Các cản trở đối với việc tham gia thị trường nông sản việt nam

40 204 0
Các cản trở đối với việc tham gia thị trường nông sản việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Các cản trở đối với việc tham gia thị trường nông sản Việt Nam Nhóm Nghiên cứu Kinh tế Phát triển(DERG) Đại học Copenhagen (UoC) Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI) Trung tâm Tư Vấn Chính sách Nông nghiệp (CAP) Viện Chính sách và Chiến lược và Phát triển Nông nghiệp nông thôn (IPSARD) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD) Nghiên cứu thực hiện trong khuôn khổ Chương trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (ARD) Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam 1 Tóm tắt: Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành công ấn tượng trong thương mại hóa nông nghiệp, đặc biệt là việc thương mại hóa trong sản xuất lúa gạo và các cây trồng thu hoa lợithu hoa lợi. Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên số liệu thu thập từ Điều tra khảo sát hộ gia đình nông thôn Việt Nam thực hiện ở 12 tỉnh trong các năm 2006, 2008 và 2010. Nghiên cứu thực hiện việc xem xét và phân tích mức độ tham gia mua bán nông sản của các hộ gia đình , đặc biệt với việc mua bán lúa gạo và các hoa màu giá trị cao. Nghiên cứu cho thấy một số lượng lớn các hộ gia đình không tham gia hoặc thỉnh thoảng mới tham gia vào việc bán gạo, số lượng các hộ gia đình này thay đổi nhiều theo từng tỉnh, ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các hộ gia đình nghèo càng ít tham gia vào việc bán gạo. Quy mô đất nhỏ là yếu tố quan trọng dẫn đến hạn chế thương mại nông nghiệp, bên cạnh đó, các yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến thương mại nông nghiệp như các quy định hạn chế về đất đai (khuyến khích trồng cây hoa màu giá trị cao), khuyến nông, các yếu tố hỗ trợ mang tính thị trường tại địa phương, và việc tham gia vào các hội nông dân hoặc hội phụ nữ. Từ khóa: Nông nghiệp; tham gia thị trường, chi phí giao dịch, Việt Nam JEL:O13, Q12, Q13 Lời cảm ơn: Chúng tôi chân thành cảm ơn sự hỗ trợ và đóng góp ý kiến của người tham gia hội thảo giới thiệu dự thảo báo cáo tại Viện quản lý kinh tế tháng 7 năm 2010. Chúng tôi cũng rất biết ơn những ý kiến nhận xét sâu sắc và tư vấn của giáo sư Finn Tarp, anh 2 Simon McCoy, và các đồng nghiệp tại CAP trong quá trình thực hiện nghiên cứu này 3 1. Giới thiệu Thương mại hóa nông nghiệp là một con đường không thể thiếu đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế cho hầu hết các nước đang phát triển dựa vào nông nghiệp (Pingali và Rosegrant năm 1995; von Braun 1995). Đối với hầu hết các nước đã đạt được thành công trong phát triển nông nghiệp, thương mại hóa đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Kể từ khi thực hiện công cuộc Đổi Mới vào cuối những năm 1980, Việt Nam đã đạt được sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và giảm nghèo đói một cách đáng kể. Trong lĩnh vực nông nghiệp, cuộc cải cách Đổi Mới đã thực hiện các việc sau: ● Phi tập trung hóa đất đai và cải tiến trong phân bổ đất đai ● Loại bỏ các kiểm soát giá cả của nhiều mặt hàng (trong đó có gạo và phân bón) ● Trao quyền tự chủ lớn hơn cho khu vực tư nhân ● Tự do hóa thị trường nông nghiệp, bao gồm việc loại bỏ hoặc cắt giảm các hạn chế về xuất khẩu và thương mại trong nước. Từ những cải cách trên, , thương mại hóa nông nghiệp đã đạt được những bước tiến quan trọng dẫn đến cải thiện đáng kể thu nhập của người nông dân. Sản xuất lúa gạo tăng lên mạnh mẽ đưa Việt Nam từ nước nhập khẩu gạo ròng trở thành một trong các nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Một kết quả điển hình của quá trình thương mại hóa trong nông nghiệp là sản xuất nông nghiệp ở cấp quốc gia trở nên đa dạng hơn -, ví dụ như việc phát triển nuôi trồng thủy sản, các loại cây trồng thu hoa lợithu hoa lợi và các cây công nghiệp (đặc biệt là cà phê). Việt Nam hiện nay là nước xuất khẩu hàng đầu trên thế giới của nhiều mặt hàng nông nghiệp như cà phê, điều, cao su, chè, thủy sản Đây là một thành tựu tuyệt vời đối với một quốc gia mà trước đây thậm chí còn không thể sản xuất đủ lương thực để duy trì an ninh lương thực. Ngoài ra, có đến hai phần ba nông dân, những người trước đây sinh sống chủ yếu dựa vào nghề nông, đã tham gia vào thị trường sau quá trình tự do hóa (WB, 1998). Từ năm 1993 đến 1998, thu nhập thực tế của hộ gia đình nông thôn tăng lên gần 60%, đây là tốc độ tăng trưởng cực kỳ nhanh đối với cộng đồng nông thôn (Aksoy và Isik-Dikmelik 2007). Ngoài ra, chiếm hơn một nửa trong sự tăng trưởng ở khu vực nông thôn là do sự tăng lên trong thu nhập nông nghiệp (Isik-Dikmelik 2006). 4 Mặc dù có được những tiến bộ đáng kể, nhưng thương mại hóa nông nghiệp ở Việt Nam vẫn còn cả một chặng đường dài để được mục tiêu thương mại hóa hoàn toàn. Thương mại hóa nông nghiệp ở mức độ hộ gia đình rất khác nhau tùy theo vùng và tùy từng loại cây trồng. Không nhiều hộ nhận ra những lợi ích mà thương mại có thể mang lại, trong khi đó, một số hộ khác lại có thể gặp khó khăn trong việc tiếp cận thị trường. Vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi nông nghiệp từ phương thức tự cung tự cấp sang hệ thống canh tác thương mại hóa hoàn toàn, mang lại lợi ích cho phần lớn các hộ gia đình nông thôn và tiếp tục giúp đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo ở Việt Nam, nghiên cứu này đặt ra các câu hỏi cần thiết cho việc phân tích và trả lời sau đây: 1. Những xu hướng trong thương mại hóa nông nghiệp gần đây ở cấp hộ gia đình là gì ? 2. Tác động của thương mại hóa nông nghiệp tới phúc lợi của hộ gia đình làm nông nghiệp? 3. Những đặc điểm nào ảnh hưởng đến thương mại hóa nông nghiệp và những rào cản cho việc mở rộng thương mại hóa nông nghiệp hơn nữa? 4. Những lĩnh vực đầu tư nào cần được ưu tiên để hỗ trợ thương mại hóa nông nghiệp, có tính đến khác biệt về kinh tế xã hội giữa các vùng và các nhóm? Nghiên cứu bắt đầu bằng việc thảo luận về thương mại hóa một cách chung nhất, trong phân tích này chúng tôi sẽ tập trung đặc biệt vào hai lĩnh vực quan trọng của thương mại: gạo, cây lương thực chính, và cây trồng thu hoa lợithu hoa lợi là những cây trồng được sản xuất với mục đích thương mại. Phân tích của chúng tôi chỉ ra rằng trong thời gian từ năm 2006 đến năm 2010, tỷ lệ hộ gia đình tham gia vào thương mại hóa nông nghiệp có giảm chút ít, nhưng mức độ tiếp cận lại tăng lên. Nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn này, phúc lợi của hộ gia đình có mối tương quan tỷ lệ thuận với thương mại hóa nông nghiệp, mặc dù khó có thể xác định nhân tố nào là tác nhân trong mối tương quan này. Chúng tôi đã phân các yếu tố làm hạn chế sự tham gia thị trường của các hộ gia đình làm nông nghiệp, đặc biệt là các hộ gia đình ở Tây Nguyên, Đông Bắc và Tây Bắc, thành ba nhóm như sau: ● Tài sản của hộ gia đình, đặc biệt là vấn đề chứng nhận sử dụng đất đai ● Khả năng tiếp cận với khuyến nông và trở thành thành viên của các tổ chức xã hôi 5 ● Chi phí giao dịch, đặc biệt là sự tồn tại của các hỗ trợ mang tính thị trường, cũng như sự sẵn có và khả năng tiếp cận các kênh buôn bán, bao gồm cả thương nhân Các yếu tố tác động đến khả năng của các hộ gia đình tham gia vào thị trường nông sản thay đổi tùy thuộc theo tỉnh, bởi vậy, cũng cần phải thực hiện các phân tích dựa vào đặc điểm cụ thể của mỗi tỉnh. Cơ cấu báo cáo nghiên cứu bao gồm các phần: trước hết là tóm tắt ngắn gọn về các tài liệu trong nước và quốc tế liên quan đến vấn đề thương mại hóa. Tiếp theo là giới thiệu về dữ liệu và phương pháp nghiên cứu (phần 3). Phần 4 thảo luận về mô hình và xu hướng thương mại hóa trong giai đoạn điều tra. Phần 5 phân tích mô tả các đặc điểm của hộ gia đình tham gia vào thương mại hóa. Phần 6 sẽ thực hiện phân tích kinh tế lượng đa biến. Phần 7 phân tích về các kênh bán hàng được các hộ gia đình sử dụng và phần 8 là kết luận. 6 2. Tổng quan tài liệu Điểm đầu tiên trong việc tổng quan lý thuyết và thực nghiệm về sự tham gia thị trường là xem xét sự khác biệt về chi phí giao dịch, cũng như các cách tiếp cận với tài sản và dịch vụ để tham gia vào các hoạt động thị trường, đây là những yếu tố quan trọng tạo nên sự tham gia thị trường không đồng nhất giữa các hộ sản xuất nhỏ (Key, Sadoulet et al.2000; Barrett 2008). Chi phí giao dịch là các chi phí đáng kể và không đáng kể phát sinh trong quá trình thực hiện một giao dịch, và được xem như là rào cản cho sự tham gia thị trường. Chi phí này bao gồm các chi phí về thời gian và tiền bạc để có được thông tin về đối tác kinh doanh, chi phí để thương lượng các điều khoản trao đổi, các chi phí để thực thi hợp đồng, cũng như các chi phí liên quan đến khoảng cách giữa các đối tác như các chi phí về vận chuyển. Chi phí giao dịch có thể khiến một số hộ gia đình tự lựa chọn ra khỏi thị trường và cũng có thể làm giảm khả năng phản ứng của hộ gia đình trước các cú sốc về giá cả. Tính toán chi phí giao dịch thường không đơn giản: khó có thể quan sát được nếu nó đủ cao để ngăn chặn sự tham gia thị trường, và thường chỉ quan sát được một phần ngay cả khi giao dịch xảy ra. Như vậy, tài liệu có xu hướng dựa vào yếu tố ẩn, quan sát các biến ngoại sinh được dự kiến sẽ ảnh hưởng đến quy mô của chi phí giao dịch, chẳng hạn như các biện pháp khoảng cách thị trường, sẵn sàng vận chuyển và tiếp cận thông tin. Yếu tố quan trọng thứ hai là rủi ro và cách đối phó với rủi ro, các hộ gia đình quan tâm đến vấn đề đảm bảo lương thực và thường phải đối mặt với rủi ro cao có thể sẽ chọn việc không bán nhằm đảm bảo chắc chắn yêu cầu lương thực của chính họ. Các yếu tố quyết định sự tham gia của hộ quy mô nhỏ vào thị trường nông sản đã được nghiên cứu đối với khu vực Châu Phi. Nhìn chung, một tỷ lệ nhỏ, thường là ít hơn một phần tư, nông dân châu Phi khu vực cận Sahara và các hộ gia đình nông thôn (tùy thuộc vào định nghĩa của mẫu điều tra) tham gia chủ yếu vào thị trường thực phẩm ngũ cốc. Mạng lưới người bán thực phẩm thậm chí còn ít hơn, nhưng mô hình tự cung tự cấp không phải là mô hình phổ biến: hầu hết các hộ gia đình ở nông thôn đang thực sự mua ròng của các loại cây lương thực mà họ cũng sản xuất, dựa vào tiền thu được từ việc bán các nông sản giá trị cao hoặc từ những công việc phi nông nghiệp khác. Các tài liệu cho thấy quan hệ tích cực giữa việc tham gia thị trường với: (a) tài sản của hộ (đặc biệt là đất đai, gia súc, lao động và công cụ) và thu nhập (Nyoro, Kiiru et al 1999; Cadot, Dutoit et al 2006; Stephens; Boughton, Mather et al 2007;. Levinsohn và McMillan 2007); (b) tiếp cận tín dụng và bảo hiểm (Cadot, Dutoit et al 2006;. Stephens và Barrett 2006); (c) đầu vào và tiếp cận với các dịch vụ khuyến nông ( Manyong et al 2008), (d) chi phí giao dịch thấp, bao gồm cả chi phí 7 vận chuyển và chi phí thông tin (Heltberg và Tarp 2002 Alene, Manyong et al 2008;. Ouma, Jagwe et al 2010). Nhìn chung, các hộ gia đình khá giả và sinh sống ở vị trí thuận lợi thường có nhiều khả năng hơn để bán sản phẩm cho thị trường. Tuy nhiên, theo như Stephens và Barrett (2006), một số tiền nhất định trong tổng doanh thu của một hộ gia đình nghèo đơn giản chỉ là phản ánh sự không hoàn hảo thị trường tín dụng, các hộ gia đình không được tiếp cận thị trường cho vay, các hộ sử dụng thị trường hàng hóa như một hình thức của tín dụng phi chính thức theo mùa vụ, hàng hóa tương tự sẽ được trả lại sau đó. Một lập luận tương tự cũng có thể áp dụng trong việc tiếp cận kho dự trữ. Đối với sự tham gia thị trường tại Việt Nam, Rios et al (2008) chỉ ra rằng các hộ gia đình có năng suất cao hơn có xu hướng tham gia vào thị trường nông nghiệp không phân biệt các yếu tố tiếp cận thị trường. Đồng thời, các chương trình mục tiêu nhằm cải cách cơ cấu nông nghiệp và vốn có thể dẫn tới việc tăng cả về năng suất và mức độ tham gia thị trường, trong khi đầu tư vào cơ sở hạ tầng choviệc tiếp cận thị trường lại ít có tác dụng hơn (Rios, Masters et al. 2009). Điều này phản ánh qua thực tế trong đầu những năm 1990 Việt Nam đã có một hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn cơ bản tương đối tốt trong hầu hết các vùng khi so sánh với các nước có mức thu nhập tương tự . 3. Cơ sở dữ liệu và phương pháp luận Thương mại hóa có thể được hiểu và xem xét theo một số cách khác nhau, có nhiều khái niệm khác nhau đã được sử dụng trong nhiều tài liệu. Nó thường được hiểu dưới nghĩa là sự tham gia vào thị trường, điều này có thể là sự tham gia vào thị trường để bán hàng hóa đầu ra hoặc mua hàng hóa đầu vào. Báo cáo này chú trọng vào doanh số bán ra của các sản phẩm hàng hóa đầu ra, đặc biệt là các loại cây trồng. Chúng tôi trình bày và phân tích ở đây ba tiêu chuẩn đo mức độ thương mại hóa: tỷ lệ tổng sản lượng được bán, tỷ lệ lúa (cây lương thực chiếm ưu thế) được bán, và liệu hộ gia đình cây trồng thu hoa lợicó trồng loại cây giá trị cao nào khác hay không. Các tiêu chuẩn này được thảo luận chi tiết hơn dưới đây. Một tiêu chuẩn đơn giản để đánh giá thương mại hóa nông nghiệp là tỷ trọng sản xuất nông nghiệp được bán ra, đây là tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá thương mại hóa. Tuy nhiên, thương mại hóa có thể diễn ra dưới các hình thức cụ thể hơn. Thứ nhất là việc một hộ gia đình quyết định phát triển một loại cây trồng có giá trị cao, gần như theo định nghĩa này thì sẽ có xu hướng là để bán. Một khái niệm thứ hai của thương mại là quyết định của hộ gia đình bán một số sản phẩm lương thực, thay vì giữ lại tất cả để dùng cho bản thân. Trong trường hợp thứ hai, chúng ta kiểm định câu hỏi này đối với 8 trường hợp cây lúa, cây lương thực chiếm ưu thế tại Việt Nam. Vì vậy, các định nghĩa chính về thương mại hóa được tập trung phân tích trong báo cáo này là quyết định của một hộ gia đình phát triển cây trồng có giá trị cao và quyết định bán một phần sản phẩm của hộ gia đình trồng lúa. Các dữ liệu được báo cáo này dựa trên kết quả được thu thập từ cuộc Điều tra khảo sát hộ gia đình nông thôn Việt Nam (VARHS) ở 12 tỉnh từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2006, tháng 7 đến tháng 9 năm 2008 và từ tháng 7 đến tháng 8 năm 1 2010. VARHS là cuộc điều tra đa mục đích, thu thập các thông tin đa dạng về hộ gia đình, bao gồm nhân khẩu học, sử dụng đất và quyền sở hữu, tài sản hộ gia đình, sử dụng thời gian và các nguồn thu nhập, tiếp cận tín dụng và bảo hiểm, vốn xã hội, tiếp cận của hộ gia đình đến các thị trường đầu vào và đầu ra. Cuộc khảo sát cũng bao gồm một bảng câu hỏi cấp xã, thu thập thông tin tóm tắt ở cấp xã về nông nghiệp, việc làm, cơ sở hạ tầng, quản lý thủy lợi, tín dụng, và các cú sốc. Cách thức xây dựng mẫu chính trong VARHS là điều tra lặp các mẫu hộ gia đình nông thôn trong các phần về thu nhập và chi tiêu trong Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam của năm 2002 và 2004 (VHLSS) ở12 tỉnh 2 . Các tỉnh đã được lựa chọn trong điều tra được xem như công cụ đánh giá cho các chương trình hỗ trợ của Danida tại Việt Nam. Do đó, mẫu được thống kê đại diện ở cấp tỉnh, chứ không phải ở cấp quốc gia. Cuộc điều tra bao phủ các tỉnh quan trọng ở phía Bắc và khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên, cũng như tại một số tỉnh khác. Một hạn chế của VARHS so với VHLSS các là có ít dữ liệu chi tiết về chi tiêu cho tiêu dùng, và đặc biệt là thiếu dữ liệu về chi tiêu cho việc mua bán gạo. Điều này không cho phép chúng tôi nghiên cứu cụ thể về thành phần tham gia thị trường bao gồm những người chuyên mua thực phẩm hoặc người chuyên bán thực phẩm, do đó các phân tích về thương mại nông nghiệp không bao gồm khía cạnh quan trọng là phúc lợi. Mặt khác, các dữ liệu VHLSS về sản xuất cây trồng và thành phần tham gia thị trường bị hạn chế hơn nhiều so với VARHS và do vậy sẽ không thực hiện được các phân tích về vấn đề này. Cuộc khảo sát VARHS năm 2006 bao gồm 2324 hộ gia đình ở 466 xã, năm 2008 đã phỏng vấn được 3.269 hộ gia đình ở 477 xã, trong khi năm 2010 có 3208 hộ gia đình 1 The sampled provinces are, by region: Red River Delta: Ha Tay. North East: Lao Cai, Phu Tho. North West: Lai Chau, Dien Bien. North Central Coast: Nghe Anh. South Central Coast: Quang Nam, Khanh Hoa. Central Highlands: Dak Lak, Dak Nong, Lam Dong. Mekong River Delta: Long An. 2 See CIEM et al. 2009 for further details on the sampling strategy. CIEM, DOE, et al. (2009). Vietnam Access to Resources Household Survey: Characteristics of the Vietnamese Rural Economy (2008 Survey). Hanoi, Statistical Publishing House. CIEM et al. 2009 for further details on the sampling strategy. 9 ở 467 xã. Các mẫu điều tra theo thời gian chúng tôi sử dụng trong bài báo cáo này chỉ bao gồm các hộ gia đình có sản xuất trồng trọt, khoảng 90% các hộ gia đình được khảo sát trong từng năm. Chúng tôi cũng sử dụng bộ dữ liệu lặp của 1733 hộ gia đình có tham gia vào sản xuất cây trồng đã được phỏng vấn trong năm 2006 và sau đó được điều tra lại trong cả hai năm 2008 và 2010. Để giảm thiểu các vấn đề do sự khác biệt mẫu điều tra giữa năm 2006 và hai năm 2008, 2010, chúng tôi thực hiện các phân tích mô tả trong bài viết này bằng cách sử dụng số liệu lặp, đồng thời sử dụng các mẫu theo thời gian cho từng năm để tiến hành các phân tích kinh tế lượng về tỷ lệ khả năng bán ra các sản phẩm nông nghiệp, tần suất bán gạo và tần xuất sản xuất các cây trồng thu hoa lợi được sản xuất. Trong phân tích mô tả và định lượng về doanh số bán hàng gạo, chúng tôi sử dụng một mẫu chỉ bao gồm các hộ gia đình trồng lúa nhằm giảm sự không đồng nhất ở cấp độ hộ không quan sát được, có thể được phản ánh bằng lựa chọn loại cây trồng. Các loại cây trồng giá trị cao bao gồm cà phê, chè, ca cao, hạt điều, mía đường, hạt tiêu và cao su. Chúng ta bắt đầu phân tích mô tả tình hình thương mại hóa,bằng việc xem xét tỷ lệ thương mại hóa khác nhau như thế nào theo khu vực, loại hộ … và sự thay đổi trong khoảng thời gian từ 2006 đến 2010 khi tiến hành điều tra. Chúng tôi đối chiếu các đặc điểm của hộ gia đình tham gia vào thương mại với những hộ không tham gia để có thể thấy được mối liên hệ giữa thương mại và phúc lợi của hộ. Sau đó, chúng tôi tiến hành một phân tích kinh tế lượng về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định bán gạo và quyết định để phát triển một cây trồng thu hoa lợi bằng việc mô hình hóa các yếu tố như các đặc điểm của hộ gia đình, khu vực … Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ xem xét các hạn chế chính ngăn cản hộ gia đình tham gia và đẩy mạnh thương mại hóa. 4. Xu hướng trong các mô hình thương mại hóa 4.1 Tổng quan Bảng 1 dựa trên một định nghĩa tổng thể về thương mại, theo đó thương mại được hiểu là giá trị tổng sản lượng đã được bán chia cho giá trị của tổng sản lượng đối với tất cả các loại cây trồng. Bảng này được tính trên cơ sở bộ dữ liệu lặp của tất cả các hộ gia đình có sản xuất cây trồng theo trong giai đoạn 2006 - 2010. Cột 2 và 3 cho thấy tỷ lệ các hộ gia đình trồng hoa màu trên tổng số hộ gia đình trong mẫu. Nhìn chung, tỷ lệ này ổn định từ năm 2006 đến 2010, với một số thay đổi của tỉnh (ví dụ, tỷ lệ hộ gia đình trồng trọt tăng lên đáng kể ở Khánh Hòa và Đắc Nông, trong khi tỷ lệ này lại giảm ở Hà Tây và Lai Châu). Cột 4 - 6 giới thiệu tỷ lệ hộ gia đình có bán một số sản phẩm cây trồng, trong khi các cột từ 7 đến 9 cho thấy chỉ số thương mại hóa 10 [...]... họ với các nhóm khác chẳng hạn như hộ gia đình trồng lúa nhưng không bán ra thị trường, và các hộ gia đình không tham gia sản xuất các loại cây trồng thu hoa lợi tương ứng Bảng 7-9 tại phần phụ lục tóm tắt lại các kết quả Các phân tích mô tả đặc điểm trang trại và hộ gia đình cho thấy nhiều điểm tương đồng về người nông dân tham gia thương mại hóa và sự thay đổi theo thời gian Người bán gạo, hộ gia. .. hạn như quyết định của một hộ gia đình rằng sẽ thôi tham gia hay bắt đầu tham gia thị trường bán sản phẩm … Để nghiên cứu vấn đề này, chúng ta sẽ xem xét theo chuỗi dữ liệu lặp và nhìn vào những thay đổi trong hành vi tham gia thị trường của cùng một hộ gia đình theo thời gian Như dự đoán, các khoản đầu tư ban đầu cho sản xuất của các hộ sản xuất cây trồng thu hoa lợi và sản xuất cà phê không thay đổi... tải, các dịch vụ 21 khuyến nông và đào tạo, cũng như vị trí, các chi phí giao dịch, đặc biệt là chi phí vận chuyển và thông tin, cũng có liên quan và có thể hạn chế đáng kể sự tham gia thị trường Hiểu được mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và chi phí giao dịch khi tham gia thị trường có ý nghĩa quan trọng về mặt chính sách nếu các chiến lược phát triển nông thôn nhấn mạnh vào việc. .. này không được thực hiện đối với các hộ sản xuất cây trồng thu hoa lợi trong năm 2006), các hộ sản xuất cây trồng thu hoa lợi và cà phê cũng có khuynh hướng gia nhập các tổ nhóm nông dân nhiểu hơn Các họat động đào tạo và dịch vụ khuyến nông có thể cải thiện kỹ thuật canh tác và có tác động tích cực đến sản lượng đầu ra Tham gia vào các tổ nhóm nông dân cung cấp cho các hộ gia đình một số lợi ích như... được bán trên thị trường thông qua các thương nhân, do đó thấy được tầm quan trọng hơn của vị trí khu vực hộ đối với cơ sở hạ tầng giao thông Để hiểu được những hạn chế trong thương mại hóa, cần phải xem xét các hộ gia đình theo chuỗi thời gian và quan sát hành vi tham gia của hộ Đặc biệt, cần quan tâm xác định các yếu tố có liên quan chặt chẽ với tính dễ thay đổi trong việc tham gia thị trường, chẳng... tương tự cũng xảy ra đối với năm nhóm thu nhập, và cũng là thực tế ở nhiều tỉnh, trừ trường hợp tỉnh Quảng Nam có tỷ lệ hộ gia đình bán sản phẩm trồng trọt tăng lên, và chỉ có 2 tỉnh Quảng Nam và Đắc Nông có giá trị sản phẩm bán ra tương xứng với giá trị gia tăng của tổng sản phẩm Điều này phản ánh tầm quan trọng ngày càng tăng của sinh kế nông nghiệp đối với nhiều hộ gia đình trong giai đoạn này Bảng... hai đối tượng (các hộ có trồng cà phê và các hộ không trồng cà phê) tính theo thời gian ở ba tỉnh Tây Nguyên, nhưng tỷ lệ này cao hơn đối với các hộ sản xuất cà phê Mặt khác các hộ gia đình sản xuất cây trồng thu hoa lợi có nhiều khả năng trở thành diện nghèo trong năm 2006, và ít có khả năng thành diện nghèo trong cả hai năm 2008 và 2010; tương tự, tỷ lệ hộ nghèo giảm đối với các hộ gia đình có sản. .. Sự tham gia vào thị trường của các nhóm thu nhập là khác nhau Hai nhóm giàu nhất ít có khả năng trồng lúa hơn so với ba nhóm nghèo nhất trong cả ba năm Các hộ gia đình trong ba nhóm giữa duy trì ổn định việc bán gạo trong giai đoạn này Tỷ lệ các hộ gia đình có bán gạo tăng lên chút ít trong các nhóm nghèo nhất từ năm 2006 đến 2010, và tăng rõ rệt trong tất cả các nhóm khác Đúng như dự kiến, các hộ gia. .. nữa có thể phản ánh các kênh tiếp thị khác nhau có sẵn cho các hộ gia đình tùy thuộc vào cây trồng được bán, và quan trọng hơn là doanh số bán hàng cho các hộ gia đình lân cận trong trường hợp với gạo Nhìn chung, ý nghĩa của các biến ảnh hưởng đến chi phí giao dịch dường như ít hơn so với các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất gạo Bảng 12 trình bày các kết quả về quyết định để sản xuất các loại cây trồng... tham gia thị trường 25 7 Các kênh bán hàng Chúng tôi tiếp tục thảo luận về các kênh bán hàng của các hộ Hầu hết các hộ bán cây trồng thu hoa lợi cho thương nhân, doanh nghiệp, nhưng có sự thay đổi đáng kể trong các kênh bán hàng gạo Nhiều hộ gia đình bán cho các hộ gia đình và cá nhân khác cũng như cho các thương nhân và doanh nghiệp Việc bán cho các hộ gia đình, cá nhân được thực hiện dễ dàng tại các . khuyến nông, các yếu tố hỗ trợ mang tính thị trường tại địa phương, và việc tham gia vào các hội nông dân hoặc hội phụ nữ. Từ khóa: Nông nghiệp; tham gia thị trường, chi phí giao dịch, Việt Nam. dụng trong việc tiếp cận kho dự trữ. Đối với sự tham gia thị trường tại Việt Nam, Rios et al (2008) chỉ ra rằng các hộ gia đình có năng suất cao hơn có xu hướng tham gia vào thị trường nông nghiệp. phí giao dịch, cũng như các cách tiếp cận với tài sản và dịch vụ để tham gia vào các hoạt động thị trường, đây là những yếu tố quan trọng tạo nên sự tham gia thị trường không đồng nhất giữa các

Ngày đăng: 01/07/2015, 10:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Giới thiệu

  • 2. Tổng quan tài liệu

  • 3. Cơ sở dữ liệu và phương pháp luận

  • 4. Xu hướng trong các mô hình thương mại hóa

    • 4.1 Tổng quan

    • 4.2. Thương mại hóa lúa gạo

    • 4.3. Các cây trồng thu hoa lợi

    • 5.Đặc điểm hộ gia đình và thương mại hóa nông nghiệp: vai trò của tài sản, tiếp cận tín dụng, chi phí giao dịch và nhân khẩu của hộ.

    • 6. Phân tích kinh tế lượng

    • 7. Các kênh bán hàng

    • 8. Kết luận

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan