Ứng dụng phần mềm microstation và TMV map trong công tác biên tập bản đồ và lập hồ sơ địa chính từ kết quả đo ngoại nghiệp

85 4.2K 40
Ứng dụng phần mềm microstation và TMV map trong công tác biên tập bản đồ và lập hồ sơ địa chính từ kết quả đo ngoại nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian thực tập và nghiên cứu, đồ án của em đã hoàn thành với sự cố gắng của bản thân và sự giúp đỡ của các thầy cô giáo hướng dẫn trong bộ môn Trắc địa – Bản đồ và các anh, chị đồng nghiệp. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo – Th.S Đỗ Văn Dương, là người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em để hoàn thành đồ án này. Cuối cùng, em xin trân trọng cảm ơn các bạn sinh viên cùng lớp, những người thân trong gia đình và bạn bè đã giúp đỡ và động viên em trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành đồ án này. Do kinh nghiệm nghề nghiệp còn hạn chế, trình độ chuyên môn và thời gian nghiên cứu có hạn nên em không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn, anh, chị đồng nghiệp để đồ án tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Hà Văn Đoàn 1 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1 MỤC LỤC 2 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT, KÝ HIỆU TIẾNG ANH 4 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ 5 MỞ ĐẦU 8 CHƯƠNG 1: TỔNG QUÁT VỀ ĐỊA CHÍNH 10 1.1. Bản đồ địa chính 10 1.1.1. Khái niệm bản đồ địa chính 10 1.1.2. Các yếu tố cơ bản của BĐĐC 12 1.1.3. Nội dung BĐĐC 14 1.1.4. Cơ sở toán học của BĐĐC 17 1.1.5. Yêu cầu độ chính xác của BĐĐC 25 1.1.6. Ký hiệu BĐĐC 26 1.2. Các phương pháp thành lập BĐĐC 28 1.2.1. Phương pháp toàn đạc điện tử 28 1.2.2. Phương pháp sử dụng ảnh hàng không kết hợp đo vẽ ngoài thực địa 28 1.2.3. Phương pháp đo GPS động 28 1.3. Hồ sơ địa chính 29 1.3.1. Khái niệm hồ sơ địa chính 29 1.3.2. Thành phần hồ sơ địa chính 29 1.2.3. Nguyên tắc lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính 29 CHƯƠNG 2: PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ TMV MAP 29 2.1. Phần mềm MicroStation 29 2.1.1. Giới thiệu phần mềm MicroStation 29 2.1.2. Giới thiệu các chức năng của phần mềm MicroStation 30 2.2. Phần mềm TMV MAP 41 2.2.1. Giới thiệu phần mềm TMV MAP 41 2.2.2. Giới thiệu các chức năng của phần mềm TMV Map 42 2.3. Quy trình công nghệ biên tập bản đồ và tạo hồ sơ kỹ thuật thửa đất bằng phần mềm MicroStation và TMVMap 44 2.3.1. Xử lí trị đo và nhập lên đồ họa 45 2.3.2. Nối điểm trị đo 46 2 2.3.3. Đối soát thực địa và thu thập thông tin địa chính 47 2.3.4. Phân mảnh và cắt mảnh BĐĐC 48 2.3.5. Biên tập BĐĐC 59 2.3.6. In và lưu trữ BĐĐC 70 2.3.7. Tạo hồ sơ địa chính 70 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM 73 3.1. Khái quát tình hình và đặc điểm khu vực đo 73 3.1.1. Vị trí địa lý 73 3.1.2. Đặc điểm địa hình, khí hậu, thủy văn 73 3.1.3. Đặc điểm kinh tế - văn hóa - xã hội 74 3.2. Số liệu thực nghiệm 74 3.3. Kết quả thực nghiệm 76 3.3.1. Bản đồ địa chính 76 3.3.2. Các loại hồ sơ địa chính 77 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85 3 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT, KÝ HIỆU TIẾNG ANH BĐĐC Bản đồ địa chính CSDL Cơ sở dữ liệu Cty TNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn GCN QSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất GPS (Global Positioning System) Hệ thống định vị toàn cầu MTV Một thành viên QL Quốc lộ TT-BTNMT Thông tư Bộ tài nguyên môi trường 4 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1. Mảnh BĐĐC tỷ lệ 1:10000 và 1:5000 20 Hình 1.2. Mảnh BĐĐC tỷ lệ 1:2000 21 Hình 1.3. Mảnh BĐĐC tỷ lệ 1:1000 21 Hình 1.4. Mảnh BĐĐC tỷ lệ 1:500 22 Hình 1.5. Mảnh BĐĐC tỷ lệ 1:200 23 Hình 2.1. Thao tác hiển thị thanh công cụ chính 31 Hình 2.2. Thanh công cụ chính (Main) 32 Hình 2.3. Các thanh công cụ chức năng trong thanh công cụ chính 33 Hình 2.4. Thanh công cụ vẽ đối tượng dạng điểm 34 Hình 2.5. Thanh công cụ vẽ đối tượng dạng đường, tuyến 34 Hình 2.6. Thanh công cụ vẽ đối tượng dạng vùng 34 Hình 2.7. Thanh công cụ vẽ các đường cong, cung tròn 34 Hình 2.8. Thanh công cụ vẽ đường tròn, Elipse 34 Hình 2.9. Thanh công cụ vẽ và sửa các đối tượng dạng chữ 34 Hình 2.10. Thanh công cụ vẽ các đối tượng dạng cell 34 Hình 2.11. Thanh công cụ trải ký hiệu cho các đối tượng dạng vùng 34 Hình 2.12. Công cụ sao chép, di chuyển, thay đổi tỷ lệ, xoay đối tượng 35 Hình 2.13. Thanh công cụ sửa chữa đối tượng 35 Hình 2.14. Thanh công cụ dùng thay thế thuộc tính đối tượng 35 Hình 2.15. Thanh công cụ liên kết các đối tượng riêng lẻ thành 1 đối tượng hay phá bỏ liên kết 35 Hình 2.16. Thanh công cụ tính chiều dài, diện tích, thể tích của đối tượng 35 Hình 2.17. Thanh công cụ tính khoảng cách 35 Hình 2.18. Thanh công cụ chọn đối tượng 35 Hình 2.19. Thanh công cụ thao tác với nhóm đối tượng trong phạm vi không gian xác định 36 Hình 2.20. Thanh công cụ điều khiển màn hình 36 Hình 2.21. Hộp thoại View Levels 37 Hình 2.22. Bảng màu Color table 38 Hình 2.23. Thao tác chọn kiểu đường 39 Hình 2.24. Thao tác chọn kiểu đường đặc biệt 39 Hình 2.25. Thao tác chọn lực nét 40 5 Hình 2.26. Thanh công cụ bắt điểm Snap Mode 40 Hình 2.27. Giao diện thanh menu chính của phần mềm TMV Map 42 Hình 2.28. Các công cụ xử lý số liệu trị đo 42 Hình 2.29. Các công cụ tạo, biên tập bản đồ địa chính 43 Hình 2.30. Các công cụ xây dựng, quản lý lớp dữ liệu không gian địa chính 43 Hình 2.31. Các công cụ truy vấn, quản lý thông tin thuộc tính cho các đối tượng dữ liệu không gian địa chính 44 Hình 2.32. Sơ đồ quy trình công nghệ biên tập bản đồ bằng phần mềm MicroStation và TMV Map 45 Hình 2.33. Hình ảnh các điểm đo chi tiết đã được chuyển lên bản vẽ 46 Hình 2.34. Hình ảnh các thửa đất sau khi nối các điểm đo 46 Hình 2.35. Thu thập thông tin thửa đât 48 Hình 2.36. Giao diện hộp thoại MDL 48 Hình 2.37. Thao tác chọn đường dẫn đến file tmvmap.ma 49 Hình 2.38. Thao tác chọn đơn vị hành chính 49 Hình 2.39. Thao tác chọn đơn vị hành chính cho xã Đồng Thịnh, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ 50 Hình 2.40. Thao tác kết nối CSDL 51 Hình 2.41. Thao tác tìm và sửa lỗi tự động 51 Hình 2.42. Giao diện MRF Clean v8.0.1 51 Hình 2.43. Giao diện thiết lập thông số 52 Hình 2.44. Các tiêu chuẩn cho nối, xóa trùng 52 Hình 2.45. Giao diện chọn các kiểu sửa lỗi 52 Hình 2.46. Giao diện thiết lập thông số 53 Hình 2.47. Thông báo thi hành sửa lỗi 53 Hình 2.48. Giao diện thực hiện thi hành sửa lỗi 54 Hình 2.49. Giao diện sửa lỗi MRF Flag V8.0.1 54 Hình 2.50. Thao tác lựa chọn tạo topology 55 Hình 2.51. Giao diện tạo topology cho tệp tổng 55 Hình 2.52. Cửa sổ thông báo tạo tâm thửa đất 56 Hình 2.53. Hình ảnh tạo topology trên bản đổ tổng 56 Hình 2.54. Thao tác chọn tạo sơ đồ phân mảnh 57 Hình 2.55. Giao diện tạo sơ đồ bảng chắp 57 Hình 2.56. Sơ đồ bảng chắp xã Đồng Thịnh 58 6 Hình 2.57. Thao tác lựa chọn tạo BĐĐC 59 Hình 2.58. Giao diện tạo mảnh bản đồ 59 Hình 2.59. Giao diện tạo lại topology cho BĐĐC 60 Hình 2.60. Thao tác lựa chọn đánh số thửa tự động 61 Hình 2.61. Giao diện đánh số thửa tự động 61 Hình 2.62. Giao diện gán dữ liệu từ nhãn 62 Hình 2.63. Thông báo kết quả gán thông tin từ nhãn 62 Hình 2.64. Thông báo kiểm tra thửa chưa nhận được nhãn 63 Hình 2.65. Thao tác lựa chọn tạo khung bản đồ 63 Hình 2.66. Giao diện tạo khung bản đồ 64 Hình 2.67. Giao diện thiết lập tham số khung 65 Hình 2.68. Hình ảnh khung bản đồ địa chính tờ số 38 66 Hình 2.69. Thao tác lựa chọn vẽ nhãn thửa 67 Hình 2.70. Giao diện vẽ nhãn thửa 67 Hình 2.71. Hình ảnh nhãn địa chính trên tờ bản đồ số 38 xã Đồng Thịnh 68 Hình 2.72. Giao diện vẽ nhãn thửa 69 Hình 2.73. Giao diện vẽ nhãn quy chủ 69 Hình 2.74. Hình ảnh nhãn quy chủ trên tờ bản đồ số 38 xã Đồng Thịnh 70 Hình 2.75. Giao diện tạo hồ sơ thửa đất 71 Hình 2.76. Giao diện in trích lục bản đồ 72 Hình 3.1. Vị trí địa lý của xã Đồng Thịnh trên bản đồ 73 Hình 3.2. Hình ảnh file số liệu trút từ máy toàn đạc sau khi đã được xử lý 75 Hình 3.3. Tờ bản đồ địa chính số 38 xã Đồng Thịnh 76 Hình 3.4. Hình ảnh bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất 77 Hình 3.5. Hình ảnh biên bản hiện trạng sử dụng đất 78 Hình 3.6. Hình ảnh kết quả đo đạc địa chính thửa đất 79 Hình 3.7. Hình ảnh sơ đồ trích lục thửa đất 80 Hình 3.8. Hình ảnh hồ sơ kỹ thuật thửa đất 81 Hình 3.9. Hình ảnh trang bìa sổ địa chính 82 Hình 3.10. Hình ảnh trang nội dung sổ địa chính 82 Hình 3.11. Hình ảnh trang bìa sổ mục kê 83 Hình 3.12. Hình ảnh trang nội dung sổ mục kê 83 7 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là sản phầm tự nhiên, là nguồn tài nguyên quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt có tầm quan trọng rất lớn đối với môi trường sống của con người. Cùng với quá trình phát triển của xã hội, việc sử dụng đất lâu dài đã làm nảy sinh những vấn đề phức tạp liên quan đến đất đai như vấn đề chiếm hữu và sử dụng đất, vấn đề phân phối và quản lý đất đai. Vì vậy việc thành lập bản đồ địa chính là hết sức cần thiết, giúp việc quản lý và sử dụng đất đai hiệu quả hơn, tạo cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp, khiếu nại. Cùng với sự phát triển của loài người là sự phát triển của nền khoa học tiến bộ đang góp phần tác động to lớn vào quá trình phát triển nền kinh tế của đất nước. Việc áp dụng khoa học công nghệ đã và đang đem lại hiệu quả thiết thực cho công tác quản lý đất đai, đã tạo một chuyển biến lớn đó là sự ra đời của nhiều phần mềm chuyên ngành hỗ trợ để thành lập bản đồ có độ chính xác cao như phần mềm MicroStation và TMV Map. Các phần mềm này có thể hỗ trợ thích ứng tương tác với các phần mềm khác đê có thể chuyển hóa, hỗ trợ, liên kết với nhau để thành lập một tờ bản đồ địa chính có độ chính xác cao, giúp cho công tác quản lý đất đai được hiệu quả cao trong công cuộc đổi mới. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, em đã chọn đề tài “Ứng dụng phần mềm MicroStation và TMV Map trong công tác biên tập bản đồ và lập hồ sơ địa chính từ kết quả đo ngoại nghiệp”. 2. Mục tiêu của đề tài - Ứng dụng phần mềm MicroStation và TMV Map biên tập bản đồ địa chính xã Đồng Thịnh, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ tỷ lệ 1:1000 (lấy ví dụ hoàn thiện mảnh bản đồ DC38). - Lập hồ sơ địa chính xã Đồng Thịnh để công tác quản lý sử dụng đất hiệu quả hơn. 8 3. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về bản đồ địa chính. - Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về phần mềm MicroStation và TMV Map. - Nghiên cứu sử dụng phần mềm MicroStation SE và phần mềm TMV Map biên tập bản đồ địa chính và lập hồ sơ địa chính. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê: Thu thập thông tin và tài liệu liên quan. - Phương pháp thực nghiệm: sử dụng phần mềm MicroStation SE và TMV Map biên tập bản đồ địa chính. 5. Cơ sở dữ liệu Các số liệu từ quá trình đo đạc chi tiết bằng máy toàn đạc điện tử tại xã Đồng Thịnh, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ. 6. Sản phẩm - Các mảnh bản đồ địa chính xã Đồng Thịnh, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ với tỉ lệ 1:1000. - Hồ sơ địa chính phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn xã. 9 CHƯƠNG 1: TỔNG QUÁT VỀ ĐỊA CHÍNH 1.1. Bản đồ địa chính 1.1.1. Khái niệm bản đồ địa chính Bản đồ địa chính (BĐĐC) là bản đồ chuyên ngành đất đai, trên bản đồ thể hiện chính xác vị trí, ranh giới, diện tích và một số thông tin địa chính của từng thửa đất theo chủ sử dụng. Bản đồ địa chính còn thể hiện các yếu tố địa lý khác liên quan đến đất đai. Bản đồ địa chính được thành lập theo đơn vị hành chính cơ sở xã, phường, thị trấn và thống nhất trong phạm vi cả nước. Bản đồ địa chính được xây dựng trên cơ sở kỹ thuật và công nghệ ngày càng hiện đại, nó đảm bảo cung cấp thông tin không gian của các thửa đất, phục vụ công tác quản lý đất. Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản nhất của bộ hồ sơ địa chính, mang tính pháp lý cao phục vụ quản lý chặt chẽ đất đai đến từng thửa đất, từng chủ sử dụng đất. Bản đồ địa chính khác với bản đồ chuyên ngành thông thường ở chỗ bản đồ địa chính có tỷ lệ lớn và phạm vi đo vẽ là rộng khắp mọi nơi trên toàn quốc. Bản đồ địa chính thường xuyên được cập nhật các thay đổi hợp pháp của đất đai, có thể cập nhật hàng ngày hoặc xây dựng bản đồ địa chính đa chức năng vì vậy bản đồ địa chính còn có tính chất của bản đồ cơ bản quốc gia. Bản đồ địa chính được dùng làm cơ sở để thực hiện một số nhiệm vụ trong công tác quản lý nhà nước về đất đai như sau: - Thống kê đất đai. - Đăng ký cấp giấy chứng nhận quyển sử dụng đất ở và sở hữu nhà ở. - Xác nhận hiện trạng và theo dõi biến động về quyền sử dụng đất. - Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cải tạo đất, thiết kế xây dựng các điểm dân cư, quy hoạch giao thông, thủy lợi. - Lập hồ sơ thu hồi đất khi cần thiết. - Giải quyết tranh chấp đất đai. Với điều kiện khoa học và công nghệ như hiện nay, bản đồ địa chính được thành lập ở hai dạng cơ bản đó là bản đồ giấy địa chính và bản đồ số địa chính. 10 [...]... hóa Bản đồ số địa chính được hình thành dựa trên hai yếu tố kỹ thuật là phần cứng máy tính và phần mềm điều hành Các số liệu đo đạc hoặc bản đồ cũ để được đưa vào máy tính để xử lý, biên tập, lưu trữ và có thể in ra thành bản đồ giấy Khi nghiên cứu đặc điểm quy trình thành lập bản đồ địa chính và phạm vi ứng dụng của từng loại bản đồ địa chính cần phải làm quen với một số khái niệm về các loại bản đồ. .. xác và chặt chẽ 1.1.2 Các yếu tố cơ bản của BĐĐC Bản đồ địa chính được sử dụng trong quản lý đất đai là bộ bản đồ biên tập riêng cho từng đơn vị hành chính cơ sở xã, phường, mỗi bộ bản đồ có thể gồm nhiều tờ bản đồ ghép lại Để đảm bảo tính thống nhất, tránh nhầm lẫn và dễ dàng vận dụng trong quá trình thành lập, sử dụng bản đồ và quản lý đất đai, ta cần hiểu rõ bản chất một số yếu tố cơ bản của bản đồ. .. vẽ gần nhất không được vượt quá: + 5 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200; + 7 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500; + 15 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000; + 30 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000; + 150 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000; + 300 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 + Đối với đất nông nghiệp đo vẽ bản đồ địa chính ở tỷ lệ 1:1000, 1:2000 thì sai số vị trí... sau: Bản đồ địa chính: là tên gọi của bản đồ được biên tập theo từng đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) được đo vẽ bổ sung để vẽ trọn vẹn các thửa đất, các loại đất theo chỉ tiêu thống kê của từng chủ sử dụng đất trong mỗi mảnh bản đồ và được hoàn chỉnh phù hợp với số liệu trong hồ sơ địa chính Bản đồ địa chính được thành lập cho từng đơn vị cấp xã là tài liệu quan trọng trong. .. đai; - Sổ địa chính; - Bản lưu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN QSDĐ) Nếu địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) địa chính, hồ sơ địa chính gồm có: - Tài liệu điều tra đo đạc địa chính gồm bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai lập dưới dạng giấy và dạng số (nếu có); - Bản lưu GCN dạng giấy và dạng số (nếu có); - Sổ địa chính dạng giấy và dạng số; - Sổ theo dõi biến động đất đai lập dưới... Nguyên tắc lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính - Hồ sơ địa chính được lập theo từng đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn - Việc lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính phải theo đúng trình tự, thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật đất đai - Nội dung thông tin trong hồ sơ địa chính phải bảo đảm thống nhất với Giấy chứng nhận được cấp (nếu có) và phù hợp với hiện trạng quản lý, sử dụng đất... sử dụng các thửa đất, tài sản gắn liền với đất để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai và nhu cầu thông tin của các tổ chức, cá nhân có liên quan 1.3.2 Thành phần hồ sơ địa chính Địa phương xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu địa chính, hồ sơ địa chính được lập dưới dạng số và lưu trong cơ sở dữ liệu đất đai, gồm có các tài liệu sau đây: - Tài liệu điều tra đo đạc địa chính gồm bản đồ địa chính và. .. 2: PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ TMV MAP 2.1 Phần mềm MicroStation 2.1.1 Giới thiệu phần mềm MicroStation 29 MicroStation là một phần mềm đồ họa trợ giúp thiết kế và là môi trường đồ hoạ rất mạnh cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ hoạ thể hiện các yếu tố bản đồ Khả năng quản lý các dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính rất lớn, tốc độ khai thác và cập nhật nhanh chóng phù hợp với hệ thống quản... nước, các điểm địa chính, các điểm khống chế đo vẽ, điểm trạm đo và các điểm mia chi tiết phải được tính tọa độ ở múi 30 theo kinh tuyến trục cho từng tỉnh, thành phố e Tên gọi của mảnh BĐĐC Tên gọi của mảnh bản đồ địa chính gồm tên của đơn vị hành chính cấp tỉnh, huyện, xã đo vẽ bản đồ; mã hiệu mảnh bản đồ địa chính và số thứ tự của mảnh bản đồ địa chính trong phạm vi một đơn vị hành chính cấp xã (sau... quan trọng trong bộ hồ sơ địa chính, trên bản đồ thể hiện vị trí, hình thể, diện tích, số thửa và loại đất của từng chủ sử dụng đất đáp ứng được nhu cầu quản lý đất đai của Nhà nước của tất cả các cấp xã, huyện, tỉnh, trung ương Bản đồ trích đo: là tên gọi cho bản vẽ có tỉ lệ lớn hơn hoặc nhỏ hơn tỉ lệ bản đồ địa chính cơ sở, bản đồ địa chính, trên đó thể hiện chi tiết từng thửa đất trong các ô, thửa . Ứng dụng phần mềm MicroStation và TMV Map trong công tác biên tập bản đồ và lập hồ sơ địa chính từ kết quả đo ngoại nghiệp . 2. Mục tiêu của đề tài - Ứng dụng phần mềm MicroStation và TMV Map. Khái niệm hồ sơ địa chính 29 1.3.2. Thành phần hồ sơ địa chính 29 1.2.3. Nguyên tắc lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính 29 CHƯƠNG 2: PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ TMV MAP 29 2.1. Phần mềm MicroStation. mềm TMV Map 42 2.3. Quy trình công nghệ biên tập bản đồ và tạo hồ sơ kỹ thuật thửa đất bằng phần mềm MicroStation và TMVMap 44 2.3.1. Xử lí trị đo và nhập lên đồ họa 45 2.3.2. Nối điểm trị đo

Ngày đăng: 01/07/2015, 22:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan