Kinh nghiem thiet ke cau hoi trac nghiem khach quan

3 249 2
Kinh nghiem thiet ke cau hoi trac nghiem khach quan

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Một số kinh nghiệm thiết kế câu hỏi trắc nghiệm khách quan 1. Câu hỏi nhiều lựa chọn - Câu dẫn: Là một câu hỏi hoặc một câu chưa hoàn chỉnh yêu cầu học sinh phải chọn trong đáp án để thành câu hoàn chỉnh. Câu dẫn phải viết ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu tránh viết dài dòng gây mất thời gian khi học sinh đọc hoặc gây nhầm lẫn cho học sinh. - Các phương án lựa chọn: Gồm 1phương án đúng và có khoảng 3 đến 4 phương án gây nhiễu . + Phương án đúng thể hiện sự hiểu biết của học sinh khi chọn đáp án chính xác. Học sinh nắm vững kiến thức mới phân biệt được. + Phương án nhiễu là câu trả lời sẽ dễ gây nhằm lẫn đối với học sinh học bài chưa kĩ hay kiến thức chưa vững.Phương án nhiễu cần phải có mối liên hệ với câu dẫn và tạo nên một nội dung hoàn chỉnh, có nghĩa Tránh những phương án nhiễu nhìn vào thấy sai ngay. Phương án nhiễu phải có cấu trúc và nội dung tương tự như câu trả lời đúng. - Khi viết loại câu này cần chú ý những điểm sau: - Tránh có 2-3 câu trả lời đúng - Tránh có phương án “Tất cả đều đúng”, “Tất cả đều sai”. Vì có 2 khó vấn đề chính là học sinh dễ chọn đáp án là những câu này và trong quá trình trộn đề sẽ khó khăn vì các đáp án này có thể sẽ không nằn ở đáp án cuối cùng. - Hạn chế loại phương án lựa chọn câu trả lời đúng nhất, vì câu hỏi này thường khó và cũng dễ gây khó khăn hoặc nhầm lẫn khi giáo viên ra đề . - Hạn chế cho học sinh lựa chọn phương án trả lời sai vì học sinh dễ nhầm lẫn. Nếu yêu cầu chọn phương án phủ định hoặc sai thì phải in đậm, gạch chân hoặc làm nổi rõ những từ đó ở câu dẫn. - Không nhắc lại các thông tin của câu dẫn trong mỗi câu lựa chọn. - Một số sai sót thường gặp khi ra đề TNKQ dạng Câu hỏi nhiều lựa chọn - Phương án gây nhiễu không học sinh nào bị mắc phải khi làm bài. - Có các phương án nhiễu phủ định nhau hoặc đồng nghĩa - Đáp án đúng mà học sinh nhìn vào là chọn được ngay ( Vì quá dễ) - Có nhiều hơn 1 phương án đúng - Không có phương án nào đúng - Lệnh không thống nhất (Khoanh tròn đáp án đúng , đánh dấu X , gạch chân, …) - Hình vẽ không chính xác, quên chiều mũi tên, không rõ ràng - Câu phủ định không gạch chân, không in đậm, làm rõ 2. Câu “Đúng - Sai” - Phần dẫn: Trình bày một nội dung nào đó, một câu trả lời, một đáp án… mà học sinh phải đánh giá là đúng hay sai bằng cách điền (Đ) hoặc (S) vào ô trống. - Phần trả lời : Chỉ có 2 phương án: Đúng (Đ) và sai (S). - Khi viết loại câu này cần chú ý những điểm sau: + Các câu trong phần dẫn nên viết ngắn gọn, không nên trích dẫn nguyên văn nội dung sách giáo khoa + Tránh sử dụng những thuật ngữ không xác định về mức độ như “thông thường”, “hầu hết”, “luôn luôn”,“tất cả”, “không bao giờ”… vì học sinh dễ đoán được câu đó đúng hay sai. + Loại câu Đ-S thường chỉ kiểm tra kiến thức ở mức độ “biết”, ít kích thích suy nghĩ, khả năng phân hoá học sinh thấp. Yếu tố ngẫu nhiên, may rủi nhiều hơn so với câu nhiều lựa chọn - Một sai sót thường gặp khi ra đề TNKQ dạng câu hỏi Câu “Đúng sai”: Câu khẳng định không rõ tính đúng, sai 3. Câu ghép đôi - Câu lệnh: Tùy yêu cầu trả lời của câu hỏi mà có lệnh khác nhau. - Hai dãy thông tin: Dãy thông tin bên trái (cột A) là phần dẫn gồm các câu hỏi hoặc các câu chưa hoàn chỉnh. Dãy thông tin bên phải ( cột B) là phần trả lời gồm các câu trả lời hoặc mệnh đề để hoàn chỉnh câu dẫn. - Kết quả: Ghép các câu dẫn với các câu trả lời thích hợp bằng một gạch nối cột (A) với cột (B), cột trái với cột phải hoặc cũng có thể trả lời đơn giản như điền 1 với……, 2 với…… Loại câu ghép đôi thích hợp với việc kiểm tra một nhóm kiến thức sự kiện. - Khi soạn loại câu này cần chú ý những điểm sau: - Dãy thông tin đưa ra không nên quá dài. - Nên có những câu trả lời dư ra để tăng sự cân nhắc khi lựa chọn. và câu trả lời dư ra này phải có mục đích là gây nhiễu. - Thứ tự câu trả lời không nên trùng với thứ tự câu hỏi - Một số sai sót thường gặp khi ra đề TNKQ dạng câu hỏi Câu ghép đôi - Số dòng ở hai cột bằng nhau - Một số dòng ở cột bên trái ( Cột A) ghép được với hơn một dòng ở cột bên phải (Cột B). 4. Câu điền khuyết - Phần nội dung: Bao gồm những câu có chỗ để trống (… ) để học sinh điền từ thích hợp. - Phần cung cấp thông tin: Gồm những từ hoặc cụm từ cho trước, số từ (cụm từ) phải nhiều hơn số chỗ trống cần điền để tăng sự cân nhắc của học sinh khi lựa chọn. - Cũng có thể không có phần cung cấp thông tin. Học sinh phải tự tìm từ hoặc cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống v à mỗi chỗ trống chỉ có một từ ( cụm từ) được chọn là điền đúng. Dạng này khó hơn nên có thể dành cho học sinh khá, giỏi. - Chú ý khi soạn loại câu hỏi điền khuyết - Bảo đảm mỗi chỗ trống chỉ điền được 1 từ hoặc cụm từ. Không được chừa 2 chỗ trống gần nhau. - Mỗi câu nên chỉ có 1 hoặc 2 chỗ trống, được bố trí ở giữa hay cuối câu. Độ dài của các khoảng trống nên bằng nhau để học sinh không đoán được từ ( cụm từ) phải điền là dài hay ngắn. - Tránh dùng những câu trích nguyên văn trong sách giáo khoa vì sẽ khuyến khích học sinh học thuộc lòng, “học vẹt”. Thiếu tư duy khi làm bài. - Một số sai sót thường gặp khi ra đề TNKQ Dạng điền khuyết - Từ hoặc cụm từ cần điền không có ý nghĩa hoặc không liên hệ với câu hỏi - Cụm từ cần điền quá dài. . Một số kinh nghiệm thiết kế câu hỏi trắc nghiệm khách quan 1. Câu hỏi nhiều lựa chọn - Câu dẫn: Là một câu hỏi hoặc một câu chưa

Ngày đăng: 30/06/2015, 11:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan