de kiem tra hoc ki 2 mon sinh hoc lop 9

2 316 0
de kiem tra hoc ki 2 mon sinh hoc lop 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Họ và tên: Lớp: KIỂM TRA HỌC KÌ II Môn: Sinh học Thời gian: 45’ I. Trắc nghiệm(3 đ): Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu đáp án đúng trong các câu sau: Câu 1. Môi trường sống của sinh vật là: a. Tất cả những gì có trong tự nhiên. b. Tất cả những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp lên sinh vật. c. Tất cả những yếu tố ảnh hưởng gián tiếp lên sinh vật. d. Tất cả những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp lên sinh vật. Câu 2. Chuỗi thức ăn là 1 dãy gồm nhiều loài sinh vật có mối quan hệ với nhau về: a. Nguồn gôc b. Dinh dưỡng c. Nhóm tuổi d. Đực cái Câu 3. Tảo có diệp lục quang hợp và nấm hút nước hợp lại thành địa y. Tảo cung cấp chất dinh dưỡng còn nấm cung cấp nước là ví dụ về mối quan hệ: a. Kí sinh b. Cộng sinh c. Hội sinh d. Cạnh tranh Câu 4. Cần phải thực hiện biện pháp nào sau đây để hạn chế ô nhiễm chất phóng xạ? a. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học để dự báo và tìm cách phòng tránh ô nhiễm phóng xạ. b. Xây dựng nơi chứa, quản lí chặt chẽ và sử dụng đúng cách các chất phóng xạ. c. Giáo dục để nâng cao ý thức cho mọi ngưòi về chất phóng xạ, ô nhiễm và cách phòng tránh. d. Cả a, b, c. Câu 5. Trong chọn giống vật nuôi, phương pháp chọn lọc nào sau đây có hi ệu quả hơn? a. Chọn lọc hàng loạt một lần b. Chọn lọc hàng loạt nhiều lần c. Chọn lọc cá thể, kiểm tra đực giống qua đời con d. Chọn lọc cá thể, giữ lại những cá thể có nhiều ưu điểm hơn Câu 6. Nhân tố sinh thái bao gồm: a. Khí hậu, nước, ánh sáng, động vật. b. Nước, con người, động vật, thực vật. c. Nhóm nhân tố vô sinh, nhóm nhân tố hữu sinh và con người. d. Vi khuẩn, đất, ánh sáng, độ ẩm. Câu 7. Khi ăn một miếng bánh mì kẹp thịt, bạn là: a. Sinh vật tiêu thụ bậc 1 b. Sinh vật sản xuất c. Sinh vật phân giải d. Sinh vật tiêu thụ bậc 2. Câu 8. Nh ững loài cá ưa oxi thường sống ở: a. Nơi giàu chất hữu cơ đang phân huỷ b. Sông, suối c. Nơi nước rất sâu d. Trên cạn. Câu 9. Ưu thế lai là: a. Cơ thể lai có sức sống và năng suất cao hơn bố mẹ (sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt, năng suất cao, ). b. Các cá thể F1 chậm lớn hơn so với bố mẹ. c. Các cá thể F1 có đời sống kéo dài hơn so với bố mẹ d. Các cá thể F1 được sử dụng làm giống. Câu 10. Hiệu quả của biện pháp trồng rừng là: a. Góp phần bảo vệ các hệ sinh thái quan trọng, bảo vệ nguồn gen động vật. b. Góp phần bảo vệ tài nguyên rừng và tài nguyên khoáng sản. c. Phục hồi các hệ sinh thái bị thoái hoá, chống xói mòn đất và tăng nguồn nước ngầm. d. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của nhân dân. II. Tự luận (7đ) Câu 1. Giả sử có các quần thể sinh vật sau: Cỏ, thỏ, dê, chim sâu, sâu, hổ, vi sinh vật, mèo. Nếu các quần thể sinh vật trên là 1 quần xã, hãy vẽ sơ đồ lưới thức ăn của quần xã sinh vật này. Câu 2. Mô tả các thao tác lai giống lúa bằng phương pháp cắt vỏ trấu? Câu 3. Nêu hậu quả của việc chặt phá rừng bừa bãi và cháy rừng? Liên hệ ở địa phương em. . lên sinh vật. c. Tất cả những yếu tố ảnh hưởng gián tiếp lên sinh vật. d. Tất cả những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp lên sinh vật. Câu 2. Chuỗi thức ăn là 1 dãy gồm nhiều loài sinh. tố vô sinh, nhóm nhân tố hữu sinh và con người. d. Vi khuẩn, đất, ánh sáng, độ ẩm. Câu 7. Khi ăn một miếng bánh mì kẹp thịt, bạn là: a. Sinh vật tiêu thụ bậc 1 b. Sinh vật sản xuất c. Sinh. các quần thể sinh vật sau: Cỏ, thỏ, dê, chim sâu, sâu, hổ, vi sinh vật, mèo. Nếu các quần thể sinh vật trên là 1 quần xã, hãy vẽ sơ đồ lưới thức ăn của quần xã sinh vật này. Câu 2. Mô tả các

Ngày đăng: 30/06/2015, 21:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan