Nghiên cứu kinh nghiệm của hàn quốc trong việc sử dụng chính sách tín dụng

129 561 0
Nghiên cứu kinh nghiệm của hàn quốc trong việc sử dụng chính sách tín dụng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn về nghiên cứu kinh nghiệm của hàn quốc trong việc sử dụng chính sách tín dụng

Lời mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ một nớc có cơ sở kinh tế yếu kém, tích luỹ t bản và trình độ kỹ thuật rất thấp, trải qua vài thập niên bằng con đờng công nghiệp hoá, Hàn Quốc đã trở thành một trong những quốc gia mạnh, có trình độ phát triển cao ở vùng Đông á. Hàn Quốc có thể đạt đợc những thành tựu to lớn trong sự phát triển kinh tế chính một phần lớn là nhờ những thành công của chính sách công nghiệp hoá Để thực hiện chiến lợc tăng trởng dựa vào công nghiệp và hớng ngoại, chính phủ Hàn Quốc đã sử dụng các công cụ chính sách nh chính sách tín dụng, chính sách thuế, chính sách tỷ giá hối đoái, v.v . Các chính sách này, đặc biệt là chính sách tín dụng, đã có những tác dụng tích cực đến sự tăng trởng kinh tế, nhng đồng thời cũng gây những ảnh hởng xấu đến nền kinh tế đa Hàn Quốc đến cuộc khủng hoảng tài chính và sau đó là khủng hoảng kinh tế cuối năm 1997. Vì vậy, nghiên cứu chính sách tín dụng của Hàn Quốc và tác dụng của nó đến việc xúc tiến công nghiệp hoá và sự tăng trởng kinh tế trong giai đoạn đầu của sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc là vấn đề có ý nghĩa trên cả hai ph- ơng diện lý luận và thực tiễn không chỉ đối với Hàn Quốc mà còn đối với tất cả các nớc kém phát triển cần phải tiến hành công nghiệp hoá để phát triển kinh tế trong đó có Việt Nam.Việt Nam bắt đầu tiến hành công nghiệp hoá trong những điều kiện có nhiều điểm tơng đồng với Hàn Quốc nh cùng một điểm xuất phát, sự thiếu hụt về nguồn vốn. Việt nam đang rất cần học hỏi các kinh nghiệm từ bên ngoài đặc biệt là từ những nớc có hoàn cảnh giống mình nh Hàn Quốc để phục vụ cho việc thực hiện công nghiệp hoá thành công ở Việt Nam. Nghiên cứu kinh nghiệm của Hàn Quốc trong việc sử dụng chính sách tín dụng phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá nhằm rút ra những bài học có ý nghĩa đối với 1 Việt Nam trong tiến trình công nghiệp hoá là cần thiết. Do vậy, chúng tôi chọn đề tài này để làm luận án thạc sỹ kinh tế . 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài ở Việt Nam, trong vài năm trở lại đây, cùng với việc thành lập Ban nghiên cứu Hàn Quốc thuộc Trung tâm Khoa học và Nhân văn Quốc gia, một số vấn đề về kinh tế Hàn Quốc nh chính sách xuất khẩu, chính sách công nghiệp hoá, chơng trình cải tổ nền kinh tế Hàn Quốc sau khủng hoảng kinh tế 1997 đã đợc một số tác giả quan tâm nghiên cứu. Vấn đề chính sách tín dụng của Hàn Quốc trong thời kỳ công nghiệp hoá cũng đã đợc một số học giả của Viện Kinh tế thế giới nghiên cứu và công bố trên một số tạp chí kinh tế. Nhng cho đến nay, ở Việt Nam, cha có một công trình nào đề cập một cách có hệ thống về chính sách tín dụng của chính phủ Hàn Quốc trong những giai đoạn cụ thể của tiến trình công nghiệp hoá và những tác dụng tích cực cũng nh những hạn chế của nó đối với sự nghiệp công nghiệp hoá và tăng trởng kinh tế của Hàn Quốc để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm có giá trị tham khảo tốt cho Việt Nam. Tại Hàn Quốc, chính sách tín dụngsự nghiệp công nghiệp hoá của Hàn Quốc đã đợc một số học giả thuộc Viện phát triển Hàn Quốc nh Yoon Je Cho và Joon Kyung Kim nghiên cứu. Đặc biệt, từ sau khủng hoảng kinh tế năm 1997, khi sự can thiệp sâu của chính phủ vào lĩnh vực tài chính và công ty đợc xem là những nguyên nhân của khủng hoảng thì vấn đề này cũng đợc nhiều học giả bàn đến trên những góc độ khác nhau trong những công trình nghiên cứu về nguyên nhân của khủng hoảng và các chính sách cải tổ kinh tế của chính phủ Hàn Quốc. Tuy nhiên, nghiên cứu chính sách tín dụng của Hàn Quốc trong sự nghiệp công nghiệp hoá để từ đó rút ra những bài học cụ thể vai trò của nhà nớc trong việc huy động và sử dụng nguồn lực cho tiến trình công nghiệp hoá ở Việt nam thì cũng cha cũng đợc các tác giả Hàn Quốc quan tâm nghiên cứu. 2 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài. - Luận giải trên phơng diện lý luận và thực tiễn về sự cần thiết khách quan của những can thiệp của chính phủ thông qua chính sách tín dụng đối với quá trình thực hiện chiến lợc công nghiệp hoá ở Hàn Quốc - Nghiên cứu thực chất của chính sách tín dụng của chính phủ Hàn Quốc trong thời kỳ công nghiệp hoá và phân tích các tác động của nó đối với việc xúc tiến công nghiệp hoá và tăng trởng kinh tế của Hàn Quốc. - Trên cơ sở đánh giá chung về chính sách tín dụng của chính phủ Hàn Quốc trong thời kỳ công nghiệp hoá rút ra những bài học cho Việt Nam trong tiến trình công nghiệp hoá . 4. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu. Luận văn nghiên cứu chính sách tín dụng của chính phủ Hàn Quốc đối với các tổ chức kinh doanh thuộc khu vực t nhân của Hàn Quốc đặc biệt là đối với các tập đoàn kinh doanh có quy mô lớn đợc lựa chọn là các công ty trọng điểm thực hiện chơng trình phát triển các ngành công nghiệp mục tiêu trong tiến trình công nghiệp hoá 5. Phơng pháp nghiên cứu. Sử dụng phơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, xem xét chính sách tín dụng của chính phủ Hàn Quốc trong trạng thái phát triển qua các thời kỳ và đặt nó trong mối quan hệ với các giải pháp kinh tế vĩ mô khác. Các phơng pháp khác nh phơng pháp so sánh, phơng pháp thống kê cũng đợc sử dụng phục vụ cho mục đích của đề tài. 3 6.Những đóng góp chính của luận án - Khẳng định sự cần thiết khách quan và vai trò quan trọng của chính phủ đối với việc tạo nguồn lực và thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá trong giai đoạn đầu của sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc. - Luận giải vai trò của chính sách tín dụng nh là một công cụ có hiệu quả mà chính phủ có thể sử dụng phục vụ cho việc thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá và tăng trởng kinh tế. - Làm rõ thực chất của chính sách tín dụng của Hàn Quốc trong thời kỳ công nghiệp hoá và những tác động tích cực cũng nh những hậu quả xấu của nó đôí với quá trình phát triển kinh tế của Hàn Quốc. - Tổng kết những bài học mà Việt Nam có thể học hỏi đợc từ kinh nghiệm của Hàn Quốc nhằm thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chơng: - Chơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn chính sách tín dụng của Hàn Quốc trong thời kỳ công nghiệp hoá - Chơng 2: Phân tích thực trạng chính sách tín dụng của Hàn Quốc trong thời kỳ công nghiệp hoá - Chơng 3: Chính sách tín dụng của Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá và khả năng áp dụng kinh nghiệm của Hàn Quốc 4 Chơng 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn chính sách tín dụng của hàn quốc trong thời kỳ công nghiệp hoá 1.1. Khái niệm và vai trò của chính sách tín dụng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. 1.1.1. Khái niệm tín dụngchính sách tín dụng. Tín dụng là quan hệ chuyển nhợng tạm thời một lợng giá trị (dới hình thức tiền tệ hay hiện vật) từ ngời sở hữu sang ngời sử dụng để sau một thời gian nhất định ngời sở hữu thu hồi về một lợng giá trị lớn hơn lợng giá trị ban đầu. Thực chất, tín dụng là quan hệ vay mợn vốn lẫn nhau dựa trên sự tin tởng rằng lợng vốn cho vay sẽ đợc hoàn trả lại trong tơng lai cùng với chi phí của khoản tín dụng đó. Tín dụng theo nghĩa rộng bao gồm hai mặt là huy động vốn và cho vay vốn. Nguyên nhân khách quan của sự tồn tại và phát triển quan hệ tín dụng là mâu thuẫn vốn có của quá trình tuần hoàn vốn trong quá trình tái sản xuất xã hội. Đó là, tại cùng một thời điểm, có chủ thể kinh tế tạm thời d thừa một khoản vốn tiền tệ trong khi các chủ thể kinh tế khác lại có nhu cầu cần bổ sung vốn. Nếu tình trạng này không đợc giải quyết thì quá trình sản xuất có thể bị ngng trệ ở chủ thể này trong khi vốn lại đang nằm im không đợc sử dụng ở một chủ thể khác. Kết quả là nguồn lực của xã hội không đợc sử dụng một cách có hiệu 5 quả nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất diễn ra liên tục. Tín dụng thực chất là chiếc cầu nối liền nhu cầu tiết kiệm với nhu cầu đầu t của xã hội. Tín dụng tồn tại và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của những quan hệ hàng hoá - tiền tệ. Mục đích và tính chất của tín dụng do mục đích và tính chất của nền sản xuất hàng hoá quyết định. Sự vận động của tín dụng luôn luôn chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế của phơng thức sản xuất trong xã hội đó. Cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hoá, tín dụng đã trải qua một quá trình phát triển từ phạm vi hẹp đến phạm vi rộng, từ đơn giản đến phức tạp về kĩ thuật và nghiệp vụ. Các hình thức tín dụng cũng ngày càng phong phú hơn. Căn cứ vào thời hạn tín dụng, ngời ta chia tín dụng ra thành ba loại, đó là: tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung hạntín dụng dài hạn. Căn cứ vào tính chất luân chuyển vốn, tín dụng gồm hai loại là tín dụng trực tiếp và tín dụng gián tiếp. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn tín dụng, ta có tín dụng sản xuất và lu thông hàng hóa, tín dụng tiêu dùng, v.v Trong nền kinh tế thị trờng hiện đại, nguồn cung cấp tín dụng chính là các tổ chức kinh doanh và các cá nhân trong đó tín dụng do các ngân hàng cung cấp là phổ biến. Khái niệm chính sách tín dụng Thực chất chính sách tín dụng là cung ứng vốn và phơng tiện thanh toán cho các tổ chức kinh doanh trong nền kinh tế thông qua các nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, dựa trên các quỹ cho vay đợc tạo lập từ các nguồn tiền gửi của xã hội và một hệ thống lãi suất mềm dẻo, linh hoạt, phù hợp với sự vận động của cơ chế thị trờng. Nội dung cơ bản của chính sách tín dụng bao gồm các vấn đề có liên quan đến việc cấp tín dụng nh: quy mô của các khoản cho vay, mức lãi xuất và, kỳ hạn cho vay, các yêu cầu đảm bảo cho các khoản vay, phạm vi cho vay, và một số nội dung khác. 6 Chính sách tín dụng đợc xây dựng trên những cơ sở sau: - Nhu cầu tín dụng của khách hàng, khả năng sinh lời và rủi ro tiềm năng của hoạt động kinh doanh của họ. - Kết quả phân tích những xu hớng trong quá khứ và dự đoán tơng lai của các rủi ro tín dụng. - Các chính sách khác của chính phủ nh chính sách tỷ giá, chính sách phát triển hệ thống tài chính v.v cũng là những yếu tố ảnh hởng đến chính sách tín dụng. 1.1.2. Vai trò của chính sách tín dụng * Chính sách tín dụng đóng vai trò to lớn trong tiến trình thực hiện công nghiệp hoá thông qua tạo nguồn vốn đầu t cho công nghiệp hoá. Công cuộc công nghiệp hoá đòi hỏi phải đầu t một khối lợng vốn lớn cho việc phát triển nguồn nhân lực, phát triển các ngành công nghiệp mới . Nếu chỉ dựa trên nguồn vốn tự có mà không sử dụng tín dụng, các tổ chức kinh doanh sẽ không có khả năng đáp ứng yêu cầu về quy mô vốn để tham gia vào các ngành công nghiệp mới, mở rộng quy mô của hoạt động kinh doanh, đáp ứng những yêu cầu của công nghiệp hoá. Nhờ sử dụng các nguồn cung cấp tín dụng các tổ chức kinh doanh có đủ vốn để đầu t vào các ngành đòi hỏi quy mô vốn lớn theo yêu cầu của công nghiệp hoá, tạo ra khả năng cạnh tranh cao. * Chính sách tín dụng là công cụ đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy sự tăng trởng kinh tế. Một quốc gia không thể tăng trởng kinh tế nếu hệ số mức đầu t (hệ số ICOR) cần có không đạt mức hợp lý. Nguồn vốn đầu t gắn liền với hệ số ICOR bao gồm nguồn tích luỹ trong nớc, nguốn vốn từ nớc ngoài với các hình thức viện trợ, tín dụng và đầu t trực tiếp. Việc huy động các nguồn vốn này gắn liền với chính sách tín dụng của chính phủ. 7 * Chính sách tín dụng góp phần giảm hệ số tiền nhàn rỗi và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong tất cả các thành phần kinh tế thông qua đi vay để cho vay. * Chính sách tín dụng còn là đòn bẩy kinh tế quan trọng thúc đẩy quá trình mở rộng giao lu kinh tế quốc tế. Hoạt động tín dụng sẽ cung cấp vốn cho các nhà đầu t kinh doanh xuất nhập khẩu, từ đó, tạo điều kiện để các tổ chức kinh doanh tham gia vào thị tr- ờng quốc tế. * Chính sách tín dụng đợc sử dụng nh là một công cụ điều chỉnh nền kinh tế thị trờng ở tầm vĩ mô của nhà nớc. Thông qua hoạt động tín dụng làm biến đổi nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh phục vụ của các chủ thể kinh tế theo hớng tối u, góp phần làm cho chu kì hoạt động của tiền tệ rút ngắn về thời gian, nâng cao vòng quay của tiền tệ. Bằng cách đó tín dụng tác động có hiệu quả đến nhịp độ phát triển sôi động và cạnh tranh của kinh tế thị trờng. * Chính sách tín dụng có tác dụng chống lạm phát. Thông qua tín dụng chính phủ có thể điều chỉnh sự chuyển động của nền kinh tế thị trờng khi quá nóng hoặc quá lạnh, tức là khi tăng trởng quá mức hoặc khi suy thoái. Thông qua hoạt động nhận gửi và cho vay; huy động tiết kiệm dài hạn, huy động tiết kiệm đảm bảo giá trị bằng vàng, phát hành công trái, kì phiếu , chính sách tín dụng có tác dụng điều chỉnh trong cả hai trờng hợp trên. 1.2. Quan điểm về công nghiệp hoá của chính phủ Hàn Quốc và vai trò của chính sách tín dụng đối với công nghiệp hoá 8 1.2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của Hàn Quốc thời điểm sau chiến tranh. Triều Tiên đã bị Nhật Bản xâm chiếm từ năm 1910 đến 1945 và đã bị chia cắt thành miền Nam và miền Bắc từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Phía Bắc Triều Tiên cũ trở thành Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và phiá Nam trở thành Hàn Quốc. Sau cuộc chiến tranh Triều Tiên (năm 1950-1953), nền kinh tế Hàn Quốc ở mức độ phát triển thấp và Hàn Quốc là một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới. Các cơ sở công nghiệp của đất nớc đợc xây dựng trong thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng đã bị phá hủy gần hết. Là nớc nông nghiệp với 2/3 dân số trong độ tuổi lao động sống bằng nghề nông nên trình độ kỹ thuật của Hàn Quốc là rất thấp. Mặc dù vậy, so với một số quốc gia khác nh Malaixia và Indônêxia thì Hàn Quốc đã tích luỹ đợc nhiều kinh nghiệm hơn trong một số ngành công nghiệp nh công nghiệp chế tạo do đã trải qua thời kỳ phát triển công nghiệp khi còn là thuộc địa của Nhật Bản. Nền kinh tế nằm trong tình trạng lạm phát kinh niên và không có khả năng đáp ứng những nhu cầu cơ bản của ngời tiêu dùng. Quy mô của thị trờng nội địa là nhỏ bé. Dân số tăng nhanh chóng, tốc độ đô thị hoá ồ ạt và nạn thất nghiệp càng làm trầm trọng thêm các vấn đề kinh tế - xã hội sau chiến tranh. Ra khỏi cuộc chiến tranh, Hàn Quốc hoàn toàn không có tích luỹ nên đã rơi vào tình trạng khan hiếm vốn nghiêm trọng. Nền kinh tế ở giai đoạn này phụ thuộc hoàn toàn vào viện trợ kinh tế của Mỹ và các khoản vay tín dụng nớc ngoài chủ yếu là của Mỹ và Nhật Bản. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Hàn Quốc có ý nghĩa quan trọng về mặt chiến lợc đối với Mỹ trong cuộc đối đầu với các lực lợng cộng sản nên Hàn Quốc đã nhận đợc những khoản hỗ trợ không lồ của Mỹ. Sau cuộc cải cách ruộng đất đầu những năm 50 và việc quy tụ tầng lớp nông dân có đất, đã xuất hiện thêm các doanh gia mới. Do thiếu nguồn vốn , 9 các tổ chức kinh doanh ở Hàn Quốc trong thời kỳ này tài trợ cho các hoạt động của mình chủ yếu bằng các khoản vay từ nớc ngoài và từ các ngân hàng của nhà nớc. Mức thu nhập đầu ngời rất thấp, sự thay đổi giá cả bất thờng, mức độ lạm phát cao của Hàn Quốc khiến cho hầu hết các nhà nghiên cứu về kinh tế Hàn Quốc đều cho rằng giai đoạn này là thời kỳ ảm đạm nhất của nền kinh tế Hàn Quốc. Trong thời kỳ những năm 50, chính phủ Hàn Quốc - dới sự lãnh đạo của tổng thống đầu tiên Rhee Syng Man - đã không có một chiến lợc phát triển kinh tế toàn diện và chính sách kinh tế trong thời gian này đợc đặc trng bởi hàng loạt các giải pháp điều tiết thiếu mục đích rõ ràng của chính phủ. Thời kỳ này, chính phủ Hàn Quốc không có một ý tởng rõ ràng về phát triển kinh tế và mục tiêu phát triển bị ảnh hởng bởi ý thức chính trị về việc xây dựng một quốc gia đợc bảo đảm bởi lực lợng quân sự Mỹ với những lời hứa bảo vệ an toàn cho Hàn Quốc, ổn định lạm phát sau chiến tranh và tìm kiếm những hỗ trợ của Mỹ cho nền kinh tế bị phá huỷ sau chiến tranh . 1.2.2. Quan điểm về công nghiệp hoá của chính phủ Hàn Quốc và các công cụ phát triển công nghiệp hoá 1.2.1.1. Quan điểm về công nghiệp hoá của chính phủ Hàn Quốc * Công nghiệp hoá là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để phát triển kinh tế. Sau khi Park Chung Hee trở thành tổng thống đầu tiên do dân bầu, Hàn Quốc đã có những thay đổi lớn trong việc lựa chọn chiến lợc phát triển kinh tế của quốc gia. Đợc đào tạo tại Học viện quân sự của Nhật Bản, ông Park Chung Hee đã chịu ảnh hởng rất lớn của Nhật Bản, coi Nhật Bản nh một khuôn mẫu về sự phát triển kinh tế và mơ tởng đến việc xây dựng các ngành công nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp nặng ở Hàn Quốc. 10 [...]... nào để sử dụng chính phủ cho việc huy động vốn và hỗ trợ đầu t cho công nghiệp hoá Chính phủ phải sử dụng công cụ tín dụng một cách đắc lực để đáp ứng nhu cầu về vốn của các tôt chức kinh doanh tham gia các chơng trình công nghiệp của chính phủ Các chính sách tín dụng của Hàn Quốc đã có tác dụng rất hiệu quả đối các thay đổi trong chính sách công nghiệp Chính phủ đã điều chỉnh các chơng trình tín dụng. .. ngoài trên quy mô lớn Theo chỉ đạo của chính phủ, từ năm 1960, các tổ chức tài chính mới nh đã đề cập ở phần trên đợc thành lập để tham gia vào các hoạt động chuyên dụng này 2.2 Chính sách tín dụng của Hàn Quốc trong thời kỳ công nghiệp hoá Chính sách tín dụng Hàn Quốc trong thời kỳ công nghiệp hoá luôn đợc thay đổi cho phù hợp với những thay đổi của mục tiêu của chính sách công nghiệp hoá Trên cơ sở... các mục tiêu này, chính phủ Hàn Quốc đã áp dụng mức tín dụng trần và thực hiện một chính sách tín dụng có lựa chọn (SCPs) Một hệ thống phân chia tín dụng đợc hình thành mà trong đó các u đãi đợc phân bổ theo mức độ khẩn cấp và vai trò quan trọng của các ngành đối với nền kinh tế Chính sách tài chính của Hàn Quốc trong thời gian này đợc đặc trng bởi sự can thiệp không có mục đích kinh tế rõ ràng và... các chính sách của giới kinh doanh Sự mềm dẻo và linh hoạt trong hoạch định chính sách và kiểm soát thực hiện chính sách một cách chặt chẽ chính là yếu tố đảm bảo thành công của chính sách đối với quá trình công nghiệp hoá Ví dụ nh khi cần bảo hộ công ty trong nớc, chính phủ đã sử dụng chính sách thuế nhập khẩu, đồng thời trợ cấp việc trả lãi ngân hàng cho các công ty Nhng khi công ty đã đủ mạnh thì việc. .. hiện các kế hoạch của chính phủ trong suốt qua trình công nghiệp hoá Tổng thống Park Chung Hee đã tăng cờng việc kiểm soát của chính phủ với việc sử dụng tài chính Điều khiển các ngân hàng trong một nền kinh tế dựa vào các khoản tín dụng nh Hàn Quốc là công cụ quyền lực nhất để điều khiển các nhà công nghiệp 25 Chơng 2 Phân tích thực trạng chính sách tín dụng của hàn quốc trong thời kỳ công nghiệp hoá... đợc sử dụng nh là một công cụ của chính sách công nghiệp 1.2.3 Quan điểm của chính phủ về vai trò của nhà nớc đối với quá trình công nghiệp hoá và về việc sử dụng công cụ tín dụng 1.2.3.1 Quan điểm của chính phủ Hàn Quốc về vai trò của nhà nớc đối với quá trình công nghiệp hoá: Khi xây dựng kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ( năm 1962) chính quyền Park đã đa ra một chơng trình 5 điểm Một là: chính sách kinh. .. chớp đợc các thời cơ trong phát triển đất nớc, lợi ích của dân tộc trong từng thời kỳ 1.2.3.2 Vai trò của chính sách tín dụng đối với công nghiệp hoá Chính sách tín dụng đợc chính phủ Hàn Quốc xem là một công cụ quan ttrọng để thực hiện công nghiệp hoá vì những lý do sau: + Hàn Quốc bắt đầu sự phát triển kinh tế của mình với sự thiếu hụt nguồn vốn và kỹ thuật ở trong nớc ở Hàn Quốc, tỷ lệ đầu t / GNP... dụng của chính phủ đợc xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ với những thay đổi của chính sách công nghiệp hoá của Hàn Quốc trong thời kỳ từ sau chiến tranh Triều tiên đến thời điểm kết thúc quá trình công nghiệp hoá vào năm 1980 Các chính sách tín dụng của chính phủ Hàn Quốc trong thời kỳ công nghiệp hoá đợc phân tích tơng ứng với 3 giai đoạn của những điều chỉnh của chính sách công nghiệp hoá Ba giai... nhọn trong từng giai đoạn công nghiệp hoá, chính phủ đã sử dụng những công cụ chính sách khác nhau nh chính sách cụ thể nh thuế, chính sách tín dụng Các chính sách này có tác dụng định hớng phát triển các ngành sản xuất, bảo hộ sản xuất, tìm kiếm nguồn vốn đầu t trong nớc và ngoài nớc Trong quá trình thực hiện các chính sách này chính phủ luôn có các giải pháp kiểm tra giám sát và khuyến khích việc. .. một chuyên gia kinh tế cùng với Ngân hàng Dự trữ Liên bang của New York đã tới Hàn Quốc để giúp đỡ chính phủ Hàn Quốc thiết lập một hệ thống tài chính với Ngân hàng Trung ơng độc lập na ná với Hệ thống Dự trữ Liên bang của Mỹ Căn cứ vào các khuyến cáo của Mỹ, Ngân hàng Trung ơng Hàn Quốc (BOK) đã đợc thành lập Sau đó một số các ngân hàng khác cũng đợc thành lập theo luật ngân hàng nh Ngân Hàng Nông nghiệp . ngoại, chính phủ Hàn Quốc đã sử dụng các công cụ chính sách nh chính sách tín dụng, chính sách thuế, chính sách tỷ giá hối đoái, v.v... Các chính sách này,. thực tiễn chính sách tín dụng của Hàn Quốc trong thời kỳ công nghiệp hoá - Chơng 2: Phân tích thực trạng chính sách tín dụng của Hàn Quốc trong thời

Ngày đăng: 10/04/2013, 21:33

Hình ảnh liên quan

CĨc khoộn cho vay theo chÝnh sĨc hẽ HÌn Quèc ợîc tÓo thÌnh tõ khoộng mét nöa tăng tÝn dông cĐa cĨc tă chục tÌi chÝnh trong nắc - Nghiên cứu kinh nghiệm của hàn quốc trong việc sử dụng chính sách tín dụng

c.

khoộn cho vay theo chÝnh sĨc hẽ HÌn Quèc ợîc tÓo thÌnh tõ khoộng mét nöa tăng tÝn dông cĐa cĨc tă chục tÌi chÝnh trong nắc Xem tại trang 51 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan