vai trò của doanh nghiệp nhà nước theo các nghị quyết và sắc lệnh

5 193 0
vai trò của doanh nghiệp nhà nước theo các nghị quyết và sắc lệnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

bài viết này nêu quan điểm về vai trò của doanh nghiệp nhà nước. nhằm cung cấp những kiến thức bổ ích về pháp luật việt nam. hi vọng các bạn sẽ tham khảo được. nếu hay thì củng hộ mình nhé. thanks all

 Khái niệm: Theo sắc lệnh số 104/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành ngày 01/01/1948, doanh nghiệp Nhà nước được gọi là doanh nghiệp quốc gia. Điều 2 Sắc lệnh này ghi nhận: “Doanh nghiệp quốc gia là một doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của quốc gia điều khiển”. Sau đó, những đơn vị kinh tế củ Nhà nước được gọi là xí nghiệp quốc doanh, lâm trường quốc doanh, cửa hàng quốc doanh. Thuật ngữ “Doanh nghiệp Nhà nước” được sử dụng chính thức trong Nghị định 338/HĐBT ngày 20/11/1991 ban hành Quy chế về thành lập và giải thể doanh nghiệp nhà nước. Điều 1 Nghị định này định nghĩa: “Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh doanh do Nhà nước thành lập, đầu tư vốn và quản lý với tư cách chủ sở hữu”. Cho đến nay, khái niệm “doanh nghiệp Nhà nước” được định nghĩa theo Điều 1 Luật doanh nghiệp nhà nước: “Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước giao. Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động, kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý”. Như vậy có thể hiểu “Doanh nghiệp nhà nước” là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối được tổ chức dưới hình thức công ti Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Doanh nghiêp nhà nước là doanh nghiệp một chủ trong trường hợp nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ (tức sở hữu 100%). Doanh nghiệp nhà nước nhiều chủ sở hữu trong trường hợp có cổ phần, vốn góp chi phối có tỉ lệ trên 50% và dưới 100%.  Đặc điểm doanh nghiệp Nhà nước Doanh nghiệp nhà nước mang những đặc điểm sau: Thứ nhất, doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do nhà nước thành lập Đặc điểm này thể hiện ở chỗ tất cả các doanh nghiệp nhà nước đều do cơ quan nhà nước có thẩm quyền trực tiếp ký quyết định thành lập khi thấy việc thành lập doanh nghiệp là cần thiết. Các loại hình doanh nghiệp khác không phải do nhà nước trực tiếp thành laaoj mà chỉ cho phép thành lập trên cơ sở xin thành lập của người hoặc những người muốn thành lập doanh nghiệp. Thứ hai, tài sản trong doanh nghiệp là một bộ phận tài sản nhà nước Doanh nghiệp nhà nước đầu tư vốn nên nó phụ thuộc sở hữu của nhà nước. Sau khi được thành lập, doanh nghiệp nhà nước là chủ thể kinh doanh nhưng chủ thể kinh doanh này không có quyền sở hữu đối với tài sản mà chỉ là người quản lý và kinh doanh trên cơ sở sở hữu của nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước phải chịu trách nhiệm trước nhà nước về việc bảo toàn và phát triển vốn được nhà nước giao để duy trì khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Thứ ba, doanh nghiệp nhà nước là đối tượng quản lý trực tiếp của nhà nước Đặc điểm này được thể hiện, doanh nghiệp nhà nước do nhà nước đầu tư vốn để thành lập cho nên bản thân doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước là cơ sở kinh tế của nhà nước, do đó, nhà nước phải quan tâm đến doanh nghiệp nhà nước. Tất cả các doanh nghiệp nhà nước đều chịu sự quản lý trực tiếp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo sự phân cấp của Chính phủ. Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước của doanh nghiệp được chính phủ ủy quyền đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp nhà nước. Giám đốc DNNN do cơ quan quản lý của doanh nghiệp bổ nhiệm và chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan này. Hiện nay, nhà nước đang nghiên cứu để xóa bỏ cơ quan chủ quản đối với doanh nghiệp nhà nước nhưng điều đó không có nghĩa là nhà nước sẽ buông lỏng quản lý đối với doanh nghiệp nhà nước. Nhà nước sẽ có cơ chế khác để thực hiện quyền sở hữu của mình đối với doanh nghiệp nhà nước. Cụ thế, ngày 27/5/1994, Chính phủ đã ban hành Nghị định 34/CP về nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức bộ máy Tổng cục quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước. Thứ tư, doanh nghiệp nhà nước là tổ chức có tư cách pháp nhân Điều này thể hiện sau khi được thành lập, doanh nghiệp nhà nước trở thành chủ thể kinh doanh độc lập cả về kinh tế và pháp lý. Doanh nghiệp có tài sản riêng, tài sản của doanh nghiệp nhà nước là tài sản của nhà nước nhưng được tách biệt với số tài sản của nhà nước, doanh nghiệp nhà nước phải chịu trách nhiệm độc lập về số tài sản này và cùng chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý. Doanh nghiệp nhà nước có cơ cấu tổ chức thống nhất, bao gồm hội đồng quản trị, giám đốc, và bộ máy giúp việc hoặc giám đốc và bộ máy giúp việc tùy theo quy mô của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nhà nước có thể nhân danh mình mà tham gia các quan hệ pháp luật và có thể trở thành nguyên đơn hoặc bị đơn trong quan hệ tố tụng. Thứ năm, doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm thực hiện mục tiêu nhà nước giao Vì doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà nước nên phải thực hiện mục tiêu nhà nước giao. Đối với doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp đó phải kinh doanh có hiệu quả, nếu đó là doanh nghiệp công ích thì hoạt động của nó phải đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội. Thứ sáu, doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo luật nhà nước Nhà nước bảo hộ các quyền lợi và lợi ích hợp pháp, bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật của các doanh nghiệp nhà nước. Chính phủ quy định cụ thể việc thi hành luật này đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích trong một số lĩnh vực đặc biệt quan trọng và trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh.  Vai trò của doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp nhà nước có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Những vai trò đó thể hiện ở trong những khía cạnh chủ yếu sau: Thứ nhất, doanh nghiệp nhà nước có vai trò quan trọng trong việc xây dựng hạ tầng cho nền kinh tế Do tác động của quy luật giá trị, việc đầu tư vào hạ tầng như hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, các dịch vụ công ích như điện, xây dựng cơ cở hạ tầng, vận tải hành khách và hàng hóa thường ít được các doanh nghiệp quan tâm đầu tư. Chính vì vậy, DNNN được coi là giải pháp cho việc xây dựng hạ tầng cơ sở ở nhiều quốc gia, nhất là những quốc gia đang phát triển, thiếu vắng những doanh nghiệp tư nhân có tiềm lực kinh tế và kỹ thuật. Doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hàng hóa, dịch vụ thiết yếu hoặc nhạy cảm của nền kinh tế mà các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không thể đảm nhiệm vì những lý do khác nhau. Các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu mà DNNN có nhiệm vụ phải bảo đảm là điện, nước, dịch vụ giao thông công cộng, thông tin liên lạc,… Những hàng hóa, dịch vụ nhạy cảm là các sản phẩm như chất cháy nổ, chất độc, chất phóng xạ, dịch vụ viễn thông quốc tế. Thứ hai, DNNN phải tạo ra được nguồn thu cho ngân sách để phát triển kinh tế xã hội. Có thể nói, đối với nhiều quốc gia đang phát triển trong đó có cả Việt Nam, đóng góp của DNNN vào tổng thu nhập quốc dân và ngân sách nhà nước là rất lớn. Ngay cả đối với nhiều nước công nghiệp phát triển, tỷ lệ đóng góp của DNNN vào tổng thu nhập quốc dân cũng khá lớn. Nguồn tài chính do DNNN đóng góp cho ngân sách nhà nước sẽ được dùng tập trung cho khu vực công cộng. Điều đó giúp cắt giảm chi tiêu chính phủ và hạn chế tăng thuế cá nhân. Thứ ba, doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò là một công cụ để nhà nước điều tiết nền kinh tế. Nhà nước có thể tác động tới sự phát triển của nền kinh tế theo những chiều hướng hoặc theo những chính sách phù hợp với lợi ích quốc gia trong từng giai đoạn cụ thể. Và lúc này, doanh nghiệp nhà nước là công cụ nhạy bén để nhà nước thực hiện sứ mệnh này. Doanh nghiệp nhà nước với vai trò là công cụ để nhà nước điều tiết nền kinh tế thị trường được cụ thể hóa trên các khía cạnh sau: Trước hết, DNNN có những lợi thế so sánh so với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Lợi thế so sánh của DNNN chủ yếu thể hiện ở phương diện hiệu quả xã hội. DNNN hoạt động vì mục tiêu chủ yếu là tối đa hóa lợi ích của nhân dân. DNNN trở thành đối tác và lực lượng hậu thuẫn cho sẹ phát triển của khu vực kinh tế khác, giúp nền kinh tế phát triển bền vững. Thứ tư, DNNN thúc đẩy và đảm bảo việc làm trong xã hội. Các DNNN thường tạo khá nhiều việc làm cho người lao động bởi những DNNN thường là những doanh nghiệp có quy mô lớn, đảm nhiệm những dự án lớn, do đó cần sự tham gia của lực lượng lao động đông đảo, thu hút nhiều lao động và tạo việc làm cho người lao động. Thứ năm, DNNN đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nghèo đói cho một quốc gia. DNNN mang tính xã hội hóa cao, nắm giữ những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, được nhà nước bao cấp nhiều mặt nên DNNN cần phải trở thành động lực cho việc xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế đất nước. Thứ sáu, DNNN đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường phát triển kinh tế xã hội và củng cố chủ quyền quốc gia. Trong nhiều lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, sự tồn tại của DNNN bảo đảm cho chính phủ đứng vững trước các sức ép kinh tế của các quốc gia khác, cũng như sức ép từ các doanh nghiệp khác khi đứng trước sự cần thiết phải thay đổi hoặc điều chỉnh chính sách cũng như cơ cấu kinh tế. Ngoài ra, trong một quốc gia, DNNN phải có nhiệm vụ dẫn dắt các thành phần kinh tế khác cùng phấn đấu vì sự phát triển kinh tế đất nước. Thứ bảy, DNNN được giao xứ mệnh trở thành hình mẫu về hiệu quả sản xuất kinh doanh, trở thành mô hình giải quyết các vấn đề an sinh xã hội cho người lao động. Đặc biệt là ở những nước xã hội chủ nghĩa, vai trò này của DNNN bắt nguồn từ quan niệm về tính chủ đạo của kinh tế nhà nước. Theo đó, DNNN phải là hình mẫu của các doanh nghiệp khác xét ở nhiều tiêu chí: Đóng góp cho ngân sách nhà nước, đóng góp GDP, công nghệ tiên tiến, quản lý hiện đại, đặc biệt là sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh cao. Ngoài ra, DNNN cong phải tiên phong dẫn đầu trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại. Tóm lại, vai trò của DNNN là rất quan trọng trong việc phát triển chung mọi thành phần của nền kinh tế quốc gia. Vì vậy, việc tiếp tục đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước và vấn đề kinh tế nhưng có ý nghĩa chính trị rất lớn. . tiếp phục vụ quốc phòng an ninh.  Vai trò của doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp nhà nước có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Những vai trò đó thể hiện ở trong những khía. nhiều lao động và tạo việc làm cho người lao động. Thứ năm, DNNN đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nghèo đói cho một quốc gia. DNNN mang tính xã hội hóa cao, nắm giữ những lĩnh vực then. tế, được nhà nước bao cấp nhiều mặt nên DNNN cần phải trở thành động lực cho việc xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế đất nước. Thứ sáu, DNNN đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường phát

Ngày đăng: 30/06/2015, 17:19

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan