính nhƣ sau [7]: Đối với thửa đất loại a và b: Thực hiện nhập và chuẩn hoá thông tin cho các nhóm: Thửa đất, tài sản trên đất, chủ sử dụng và quyền sử dụng đất từ hồ sơ địa chính tƣơng ứng với từng thửa đất; Đối với thửa đất loại c: - Nhập và chuẩn hoá thông tin cho các nhóm: Thửa đất, tài sản trên đất, chủ sử dụng và quyền sử dụng đất từ tài liệu hồ sơ địa chính đã lựa chọn tƣơng ứng với hiện trạng pháp lý của thửa đất trƣớc khi biến động; - Nhập các thông tin biến động từ hồ sơ giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, bản lƣu GCN hoặc hồ sơ đăng ký biến động. [...]... gồm hệ thống hỗ trợ chính sách đất đai, thu thập và phân tích số liệu thống kê thông tin đất đai, hỗ trợ lập kế hoạch sử dụng đất đƣợc phát triển sử dụng ArcInfo và MapObjects để tích hợp và phân tích dữ liệu không gian và dữ liệu thống kê Hệ thống hỗ trợ quản lý đất đai đƣợc chia thành các hệ thống ứng dụng cho quản lý giao dịch đất đai, quản lý giá đã niêm yết, quản lý dữ liệu không gian và dịch... cho thành phố Hải Phòng đã theo chuẩn hiện hành 34 - Bản đồ giải thửa thời Pháp đã đƣợc quét và số hóa toàn bộ 188 tờ theo hệ tọa độ giả định nên chỉ dừng lại ở việc tra cứu nguồn gốc đất theo bằng khoán kết hợp với sổ quản lý trạch chủ, sổ quản lý cấp đất chƣa theo chuẩn dữ liệu địa chính 2.3 Nhu cầu chuẩn hóa dữ liệu không gian về đất đai ở thành phố Hải Phòng 2.3.1 Tính cấp thiết của công tác chuẩn. .. công tác chuẩn hóa dữ liệu không gian ở thành phố Hải Phòng Dữ liệu không gian về đất đai gồm các yếu tố về cơ sở toán học, yếu tố nền và yếu tố chuyên đề Nhằm tăng tính hiệu quả của việc sử dụng dữ liệu, thuận tiện khi trao đổi, chia sẻ thông tin trong nhiều lĩnh vực và giữa các địa phƣơng thì nhất thiết dữ liệu phải đƣợc chuẩn hóa theo quy định, ví dụ nhƣ chuẩn thông tin địa lý cơ sở Quốc gia theo... tin đất đai Điều này đƣợc thể hiện qua mối quan hệ giữa công tác quản lý, lƣu trữ thông tin, thƣơng mại, siêu dữ liệu và phân quyền truy cập thông tin của hệ thống Hệ thống WaLIS có các nhiệm vụ sau: - Quản lý và cập nhật dữ liệu không gian và phi không gian; - Chuẩn bị và chia sẻ các sản phẩm và dịch vụ dữ liệu không gian chất lƣợng cao từ các ứng dụng dữ liệu không gian; - Đảm bảo dữ liệu không gian. .. nghiệm chuẩn dữ liệu địa chính ở Việt Nam” đã đƣợc Tổng cục Quản lý đất đai xây dựng với mục tiêu ban hành áp dụng một chuẩn dữ liệu địa chính chung cho Việt Nam theo Thông tƣ số 17/2010/TT-BTNMT Trong đó chuẩn dữ liệu địa chính bao gồm các quy định nhằm chuẩn hóa: nội dung dữ liệu địa chính, siêu dữ liệu áp dụng cho dữ liệu địa chính, hệ quy chiếu tọa độ chất lƣợng dữ liệu địa chính, trình bày dữ liệu. .. phủ về việc thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về Tài nguyên và Môi trƣờng Tại Hải Phòng, chính quyền địa phƣơng đã coi trọng công tác thu thập dữ liệu đƣợc nhằm xây dựng CSDL đất đai hoàn chỉnh phục vụ tốt công tác quản lý đất đai của thành phố UBND thành phố đã ban hành một số quyết định liên quan đến vấn đề này nhƣ: - Quyết định số 2054/QĐ-UBND ngày 29/11/2010 của UBND thành phố Hải Phòng. .. Phòng về việc phê duyệt dự án đầu tƣ xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và CSDL quản lý đất đai (giai đoạn I) - Quyết định số 68/2012/QĐ-UBND ngày 27/7/2012 của UBND thành phố Hải Phòng về việc ban hành Quy chế thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về Tài nguyên và Môi trƣờng trên địa bàn thành phố Hải Phòng Kết quả tìm hiểu về thực trạng công tác lƣu trữ dữ liệu đất đai do tác giả thực hiện ở. .. Theo đó, chuẩn dữ liệu địa chính phải bao gồm các quy định nhằm chuẩn hóa: nội dung dữ liệu địa chính, mô hình cấu trúc dữ liệu địa chính, hệ quy chiếu tọa độ cho dữ liệu địa chính, siêu dữ liệu áp dụng cho dữ liệu địa chính, yêu cầu về chất lƣợng dữ liệu địa chính, trình bày dữ liệu địa chính và trao đổi, phân phối dữ liệu địa chính Chính sách quản lý nhà nƣớc về đất đai cũng đang trong quá trình hoàn... đã thành lập trung tâm GIS nhƣ Đà Lạt, thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc UBND thành phố nhƣ: Trung tâm ứng dụng GIS trực thuộc Sở Khoa học công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đƣợc thành lập năm 2004 và đã có khá nhiều hoạt động nghiên cứu và ứng dụng GIS Thừa Thiên – Huế là một trong những tỉnh đã xây dựng đƣợc một bộ chuẩn dữ liệu cho toàn tỉnh để tích hợp với bộ chuẩn CSDL Quốc gia đáp ứng nhu cầu về. .. 2.2.2 Công tác chuẩn hóa dữ liệu đất đai Tại Hải Phòng vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đất đai đang là mục tiêu lớn nhằm xây dựng CSDL đất đai của thành phố UBND quận Ngô Quyền là quận đầu tiên đƣợc chọn thí điểm áp dụng phầm mềm ELIS phục vụ hoạt động quản lý thông tin tài nguyên và môi trƣờng do Thụy Điển tài trợ UBND quận đang triển khai dự án xây dựng và hoàn thiện CSDL đất . vụ nghiên cứu - Nghiên cứu tổng quan về vấn đề chuẩn hóa dữ liệu không gian về đất đai. - Đánh giá thực trạng và nhu cầu chuẩn hóa dữ liệu không gian về đất đai ở thành phố Hải Phòng. - Nghiên. ra một số ý tƣởng ứng dụng công nghệ GIS trong chuẩn hóa dữ liệu không gian về đất đai. Ý nghĩa thực tiễn: Đánh giá nhu cầu chuẩn hóa dữ liệu không gian đất đai ở thành phố Hải Phòng và đƣa. Nghiên cứu về khả năng ứng dụng GIS trong chuẩn hóa dữ liệu không gian đất đai. - Đề xuất ý tƣởng và quy trình chuẩn hóa dữ liệu không gian về đất đai. - Thử nghiệm thực tế. 4. Phạm vi nghiên cứu

Ngày đăng: 03/07/2015, 19:24

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

  • DANH MỤC BẢNG

  • DANH MỤC HÌNH

  • MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1: DỮ LIỆU KHÔNG GIAN VỀ ĐẤT ĐAI VÀ VẤN ĐỀ CHUẨN HÓA DỮ LIỆU

  • 1.1. Nội dung và vai trò của dữ liệu đất đai với phát triển kinh tế - xã hội

  • 1.1.1 Một số khái niệm liên quan đến dữ liệu đất đai

  • 1.1.2. Nội dung dữ liệu đất đai

  • 1.1.3. Vai trò của dữ liệu đất đai và hệ thống thông tin đất đai đối với phát triển kinh tế - xã hội

  • 1.2. Nội dung và nhiệm vụ của công tác chuẩn hóa dữ liệu

  • 1.2.1. Nhiệm vụ của công tác chuẩn hóa dữ liệu

  • 1.2.2. Nội dung chuẩn hóa dữ liệu không gian

  • 1.2.3. Nội dung chuẩn hóa dữ liệu thuộc tính

  • 1.3. Vấn đề ứng dụng GIS trong chuẩn hóa dữ liệu không gian về đất đai

  • 1.3.1. Khái quát về GIS

  • 1.3.2 Khả năng ứng dụng GIS trong chuẩn hóa dữ liệu không gian về đất đai

  • 1.4. Khái quát về tình hình xây dựng chuẩn dữ liệu và công tác chuẩn hóa dữ liệu không gian về đất đai

  • 1.4.1. Trên thế giới

  • 1.4.2. Ở Việt Nam

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan