2. Bộ luật tố tụng dân sự của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

4 984 2
2.	Bộ luật tố tụng dân sự của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giả sử chị Thủy đang nuôi con nhỏ dưới 1 tuổi thì anh Hồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn không?

Luật tố tụng dân sự 1 Bài tập cá nhân/ tuần 1- Số 1 Anh Hồng và chị Thủy kết hôn tháng 12/1998, trên cơ sở tự nguyện, có đăng ký kết hôn Thời gian đầu của thời kỳ hôn nhân, vợ chồng chung sống hạnh phúc Khoảng cuối năm 1999, vợ chồng có mâu thuẫn, do anh Hồng nghi ngờ vợ ngoại tình Đến tháng 12 năm 2005, chị Thủy sinh con Tháng 1/2007 anh Hồng làm đơn xin ly hôn và chia tài sản chung với chị Thủy nhưng chị Thủy không đồng ý ly hôn Theo tài liệu trong hồ sơ thì trong thời gian sống chung anh chị có vay của ông C số tiền là 100 triệu đồng Tháng 6 năm 2007, Tòa án sơ thẩm đã xử ly hôn và giao con chung cho chị Thủy nuôi, buộc anh Hồng phải cấp dưỡng nuôi con; phần vay nợ của ông C Tòa án tách ra giải quyết bằng vụ án đòi nợ Hỏi: a) Theo anh (chị), về nguyên tắc tòa án có thể giải quyết yêu cầu ly hôn, chia tài sản vợ chồng và giải quyết yêu cầu đòi nợ trong cùng một vụ án không? Tại sao? b) Giả sử chị Thủy đang nuôi con nhỏ dưới 1 tuổi thì anh Hồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn không? Hồ Thị Nga KT32E-054 Luật tố tụng dân sự 2 a) Theo em, về nguyên tắc tòa án vẫn có thể giải quyết yêu cầu ly hôn, chia tài sản vợ chồng và giải quyết yêu cầu đòi nợ trong một vụ án nếu xét thấy các yêu cầu này có liên quan tới nhau và cần thiết phải giải quyết để đảm bảo việc xử án được tiến hành nhanh chóng, chính xác và đúng pháp luật Điều 38 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (BLTTDS) có quy định việc nhập hoặc tách vụ án: “1 Toà án có thể nhập hai hoặc nhiều vụ án mà Toà án đó đã thụ lý riêng biệt thành một vụ án để giải quyết nếu việc nhập và việc giải quyết trong cùng một vụ án bảo đảm đúng pháp luật 2 Toà án có thể tách một vụ án có các yêu cầu khác nhau thành hai hoặc nhiều vụ án nếu việc tách và việc giải quyết các vụ án được tách bảo đảm đúng pháp luật.” Tại Khoản 1của Điều luật trên không đề cập tới việc nhập các yêu cầu riêng để giải quyết trong cùng một vụ án mà mới chỉ đề cập tới việc nhập các vụ án mà tòa án đã thụ lý riêng biệt thành một vụ án Tuy nhiên theo tinh thần tại Khoản 2 của Điều luật trên thì về nguyên tắc các yêu cầu khác nhau của đương sự trong một vụ án vẫn có thể được giải quyết, và chỉ khi cần thiết phải “ đảm bảo đúng pháp luật” thì tòa án mới tách chúng ra thành những vụ án riêng biệt để giải quyết Vậy vấn đề là khi nào thì các yêu cầu được giải quyết trong một vụ án và khi nào thì sẽ phải tách chúng ra? Điều 163 Bộ luật tố tụng dân sự có quy định: “1 Cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể khởi kiện một hoặc nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án…” Vậy các quan hệ được giải quyết trong cùng một vụ án phải là “nhiều quan hệ pháp luật có liên quan tới nhau” Mối liên quan của các quan hệ này được hướng dẫn tại Khoản 4 Mục I Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành các quy định trong phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm” của BLTTDS Theo đó các quan hệ có pháp luật có liên quan tới nhau hoặc là việc giải quyết quan hệ pháp luật này đòi hỏi phải giải quyết đồng thời quan hệ pháp luật khác hoặc là cùng loại tranh chấp quy định trong một điều luật tương ứng tại một trong các điều 25, 27, 29, 31 của BLTTDS Như vậy các yêu cầu về ly hôn, chia tài sản vợ chồng giữa anh Hồng và chị Thủy sẽ đương nhiên được giải quyết trong cùng một vụ án vì đó là những quan hệ Hồ Thị Nga KT32E-054 Luật tố tụng dân sự 3 có liên quan tới nhau xác định tại cùng một Điều 27 BLTTDS Còn vấn đề đòi nợ của ông C thì tùy trường hợp để xác định xem yêu cầu này có cần thiết phải giải quyết đồng thời trong cùng một vụ án với hai quan hệ kia không Nếu yêu cầu này là cần thiết phải giải quyết cùng với hai quan hệ kia thì tòa án có thể giải quyết trong cùng một vụ án còn nếu không thì có thể tách ra để giải quyết trong một vụ án khác Ví dụ, trong trường hợp cả hai vợ chồng đều xác nhận là có vay nợ của ông C và ông C cũng có yêu cầu đòi lại số tiền đó thì tòa án có thể sẽ đồng thời giải quyết cả ba yêu cầu này để đảm bảo quyền lợi cho ông C tránh trường hợp phải chia lại tài sản sau này Còn trong trường hợp, ông C không có yêu cầu đòi nợ vào thời điểm này hoặc ông C cho rằng hai vợ chồng còn nợ ông số tiền lớn hơn và tòa án cũng cần một thời gian xem xét và xác minh sự thật thì có thể tách yêu cầu đòi nợ ra thành một vụ án khác 2 Anh Hồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn với chị Thủy trong trường hợp đứa nhỏ đã được 12 tháng tuổi nhưng vẫn dưới 1 tuổi Khoản 2 Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có quy định: “ Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn” Như vậy dưới 12 tháng tuổi được hiểu là đứa trẻ sinh ra từ tháng đầu tiên đến hết tháng thứ 11, và trong khoảng thời gian này thì người chồng không được phép đơn phương ly hôn với vợ Tuy nhiên sẽ xảy ra trường hợp là đứa trẻ đã được 12 tháng tuổi nhưng vẫn chưa đủ 1 tuổi thì chồng vẫn có quyền được ly hôn với vợ Ví dụ: Đứa bé sinh ngày 1/1/2009 thì từ ngày 1/1/2009 đến hết ngày 30/11/2009 thì anh Hồng không được phép ly hôn với vợ Tuy nhiên nếu từ ngày 1/12/2009 trở đi thì anh Hồng có quyền ly hôn với chị Thủy mặc dù có thể đứa trẻ chưa đủ 1 tuổi là vào ngày 1/1/2010 Bên cạnh đó theo điều luật trên thì pháp luật không cấm nguời vợ có thai hoặc nuôi con nhỏ dưới mười hai tháng tuổi đơn phương ly hôn với chồng Do đó nếu anh Hồng có yêu cầu ly hôn và chị Thủy cũng đồng ý ký vào đơn ly hôn khi xét thấy việc tiếp tục sống chung của hai người sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của chị và đứa trẻ thì tòa án vẫn có thể giải quyết cho hai người ly hôn theo trường hợp công nhận thuận tình ly hôn Hồ Thị Nga KT32E-054 Luật tố tụng dân sự 4 Tài liệu tham khảo: 1 Giáo trình luật tố tụng dân sự Việt Nam, Trường Đại Học Luật Hà Nội, nxb Tư pháp, năm 2005 2 Bộ luật tố tụng dân sự của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2004, nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2008 3 Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành các quy định trong phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm” của BLTTDS 4 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 5 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 6 Trần Anh Tuấn, “Nhập, tách vụ án dân sự- một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí TAND, số 3/2005, tr 14-16 Hồ Thị Nga KT32E-054 ... KT32E-054 Luật tố tụng dân Tài liệu tham khảo: Giáo trình luật tố tụng dân Việt Nam, Trường Đại Học Luật Hà Nội, nxb Tư pháp, năm 2005 Bộ luật tố tụng dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm... tách chúng ra? Điều 163 Bộ luật tố tụng dân có quy định: “1 Cá nhân, quan, tổ chức khởi kiện nhiều cá nhân, quan, tổ chức khác quan hệ pháp luật nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với để giải... quan tới cần thiết phải giải để đảm bảo việc xử án tiến hành nhanh chóng, xác pháp luật Điều 38 Bộ luật tố tụng dân năm 2004 (BLTTDS) có quy định việc nhập tách vụ án: “1 Tồ án nhập hai nhiều vụ

Ngày đăng: 11/04/2013, 08:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan