Thiết kế phân xưởng sản xuất bột ngũ cốc năng suất 1000 kg sản phẩm trên ca

57 1.5K 16
Thiết kế phân xưởng sản xuất bột ngũ cốc năng suất 1000 kg sản phẩm trên ca

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sau thời gian làm việc, em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình với đề tài thiết kế phân xưởng sản xuất bột ngũ cốc năng suất 1000 kg sản phẩmngày.Trong quá trình làm đồ án em đã cốc gắng học tập, nghiên cứu, tham khảo các tài liệu, nắm bắt tình hình thực tế để áp dụng vào việc thiết kế. Tuy nhiên do thời gian có hạn cũng với kinh nghiệm thực tế sản xuất còn hạn chế nên bản thiết kế của em chắc không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, em rất mong các thầy cô giáo, cùng các bạn đóng góp ý kiến bổ ích để bản đồ án được hoàn chỉnh hơn.Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô Trần Thị Ngọc Linh, cùng các thầy cô trong ngành Công Nghệ Thực Phẩm, đã giúp em có thể hoàn thành được đồ àn tốt nghiệp này.

Thiết kế phân xưởng sản xuất bột ngũ cốc năng suất 1000 kg sản phẩm trên ca LỜI MỞ ĐẦU Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được cải thiện, đi cùng với xu thế đó nhu cầu sử dụng các sản phẩm thực phẩm của con người ngày càng một nâng cao. Trong đó lương thực mà đặc biệt các loại ngũ cốc giữ vai trò rất quan trọng, đây là nguồn cung cấp năng ;ượng chủ yếu trong khẩu phần ăn hàng ngày và càng không thể thiếu trong các ngành sản xuất công nghiệp. Hiện nay trong các loại ngũ cốc thì lúa gạo, đậu xanh và đậu nành chiếm một vai trò vô cùng quan trọng, được trồng ở rất nhiều nước trên Thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Băng-la- đét…Trong các loại sản phẩm chế biến từ ngũ cốc thì bột ngũ cốc là sản phẩm có giá trị sử dụng cao và được sử dụng rất phổ biến. Với đặc tính nổi bật, có hàm lượng dinh dưỡng cao ngoài ra nó còn được bổ sung các loại protein và các chất dinh dưỡng khác nên nó đang dần chiếm một vị trí không thể thay thế trên thị trường. Việt Nam là một nước sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, các loại ngũ cốc như đậu nành, đậu xanh, lúa gạo được trồng rất nhiều ở nước ta. Tuy nhiên giá trị kinh tế của các loại ngũ cốc chưa qua chế biến là không cao. Nên để đáp ứng nhu cầu của thị trường và nâng cao giá trị kinh tế của các loại ngũ cốc thì việc thiết kế nhà máy sản xuất bột ngũ cốc ở trong nước là rất cần thiết. GVHD: Ths. Trần Thị Ngọc Linh 1 SVTH: Bùi Lê Việt Quốc Thiết kế phân xưởng sản xuất bột ngũ cốc năng suất 1000 kg sản phẩm trên ca CHƯƠNG 1: LẬP LUẬN KINH TẾ KỸ THUẬT 1.1 Lựa chọn nguyên liệu để sản xuất bột ngũ cốc: 1.1.1 Nguyên liệu: Ta chọn đậu xanh, đậu nành và gạo để tiến hành sản xuất bột ngũ cốc. Hiện nay đậu xanh, đậu nành và gạo được trồng ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, đây đều là những loại cây dễ trồng, có thể trồng quanh năm, cho năng suất thu hoạch cao. Ở các tỉnh phía Bắc đậu xanh và đậu nành có thể trồng luân canh và xen canh đạt năng suất 900-1000 kg/ha đối với đậu xanh và 1300-1400 kg/ha đối với đậu nành. Lúa là cây nông nghiệp được trồng phổ biến ở Việt Nam, hiện nay phần lớn đất nông nghiệp ở Việt Nam là để trồng cây lúa, đặc biệt là ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, với năng suất trung bình đạt từ 5000-6000 kg/ha. 1.1.2 Tình hình tiêu thụ nguyên liệu: Hiện nay tình hình tiêu thụ các loại đậu nành, đậu xanh, lúa gạo đang ngày càng phát triển. Nước ta đang tiến hành xuất khẩu các loại hạt trên vào các thị trường như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản… và một số nước khác. Thị trường các loại hạt ngũ cốc trên vẫn còn nhiều tiềm năng, một số doanh nghiệp trong nước đang tiến hành mở rộng thị trường tiêu thụ trên thế giới. Tuy nhiên do giá cả của các loại hạt ngũ cốc không ổn định, gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt của các nước như Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc nên việc xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn. 1.2 Chọn địa điểm xây dựng nhà máy: 1.2.1 Đặc điểm tự nhiên và vị trí xây dựng nhà máy: GVHD: Ths. Trần Thị Ngọc Linh 1 SVTH: Bùi Lê Việt Quốc Thiết kế phân xưởng sản xuất bột ngũ cốc năng suất 1000 kg sản phẩm trên ca Khu công nghiệp Hòa Mạc thuộc thị trấn Hòa Mạc, huyện Duy Tiên,Tỉnh Hà Nam. Khu công nghiệp nằm trên Quốc lộ 38; gần các Quốc lộ 1A, 1B; gần Quốc lộ 39 để kết nối với Quốc lộ 5 và Quốc lộ 18. Nằm ở trung tâm các vùng cây trồng nông nghiệp như lúa, đậu nành, đậu xanh… Thu hút các dự án đầu tư thuộc nhóm ngành nghề: công nghiệp chế biến nông lâm sản - thực phẩm, dệt may, cơ khí, chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng. Tổng diện tích quy hoạch khu công nghiệp là 200ha. Vị trí địa lý của khu công nghiệp Hòa Mạc: + Cách Trung tâm thành phố Hà Nội 60km. + Gần cảng Sông Hồng Yên Lệnh. + Cách Cảng biển Hải Phòng khoảng 100km. + Cách SẤn bay quốc tế Nội Bài 85 km. + Cách ga Đồng Văn (trên tuyến đường sắt Bắc-Nam) 5km là ga trung chuyển hàng hóa cho khu vực. 1.2.2 Lý do chọn địa điểm: Là nơi có nguồn lao động dồi dào. Khu công nghiệp Hòa Mạc nằm gần các vùng nguyên liệu chính để sản xuất bột ngũ cốc như lúa, đậu xanh, đậu nành. Hệ thống đường giao thông nội bộ được xây dựng mặt cắt hợp lý, đảm bảo cho các phương tiện giao thông đến từng nhà máy dễ dàng và thuận tiện. Hệ thống điện chiếu sáng được lắp đặt dọc các tuyến đường. Nguồn nước nhà máy được cung cấp nhờ vào nhà máy nước Mộc Nam (cách Khu công nghiệp 3km) với tổng công suất 12.000m 3 /ngày-đêm (giai đoạn 1: 4.000m 3 / GVHD: Ths. Trần Thị Ngọc Linh 1 SVTH: Bùi Lê Việt Quốc Thiết kế phân xưởng sản xuất bột ngũ cốc năng suất 1000 kg sản phẩm trên ca ngày - đêm) đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu nước sạch cho toàn bộ các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp. Nguồn điện cấp được lấy từ trạm biến áp 110/35KV cách Khu công nghiệp 1,5km thông qua trạm phân phối 35KV-25MVA tại Khu công nghiệp. Nhà máy xử lý nước thải được xây dựng với công suất 5.000 m 3 /ngày đêm, sử dụng hệ thống xử lý sinh học. Nước thải được xử lý cục bộ tại các Nhà máy trước khi xả ra hệ thống thoát nước thải chung của Khu công nghiệp để đưa về nhà máy xử lý nước thải của Khu công nghiệp. Hệ thống viễn thông đạt tiêu chuẩn quốc tế và luôn sẵn có nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc, truyền dữ liệu tốc độ cao và dịch vụ bưu điện trong nước và quốc tế. Hệ thống cáp quang ngầm được đấu nối trực tiếp đến hàng rào từng doanh nghiệp. Hình 1.1: Bản đồ hành chính tỉnh Hà Nam CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGUYÊN LIỆU–SẢN PHẨM 2.1. Tổng quan nguyên liệu: GVHD: Ths. Trần Thị Ngọc Linh 1 SVTH: Bùi Lê Việt Quốc Thiết kế phân xưởng sản xuất bột ngũ cốc năng suất 1000 kg sản phẩm trên ca 2.1.1. Đậu xanh: 2.1.1.1. Nguồn gốc, lịch sử phát triển: Cây đậu xanh có tên khoa học là Vigna radiata (L), có nguồn gốc từ trung Á và được trồng rộng rãi ở khắp các vùng của tiểu lục địa Ấn Độ cũng như thung lũng sông Nin (Ai Cập ) từ hàng ngàn năm trước. Sau đó, đậu xanh được lan truyền dần sang các vùng khác của châu Á, châu Phi, Bắc Mỹ, châu Mỹ Latinh và châu Úc. Với người châu Âu, bằng chứng sớm nhất về đậu xanh đã đươc ghi lại bởi ông De La Laubeve, công sứ đặc mệnh nước Pháp tại Thái Lan vào năm 1867- 1868. Srinives và Yang (1988) đưa ra giả thiết rằng trong khu vực Đông Nam Á, cây đậu xanh rất có thể được trồng đầu tiên ở Thái Lan giữa những năm của thế kỷ thứ nhất và thứ ba trước công nguyên. Sự kiện này trùng hợp với các tài liệu kinh sử của đạo Phật hay đạo Hin-du của Ấn Độ giáo. Ngày nay, đậu xanh là cây họ đậu quan trọng hàng đầu của Thái Lan, Phi-lip-pin và nó đóng vai trò quan trọng đối với các nước như Xri-lan-ca, Ấn Độ, Mi-an-ma, In- đô-nê-xi-a, Băng-la-đét Ở nước ta, cây đậu xanh đã được trồng từ lâu đời ở các vùng đồng bằng, trung du và miền núi suốt từ Bắc đến Nam. Ngoài mục đích làm thực phẩm, làm thuốc, nó còn có ý nghĩa rất quan trọng trong cải tạo đất, chống xói mòn. Tuy nhiên, lịch sử trồng đậu xanh ở Việt Nam đến nay vẫn chưa xác định rõ ràng. Đậu xanh đã gắn liền với câu chuyện cổ sự tích bánh chưng bánh dày khi Hoàng tử Lang Liêu, làm nhân bánh chưng bằng đậu xanh, thịt heo để lấy ý nghĩa đất cung cấp ngũ cốc, gia súc 2.1.1.2. Tình hình sản xuất đậu xanh trên Thế Giới và Việt Nam: • Tình hình sản xuất đậu xanh trên Thế Giới: Đậu xanh là cây đậu đỗ quan trọng, trong nhóm cây đậu đỗ ăn hạt thì nó đứng hàng thứ ba sau cây đậu nành và lạc. Trong các nước nhiệt đới và á nhiệt đới, đậu GVHD: Ths. Trần Thị Ngọc Linh 1 SVTH: Bùi Lê Việt Quốc Thiết kế phân xưởng sản xuất bột ngũ cốc năng suất 1000 kg sản phẩm trên ca xanh chiếm gần 10% diện tích và 5% sản lượng của các loại đỗ ăn hạt. Tuy nhiên, nhìn chung năng suất cây đậu xanh còn rất thấp, chỉ 5-6 tạ/ha, do chưa quan tâm đúng mức. Gần đây, nhiều nước xung quanh ta như Ấn Độ, Thái Lan, Phi-lip- pin đã chú ý chọn tạo ra những giống đậu xanh cho năng suất từ 10-12 tạ/ha trở lên, hạt to, màu hạt đẹp, có thời gian sinh trưởng ngắn, chín tương đối tập trung và có sức đề kháng khá với những loại sâu hại chính. Theo kết quả đều tra của trung tâm nghiên cứu và phát triển rau quả châu Á (AVRDC), các nước có tên trong bảng dưới đây được coi là các trọng điểm về diện tích, năng suất và sản lượng. Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lượng đậu xanh của một số nước trên thế giới giai đoạn 1980 - 2001 Tên quốc gia, lãnh thổ Diện tích (1000 ha ) Năng suất (kg/ha) Băng-la-đét 84 680.4 Ấn Độ 7100 362.0 Xri-lan-ca 27 512.2 Pakistan 219 476.7 Myanmar 1850 793.3 Nepal 39 693.6 Nguồn: FAOSTAT, 2002 Bảng 2.2: Tốc độ trung bình hàng năm của thế giới về diện tích, năng suất và sản lượng đậu xanh giai đoạn 1980 – 2001 GVHD: Ths. Trần Thị Ngọc Linh 1 SVTH: Bùi Lê Việt Quốc Thiết kế phân xưởng sản xuất bột ngũ cốc năng suất 1000 kg sản phẩm trên ca Như vậy trong giai đoạn 1980 - 2001, Ấn Độ đứng đầu về diện tích và Myanmar trội nhất về năng suất. Kết quả bảng 2.2 cho thấy diện tích, năng suất và sản lượng đều có xu hướng tăng, điển hình là Myanmar với mức độ tăng trưởng là: 9.1% về diện tích, 9.0% sản lượng. • Tình hình sản xuất đậu xanh ở Việt Nam: Ở nước ta, đậu xanh đã được trồng từ lâu đời ở các vùng đồng bằng, trung du và miền núi suốt từ Bắc đến Nam. Tuy vậy, nó vẫn được xem là cây trồng phụ nhằm tận dụng đất đai, lao động nên năng suất thấp. Từ năm 1983 đến nay, diện tích, năng suất cũng như sản lượng có tăng nhưng chậm và không liên tục. Năng suất bình quân thời kỳ 1981 - 1985 là 5,5 tạ/ha nhưng đến thời kỳ 1986 - 1991 là 5,9 tạ/ha, trong đó năm 1989 là năm có năng suất cao nhất. Gần đây do năng suất và sản lượng của cây lương thực - thực phẩm tăng lên, đậu xanh đã và đang được phát triển rộng trong hệ thống cây trồng ở các vùng sản xuất. 2.1.1.3. Cấu tạo hạt đậu xanh: GVHD: Ths. Trần Thị Ngọc Linh 1 SVTH: Bùi Lê Việt Quốc Tên quốc gia, lãnh thổ Tỉ lệ tăng hàng năm(%) Diện tích Năng suất Sản lượng Băng-la-det -2.4 0.4 -0.2 An Đô -1.1 0.6 -0.5 Nepal 3.1 0.6 3.7 Pakistan 2.4 -0.4 2.0 Sri Lanka -1.1 -2.0 -3.1 Myanmar 9.1 -0.1 9.0 Thiết kế phân xưởng sản xuất bột ngũ cốc năng suất 1000 kg sản phẩm trên ca Hình 2.1: Hạt đậu xanh Hạt đậu xanh có cấu tạo giống các hạt họ đậu là không có nội nhũ, nội nhũ bị mất trong quá trình hình thành hạt. Do đó, cấu tạo chủ yếu của hạt đậu xanh gồm 3 phần: vỏ, tử diệp (lá mầm) và phôi. a. Vỏ: Đậu xanh là loại hạt trần nên vỏ được cấu tạo từ vỏ quả và vỏ hạt. vỏ quả được cấu tạo từ nhiều lớp tế bào, lớp ngoài cùng gồm những tế bào có kích thước lớn, xếp theo chiều dọc hạt, gọi là lớp tế bào dọc, ở giữa gồm những tế bào xếp theo chiều ngang, gọi là lớp tế bào ngang. Khi hạt chín, lớp tế bào này trống rỗng, nhưng khi hạt còn non thì chứa diệp lục tố do vậy hạt có màu xanh. Lớp trong cùng của vỏ quả gồm những tế bào hình ống xếp theo chiều dọc hạt. Sau vỏ quả là vỏ hạt, vỏ hạt được cấu tạo bởi 2 lớp tế bào, lớp ngoài gồm nhiều tế bào xếp xít nhau, chứa nhiều chất màu còn lớp trong là những tế bào trong suốt. Vỏ là bộ phận có chức năng bảo vệ phôi và tử diệp khỏi bị tác động cơ học, hoá học của môi trường, vỏ chiếm khoảng 7% so với khối lượng toàn hạt. Trong vỏ không có chất dinh dưỡng, thành phần chủ yếu của vỏ là cellulose, hemicellulose và GVHD: Ths. Trần Thị Ngọc Linh 1 SVTH: Bùi Lê Việt Quốc Thiết kế phân xưởng sản xuất bột ngũ cốc năng suất 1000 kg sản phẩm trên ca lichin do đó trong quá trình chế biến càng tách vỏ được triệt để càng tốt. b. Tử diệp Tử diệp (lá mầm) chiếm khoảng 90% khối lượng hạt đậu, hạt đậu có 2 tử diệp. Tử diệp được cấu tạo từ những tế bào lớn thành mỏng, giữa các tế bào là các khoảng trống. Trong các tế bào có chứa tinh bột và các hạt alơron. c. Phôi Phôi chiếm khoảng 3% khối lượng toàn hạt, gồm 2 phần chính là chồi mầm và rễ mầm, phôi là phần phát triển thành cây non khi hạt nảy mầm. Do đó phôi chứa chất dinh dưỡng, chủ yếu là protein, glucid hoà tan và lipid. 2.1.1.4. Thành phần hóa học của hạt đậu xanh: Hạt đậu xanh được hình thành từ những hợp chất hữu cơ và vô cơ, trong đó các chất hữu cơ là chủ yếu. Các chất hữu cơ của hạt bao gồm protein, glucid, lipid, vitamin, enzym và một số chất màu. Các chất vô cơ gồm nước, muối khoáng. Các chất hữu cơ và vô cơ thường phân bố đều trong hạt. Bảng 2.3: Thành phần hóa học của hạt đậu xanh Thành phần Hàm lượng Protein 23,4 Glucid 53,1 Lipid 2,4 Cellulose Tro 2,4 GVHD: Ths. Trần Thị Ngọc Linh 1 SVTH: Bùi Lê Việt Quốc Thiết kế phân xưởng sản xuất bột ngũ cốc năng suất 1000 kg sản phẩm trên ca * Protein : Protein chiếm hơn 90% các hợp chất chứa nitơ của hạt còn các chất phi protein có hàm lượng không đáng kể. Protein đậu xanh gồm có: ❖ Protein hòa tan trong nước: chiếm 71- 79% protein tổng số. ❖ Protein hòa tan trong dung dịch muối: chiếm 5-10% protein tổng số. ❖ Protein hòa tan trong dung dịch kiềm: chiếm 4-8% protein tổng số. Protein đậu xanh chứa đầy đủ các acid amin không thay thế với các hàm lượng cao hơn quy định của FAO/WHO/UNU dành cho trẻ em. Protein đậu xanh chứa nhiều leucine, isoleucine, lysine, arginine, valine nhưng hàm lượng cystein và methionine lại thấp. Tuy nhiên, trong protein đậu xanh lại có thành phần bất lợi là inhibitor, tác nhân gây ức chế enzym Trypsin (endoprotease giúp tiêu hoá protein động vật). Do đó cần loại bỏ trong quá trình chế biến. Tác dụng nhiệt loại trừ được Trypsin inhibitor nhưng đồng thời cũng làm mất các acid amin chứa lưu huỳnh. Bảng 2.4: Thành phần các acid amin cần thiết trong protein đậu xanh Axit amin cần thiết Hàm lượng (g/g nitơ) Nitơ tổng 3,96 Arginine 0,50 Histidine 0,35 Lysine 0,43 Tryptophan 0,06 Phenylalanine 0,35 Tyrosine 0,10 Methionine 0,10 Cystenine 0,06 Threonine 0,20 GVHD: Ths. Trần Thị Ngọc Linh 1 SVTH: Bùi Lê Việt Quốc [...]... đậu nành mới xuất hiện ở châu Âu, còn tại châu Mỹ xuất hiện năm 1804 nhưng phải đến đầu Thế kỷ 20 mới trồng phổ biến 2.1.2.2 Tình hình sản xuất đậu nành trên Thế giới và Việt Nam: GVHD: Ths Trần Thị Ngọc Linh Quốc 1 SVTH: Bùi Lê Việt Thiết kế phân xưởng sản xuất bột ngũ cốc năng suất 1000 kg sản phẩm trên ca • Tình hình sản xuất đậu nành trên Thế giới: Diện tích và sản lượng đậu nành trên Thế giới... Meo mốc tập trung trong 1g bột, không quá 200 Aspagilus flavus Không được có GVHD: Ths Trần Thị Ngọc Linh Quốc 1 SVTH: Bùi Lê Việt Thiết kế phân xưởng sản xuất bột ngũ cốc năng suất 1000 kg sản phẩm trên ca - Sản phẩm phải được bộ phận kiểm tra chất lượng kiểm tra, đóng dấu hoặc cấp - giấy kiểm tra chất lượng trước khi xuất xưởng Cơ sở sản xuất phải bảo đảm chất lượng sản phẩm theo yêu cầu quy định... Bùi Lê Việt Thiết kế phân xưởng sản xuất bột ngũ cốc năng suất 1000 kg sản phẩm trên ca Làm đều hỗn hợp bột, bổ sung thêm protein thịt-cá, ngoài ra còn bổ sung bột bắp ngọt và bột hoa quả nhằm tăng giá trị dinh dưỡng cho bột thành phẩm Tạo ra được sự hài hòa giữa các chất với nhau 3.2.5.2 Cách tiến hành: Bột sau khi hồ hóa xong ta tiến hành phối trộn một số nguyên liệu phụ là bột ngô ngọt, bột hoa quả... sạch Làm sạch GVHD: Ths Trần Thị Ngọc Linh Quốc 1 Làm sạch SVTH: Bùi Lê Việt Thiết kế phân xưởng sản xuất bột ngũ cốc năng suất 1000 kg sản phẩm trên ca Rang Rang Rang Nghiền Nghiền Nghiền Rây Rây Rây Bột ngô ngọt Protein thịt, cá ,bột hoa quả Phối trộn lần 1 Sấy khí động Chất tạo mùi Phối trộn lần 2 Vitamin Đóng gói Bột ngũ cốc 3.2 Thuyết minh quy trình: 3.2.1 Làm sạch: 3.2.1.1 Mục đích: - Giúp loại... nghiền: nghiền rất mịn (80 - 90% bột) 3.2.4 Rây: 3.2.4.1 Mục đích: GVHD: Ths Trần Thị Ngọc Linh Quốc 1 SVTH: Bùi Lê Việt Thiết kế phân xưởng sản xuất bột ngũ cốc năng suất 1000 kg sản phẩm trên ca - Tách bã mịn và tăng độ đồng đều về kích thước cho sản phẩm 3.2.4.2 Các biến đổi: - Sau quá trình ta thu được 2 thành phần: phần bột mịn và phần thô 3.2.4.3 Cách tiến hành: - Sử dụng thiết bị rây rung + Cấu tạo:... nên Campuchia cùng có thể duy trì nguồn cung ổn định từ đó tăng mục tiêu kim ngạch xuất khẩu lên 1,6 triệu tấn, tăng 11% so với ước GVHD: Ths Trần Thị Ngọc Linh Quốc 1 SVTH: Bùi Lê Việt Thiết kế phân xưởng sản xuất bột ngũ cốc năng suất 1000 kg sản phẩm trên ca tính năm 2010 Theo thoả thuận về thúc đẩy thương mại song phương, năm 2011, số lượng gạo từ Campuchia xuất qua Việt Nam được hưởng thuế suất. .. tháo sản phẩm Thông số kỹ thuật: + Nhiệt độ rang: 190-2300C + Thời gian rang: 5-10 phút 3.2.3 Nghiền: 3.2.3.1 Mục đích: - Làm nhỏ kích thước của sản phẩm, phá vỡ cấu trúc tế bào của nguyên liệu, đồng nhất được khối hạt, chuẩn bị cho công đoạn tiếp theo 3.2.3.2 Các biến đổi: GVHD: Ths Trần Thị Ngọc Linh Quốc 1 SVTH: Bùi Lê Việt Thiết kế phân xưởng sản xuất bột ngũ cốc năng suất 1000 kg sản phẩm trên ca. .. của hạt lúa như ở bảng trên a Glucid Glucid là thành phần chủ yếu và chiếm tỷ lệ cao nhất trong thành phần hạt lúa Các glucid của lúa ngoài tinh bột là thành phần chủ yếu có đường, cellulose, GVHD: Ths Trần Thị Ngọc Linh Quốc 1 SVTH: Bùi Lê Việt Thiết kế phân xưởng sản xuất bột ngũ cốc năng suất 1000 kg sản phẩm trên ca hemicellulose, dextrin Đường trong gạo gồm có glucose, sacarose, fructose, rafinose... enzym bị vô hoạt 3.2.2.3 Cách tiến hành Sử dụng thiết bị rang + Cấu tạo: GVHD: Ths Trần Thị Ngọc Linh Quốc 1 SVTH: Bùi Lê Việt Thiết kế phân xưởng sản xuất bột ngũ cốc năng suất 1000 kg sản phẩm trên ca Hình 3.2 Thiết bị rang 1 Phễu nạp liệu 4 Thùng làm nguội 2 Buồng chứa không khí nóng 5 Không khí vào làm nguội 3 Thùng rang và cánh đảo 6 Cửa tháo sản phẩm + Nguyên tắc hoạt động: Nguyên liệu được nhập... Việt Thiết kế phân xưởng sản xuất bột ngũ cốc năng suất 1000 kg sản phẩm trên ca Bao bì thường sử dụng để bao gói là hộp giấy, bên trong bột được chứa bằng lớp giấy bọc nhôm Ngoài ra còn được bao gói trong các lon bằng nhôm có nắp đậy Hình 2.4: Bột ngũ cốc 2.2.2 Chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm: Tiêu chuẩn sản phẩm phải tuân theo: 53 TCV 54 – 80 Nguyên liệu để chế biến bột phải đạt yêu cầu kỹ thuật của . SVTH: Bùi Lê Việt Quốc Thiết kế phân xưởng sản xuất bột ngũ cốc năng suất 1000 kg sản phẩm trên ca • Tình hình sản xuất đậu nành trên Thế giới: Diện tích và sản lượng đậu nành trên Thế giới tăng. Việt Quốc Thiết kế phân xưởng sản xuất bột ngũ cốc năng suất 1000 kg sản phẩm trên ca Như vậy trong giai đoạn 1980 - 2001, Ấn Độ đứng đầu về diện tích và Myanmar trội nhất về năng suất. Kết quả. Việt Quốc Thiết kế phân xưởng sản xuất bột ngũ cốc năng suất 1000 kg sản phẩm trên ca xanh chiếm gần 10% diện tích và 5% sản lượng của các loại đỗ ăn hạt. Tuy nhiên, nhìn chung năng suất cây đậu

Ngày đăng: 01/07/2015, 07:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan