Thế giới nghệ thuật Những truyện ngắn hay viết cho thiếu nhi và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học

51 2.2K 4
Thế giới nghệ thuật Những truyện ngắn hay viết cho thiếu nhi  và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 NGUYÊN THỊ MINH PHƯƠNG THỂ GIỚI NGHỆ THUẬT “NHỮNG TRUYỆN NGẨN HAY VIÉT CHO THIỀU NHI” VÀ Ý NGHĨA GIÁO DỤC ĐỐI VỚI HỌC SINH TIẺU HỌC • • • Chuyên ngành: Giáo dục học (Bậc Tiểu học) Mã số: 60 14 01 01 • • • • LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hường dẫn khoa học: TS NGUYỄN THỊ NHÀN HÀ NỘI - 2013 LỜI CẢM ƠN Bằng lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo TS Nguyễn Thị Nhàn - người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy giáo, cô giáo khoa Giáo dục Tiếu học, khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đẵ tận tình giảng dạy, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học Tôi xin gửi lòi cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp và đặc biệt là những người thân trong gia đình đã luôn động viên, giúp đỡ tôi Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 08 thảng 12 năm 2013 Tác giả Nguyễn Thị Minh Phương LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, 3 kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác Tác giả luận văn Nguyễn Thị Minh Phương MỤC LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 5 MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài 1 Văn học nghệ thuật là tiếng vọng từ cuộc sống của con người trong mọi thời đại Nó phản ánh những giá trị văn hóa tinh thần vô cùng phong phú và đa dạng Từ xưa, văn học truyền miệng đã là người bạn đồng hành cùng nhân dân lao động Những tác phẩm văn học này đã mang lại những xúc cảm sâu sắc cho độc giả ở mọi thế hệ, mọi lứa tuối và đặc biệt nó đã mang lại những cảm nhận độc đáo cho lứa tuổi thiếu nhi Qua những câu chuyện kế, các em làm quen với thế giới xung quanh, nhận biết cuộc sống, giúp các em yêu cải thiện, ghét cái ác, biết phân biệt phải trái, trắng đen, có được tình yêu thương, gắn bó với quê hương, đất nước Đồng thời, các em cũng được rèn luyện để trở thành những con người có nhân cách đẹp 2 Văn học thiếu nhi là một phần quan trọng góp phần làm nên diện mạo văn học dân tộc Nó có tuổi đời khá trẻ nhưng phát triển tương đối toàn diện và phong phú, đạt được những thành tựu đáng kể Văn học thiếu nhi đã tạõ nên một bức trãnh muôn màu vê thê giới tình cảm, thê giới tâm hôn đáng yêu, hồn nhiên và trong sáng của trẻ thơ Có thể nhận thấy rằng trong quá trình sáng tác một trong nhũng thể loại được nhiều nghệ sĩ yêu thích chính là truyện ngắn Truyện ngắn có dung lượng vừa phải, phù họp với tư duy của trẻ thơ Tuyển tập Những ữuyện ngắn hay viết cho thiếu nhi (do Phong Thu tuyển chọn) là cuốn sách hay đáng để các em làm quen Nhũng trang văn đẹp ấy xứng đáng là người bạn của học sinh, đem đến cho các em những nét đẹp trong tâm hồn, góp phần giáo dục nhân cách 3 Học sinh tiểu học còn đang trong độ tuổi hoàn thiện nhân cách Trong sách Tiếng Việt của học sinh Tiểu học, những văn bản thuộc thế loại truyện ngắn xuất hiện với tần số khá lớn Ở đó, truyện ngắn dành cho các em đều mang tính giáo dục cao, gửi gắm những tình cảm giản dị mà cao đẹp, làm giàu đời sống tâm hồn trẻ thơ, góp 6 phần giáo dục đạo đức con người: Tình cảm gia đình gắn bó, tình cảm bạn bè thân thương cao đẹp, tình yêu quê hương, tình cảm với cộng đồng Vậy, làm thế nào để người giáo viên có thể đưa các em vào thế giới nghệ thuật đế các em thấy được cái hay, cái đẹp của văn chương, hiểu được vạn vật và con người xung quanh trong đời sống thường nhật? Xuất phát từ những lý do trên, từ yêu cầu thực tế giảng dạy học sinh Tiểu học, chúng tôi lựa chọn đề tài Thế giới nghệ thuật Nhũng truyện ngằn hay viết cho thiếu nhi và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiếu học làm vấn đề khoa học cho luận văn của mình 2 Lịch sử nghiên cún vấn đề Trong sự tiếp cận hạn hẹp của mình, phần này, chúng tôi trình bày hai mảng: khái quát về vấn đề nghiên cứu truyện viết cho thiếu nhi và những ý kiến về tuyển tập Những truyện ngắn hay viết cho thiếu nhi do Phong Thu tuyển chọn Nghiên cứu truyện viêt cho thiêu nhi, tiêu biêu là những tiêu luận và công trình của các tác giả sau: Vũ Ngọc Bình với bài viết “Nhân đọc mấy cuốn truyện viết về sinh hoạt thiếu nhi nông thôn” Tác giả Vân Thanh có nhiều tiếu luận về truyện thiếu nhi, tiêu biếu là bài “Truyện viết cho thiếu nhi trong chặng đầu phát trỉến” (1963) Bùi Thanh Ninh có “Mấy suy nghĩ về truyện viết về sinh hoạt của thiếu nhi gần đây ” (1965) Hà Ân có nhiều đóng góp về truyện đề tài lịch sử Ông là cây bút chuyên khai thác mảng sáng tác này Từ cái nhìn của nhà văn, nhà nghiên cứu, ông có những ý kiến sâu sắc về truyện lịch sử cho thiếu nhi Tiêu biểu là các tiểu luận: “ Vài ý kiến về sự thực lịch sử và hư cấu nghệ thuật trong truyện lịch sử phục vụ các em ”, “Mấy ý kiến về truyện lịch sử cho các em ”(ỉ 968) Văn Hồng nhìn khái quát “Mười lăm năm truyện Kim Đông” (1972), “Truyện vê đề tài chông xâm lược trong lịch sử” (1979), “Truyện lịch sử cho các em ” (1982) Vân Thanh với “Truyện khoa học ” (1982) Tô Hoài có những đánh giá về “Truyện viết cho nhỉ đồng nhân dịp 7 cuộc thi sáng tác cho thiếu nhi” (1984) Lã Thị Bắc Lý nhìn nhận “Truyện đồng thoại vởi giáo dục mẫu giảo” (ỉ993), Văn Hồng có “Cô tích cho ai”, “Từ mục đồng đến Kim Đồng” (1997) Lã Thị Bắc Lý có “Truyện viết cho thiếu nhi sau năm 1975” (2000) Hầu hết trong những công trình nghiên cứu trên, các tác giả đã có đánh giá khái quát về thành tựu và hạn chế của thể loại truyện viết cho thiếu nhi Ở đó, các nhà nghiên cún, các nghệ sĩ có cái nhìn khá tinh tế đối với những loại truyện viết về các đề tài khác nhau như đề tài lịch sử, đề tài học tập, sinh hoạt, lao động Chẳng hạn, tác giả Vân Thanh nhận xét về “Truyện ngắn cho thiếu nhi trong chặng đường phát triển” như sau: Riêng về truyện cũng mỗi ngày một thêm phong phú về số lượng và nâng cao về chất lượng ” [34, 24] Nhận xét về những cuốn truyện viết về sinh hoạt nông thôn, tác giả Vũ NgộC Bình viêt: USÔ tấc phâm viêt vê đê tài đỏ chưa nhiêu ”, nhưng các cây bút đã phát hiện: “Biết tìm ra mẩm mong tốt bên cạnh những thỏi hư, tật xấu, những khuyết điếm của trẻ” [34, 19-21] Cũng đề tài này, tác giả Bùi Thanh Ninh quan tâm “những truyện viết về sinh hoạt của các em, các tác giả đã chủ ý tới việc xây dụng nhân vật ” [34, 57] Nhà phê bình cũng đã khắng định ý nghĩa của truyện viết cho thiếu nhi: “sẽ góp phân giúp các em trên bước đường rèn luyện đê trở thành một người học tập giỏi, lao động giỏi” [34, 63] Tác giả Lã Thị Bắc Lý nhìn nhận văn học qua các thời kỳ lịch sử Đặc biệt, tác giả cho rằng: “văn học phản ánh xã hội thông qua nhà văn, vì vậy sự phát triến của văn học tuy có tính độc lập những cũng có mối quan hệ mật thiết với xã hội” [34, 284] Với bài viết trên tác giả đã nêu lên những tên tuổi và những tác phẩm tiêu biểu đặc biệt là truyện ngắn của văn học thiếu nhi sau cách mạng ‘Wể« ở giai đoạn 8 trước năm 1975, cảm hứng sử thi tạo cho văn học giọng điệu trang nghiêm; thời kì Đoi mới noi lên cảm hứng đời tư- thế sự với giọng suy tư, triết lí thì ở giai đoạn này, với hiện thực đời song bình thường, văn học cho các em mang giọng gan gũi, tự nhiên, bình đắng với bạn đọc hơn Bên cạnh đó là giọng trữ tình tỉêp nôi văn mạch truyền thong đậm tỉnh nhân văn, hướng vê những kiếp người, những cảnh ngộ bi thương; nhũng tình cảm sáng trong, cao đẹp của con người và những cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp của đất nước, quê hương.” rhttp://vanhocquenha.vn/vivn/l ĩ3/49/cam-nhan-ve-van-hoc- 8318.html1 thieu-nhi-viet-nam-dau-the-ky-xxi/1 Trên trang http://congannghean.vn/NewsDetails.aspx?NewsĩD=29909 ĩ wed: cũng có bài viết về văn học thiếu nhi đó là bài Sáng tác văn học dành cho thiếu nhi tác giả đã chỉ ra “khoảng lặng”, nguyên nhân và thực trạng văn học dành cho thiếu nhi của Việt Nam vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu của các em Tác giả cũng đã nêu lên những tên tuổi có những đóng góp đáng kể cho mảng văn học thiếu nhi như Nguyễn Nhật Ánh, Võ Quảng, Phan Hồn Nhiên, Nguyễn Ngọc Thuần, Trần Hoài Dương “Những tác phẩm có giả trị về nội dung và tư tưởng nghệ thuật khi được các em đón nhận chắc chắn sẽ cỏ những tác động tích cực trong việc làm phong phủ đời sống tâm hồn, hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng, nâng cao định hướng thị hiếu, thấm mỹ cho lớp độc giả nhỏ tuôf\ Trên một số phương diện khác, giới nghiên cứu và các nghệ sĩ có những nhận xét, những ý kiến về các tác giả, các tác phẩm cụ thể Tiêu biểu là những ý kiến sau:Vũ Ngọc Bình có những nhận xét về Bí mật miếu Ba Cô (1962) của Văn Trọng “quê hương làng xóm của chúng ta hiện ỉên đẹp đẽ, đảng yêu biết bao với những nét riêng thật đặc sắc” [36, 413] Ông đọc Ke chuyện Quang Trung của Nguyễn Huy Tưởng Ông cũng nhận xét về tập truyện Gánh xiếc lớp tôi của Ngô Viết Linh (1968) Trần Đình Sử phát hiện ở “Tuoi thơ im lặng - kỉ niệm về một tầng vãn hóa 9 làng quê lâu đời” (1986) Ông cho rằng, tác phẩm có tác dụng lớn đối với độc giả nhỏ tuổi Cuốn sách “xinh xắn ấy sẽ làm cho các em thêm yêu người và cảnh làng quê, càng tăng thêm tinh thần, trách nhiệm đối với quê hươỉĩg đất nước ” [34, 679] Phong Lan cảm nhận “Miền thơ ấu - một cuốn sách đẹp” Văn Hồng có những ý kiến về “Chú bé thổi khèn của Quách Liêu Ông còn dành những lời trìu mến cho nhà văn Nguyễn Nhật Ánh: qua Kính vạn hoa và những năm gần đây, Nguyễn Nhật Ánh “được coi là cây bút mến mộ nhất của tuoi học trò Trong đời sống của trẻ thơ, tác phấm của Nguyễn Nhật Ánh sẽ “lắng đọng còn mãi tình yêu trong một đời người ” của các em [34, 736 - 739] Ma Văn Kháng nhận xét “Đoàn Giỏi - những trang văn nặng tình đất nước” (1999) Tóm lại, ở những công trình và những bài viết trên, giới nghiên cứu và các nhà văn đã có cái nhìn khái quát vê thê loại truyện viêt chõ thiêu nhi Nhìn chung, đội ngũ sáng tác văn học thiếu nhi từ thời kì đổi mới đã phát triển thật hùng hậu Nó chứng tỏ tính chuyên nghiệp của bộ phận sáng tá văn học cho các em Và cũng vì vậy mà chưa bao giờ, văn học thiếu nhi Việt Nam lại phát triển phong phú và đa dạng như ở thời kì này Sáng tác cho các em ngày càng có sự mở rộng đề tài cũng như hướng tiếp cận đời sống, tiếp cận trẻ em và khả năng khám phá con người Với những thành tựu như vậy, văn học thiếu nhi xứng đáng giữ một vị trí quan trọng, góp phần làm nên diện mạo của nền văn học dân tộc Ngoài những công trình, tiếu luận của giới nghiên cứu, nhiều bạn sinh viên chọn văn học thiếu nhi làm đề tài khóa luận của mình Luận văn thạc sĩ của tác giả Lương Thị Thu Huyền (2011) với đề tài Thế giới nghệ thuật truyện đồng thoại và ý nghĩa giáo dục với học sinh Tiểu học (Qua khảo sát Tuyến tập truyện ngắn viết cho thiếu nhi từ sau từ sau cách mạng tháng Tám) Tác giả Nguyễn Thị Hoài Thu (2011) với đề tài Thế giởỉ nghệ thuật truyện ngắn Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi và ý nghĩa giáo dục với học sinh tiều học Cả hai tác giả luận văn trên đều đi tới 1 khắng định những giá trị bền vững mà văn học thiếu nhi dành cho các em đặc biệt là sự hấp dẫn của truyện ngắn trong dòng văn học dân tộc Tác giả Nguyễn Thị Hoài Thu đã nhận định: “Giữa xã hội hiện đại, văn minh cỏ khá nhiều phương tiện có thế giáo dục và cuốn hút trẻ em, hi vọng những trang văn viết cho thiếu nhi của Tô Hoài, Vũ Tủ Nam, Thy Ngọc, Trần Hoài Dương, Trần Đãng Khoa và của Xuân Quỳnh sẽ vân là những người bạn của trẻ thơ, là một miền sáng trong đế các em hướng đến, quỹ trọng tình người” Ngoài hai khóa luận trên còn rất nhiều khóa luận khác Điều đó thế hiện sự quan tâm của các sinh viên, học viên, các nhà nghiên cứu tới văn học thiếu nhi về vấn đề nghiên cứu tập Nhũng truyện ngắn hay viết chõ thiếu nhi (do Phong Thu tuyển chọn) - đối tượng nghiên cứu luận văn của chúng tôi Trong công trình kế trên, tập 2 là phần dành riêng cho những bài viết về cho thiếu nhi Ở đó nhiều nhà nghiên cứu, nhiều văn nghệ sĩ đã khảo sát những sáng tác tự sự dành cho các em Các tên tuổi quen thuộc như: Vân Thanh, Vũ Ngọc Bình, Hà Ân, Tô Hoài, Ma Văn Kháng, Lã Thị Bắc Lý, Vă Hồng, Ngô Văn Phú Những tiểu luận và những công trình nghiên cứu đã đề cập tới vấn đề cơ bản như: “Truyện và các loại truyện cho thiếu nhi” Tiêu biểu là tiểu luận của các tác giả Vũ Ngọc Bình Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện Tuy vậy, trong tuyển tập này, phía sau mỗi truyện, tác giả Phong Thu có lời bình ngắn gọn Đó là những gợi ý, định hướng quý giá cho tác giả triển khai đề tài Đặc biệt là những truyện này trong chương trình sách Tiếng Việt tiểu học và ý nghĩa giáo dục của chúng đối với học sinh vẫn chưa được quan tâm Bởi vậy, nghiên cứu tuyến tập truyện ngắn viết cho thiếu nhi do đề tài khảo sát ở góc độ thế giới nghệ thuật có ý nghĩa trên nhiều phương diện Đó là một con đường để thâm nhập các tác phẩm bằng cách nghiên cứu các yếu tố hình thức mang tính nội dung, chuyển tải quan niệm về nhân sinh của nhà văn Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi còn Trẻ em tìm về với văn học là tìm đến một cuộc sống chúng vốn được biết và có thể chưa biết Truyện viết cho thiếu nhi phong phú và đa dạng về đề tài, chủ đề, là bức tranh cuộc sống muôn màu được tái hiện trong trang sách dành cho trẻ thơ Những mảng đề tài lớn thường gặp trong truyện viết cho thiếu nhi: những vấn đề truyền thong lịch sử, đề tài kháng chiến, đề tài lao động, đề tài khoa học Tuy nhiên, chủ đề có thể được thể hiện không giống nhau tùy theo từng ý đồ của người cầm bút Khi viết truyện cho lứa tuổi nhỏ phải kể đến một nhân tố quan trọng là chủ thế sáng tạo nghệ thuật, và công chúng nhỏ tuổi Người nghệ sĩ phải lựa chọn sự thể hiện sao cho phù hợp với tâm lý trẻ thơ Truyện sẽ thu hút các em khi nội dung, chủ đê thổã mãn với vân đê mà các em đang nghĩ, những giâc mơ mà các em đang ấp ủ Lật giở từng trang sách, các em sẽ lưu giữ những hình tượng nhân vật giúp các em tìm thấy niềm vui, niềm tin bởi vì: “Trẻ em luôn luôn mang theo những hình ảnh, những ước mơ, những ấn tượng từ những trang sách mà chúng đã đọc vào trong tương lai Sự tác động sâu xa bền vững ấy của tác phắm văn học vào cuộc đời trẻ thơ đòi hỏi người cầm bút phải có trách nhiệm lớn lao” [34, 51] Chính vì vậy, truyện viết cho thiếu nhi không thể đề cập tới các vấn đề quá lớn lao về đời sống, xã hội và con người mà vượt qua tầm nhận thức của thiếu nhi Tối và sáng, tốt và xấu, buồn và vui hiện thực cuộc sống không chỉ toàn màu hồng, vì vậy văn học viết cho thiếu nhi vừa phản ánh những điều tốt đẹp, những cũng đề cập tới mặt trái giúp các em hiểu được quy luật của cuộc sống nhưng phải phù họp với thế giới quan và nhận thức của các em Chủ đề của những sáng tác trong tuyển tập khá đa dạng Thường, những tác phấm được viết đế ca ngợi thế giới tình cảm của các em Đó là tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè, tình cảm với quê hương, đất nước, tình cảm với thế giới xung quanh các em đang song Những chủ đề này nằm trong 23 trên tổng số 32 tác phẩm trong tuyển tập Có thể thấy, đây là chủ đề xuyên suốt trong các tác phẩm dành cho thiếu nhi Điều này cũng được chứng minh qua những tác phẩm kinh điển của văn học thiếu nhi trên thế giới Người đọc quên sao được với một thế giới tình cảm gia đình ấm áp, thế giới tình cảm giữa con người với con người giàu tính nhân văn qua những trang văn giàu chất thơ trong Không gia đình - Hector Malot, Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis Nhiều tác phấm không chỉ dừng lại thể hiện một mối quan hệ mà mở rộng ra nhiều mối quan hệ do vậy thế giới tình cảm của các em cũng không chỉ khu hẹp trong tình cảm gia đình hay tình cảm bạn bè, tình cảm cộng đồng Đó là sự đan xen của thế giới tình cảm, sự đan xen của nhiều cung bậc cảm xúc Điêu này được thê hiện trong các tác phâm như: Đứa bạn ở Mõm Gió, Bên bờ sông Hạ, Én nhỏ, Kỉ vật người lính, Cô bé mê truyện Văn chương vốn là chuyện về cuộc đời và là chuyện về con người Cuộc sống luôn có sự buồn vui, may rủi Bởi vậy, con người cũng có nhiều cung bậc cảm xúc Đặc biệt thế giới tâm hồn của các em rất nhạy cảm Do đó, các cảm xúc luôn lắng đọng mãi trong lòng Với chủ đề tình cảm trong trang văn, người cầm bút muốn bồi đắp cho các em một thế giới tâm hồn phong phú, mở rộng cảm xúc giúp làm cho các em gần gũi với gia đình, với bạn bè và gần gũi hơn với cuộc sống Chủ đề của các truyện không chỉ dừng lại ở thế giới tình cảm của lứa tuối thiếu nhi Nhiều truyện đã mở rộng thêm những vấn đề lớn lao hơn Đó vấn đề học tập, vấn đề khoa học, vấn đề kháng chiến và vấn đề về cái tốt, cái xấu, cái thiện, cái ác mà các em đang phải tập làm quen và nhận thức về đề tài khoa học, có hai sáng tác đã đề cập tới Đó là Chiếc hộp kỳ diệu của Thùy An và Thằng Vũ của Nguyễn Trí Công Trong tác phẩm Chiếc hộp kỳ diệu, tác giả Thùy An đã xây dựng hình ảnh một người cha - một nhà khoa học chân chính Với Thằng Vũ, tác giả Nguyễn Trí Công lại thành công với nhân vật cậu bé nghèo đam mê khoa học Nói tới thiếu nhi là nói tới lứa tuổi cắp sách tới trường Chính vì vậy, việc các em quan tâm hơn cả là việc học tập Việc học hành cũng là nơi sinh ra nhiều thú vị nhất Sẽ là một thiếu sót khi tác phẩm viết cho thiếu nhi lại không đề cập tới việc học tập của các em Trong chủ đề học tập có nhiều vấn đề được đặt ra: làm thế nào để học tốt? làm thế nào để học đúng cách? học để làm gì? Quay lại truyện Thằng Vũ của tác giả Nguyễn Trí Công Tác giả đã đề cập tới một vấn đề trong học tập Học phải đi đôi với hành Câu chuyện về “ông vua vì sao” của tác giả Nam Thanh cũng đề cập tới phương pháp học tập thế nào cho hiệu quả Xuât hiện trên những trâng văn chõ trẻ thơ còn có những câu chuyện cảm động viết về hình ảnh người lính, về những kỉ niệm chiến tranh, về những tình cảm cao đẹp của con người khi đối diện với quá khứ Đọc Một việc bé nhỏ (Nguyễn Thị Hường Lý), Kỉ vật người lính (Đoàn Ngọc Minh), Chuyện lạ về hạt gắm (Bùi Minh Quốc), Mẹ (Hồ Việt Khuê) ta sẽ phần nào hiểu được những điều thiêng liêng, giản dị trong đời sống dân tộc Một việc bé nhỏ là câu chuyện ngắn dạy cho các bạn thiếu nhi tình yêu thương, lòng biết on đối với những người chiến sĩ đã hi sinh quên mình về tổ quốc trong những cuộc kháng chiến Mẹ của Hồ Việt Khuê diễn tả tình mẫu tử thiêng liêng của nhũng người đã đi qua ranh giới của sự sống và cái chết Chuyện lạ về hạt gắm (Bùi Minh Quốc) là lòng biết ơn, ý chí, sự hi sinh của các liệt sĩ Họ mãi mãi là cây gắm tươi xanh để thế hệ trẻ học tập và tiếp nối Kỉ vật người lính (Đoàn Ngọc Minh) là câu chuyện về chiếc ví nhỏ - một kỉ vật của bố Trang Đó là câu chuyện không bao giờ quên Từng kỉ vật còn là vật chứng, là lời tố cáo tội ác đối với những kẻ đã gây ra chiến tranh Kỉ vật của người lính có giá trị lịch sử, cũng là những câu chuyện đánh giặc giữ nước bất tử Truyện ngắn Kỉ vật của người lính được viết sau mấy chục năm đất nước được giải phóng, thống nhất trở lại Hàng chục triệu, hàng triệu em bé ra đời sau ngày giải phóng miền Nam 30 tháng 4 năm 1975 Khi đọc truyện ngắn như Kỉ vật người tính, nghe những câu chuyện tương tự sẽ biết thêm điều này: tình đồng đội cao cả của ngưòi lính Nguyễn Nhật Ánh là cây bút quen thuộc với các em thiếu nhi Với số lượng sáng tác đồ sộ cho thiếu nhi, văn của Nguyễn Nhật Ánh gần gũi và nhận được sự yêu thích của các em Qua những trang văn của ông, các em có thêm nhiều bài học cho bản thân mình Điều không tính trưởc là bài học về tình bạn cao đẹp và chân thành Trong tình bạn, cần phải biết kiếm chế, đừng để cái nóng giận chi phối, cần biết nhìn nhận sự việc nhiều chiều trên phương diện Bền hô Hàm Nguyệt củã tác giả Phạm Thị Kim Nhường lại như một câu chuyện cổ tích giàu chất thơ Tác phẩm là truyện nhưng lại như không có cốt truyện, ngôn ngữ cứ nhẹ nhàng Trong cái khoảnh khắc người thiếu nữ mù bất hạnh tên Nhàn dành lời ước nguyện của mình cho mẹ một người bạn, Tâm đã cảm thấy xao xuyến trong lòng Chị Nhàn đã giúp cho Tâm và cho cả các bạn thiếu nhi có được bài học về tấm lòng nhân hậu, vị tha, về một trái tim bao dung có thể quên mình vì người khác Thần may mắn của tác giả Huyền Trang với cốt truyện hư cấu, tưởng tượng đã giúp cho các bạn nhỏ hiểu thêm về cuộc sống và thế giới tâm hồn Thần may mắn chính là chiếc gương soi cho cô bé trong truyện nhận ra lỗi lầm của mình Khi đọc truyện các bạn nhỏ cần đặt ra câu hỏi vì sao ta bị mắng, vì sao những việc ta làm lại khiến bố mẹ không hài lòng đế từ đó nhận ra những khuyết điểm, những lỗi lầm Văn học viết cho thiếu nhi sẽ giúp các em hồn nhiên, trong sáng và nhân hậu hơn Đó chính là những chủ đề chính mà văn học viết cho thiếu nhi cần hướng tới Trong tập truyện số lượng tác phẩm đồng thoại chiếm 4/32 truyện Trong đó, Chim choi trong cỏ (Trần Hoài Dương) là tên gọi chung của một chùm sáu truyện ngắn - cũng có thế coi đây là sáu bài thơ được viết bằng văn xuôi Đó là một thế giới thu nhỏ của cỏ cây, hoa lá, chim muông với bao điều ШД ái, thân thương, êm dịu tình người được gửi gắm vào từng dòng, từng trang viết Cỏ cây, hoa lá, chim muông, cảnh vật dưới ngòi bút của tác giả trở nên có hồn, ríu ra ríu rít, thủ thỉ phơi bày tựa trái tim con người đang đập, là vẻ đẹp sức sống mạnh mẽ, quý báu của đời sống một cách lặng lẽ, âm thầm mà long lanh, ngọt ngào Cây nhút nhát là bài học về lòng dũng cảm Chiếc lá lại là một bài học về nhận thức vai trò và tầm quan trọng của những vật, sự việc và con ngưòi trong cuộc sống Hoa kim ngân là bài học dám nhìn thẳng vào sự việc Bộ lông rực rỡ của chim Thiên Đường là bài học về cách sống, về mối quan hệ với mọi người Cô bé mảnh khảnh là bài học về nghị lực, ý chí vươn lên trỡng cuộc sông và vê khát vọng cồng hiên chõ đời Hội mùa thu của Nguyễn Thị Châu Giang viết về chú De Mèn nhạc sĩ, nhạc công “Bác học không cỏ nghĩa là ngừng học” - câu nói của nhà bác học Đác Uyn ứng với chủ đề của tác phẩm Âm nhạc của De mèn chính là âm nhạc của khát vọng vươn tới đỉnh cao, khát vọng chiếm lĩnh vô bờ bến Thi nhạc của Nguyễn Phan Hách không đi vào những chủ đề lớn, không khai thác những bài học để răn dạy cho các bạn thiếu nhi Thi nhạc chỉ như là một bản đàn với nhiều nốt trầm bổng để nhà văn thể hiện tài năng của mình Qua truyện, các bạn nhỏ hiểu rõ hơn về thế giới đa dạng, phong phú của các loài vật, hiếu rõ hơn về vẻ đẹp riêng, về đặc trưng riêng của từng loài làm cho vốn sống của các em phong phú hơn Tác phẩm cuối cùng trong số những truyện đồng thoại trong tập truyện là truyện Cái cò cái vạc của nhà văn Tô Hoài Từ một chuyện dân gian đơn giản, tác giả đã tái tạo một câu chuyện đậm đà và sâu sắc hơn Đe chống lại tên vạc tham lam thì một chú cò không thể làm gì được Nhưng, cả họ nhà cò thì lại có thể làm được Với áng văn trau chuốt và mượt mà câu chữ chặt chẽ, chính xác, cách dẫn truyện sinh động hấp dẫn, Tô Hoài đã gửi tới các độc giả nhỏ tuổi bài học về sức mạnh của tinh thần đoàn kết, lời khuyên về lối sống cao đẹp, đừng vì lợi ích của bản thân mình mà xâm phạm tới lợi ích của người khác Viết truyện về loài vật, nhà văn đã thực sự sáng tạo ra một thế giới vừa mới lạ, vừa hấp dẫn Từ những quan sát về loài vật, nhà văn hư cấu, tưởng tượng để tạo nên một thế giới giống hệt con người, để qua đó gửi gắm những chủ đề mang ý nghĩa sâu sắc về cuộc sống Có lẽ chính vì vậy mà những câu chuyện đồng thoại luôn thu hút và hấp dẫn các bạn thiếu nhi hơn bao giờ hết Mỗi câu chuyện khép lại các em sẽ học thêm được những bài học đáng quý Những tác phẩm thuộc thể loại truyện cổ tích hoặc truyện cổ tích được sưu tầm, biên soạn lại cũng đem đến cho độc giả nhí nhiều hứng thú Đó là Sự tích sông Cửu Long của Nguyên Đồng Chi và Cây một quả củã Phạm Hô Trên đất nước Việt Nam ở từng miền đất, xóm làng, rặng núi, dòng sông cũng gắn với những sự tích Sự tích sông Củĩi Long do Nguyễn Đống Chi sưu tầm, biên soạn đã trả lời cho câu hỏi sông Cửu Long từ đâu mà có? Vì sao mỗi vùng dòng nước lại khác nhau? Đặc tính của dòng sông thế nào? Với cách giải thích giản dị, dễ hiểu, tác giả Nguyễn Đổng Chi đã làm cho tâm hồn trẻ thơ phong phú, giàu sức gợi Trẻ thơ biết yêu thêm từng con sông, từng cánh đồng, từng mảnh đất của quê hương Bằng những từ ngữ, câu văn mềm mại, mộc mạc mà thì thầm âm thanh, ẩn hiện cảnh sắc của núi rừng, dào dạt tâm tình Cây một quả là một câu chuyện đầy sức sống Trong truyện dựng lên một cuộc sống luôn với nhiều khó khăn, thử thách Khi ấy, con người cần phải có trí tuệ, lòng can đảm để vượt qua Trong khi sống, cần lấy điều lành, tình yêu thương để xóa đi thù hận, loại trừ điều độc ác cho mọi người cùng được sống yên vui, hạnh phúc Cây một quả là kết quả của cuộc hành trình đi thực hiện giấc mơ, ước mơ của chàng trai trẻ: khắng định tình yêu, khắng định ý chí và niềm tin, cuối cùng là nhận được hạnh phúc Đó là ý nghĩa lớn lao của câu chuyện Tác phẩm thiếu nhi đem đến cho các em những tình cảm trong sáng, nhẹ nhàng đáng quý, những bài học cuộc sống gần gũi thân thương Đọc văn để cảm và khi khép lại trang sách cái cảm ấy biến thành hành động, biến thành cách làm Đó chính là mục đích mà các trang sách dành cho thiếu nhi hướng tới Tập truyện với nguồn đề tài phong phú như: Ca ngợi thế giới tình cảm của các em, đề tài học tập, khoa học, kháng chiến, đề tài về cuộc sống đã bồi dưỡng và làm phong phú hơn tâm hồn các độc giả nhỏ tuối, giúp các em đón nhận cuộc sống bằng trái tim nhạy cảm và nhiều cung bậc 2.2.2 2.2.2.1 Thế giới nhân vật Thế giới nhân vật đa dạng a Sô ỉưọrig nhân vật Chúng tôi căn cứ vào cách sắp xếp thứ tự các truyện trong tài liệu luận văn khảo sát và có bảng thống kê sau: Bảng 2.1: Thống kê số lưọng và các loại nhân vật st Tên truyện Số Nhân t Nhân Nh Nhâ Nh ân n vật ân lượng vật là vật là con ỉoài vật là 3 vậ vật là các t đồ vị tậ 4 Sự tích sông Cửu Long nhân 3 5 1 6 2 7 3 8 Bên bờ sông làng Hạ Chiếc hộp kì diệu Thằng Vũ Điều không tính trước Tiệc mừng sinh nhật bà Cu Tỏn Ngày không thể quên vật 3 3 3 4 6 3 4 người 3 3 3 4 6 3 4 9 Chim chơi trong cỏ 14 1 1 0 1 1 1 2 1 3 1 4 1 5 1 6 1 7 1 8 1 9 2 0 2 1 2 2 2 3 2 4 2 5 2 6 2 7 2 8 2 9 3 0 3 1 Đứa bạn ở Mõm Gió 5 5 Hội mùa thu 10 3 7 1 6 Thi nhạc 6 6 Cái Cò cái vạc 7 7 Cây một quả 6 4 Hoa cẩm cù 4 4 Bài văn ấy 7 5 2 Mưa bụi 7 5 2 Mẹ 4 4 Câu chuyện về con ngựa đá Một việc bé nhỏ 3 2 4 4 Én nhỏ 4 3 1 Cây chanh 4 3 1 Kỉ vật người lính 4 4 Người làm chứng 5 5 Cô bé mê truyện 10 9 Bên Hồ Hàm Nguyệt 4 4 Chuyện lạ về hạt gắm 3 3 Sau mưa 3 3 Câu chuyện về “ông vua vì sao” Huyền thoại biển 3 2 2 2 Nắng trưa bồi hồi 4 4 1 1 1 1 1 1 3 2 Thần may mắn 3 1 1 Qua 32 sáng tác trong tập truyện, chúng tôi khảo sát có tất cả 152 nhân vật Trong đó, 6 “mấu chuyện” đồng thoại trong Chim chơi trong cỏ có nhiều nhất: 14 nhân vật Truyện ngắn Cô bé mê truyện có tất cả 10 nhân vật Huyền thoại biến có số lượng nhân vật ít nhất trong cả tập truyện: 2 nhân vật Thế giới nhân vật trong những sáng tác khá phong phú, đa dạng Các nhân vật đến từ những thế giới khác nhau Có nhân vật là con người, có nhân vật là loài vật, có nhân vật là đồ vật, có nhân vật là các vị thần; có nhân vật cá nhân, có nhân vật tập thể Ngoài những nhân vật được miêu tả cụ thể, có tên, nhiều truyện còn xuất hiện một số nhân vật không có tên (mà chúng tôi không thống kê trong bảng) Các nhân vật này đóng vai trò hỗ trợ, làm nối bật chân dung nhân vật chính, nhân vật trung tâm Nhìn vào bảng thống kê nhân vật, chúng tôi nhận thấy thế giới nhân vật viết về con người vô cùng phong phú và chiếm số lượng lớn nhất trong tập truyện Các nhân vật là con người đến thuộc những lứa tuổi khác nhau nhung chủ yếu là các bạn thiếu nhi, các bạn học sinh còn đang cắp sách tới trường Với thế giới nhân vật phong phú, đa dạng và sinh động, đó chính là cơ sở để nhà văn khái quát những mảng hiện thực cuộc sống phong phú Thế giới nhân vật ấy cũng giúp nhà văn thể hiện nhiều mối quan hệ khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau b Thế giới nhân vật đa dạng Thế giới nhân vật trong tập truyện phong phú về kiểu loại nghề nghiệp, tính cách, lứa tuổi, hoàn cảnh sống Đó cũng là thế giới nhân vật có xuất thân, thân phận khác nhau Có những nhân vật là con người, có những nhân vật là loài vật (hoa, quả, cây, con vật), có những nhân vật là đồ vật, có những nhân vật là các vị thần, song tất cả đều có cuộc sống gần gũi giống như những con người mà các em vẫn gặp thường ngày Những nhân vật trong tập truyện ngắn thường là những nhân vật có nghề nghiệp khác nhau Đó là ông Năm, một người dân ngụ cư ở làng Hạ, ông sống ở cái chòi vịt và mưu sinh bằng nghề chăn vịt (Bên bờ sông làng Hạ - Lê Thế Chữ); là cha mẹ cậu bé Vũ, người cha mun sinh bằng nghề đạp xích lô và người mẹ làm nghề bán chè rong Vũ mới học lớp 8 cũng đã phải giúp cha mẹ đi bán vé số (Thằng Vũ - Nguyễn Công Trí); là một người mẹ công nhân trong nhà máy (Ngày không thể quên - Cù Thị Phương Dung); là ông Tư - người trông ngọn đèn hải đăng suốt bốn mươi năm ở vùng biển nghèo; là mẹ của Vượt - một người phụ nữ ngư dân miền biển {Đứa bạn ở Mõm Gió - Anh Đức); là người mẹ đi lột mực, người cha theo thuyền đi khơi xa đánh bắt cá (Huyền thoại biến - Nguyễn Trí Thông); là những người cha người mẹ làm nghề quét rác (Hoa cẩm cù - Trần Thiên Hương); là bà bán xôi (Én nhỏ - Lê Phương Liên)\ là dì Bảy - người bán hàng tạp hóa (Người làm chứng - Ngô Thị Thúy Ngọc); là cô gái tên Nhàn sống bằng nghề trồng hoa {Bên Hồ Hàm Nguyệt - Phạm Thị Kim Nhường) Trõng thê giới nhân vật ây có những người lính, những cô thanh niên xung phong bước ra từ trong bom đạn chống quân thù hay là người lính phục viên (Đứa bạn ở Mõm Gió - Anh Đức); là người thanh niên du kích của núi rừng Tây Nguyên {Mẹ - Hồ Việt Khuê); là chú thương binh Lựu (Một việc bé nhỏ - Nguyễn Thị Hường Lý); là trung đoàn trưởng, là cậu liên lạc (Kỉ vật người tính - Đoàn Ngọc Minh) Trong thế giới nhân vật ấy còn có những người trí thức: là nhà khoa học ở viện Khoa học kĩ thuật thành phố (Chiếc hộp kì diệu - Thùy An); là bác sĩ, thầy thuốc (Bài văn ấy, Cây một quả - Trần Thiên Hương); là cô giáo, thầy giáo (Thằng Vũ - Nguyễn Trí Công, Bài văn ấy - Trần Thiên Hương, Én nhỏ - Lê Phương Liên, Sau mưa - Lê Thái Sơn, Câu chuyện về ông “vua vì sao” - Nam Thanh) Đôi khi lại là chàng dế mèn, cụ rô phi, cháu rô cờ, chàng đom đóm, cậu châu chấu, chị cào cào, chú chuồn chuồn, Giáo sư vàng anh, chàng ve sầu, anh gà trống, em họa mi, chị vịt nhà, cái vạc, cái cò (Hội mùa thu - Nguyễn Thị Châu Giang, Thỉ nhạc - Nguyễn Phan Hách, Cái cò cái vạc - Tô H o à i ) c ó khi là lại là cây nhút nhát, chiếc lá, cô bé mảnh khảnh, cây cỏ, là hoa, là quả {Chim chơi trong cỏ - Trần Hoài Dương) Có khi là anh gió, là ông mặt trời (Chim chơi trong cỏ) ; có khi là các loài chim: chim xanh biếc, chim thiên đường, chim sáo đen, chim mai hoa, chim chèo bẻo (Chim chơi trong cỏ) Ngoài ra, thế giới nhân vật còn được mở rộng hơn với các vị thần đầy quyền uy và phép thuật: thần Săn, thần Câu, thần May Mắn {Sự tích sông Cửu Long - Phạm Hổ, Thần May Mắn Hiền Trang) Nhân vật trong tập truyện có thể thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau Đó là những người lởn tuổi : Bà nội, bà ngoại, ông Tư trông ngọn đèn hải đăng, ông Năm canh chòi vịt, Bác Năm Thìn sống một mình với cháu (Bên bờ sông làng Hạ - Lê Thế Chữ, Tiệc mùng sinh nhật bà - Cù Thị Phương Dung, Đứa bạn ở Mõm Gió - Anh Đức, Cây chanh - Lê Phương Liên, Người ỉàm chứng - Ngô Thị Thúy Ngọc, Cồ bế mê truyện - Thy Ngọc, Bên Hồ Hàm Nguyệt - Phạm Thị Kim Nhường, Chuyện lạ về hạt gắm - Bùi Minh Quốc) Họ là những người trung tuối: như bố mẹ Trang (Chiếc hộp kì diệu - Thùy An), người mẹ công nhân (Ngày không thế quên - Cù Thị Phương Dung), Bố mẹ Vượt {Đứa bạn ở Mõm Gió - Anh Đức), bố mẹ cô gái (Cây một quả - Phạm Hổ), bố mẹ Hằng, Hạnh {Bài văn ấy Trần Thiên Hương), mẹ Lâm, mẹ Nga {Mưa bụi - Trần Thiên Hương), người mẹ kháng chiến (Mẹ - Hồ Việt Khuê), người mẹ với câu chuyện truyền thuyết về con ngựa đá {Câu chuyện về con ngựa đả - Phạm Kỉnh); là người mẹ cô giáo {Én nhỏ - Lê Phương Liên), là bố Hường (Cơ bé mê truyện - Thy Ngọc), là cậu của “ông vua vì sao” (Câu chuyện về “ông vua vì sao” - Nam Thanh), là bố mẹ của Thủy (Nắng trưa bồi hồi - Phong Thu), là trung đội trưởng Kha, chú thương binh Lựu, anh liên lạc Niên (Kỉ vật người tính - Đoàn Ngọc Minh, Một việc bé nhỏ - Nguyễn Thị Hường Lí) Nhân vật có khi lại là những người trẻ tuoỉ: Chàng sinh viên sư phạm tên Hoài (Bên bờ sông làng Hạ - Lê Thế Chữ); là anh thanh niên làm làm nghề bốc thuốc, là cô gái trồng dâu nuôi tằm (Cây một quả - Phạm Hổ); là cô gái mù tên một loài hoa hương thơm dịu mát và tinh khiết - chị Nhàn {Bên hồ Hàm Nguyệt - Phạm Thị Kim Nhường); là nhân vật “tôi” (Huyền thoại biển - Nguyễn Trí Thông) Đặc biệt trong các sáng tác của tập truyện lại xuất hiện nhiều nhân vật nhỏ tuổi: là thằng Phú 5 tuổi (Điều không tính trước - Nguyễn Nhật Ánh); là cu Tỏn {Cu Tỏn - Gia Bảo); là em Chíp, em Sơn 6 tuổi (Tiệc mừng sinh nhật bà - Cù Thị Phương Dung); là bé Núi sắp vào lớp một {Mẹ - Hồ Viết Khuê); là em Vũ, em Tuấn chưa biết chữ (Cô bé mê truyện - Thy Ngọc); là Hải {Huyền thoại biến - Nguyễn Trí Thông) Khảo sát các tác phẩm trong tập truyện chúng tôi nhận thấy số lượng nhân vật là học sinh chiếm số lượng lớn: là Trâng hộc lớp 8 (Chiếc hộp kì diệu - Thùy An); là “tôi”, Phước, Nghi (Điều không tính trước - Nguyễn Nhật Ánh); là Tọt, Bách (Cu Tỏn - Gia Bảo); là Vũ lớp 8 (Thằng Vũ - Nguyễn Trí Công); là Vi lóp 8, Linh lớp 6 {Tiệc mừng sinh nhật bà - Cù Thị Phương Dung); là ba cô bé chờ mẹ trong đêm 1 tháng 6 (Ngày không thế quên - Cù Thị Phương Dung); là “tôi”, thằng Vượt lớp 7 (Đứa bạn ở Mõm Gió - Anh Đức); là Kiên, Hoàng Anh, Miên, Quang (Hoa cấm cù - Trần Thiên Hương); là Hạnh, Hằng (Bài văn ấy - Trần Thiên Hương); là Nga, Lâm (Mua bụi - Trần Thiên Hương); là Lan, Hường (Một việc bé nhỏ - Nguyễn Thị Hường Lí); là Hiền {Én nhỏ - Lê Phương Liên); là Mai, Dũng (Cây chanh - Lê Phương Liên); là cô bé “tôi” {Kỉ vật người lính Đoàn Ngọc Minh); là Thanh (.Người làm chứng - Ngô Thị Thúy Ngọc); là Hường, Tráng, Hòa, Thúy, Loan (Cô bé mê truyện - Thy Ngọc); là Tâm {Bên Hồ Hàm Nguyệt — Phạm Thị Kim Nhường); là Nhơn (Chuyện lạ về hạt gắm - Bùi Minh Quốc); là Đức, Phúc, Nhật (Sau mưa - Lê Thái Sơn); là “ông vua vì sao” lóp 8 (Câu chuyện về “ông vua vì sao99 Nam Thanh); là Thủy (Nắng trưa bồi hồi - Phong Thu) Nhiều nhân vật trong truyện là những người nghèo khố Đó là người ba đạp xích lô và người mẹ bán chè rong để nuôi bầy con sáu đứa Chính vì cuộc sống mưu sinh đầy vất vả mà người cha ấy chỉ muốn con làm hết phận sự để giúp cho gia đình bớt cơ cực hon vì vậy người cha ấy không hiểu hết được niềm say mê và khát vọng học tập của Vũ Ngay cả Vũ, để giúp gia đình mình, cậu bé lớp 8 ấy ngoài những buổi lên lóp cậu phải đi bán vé số (Thằng Vũ - Nguyễn Công Trí) “Thằng Vũ có mặt rất sớm ở quản để mời chào khác mua vé sô Vũ mặc một cải ảo sơ mỉ tràng đã ngả màu vàng ô, vai khoác một túi vải gỉn màu xanh đã bạc màu, tay cẩm xấp vé số và đi từ bàn này tới bàn khác để chào mọi người ” [37, 34] Gánh nặng của cuộc sống mưu sinh đã đặt lêiĩ đôi vai của một cậu bé đáng nhẽ trong tuôi chỉ biêt ăn, biêt học, biêt chơi Đó còn là ông Tư trong Đứa bạn ở Mõm Gió (Anh Đức), ông làm nghề trông ngọn hải đăng gần bốn mươi năm ở Mõm Gió - một vùng biến “/z/w quạnh, tưởng như thế bỏ quên Cải mà chúng tôi cỏ được nhiều nhất hắn ỉà gió và sóng” [37, 63] Gia đình ông sống trong “ngôi nhà dưới chân tháp hải đăng” “cũ kĩ màu vì nắng gió” [37, 67] Nhưng trong bốn mươi năm ấy ông vẫn tận tụy với công việc của mình Ông không chỉ sống ở đó vì cuộc sống mun sinh mà vì “đất nước đòi hỏi những ngọn hải đăng trên bờ biến tó quốc trải dài ba ngàn cây số đêm nào cũng phải rọi sáng, và nhiều người, trong đó có ông ngoại thằng Vượt đã đế lại cuộc đời ở đó” [37, 65] Ông Tư chính là một bài ca đẹp về những con người hi sinh thầm lặng trên mảnh đất này Những con người ấy sẵn sàng đánh đổi tuổi thanh xuân, đánh đổi ước mơ đế hoàn thành công việc mà tổ quốc đang cần Và cha Vượt, một người thương binh phục viên kia sẽ lại là một người gác đèn và sẽ cả Vượt nữa để ngọn hải đăng sẽ sáng mãi trên những vùng biển đảo của Tố quốc Đó còn là ba mẹ của cậu bé Hải trong Huyền thoại biển - Nguyễn Trí Thông Người cha là ngư dân theo thuyền đi đánh bắt cá xa bờ và đã vĩnh viễn nằm với lòng biển cả Người mẹ đi lột mực cho các tàu cá mấy ngày mới về nhà một lần Hải sống trong nỗi cô đơn với những câu chuyện huyền thoại về biển, với giấc mơ về hạnh phúc Dù mưu sinh bằng nghề nào đi chăng nữa nhưng các nhân vật trong tập truyện vẫn có một thế giói tâm hồn đa dạng và phong phú Các nhân vật trong tập truyện đến từ những vùng miền khác nhau Có câu chuyện diễn ra ở thành thị như: Chiếc hộp kì diệu - Thùy An, Điều không tính trước - Nguyễn Nhật Ánh, Thằng Vũ - Nguyễn Trí Công, Tiệc mừng sinh nhật bà - Cù Thị Phương Dung, Hoa cấm cù - Trần Thiên Hương, Một việc bé nhỏ - Nguyễn Thị Hường Lí, Cây chanh Lê Phương Liên, Cô bé mê truyện - Thy Ngọc Có những câu chuyện diễn ra ở vùng nông thôn Có khi là vùng nồng thôn đông băng Băc Bộ: Ngày không thê quên - Cù Thị Phương Dung, Câu chuyện về con ngựa đá - Phạm Kỉnh, Cây chanh - Lê Phương Liên, Người làm chủng - Ngô Thị Thúy Ngọc, Bên Hồ Hàm Nguyệt — Phạm Thị Kim Nhường, Chuyện lạ về hạt gắm - Bùi Minh Quốc, Sau mưa - Lê Thái Son ; có khi lại là vùng nông thôn miền biển như: Đứa bạn ở Mõm Gió - Anh Đức, Huyền thoại biển - Nguyễn Trí Thông ; có khi lại là vùng sống nước miền Tây như: Cu Tỏn - Gia Bảo, Bên bờ sông làng Hạ - Lê Thế C h ữ n h i ề u khi tác giả lại đưa nhân vật tới vùng đất đỏ Tây Nguyên: Mẹ (Hồ Việt Khuê) Dù ở đâu, dù làm nghề gì ta đều thấy các nhân vật hiện lên dung dị, gần gũi, mang phẩm chất cần cù, chịu thương, chịu khó của người dân Việt Nam Các nhân vật là các em nhỏ lại có những hoàn cảnh gia đỉnh khác nhau Cô bé Trang trong Chiếc hộp kì diệu (Thùy An) có người cha miệt mài trong khoa học nhưng cũng rất mức yêu thương con và gia đình Chính cha đã truyền cho Trang tình yêu với các công trình nghiên cún, gia đình em luôn đầy ắp niềm vui tiếng cười bởi sự yêu thương và quan tâm của cha mẹ Cô bé Hường (Cô bé mê truyện - Thy Ngọc) cũng giống Trang Hường được sống trong tình yêu thương và sự đùm bọc của gia đình Cô có một người cha tâm lý, một người bà yêu thương cháu hết mực, một người anh tưởng lạnh lùng nhưng lại giàu tình cảm và sự quan tâm Chính gia đình đã hình thành trong em một trái tim nhân hậu Thằng Vũ trong tác phẩm cùng tên không may mắn như các bạn cùng trang lứa khi sinh ra trong một gia đình sáu anh em khi cả cha, mẹ và em đều phải vật lộn với cuộc sống mưu sinh Tuy không nhận được sự quan tâm của cha mẹ nhưng Vũ vẫn luôn vươn lên trong học tập và trong cuộc sống Cùng tuyến nhân vật với các bạn sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn còn phải kể tới Miên trong Hoa cấm cù (Trần Thiên Hương) Mẹ Miên làm ghề quét rác nhưng Miên vẫn học rất giỏi, em đã đỗ vào lớp chuyên của trường Những lúc rảnh em cồn đi làm việc cung chã mê Em luôn tự hào về công việc của cha mẹ mình Đó còn là Vượt trong Đứa bạn ở Mõm gió (Anh Đức) Gia đình em sống trong một ngôi nhà nhỏ ở chân ngọn hải đăng Đế đến được trường em phải vượt qua chặng đường dài và nhiều khó khăn những em không bao giờ bỏ học Gia đình em tuy nghèo nhưng lại giàu tình yêu thương, niềm vui và sự sẻ chia: “Lần đầu tiên ra Mõm Gió, tôi mới vỡ lẽ ra rằng, con người ta không chỉ cáng đảng cho nhau trong lao động mà còn cáng đáng cho nhau cả nôi cô đơn” [37, 65] Trong Bài văn ấy, tác giả Trần Thiên Hương lại xây dựng hai nhân vật có hoàn cảnh khác nhau Hằng có mẹ làm bác sĩ, cô được mặc những bộ quần áo đắt tiền mua từ nước ngoài về mà không phải ai trong lóp cũng có Hạnh, một cô bé nhà nghèo, mẹ em lại đang mắc bệnh Những tưởng thế giới của hai em khác xa nhau nhưng các em lại chơi rất thân với nhau và cả hai em đều gặp nhau trong giấc mơ về gia đình hạnh phức Hằng là giấc mơ về gia đình không tan vỡ, Hạnh là giấc mơ mẹ sẽ khỏi bệnh đế sống mãi với bố và anh em Hằng Ba cô bé trong Ngày không thế quên (Cù Thị Phương Dung) sinh ra trong thời kì đất nước có chiến tranh Các em không được ở gần mẹ mà phải đi sơ tán cách chỗ mẹ làm hàng chục cây số nhưng các em vẫn được đón nhận tình yêu thương của người mẹ Chính người mẹ đã vượt qua bao nhiêu cây số, vượt qua nỗi sợ hãi và khó khăn dọc đường để đem lại niềm vui cho các em trong ngày 1 - 6 Dù hoàn cảnh của các nhân vật trong tập truyện khác nhau nhưng các em đều có điểm chung là đều ngoan ngoãn, các em đều dành tình cảm thương yêu nhất cho gia đình Các em đều có thế giới tâm hồn phong phú, trong sáng Mỗi nhân vật đều đưa người đọc lạc vào thế giới tâm hồn đầy tinh tế, đáng yêu là đáng trọng, chính các em cũng giúp người lớn thanh lọc được tâm hồn của chính mình Như vậy có thê nhậrĩ thây, trỏng tập truyện, các tác giả đã xây dựng một thế giới nhân vật phong phú và đa dạng Trong thế giới ấy có nhiều thành phần, có nhiều hoàn cảnh khác nhau Có khi là con người cũng có khi là loài vật, có khi lại là các vị thần Với thế giới nhân vật sống động ấy, các tác giả đã đưa văn học thiếu nhi gần hon với nền văn học thiếu nhi trên thế giới và phần nào thỏa mãn được nhu cầu độc giả 22.2.2 Thế giới nhân vật cỏ đời sống tâm hồn cao đẹp Qua khảo sát các sáng tác trong tập truyện, chúng tôi xem xét thế giới nhân vật trong mối quan hệ đa chiều Từ các mối quan hệ, tính cách nhân vật được bộc lộ khá rõ, nhiều mảng hiện thực của cuộc sống cũng được phản ánh Thế giới nhân vật trong tập truyện được gắn kết với nhau theo mối ... Tập truyện Những truyện ngắn hay viết cho thiếu Phong Thu biên soạn làm điều Chương THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT NHỮNG TRUYỆN NGẨN HAY VIÉT CHO THIỀU NHI 2.1 Quan niệm giới nghệ thuật Thế giới nghệ thuật. .. cầu thực tế giảng dạy học sinh Tiểu học, lựa chọn đề tài Thế giới nghệ thuật Nhũng truyện ngằn hay viết cho thiếu nhi ý nghĩa giáo dục học sinh tiếu học làm vấn đề khoa học cho luận văn Lịch sử... bó với thiếu nhi Mục đích nghiên cún - Luận văn nghiên cứu ? ?Thế giói nghệ thuật nhũng truyện ngắn hay viết cho thiếu nhi ý nghĩa giáo dục học sinh tiểu? ?? - Từ việc khăng định giá trị nội dung nghệ

Ngày đăng: 29/06/2015, 12:03

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Lý do chọn đề tài

  • 2. Lịch sử nghiên cún vấn đề

  • Tóm lại, ở những công trình và những bài viết trên, giới nghiên cứu và các nhà văn đã có cái nhìn khái quát vê thê loại truyện viêt chõ thiêu nhi.

    • 3. Mục đích nghiên cún

    • 4. Nhiệm vụ nghiên cún

    • 5.1. Tư liệu khảo sát

      • 8. Cấu trúc của luận văn

      • 1.2. Truyện viết cho thiếu nhi

      • Phạm Hổ

      • Nguyễn Nhật Ánh

      • Phong Thu

      • 2.1. Quan niệm về thế giới nghệ thuật

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan